1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cấp THOÁT nước CÔNG TRÌNH đô THỊ hậu GIANG

95 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 886,18 KB

Nội dung

Thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc phân tích hoạt động kinh doanh, nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cấp thoát nước - công trì

Trang 1

- 

 -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CẤP THOÁT NƯỚC - CÔNG TRÌNH ĐÔ

THỊ HẬU GIANG

MSSV: 4066140 Lớp: Kinh tế học - Khoá 32

Cần Thơ - 2010

Trang 2

Bốn năm dưới mái trường Đại học, đó không phải là khoảng thời gian ngắnnhưng cũng không phải là quá dài để em có thể biết nhiều và biết rõ về kiến thứcchuyên ngành của mình Tuy nhiên được sự giảng dạy nhiệt tình của thầy cô, màhơn ai hết là các thầy, các cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, đến hôm nay

em đã tích lũy cho mình được lượng kiến thức quý báu, trước tiên là phục vụ chobài luận văn ra trường, sau nữa là làm hành trang cho công việc trong tương lai.Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Phạm Thanh Nam đãhướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành bài luận văn “Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty Cấp thoát nước – công trình đô thị HậuGiang”

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cô, chú, anh, chị phòng kếtoán - tài chính và các phòng ban khác đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điềukiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty

Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô, quý công ty dồi dào sức khỏe

Chân thành cám ơn!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010

Sinh viên thực hiện

Trần Văn Nhật

Trang 3

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàkết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tàinghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010

Sinh viên thực hiện

Trần Văn Nhật

Trang 4

Hậu Giang, ngày tháng năm 2010

Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

 Họ và tên người hướng dẫn:

 Học vị:

 Chuyên ngành:

 Cơ quan công tác:

 Tên học viên:

 Mã số sinh viên:

 Chuyên ngành:

 Tên đề tài:

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của chuyên ngành đào tạo:

2 Về hình thức:

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5 Nội dung và các kết quả đạt được(theo mục tiêu nghiên cứu…)

6 Các nhận xét khác:

7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, …)

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010

Người nhận xét

Trang 6

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Giáo viên phản biện

Trang 7

Trang

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU 1

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Không gian nghiên cứu 2

1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh 4

2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 4

2.1.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh 4

2.1.1.3 Vai trò 5

2.1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 5

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 6

2.1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu 6

2.1.2.2 Chỉ tiêu chi phí 6

2.1.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận 8

2.1.2.4 Phân tích các chỉ số chủ yếu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 14

Trang 8

2.2.2.2 Phương pháp chi tiết theo cơ cấu các bộ phận cấu thành chỉ tiêu 15

2.2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn 16

CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ HẬU GIANG 18

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 18

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆN VỤ CỦA CÔNG TY 19

3.2.1 Chức năng của công ty 19

3.2.2 Nhiệm vụ của công ty 20

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 20

3.3.1 Tổ chức quản lý của công ty 20

3.3.1.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức quản lý 20

3.3.1.2 Nguyên tắc tổ chức hoạt động 21

3.3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 21

3.3.1.4 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban 23

3.3.2 Tổ chức hoạt động sản xuất tại công ty 24

3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY 26

3.4.1 Thuận lợi 26

3.4.2 Khó khăn 27

3.4.3 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 28

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC - CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ HẬU GIANG 32

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007-2009) 32

4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2007 – 2009) 34 4.1.1.1 Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch qua 3 năm 34

4.1.1.2 Phân tích cơ cấu doanh thu qua 3 năm 35

4.1.1.3 Các yếu tố cấu thành nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 37

Trang 9

4.1.3 Phân tích cơ cấu các khoản mục chi phí 50

4.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh 57

4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ CHỦ YẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 61

4.2.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 61

4.2.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản 62

4.2.2.1 Sức sản xuất của tổng tài sản 62

4.2.2.2 Sức sinh lợi của tổng tài sản 63

4.2.2.3 Suất hao phí của tổng tài sản 63

4.2.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định 63

4.2.3.1 Sức sản xuất của tài sản cố định 64

4.2.3.2 Sức sinh lợi của tài sản cố định 64

4.2.3.2 Sức sinh lợi của tài sản cố định 64

4.2.4 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 65

4.2.4.1 Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn 65

4.2.4.2 Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn 65

4.2.4.3 Suất hao phí của tài sản ngắn hạn 66

4.2.5 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng hàng tồn kho 66

4.2.5.1 Hệ số vòng quay hàng tồn kho 66

4.2.5.2 Số ngày bình quân của một vòng quay 67

4.2.6 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận 67

4.2.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 68

4.2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 68

4.2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 69

4.2.3.4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí 69

4.3 ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU 70

4.3.1 Điểm mạnh 70

4.3.2 Điểm yếu 71

Trang 10

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CẤP

THOÁT NƯỚC - CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ HẬU GIANG 72

5.1 TĂNG DOANH THU 72

5.2 GIẢM CHI PHÍ, TĂNG LỢI NHUẬN 73

5.3 NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC 74

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

6.1 KẾT LUẬN 76

6.2 KIẾN NGHỊ 76

6.2.1 Đối với nhà nước 76

6.2.2 Đối với UBND Tỉnh Hậu Giang 77

6.2.3 Đối với công ty 77

Trang 11

--Trang

Bảng 1: TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH QUA 3 NĂM 34Bảng 2: TÌNH HÌNH DOANH THU QUA 3 NĂM (2007 - 2009) 36Bảng 3: BIẾN ĐỘNG MẶT HÀNG THEO SỐ LƯỢNG TIÊU THỤ QUA 3NĂM (2007 – 2009) 44Bảng 4: TỶ SUẤT CHI PHÍ QUA BA NĂM 2007-2009 49Bảng 5: PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN NĂM 2007-

2009 51Bảng 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NĂM2007-2009 55Bảng 7: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG VỐN NĂM 2007-2009 61Bảng 8: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG

TÀI SẢN 62Bảng 9: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐĐỊNH 63Bảng 10: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN

NGẮN HẠN 65Bảng 11: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HÀNG TỒNKHO 66Bảng 12: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN NĂM 2007-2009 67Bảng 13: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TỔNG CHIPHÍ NĂM 2007 – 2009 69

Trang 12

--Trang

Hình 1: SƠ ĐỒ ĐỐI TƯỢNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH 4Hình 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC - CÔNGTRÌNH ĐÔ THỊ HẬU GIANG 22Hình 3: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH 25Hình 4: QUY TRÌNH VỆ SINH ĐÔ THỊ 25Hình 5: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢINHUẬN 2007 - 2009 32Hình 6: BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH KẾT CẤU DOANH THU THEO TỪNG MẶTHÀNG NĂM 2007-2009 37Hình 7: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU THU GOM XỬ

LÝ RÁC THẢI NĂM 2007-2009 39Hình 8: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU SỬ DỤNG NƯỚCSẠCH NĂM 2007-2009 40Hình 9: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU DỊCH VỤ XEBUÝT NĂM 2007-2009 41Hình 10: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU CÔNG TRÌNHLÀM THUÊ NĂM 2007-2009 42Hình 11: BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHI PHÍ NĂM 2007-2009 46Hình 12: BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG LƯỢNG CHI PHÍ NĂM2007-2009 48Hình 13: CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN 68

Trang 13

TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

QLCTĐT & KHTH: Quản lý công trình đô thị và kế hoạch tổng hợp

XN CTN – CTĐT: Xí nghiệp cấp thoát nước – công trình đô thị

CPBH & QLDN: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây khi mà xu thế khu vực hóa, toàn cầu hoá đangdiễn ra một cách mạnh mẽ đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo được chỗđứng vững chắc cho mình trên thương trường bằng chính nội lực của mình

Từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế đến nay,nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã thu được nhiềuthành tựu quan trọng Đường lối đổi mới đã tạo ra một môi trường kinh doanhthông thoáng hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển một cách lànhmạnh và tự chủ Tuy nhiên, với chủ trương mở cửa hội nhập, thực hiện nền kinh

tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường của Đảng và Nhà nước ta

đã tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, họ luôn luôn phải đấutranh cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp phảiluôn nắm chắc và hiểu rõ nội lực của mình như cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn,nguồn nhân lực, khả năng trình độ tổ chức quản lý, nghệ thuật kinh doanh…vàmột yêu cầu vô cùng quan trọng nữa đó là các doanh nghiệp phải hiểu rõ hơn aihết tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình Việc phân tích hoạtđộng kinh doanh sẽ cho các doanh nghiệp thấy rõ thực trạng kinh doanh, đánhgiá một cách chính xác tình hình sử dụng, phân phối và quản lý các loại vốn,nguồn vốn, thấy được khả năng tiềm tàng chưa được khai thác cũng như thấyđược những mặt còn tồn tại yếu kém, tìm ra những nguyên nhân chủ quan, kháchquan ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra nhữngbiện pháp khắc phục kịp thời để tránh những nguy cơ và tận dụng triệt để nhữngthế mạnh của doanh nghiệp, giúp nhà quản trị đưa ra các chính sách phát triểndoanh nghiệp như chính sách huy động vốn, chính sách cơ cấu tài chính, chínhsách phân phối thu nhập

Thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc phân tích hoạt động kinh

doanh, nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh

doanh của công ty Cấp thoát nước - công trình đô thị Hậu Giang”

Trang 15

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngkinh doanh của công ty Cấp thoát nước - công trình đô thị Hậu Giang để pháthiện những mặt mạnh, mặt yếu từ đó tìm ra giải pháp phát huy và khắt phụcnhững ưu nhược điểm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trongthời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

 Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2007

-2009 nhằm đưa ra nhận định ban đầu

 Phân tích các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

 Phân tích một số tỷ số có liên quan đến kết quả kinh doanh qua 3 năm

Tuy đã rất cố gắng để hoàn thiện đề tài này nhưng không tránh khỏi những saisót nhất định Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy

cô, các cô chú, anh chị trong công ty Cấp thoát nước- công trình đô thị HậuGiang và các bạn sinh viên

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài tập trung phân tích tình hình kinh doanh của công ty Cấp thoátnước - công trình đô thị Hậu Giang, trụ sở đặt tại số 263, đường Trần Hưng Đạo,phường 5, thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Trang 16

Nghiên cứu các số liệu liên quan đến việc phân tích từ năm 2007 - 2009.

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các báo cáo tài chính và các báo cáo đánh giátình hình hoạt động kinh doanh (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) của công ty qua banăm 2007-2009

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CÚU

Để góp phần hoàn thiện luận văn, ngoài số liệu thu thập được từ phòng kế toán

- tài chính của công ty, đề tài còn tham khảo thêm một số luận văn sau:

- Sinh viên Bùi Thị Tâm Yên (2004) Phân tích doanh thu, lợi nhuận của nhà

máy xi măng An Giang, Trường Đại Học An Giang Đề tài chỉ tập trung phân tích

sâu vào lợi nhuận và doanh thu cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến chúng

- Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Oanh Phân tích hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, Trường Đại Học Cần Thơ.

Đề tài phân tích cụ thể các chỉ tiêu như phân tích nguồn vốn, tình hình thanh toánquốc tế, tình hình cho vay thu nợ, tình hình lợi nhuận của ngân hàng

Điểm khác biệt của đề tài cá nhân là đi sâu phân tích doanh thu, chi phí, lợinhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuân, phân tích các tỷ số tài chính quantrọng có liên quan đến tình hình kinh doanh của công ty từ đó nhận thức đượcđiểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân công ty đồng thời tận dụng những cơhội và hạn chế những đe dọa nhằm kiến nghị, đưa ra những giải pháp kinh doanhphù hợp hơn trong tương lai Ngoài ra về không gian nghiên cứu và thời giannghiên cứu không cùng thời điểm

Trang 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh

2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn

bộ quá trình và kết quả họat động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chấtlượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ

sở đó đề ra các phuơng án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh ở doanh nghiệp [2, tr 9]

2.1.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh

Là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tácđộng của các nhân tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.Nội dung của đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh được khái quát qua

sơ đồ dưới đây:

Hình 1: SƠ ĐỒ ĐỐI TƯỢNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH

Chỉ tiêukinh tế

Nhân tố tácđộng

Là đối tượng của phân tích

Trong điều kiện thời gian không gianQuá khứ, hiện tại, tương lai

Có mục tiêu định hướngNội dung các chỉ tiêu phản ánh

Nội dung phản ánh (số lượng, chất lượng )Tính tác động của nhân tố (thuận, nghịch)Tính tất yếu của nhân tố (khách quan, chủ quan)

Giá trị của chỉ tiêuChỉ tiêu phản ánh (số lượng, chất lượng)

Kỹ thuật tính toán chỉ tiêuRiêng biệt cụ thể

Trang 18

của mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được, và như vậy kết quả hoạt độngkinh doanh thuộc đối tượng của phân tích Kết quả của hoạt động kinh doanh baogồm sự tổng hợp quá trình hình thành do đó kết quả phải là riêng biệt và trongtừng thời gian nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung Các kết quả hoạtđộng kinh doanh nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải định hướngtheo mục tiêu dự toán Quá trình định hướng hoạt động kinh doanh được địnhlượng cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quảcủa các chỉ tiêu để đánh giá [2, tr 9]

2.1.1.3 Vai trò

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng

tiềm năng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến quy chế quản

lý trong kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn

nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanhnghiệp của mình Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắnmục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả

- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định

kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức

năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp

- Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh , là cơ sở cho viêc

ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra,đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừarủi ro

- Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ giúp cho bản thândoanh nghiệp đó mà đồng thời cũng cung cấp thông tin cho những nhà đầu tưmới có thể có quyết định đúng đắn trong việc đầu tư, cho vay…với doanh nghiệp

đó nữa hay không [2, tr 14]

2.1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

 Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

 Xác định các nhân tố ảnh hưởng

Trang 19

 Đề xuất các giải pháp khai thác tiềm năng.

 Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định [2, tr 15] Tóm lại : Nhiệm vụ cơ bản nhất của việc phân tích hoạt động kinhdoanh là tìm ra những mặt thiếu sót, tồn tại của đơn vị để có hướng khắc phục,

xử lý kịp thời đồng thời không ngừng phát huy những mặt tích cực nhằm xâydựng một kế hoạch kinh doanh ngày càng hoàn thiện hơn trong tương lai

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu

- Khái niệm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản

phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảmgiá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàngchấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền)

Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, chỉ tiêu này không những

có ý nghĩa đối với bản thân công ty mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nềnkinh tế quốc dân

- Phân tích doanh thu: Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu,

do vậy phân tích tình hình biến động doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện

về tình hình doanh thu của doanh nghiệp Khi phân tích doanh thu có thể xem xét

ở nhiều mức độ khác nhau: doanh thu theo từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chủyếu, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc, doanh thu theo thị trường…

- Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

+ Nguyên nhân chủ quan thuộc về doanh nghiệp: tình hình cung cấp cácyếu tố đầu vào, chất lượng, chủng loại, cơ cấu hàng hóa dịch vụ, phương thứcbán hàng, chiến lược tiếp thị, quảng cáo, tổ chức và kỹ thuật thương mại

+ Nguyên nhân khách quan thuộc về môi trường kinh doanh: chính sáchđiều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ (tiền tệ, tài khóa, tỷ giá hối đoái); tình hìnhthu nhập trong dân cư, mức sống, tập quán, lễ hội, mùa vụ; tình hình kinh tế thếgiới, mức độ hội nhập; những nguyên nhân bất thường khác [1, tr 46]

2.1.2.2 Chỉ tiêu chi phí

- Khái niệm: Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quátrình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành

Trang 20

hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sảnxuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt đến mục tiêu cuối cùng của doanhnghiệp: doanh thu và lợi nhuận.

Chi phí nhân công trực tiếp: lương trả theo sản phẩm và các khoảnphải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất

Chi phí chung phát sinh trong quá trình sản xuất: chi phí nhân viênquản lý sản xuất, vật liệu, công cụ, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phíđiện nước

+ Chi phí ngoài sản xuất: còn gọi là chi phí kinh doanh hay chi phí hoạtđộng bao gồm:

Chi phí bán hàng: chi phí nhân viên, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phíkhấu hao tài sản cố định, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, quảng cáo, tiếpthị

Chi phí quản lý: nhân viên văn phòng, chi phí vật liệu, công cụ, chi phíkhấu hao tài sản cố định, thuế, lệ phí, lãi vay, chi phí quản lý khác [1, tr 75]

+ Tỷ suất chi phí: Tỷ suất chi phí cho biết cần bao nhiêu đồng chi phínói chung để tạo ra một đồng doanh thu

Về mặt quy mô, chi phí thay đổi theo khối lượng hoạt động tuy nhiên tỷsuất chi phí thường thay đổi khá ổn định trong nhiều kỳ nếu không có sự biếnđộng của các nhân tố khách quan nào khác Do vậy, tỷ suất chi phí thường dùnglàm thướt đo hiệu quả trong điều hành, quản lý

Tỷ suất chi phí Tổng chi phí

Doanh thu

100%

%

Trang 21

2.1.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận

- Lợi nhuận: Là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí Tổnglợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinhdoanh chính, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

- Lãi gộp: là chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

- Lợi nhuận trước thuế: Là khoản lãi gộp trừ đi chi phí hoạt động

Lợi nhuận trước thuế = EBIT – Lãi vayEBIT = Lãi gộp – Chi phí bán hàng và quản lý

(EBIT: thu nhập trước thuế và lãi)

- Lợi nhuận sau thuế: Là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thunhập doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập

- Lợi nhuận giữ lại: Là phần lợi nhuận sau thuế còn lại, lợi nhuận giữ lại

bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh [1, tr 103]

Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận ròng – cổ tức

- Phân tích lợi nhuận:

+ Lợi nhuận thực hiện

Mức hoàn thành:

Lợi nhuận thực hiện – Lợi nhuận kế hoạch

+ Tỷ suất lợi nhuận:

+ Suất sinh lời của tài sản:

Lợi nhuận thực hiệnLợi nhuận kế hoạch

Trang 22

+ Suất sinh lời của vốn chủ:

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:

Trong quá trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quanảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Các nhân tố chủ yếu là:

+ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp cótiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lãi, lỗ ở mức độ nào Sản phẩm,hàng hoá phải được tiêu thụ ở một số lượng nào đó sẽ có lợi nhuận, khối lượngtiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn

+ Giá thành sản xuất của sản phẩm: Giá thành sản xuất có vai trò to lớntrong chiến lược cạnh tranh về giá Giá thành sản xuất thấp cho phép doanhnghiệp áp dụng giá bán thấp hơn đối thủ nhưng thu được lợi nhuận cao hơn Giáthành sản xuất có tác động ngược chiều với lợi nhuận, nếu giá thành thấp lợinhuận sẽ cao hơn và ngược lại Đối với những ngành có số lao động nhiều, chiphí nhân công có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp Hiệnnay, giá nhân công rẻ là một yếu tố thuận lợi của nước ta trong việc tăng khảnăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, vì có thể tiêu thụ sản phẩm với giá rẻnhưng lợi nhuận không giảm

+ Giá bán sản phẩm: Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồntại và phát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩmphải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và phải có lợi nhuận thoả đáng để táiđầu tư Trong chính sách giá của doanh nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán

có mối quan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng hoá bán tăng thì giá bán có thểgiảm và ngược lại

+ Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Mỗi loại sản phẩm hàng hoá của doanhnghiệp có một chi phí sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận riêng phụ thuộcvào nhiều yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn,thuế,…rất khác nhau Bởi vậy, khi doanh nghiệp có cơ cấu hàng hoá kinh doanhthay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

+ Thuế suất: Thuế suất do nhà nước quy định, những thay đổi trong chínhsách thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt

Tỷ suất lợi nhuận (ROE) Lợi nhuận

Vốn chủ sở hữu 100%

Trang 23

kịp thời các sự thay đổi này để có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảođược lợi nhuận, hạn chế tổn thất.

2.1.2.4 Phân tích các chỉ số chủ yếu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty.

a Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sởhữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực ngày mỗi hạn hẹp đi

và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồnlực càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết

Số vòng quay vốn chung

Số vòng quay tài sản là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tàisản tức so sánh mối quan hệ giữa doanh thu và quy mô tài sản Hệ số càng caohiệu quả sử dụng tài sản càng cao [1, tr 174]

b Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Sức sản xuất của tổng tài sản

Sức sản xuất của tổng tài sản phản ánh với một đồng tài sản sửdụng bình quân trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần (hoặc giá trịsản xuất) Công thức tính: [2, tr.318]

Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn chứng tỏ hiệu quả sửdụng tổng tài sản càng cao, và ngược lại

Sức sinh lợi của tổng tài sản

Số vòng quay tổng tài sản

Tổng tài sảnDoanh thu

Sức sản xuất của tổng tài sản Doanh thu thuần (hoặc tổng giá trị sản xuất)

Tổng tài sản bình quânTổng tài sản bình quân Tổng giá trị tài sản hiện có đầu và cuối kỳ

2

Trang 24

Sức sinh lợi của tổng tài sản phản ánh với một đồng tài sản sửdụng bình quân trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần trước thuế(hoặc sau thuế) Công thức tính:

Sức sinh lợi của tổng tài sản càng lớn chứng tỏ hiệu quả sửdụng tổng tài sản càng cao, và ngược lại

Suất hao phí của tổng tài sản

Suất hao phí của tổng tài sản cho biết để có một đồng doanh thuthuần (lợi nhuận thuần, giá trị sản xuất) trong kỳ cần bình quân bao nhiêuđồng.tài sản Công thức tính:

Suất hao phí của tổng tài sản càng lớn chứng tỏ hiệu quả sửdụng tổng tài sản càng thấp, và ngược lại

c Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Sức sản xuất của tài sản cố định

Sức sản xuất của tài sản cố định phản ánh với một đồng nguyêngiá (giá trị còn lại) bình quân của tài sản cố định sử dụng trong kỳ đã tạo ra baonhiêu đồng doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất) Công thức tính:

Sức sản xuất của tài sản cố định càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tàisản cố định càng cao, và ngược lại

Công thức tính nguyên giá bình quân của tài sản cố định:

Sức sinh lợi của tài sản cố định

Sức sinh lợi của tổng tài sản Lợi nhuận thuần trước thuế (hoặc sau thuế)

Tổng tài sản bình quân

Suất hao phí của tổng tài sản Tổng tài sản bình quân

Doanh thu thuần (lợi nhuận thuần,

giá trị sản xuất)

Sức sản xuất của tài sản cố định Doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất)

Nguyên giá bình quân (giá trị còn lạibình quân) của tài sản cố định

Nguyên giá bình quân

tài sản cố định

Nguyên giá tài sản cố định hiện có

đầu kỳ và cuối kỳ

2

Trang 25

Sức sinh lợi của tài sản cố định phản ánh với một đồng nguyêngiá (giá trị còn lại) bình quân của tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ đãtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần trước thuế (sau thuế) Công thức tính:

Sức sinh lời của tài sản cố định càng lớn chứng tỏ hiệu quả sửdụng tài sản cố định càng cao, và ngược lại

Suất hao phí của tài sản cố định

Suất hao phí của tài sản cố định cho biết để có một đồng doanhthu thuần (lợi nhuận thuần, giá trị sản xuất) trong kỳ cần bình quân bao nhiêuđồng nguyên giá (giá trị còn lại) của tài sản cố định Công thức tính:

Suất hao phí của tài sản cố định càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tàisản cố định càng thấp, và ngược lại

d Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn

Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn phản ánh với một đồng tài sảnngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần(hoặc giá trị sản xuất) Công thức tính:

Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càng lớn, chứng tỏ hiệu quả

sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao, và ngược lại

Công thức tính giá trị tài sản ngắn hạn bình quân:

Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn

Sức sinh lời của tài sản cố định Lợi nhuận thuần trước thuế (sau thuế)

Nguyên giá bình quân (giá trị còn lạibình quân) của tài sản cố định

Suất hao phí của tài sản cố định

Nguyên giá bình quân (giá trị còn lạibình quân) của tài sản cố địnhDoanh thu thuần (lợi nhuận thuần, giá

trị sản xuất)

Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất)

Tài sản ngắn hạn bình quân

Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân

Tổng giá trị tài sản ngắn hạn hiện có

đầu kỳ và cuối kỳ

2

Trang 26

Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn phản ánh với một đồng giá trịtài sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậnthuần trước thuế (sau thuế) Công thức tính:

Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn càng cao, và ngược lại

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn cho biết để có một đồngdoanh thu thuần (lợi nhuận thuần, giá trị sản xuất) trong kỳ cần bình quân baonhiêu đồng tài sản ngắn hạn Công thức tính:

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn càng thấp, và ngược lại

e Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng hàng tồn kho

Hệ số quay vòng hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khốilượng hàng hóa đã bán với khối lượng hàng hóa dự trữ trong kho Hệ số này thểhiện số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ Công thức tính:

Hàng hóa tồn kho bình quân được tính bằng cách lấy số dư đầu

kỳ cộng với số dư cuối kỳ rồi chia 2

Nói chung hệ số quay vòng hàng hóa tồn kho cao thì doanhnghiệp được đánh giá hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên hệ số quay vòng hànghóa tồn kho quá cao có thể dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp không đủ hàng hóathỏa mãn nhu cầu bán hàng, dẫn đến tình trạng cạn kho, mất khách hàng và điềunày có thể gây ảnh hưởng không tốt cho công việc kinh doanh về lâu dài của

Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn Lợi nhuận thuần trước thuế (sau thuế)

Tài sản ngắn hạn bình quân

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn bình quân

Doanh thu thuần (lợi nhuận thuần,

giá trị sản xuất)

Hệ số quay vòng hàng tồn kho Giá vốn hàng bán

Hàng hóa tồn kho bình quân

Trang 27

doanh nghiệp Hệ số quay vòng hàng tồn kho thấp cho thấy có sự tồn kho quámức hàng hóa làm tăng chi phí một cách lãng phí Sự quay vòng hàng hóa tồnkho chậm có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn và tài chính trong tươnglai.

Số ngày bình quân của một vòng kho

Số ngày bình quân của một vòng quay kho phản ánh độ dài củathời gian dự trữ hàng hóa và sự cung ứng hàng dự trữ cho số ngày ấy Công thứctính:

f Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Lợi nhuận được mọingười, bên trong và bên ngoài quan tâm và luôn theo dõi, tìm hiểu

Khi phân tích lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ có thể(doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu…); mọi gốc độ nhìn điều cung cấp cho nhàphân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết định quản trị

Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí

Ý nghĩa: mức lợi nhuận đạt được trên một đồng chi phí

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập để phân tích là số liệu thứ cấp từ phòng tài chính kếtoán bao gồm: bảng cân đối kế toán và bảng phân tích kết quả hoạt động kinhdoanh trong 3 năm 2007 - 2009 Đồng thời thu thập một số thông tin từ tạp chí vànguồn từ internet để phục vụ thêm cho việc phân tích

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phântích hoạt động kinh doanh.[2, tr 18]

Khi sử dụng phương pháp sánh cần nắm chắc 3 nguyên tắc:

Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí Lợi nhuận

Trang 28

- Lựa chọn gốc so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đượclựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh.

- Điều kiện có thể so sánh được: Thường điều kiện có thể so sánh đượcgiữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về không gian và thời gian

+ Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời gianhạch toán, phải thống nhất ba mặt: phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế,cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu, cùng một đơn vị

+ Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô vàđiều kiện kinh doanh tương tự nhau

- So sánh bằng số tuyệt đối:

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của cácchỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh được biểu hiện khối lượng quy mô của các hiệntượng kinh tế

- So sánh bằng số tương đối:

Là kết quả của phép chia giữa chỉ số chu kỳ phân tích so với kỳ gốc củacác chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ pháttriển mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế

Đề tài sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu về kết quả hoạtđộng kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…nhằm biết được tình hìnhtăng, giảm của các khoản mục qua các năm

2.2.2.2 Phương pháp phân tích chi tiết

a) Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu

Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành.Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉtiêu phân tích [2, tr,32]

b) Chi tiết theo thời gian

Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảnthời gian nhất định Mỗi khoản thời gian khác nhau có những nguyên nhân tácđộng không giống nhau Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xác vàđúng đắn kết quả kinh doanh, từ đó có giải pháp hiệu lực trong từng khoản thờigian

c) Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh

Trang 29

Kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địađiểm phát sinh khác nhau tạo nên Việc chi tiết này nhằm đánh giá kết quả hoạtđộng kinh doanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau, nhằm khaithác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vihoạt động khác.

2.2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biếnđộng của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích ) bằng cách cố định các nhân tốkhác trong mỗi lần thay thế Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàngồm 4 bước sau: [2, tr.22]

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân

tích so với kỳ gốc

Nếu gọi Q1là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc

Đối tượng phân tích được xác định là:

∆Q = Q1- Q0

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp

xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất để xácđịnh nhân tố lượng trước, nhân tố chất sau Giả sử có 3 nhân tố a, b, c, đều cóquan hệ với chỉ tiêu Q và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến nhân tố c phảnánh về chất, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố sau:

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân

tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước (sovới gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tốđược xác định bằng đối tượng phân tích là ∆Q

Xác định mức ảnh hưởng:

Trang 30

Mức ảnh hưởng của nhân tố a: ∆a = ( a1- b0- c0 ) – ( a0– b0– c0)

Mức ảnh hưởng của nhân tố b: ∆b = ( a1– b1– c0) – ( a1– b0– c0)

Mức ảnh hưởng của nhân tố c: ∆c = ( a1– b1– c1) – ( a1– b1– c0)

Tổng cộng các nhân tố: ∆Q = Q1- Q0

Trang 31

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC - CÔNG TRÌNH

ĐÔ THỊ HẬU GIANG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Sơ lược về công ty Cấp thoát nước - công trình đô thị Hậu Giang

Công ty Cấp thoát nước - công trình đô thị Hậu Giang là doanh nghiệp nhànước hoạt động công ích, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và

mở tài khoản riêng theo qui định của pháp luật Được cấp giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước số: 6406000002

- Đăng ký lần đầu, ngày 02 tháng 02 năm 2004

- Đăng ký cấp lại và thay đổi lần 6 ngày 03 tháng 4 năm 2009

- Tên Doanh Nghiệp: Công ty Cấp thoát nước - công trình đô thị HậuGiang

- Trụ sở giao dịch: Số 263, đường Trần Hưng Đạo, phường 5, thị xã VịThanh, tỉnh Hậu Giang

- Tên cơ quan sáng lập: Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang

- Quyết định thành lập số: 20/2004/QĐ-UB ngày 05 tháng 01 năm 2004 của

Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang

- Điện thoại (Fax): 07113.876357

Do nhu cầu cơ cấu bộ máy tổ chức Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh HậuGiang quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh và đổi tên công ty Cấp thoát

Trang 32

nước Hậu Giang thành công ty Cấp thoát nước - công trình đô thị Hậu Giangtheo quyết định số 841/QĐ/CT.UB ngày 29 tháng 6 năm 2004 Công ty đã đượcUBND tỉnh giao nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị và môi trường giúp Công tychủ động được nguồn vốn ngày càng phát triển.

Qua 6 năm thành lập và phát triển Công ty đã hoàn thành các nhiệm vụUBND giao phụ trách, tình hình phát triển đô thị, xây dựng mạng lưới ngày càng

mở rộng, công ty đã chủ động được nguồn vốn và cơ sở vất chất đáp ứng nhu cầuphát triển của toàn tỉnh Hậu Giang

Công ty là đơn vị kinh tế trực thuộc nhưng có tư cách pháp nhân, mở tàikhoản riêng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang,

có con dấu riêng và là đơn vị hoạt động kinh doanh, cung cấp nước sạch, dịch vụcông ích tỉnh Hậu Giang

Trong suốt thời gian hoạt động vừa qua tuy có tồn tại những khó khănnhất định nhưng thành công đạt được của công ty là rất lớn Kết quả đó là do sựchỉ đạo đúng đắn của Ban giám đốc (BGĐ), sự nổ lực cố hết mình không mệtmỏi của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Và chắc chắn trong tương laicông ty sẽ luôn thích nghi với sự thay đổi không ngừng của môi trường kinhdoanh để tồn tại, phát triển lớn mạnh và tạo được chổ đứng vững chắc trên thịtrường cũng như trong lòng người tiêu dùng

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

3.2.1 Chức năng của công ty

- Sản xuất và cung cấp nước sạch; Thi công lắp đặt hệ thống cấp thoát nước;Sản xuất và kinh doanh thiết bị vật tư ngành nước; Khảo sát và thiết kế hệ thốngcấp nước

- Duy tu, xây lắp điện trung thế và hạ thế; Lắp đặt các hệ thống đèn chiếusáng công cộng và dân dụng

- Xây dựng; sửa chữa công trình đô thị; giao thông cầu đường

- Quản lý các công trình công cộng; vệ sinh phân rác; cây xanh công viên;cây cảnh; Sửa chữa lắp đặt hệ thống thoát nước dân dụng và nạo vét cống rãnh

- Lập dự án thiết kế các hệ thống cấp thoát nước và hạ tầng đô thị

- Dịch vụ: Thoát nước vĩa hè; cây xanh; chiếu sáng công cộng; nghĩa trang;thu gom vận chuyển và xử lý rác; vệ sinh môi trường

Trang 33

- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; vận tải hành kháchbằng xe buýt; vận tải hành khách theo hợp đồng; quãng cáo và cho thuê quãngcáo.

Sử dụng nguồn vốn và khả năng quản lý công ty thực hiện chức năng sảnxuất và cung cấp nước sạch; dịch vụ vệ sinh đô thị là chủ yếu, nhằm phục vụ chonhân dân toàn tỉnh Hậu Giang

Giải quyết việc làm ổn định cho người lao động, phát triển kinh tế địaphương, đóng góp tích cực cho ngân sách

3.2.2 Nhiệm vụ của công ty

Công ty Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang là một doanh nghiệpNhà nước, có nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước.Ngoài ra còn phải thực hiện nhiệm vụ trích nộp lợi nhuận, phải chịu thuế do nhànước quy định với tư cách là người sở hửu tài sản Song song với nhiệm vụ đó,công ty còn phải chịu trách nhiệm bảo toàn vốn mà nhà nước giao phó

Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất và cung cấp nước sạch theođúng tiêu chuẩn chất lượng và hợp lý của người tiêu dùng Bảo đảm việc thựchiện quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quá trình phát triển kinh doanh củacông ty không gây tàn phá môi trường xã hội

Tôn trọng các chế độ báo cáo thống kê, tài chính, kế toán thống nhất theo cácbiểu mẫu và định kỳ quy định của Nhà nước nhằm thực hiện tốt công tác thốngnhất hoá, tiêu chuẩn hoá việc xác định tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật -

xã hội của quốc gia Chấp hành tốt các chế độ kiểm tra tài chính của nhà nước.Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế đã ký kết với cácđơn vị khác Bảo đảm các điều kiện làm việc, quyền lợi của người lao động, tạomọi điều kiện để người lao động làm việc trong công ty ngày càng được nâng caotrí thức, nghề nghiệp Tôn trọng chế độ thù lao lao động tối thểu được Nhà nướcban hành

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 3.3.1 Tổ chức quản lý tại công ty

3.3.1.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức quản lý

Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các hoạt động khác nhau có mối liên hệ

và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, giao những quyền hạn,

Trang 34

trách nhiệm nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năngquản trị doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức quản trị hình thành bởi:

+ Bộ phận quản trị: Là một đơn vị riêng biệt, có những chức năng quản trịnhất định như phòng Quản lý công trình đô thị- Kế hoạch tổng hợp, phòng tổchức hành chính,…

+ Cấp quản trị: Là sự thống nhất tất cả các bộ phận quản trị ở một trình độnhất định như cấp Xí nghiệp

Nếu bộ phận quản trị phản ánh sự phân chia chức năng quản trị theo chiềungang thể hiện trình độ chuyên môn hoá thì cấp quản trị phản ánh sự phân chiatheo chiều dọc thể hiện chế độ đẳng cấp trong quản trị

3.3.1.2 Nguyên tắc tổ chức hoạt động

Công ty Cấp thoát nước - công trình đô thị Hậu Giang được thành lập hợppháp dưới hình thức là doanh nghiệp Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theoquy định của luật Doanh nghiệp:

+ Hoạt động tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và chấp hành theo pháp luật.+ Cơ quan quyết định cao nhất là UBND Tỉnh Hậu Giang để lãnh đạocông ty Điều hành công ty là giám đốc

+ Các tổ chức chính trị, các đoàn thể hoạt động theo Hiến pháp, Pháp luật

và điều lệ của tổ chức đó

3.3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tinh gọn bộ máyquản lý công ty, qua thời gian hoạt động công ty đã có những cố gắng nổ lựctrong hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế đáp ứng nhu cầu phục vụtrong nhân dân về vệ sinh đô thị; cung cấp nước sạch và đảm bảo cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả

Bộ máy quản lý của công ty được quản lý từ trên xuống, từ cấp quản lýcao nhất là giám đốc Giám đốc là người trực tiếp giao chỉ tiêu xuống các phòngban Xí nghiệp, là người quản lý toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trongcông ty, đồng thời chịu trách nhiệm với cấp trên về mọi mặt, thực hiện chi tiêu kếhoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Các phòng ban có nhiệm vụtham mưu cho giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý côngty

Trang 35

GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -22 - SVTH: Trần Văn Nhật

Hình 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC - CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ HẬU GIANG

Giám đốcPhó giám đốc

Phòng tổ chức

TrạmTânBình

TrạmHòa Mỹ TrạmTân

PhướcHưng

TrạmMộtNgàn

TrạmNgã Sáu TrạmPhú

Đông

chửa nghiệmHóa

XNCTN –CTĐT

số 4(NgãBãy)

XNCTN –CTĐT

số 2(LongMỹ)

XNCTN –CTĐT

số 3(CáiTắc)

XNCTN –CTĐT

số 5(PhụngHiệp)

XNkhảosátthiết kế

Độixây lắp

XNCTĐT

số 1(VịThanh)

Trang 36

3.3.1.4 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban

Phòng tài chính - kế toán

Phòng tài chính - kế toán có nhiệm vụ quản lý tiền vốn của công ty theođúng chế độ kế toán thống kê do nhà nước quy định Mở sổ sách kế toán theo dõicác nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổ chức hạch toán kinh tế, lập báo cáo kinh tếtheo quy định theo dõi công nợ

Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp báo cáo đảm bảo số liệu được phảnứng trung thực, chính xác đồng thời phân tích hiệu quả kinh doanh, đề xuấtnhững biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.Thực hiện kiểm soát, giám sát công tác thu chi, tạm ứng, thanh toán, quản lýtài sản, tiền hàng định kỳ và thường xuyên theo đúng đối tượng, đúng quy trình,quy định

Phòng tổ chức hành chính

Phụ trách công tác đào tạo và tuyển dụng, sắp xếp nhân lực, hướng dẫn thihành các chế độ về lao động tiền lương, phụ trách công tác hành chính, văn thư,văn phòng phẩm, đồng thời phụ trách công tác thi đua của công ty

Trang 37

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, đưa các kế hoạch đầu tư mới Đảm bảo nguồn vốn vật tư cho sản xuất hoạt động dịch vụ.

Bộ phận quản lý và điều hành

- Đội xe buýt: Vận chuyển hành khách các tuyến đường nội tỉnh và đưarước cán bộ công nhân viên (CB CNV) ở TP Cần Thơ công tác tại tỉnh HậuGiang

- Phòng hoá nghiệm: Có nhiệm vụ phân tích và kiểm tra nồng độ PH cótrong nước trước khi đưa đến người tiêu dùng

- Tổ sửa chữa: Sửa chữa, tu bổ, xây mới hệ thống cấp thoát nước trên địabàn

- Các Xí nghiệp trực thuộc: Xí nghiệp Cấp thoát nước Vị Thanh; Xí nghiệpCông trình đô thị số 1; Xí nghiệp CTN - CTĐT số 2; Số 3; Số 4 và số 5

Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của từng địa bàn hoạt động giám đốc bố trínguồn nhân lực để đảm bảo công tác và hoàn thành nhiệm vụ

Nhiệm vụ: Sản xuất và cung cấp nước sạch sinh hoạt và các dịch vụ côngích toàn tỉnh Hậu Giang Thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch của ban giám đốc giao

- Xí nghiệp khảo sát thiết kế

Có trách nhiệm tư vấn khảo sát các công trình phục vụ công ích, hệ thốngcung cấp nước sinh hoạt và hệ thống thông thoát nước trên địa bàn thị xã

Chịu trách nhiệm giám sát và nghiệm thu các công trình thi công của côngty

- Đội xây lấp: Có trách nhiệm xây dựng các công trình do công ty làm chủđầu tư

3.3.2 Tổ chức hoạt động sản xuất tại công ty

Công ty Cấp thoát nước - công trình đô thị Hậu Giang với nhiệm vụ sảnxuất và cung cấp nước sạch; vệ sinh môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùnghàng ngày của người dân Với đặc điểm của ngành sản xuất nước sạch không đòihỏi công ty phải có những quy trình công nghệ hiện đại, nhưng việc phải xâydựng một cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất và tránhtình trạng lãng phí là một thách thức lớn

Trang 38

- Quy trình sản xuất của công ty

(1) Nước được bơm từ sông Xáng Xà No thông qua trạm bơm

(2) Nước được đưa qua hồ lắng để lắng cặn

(3) Từ hồ lắng nước được chuyển qua hồ khác để lóng phèn

(4) Tiếp tục nước đưa nước qua hồ lọc, dùng hóa chất Clor để khử trùngdiệt khuẩn làm cho nước được sạch hơn

(5) Nước đã được làm sạch chuyển vào hồ chứa sẵn sàng nguồn nước sạch

Trang 39

(3) Xe ép rác lấy rác từ các thùng rác được trang bị ở các tuyến đường vàđiểm tập kết, đưa đến bãi rác xử lý.

(4) Công tác xử lý rác thải tại bãi rác phun xịt chất EM, phun xịt thuốc diệtruồi

(5) Rác được san ủi xuống hố chôn

3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY.

3.4.1 Thuận lợi

Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, địa bàn được mở rộng việc đi lại giaothương đời sống kinh tế, văn hoá, nhu cầu hưởng thụ của mọi tầng lớp tăng lên.Công ty sẽ có nhiều thuận lợi, việc sử dụng nước máy, hoạt động dịch vụ đô thị,nhu cầu đi lại tự nhiên sẽ tăng lên

Được sự quan tâm của UBND tỉnh, sự hỗ trợ giúp đỡ của các Sở, Ngành,Tỉnh và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiệnchức năng nhiệm vụ của mình

Đảng ủy, BGĐ công ty luôn quan tâm xây dựng tổ chức Đảng, Đoàn thểvững mạnh, tạo khối đoàn kết trong cán bộ, công nhân viên, lao động (CB CNV– LĐ) Đội ngủ cán bộ quản lý hàng năm có bổ sung thêm kinh nghiệm, côngnhân viên, lao động (CNV – LĐ) có ý thức, nhiệt tình, vững tay nghề, hết lòng vìcông việc, chấp hành tốt sự phân công, điều động của giám đốc công ty trongthực hiện nhiệm vụ

Các đơn vị trực thuộc đủ sức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạiđơn vị mình

Nhu cầu sử dụng nước sạch, ý thức bảo vệ môi trường ở đường phố, xóm, ấpcủa người dân có tiến bộ…

Với các chính sách và cơ chế hiện nay thông thoáng, doanh nghiệp được chủđộng điều chỉnh cũng như tự tìm kiếm nguồn vốn phù hợp với hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, cho nên vấn đề giải quyết vốn được chủ động hơn Thuận lợi của công ty là sản phẩm không có sự cạnh tranh từ các thành phầnkinh tế khác vì đây là sản phẩm độc quyền của nhà nước cho nên tạo các khoảnthu ổn định

Trang 40

Với nhiều nổ lực từ đầu năm 2009, Đảng ủy, BGĐ công ty luôn quan tâm chỉđạo chặt chẽ, kịp thời đề ra nhiều giải pháp phù hợp, sát thực tế đã lãnh đạo thựchiện, đạt và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra Có đủ bản lĩnh, tổ chức thực hiện cáccông trình trọng điểm để khắc phục sự cố cho ngành, có khả năng thi công gắpđường ống dẫn nước từ xa về nhà máy để xử lý Đặc biệt trong năm 2009 đã gópphần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đợt phục vụ lễ hội Festival lúa gạo ViệtNam tại Hậu Giang.

3.4.2 Khó khăn

Mạng lưới cấp nước phân tán, khách hàng quá thưa, có thói quen sử dụngnước sông, nước mưa làm nước sinh hoạt Tỷ lệ khách hàng có thu nhập thấpchiếm số lượng đông đây là nguyên nhân làm sản lượng hàng năm không tăng.Công tác vệ sinh đô thị, kinh phí huyện, thị có giới hạn không đáp ứng đượcyêu cầu công việc thực tế, khối lượng muốn mua thì nhiều còn tiền thì quá ít,thực hiện cho đơn vị này công ty phải bù, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chungcủa công ty

Ý thức giữ gìn vệ sinh chung của đại bộ phận người dân nhìn chung chưa tốt,đây là nguyên nhân cản trở cho công tác lập bộ và thu phí vệ sinh, qua nhiều năm

số thu không tăng, có lúc còn giảm

Bên cạnh những năng nổ sáng tạo trong công tác của đại bộ phận CB CNV,vẫn còn một số lơ là thiếu trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tư lợi cánhân, ích kỹ, tạo bè phái gây mất đoàn kết nội bộ

Xe buýt công ty đang hoạt động chưa được pháp chế bảo vệ, bị xe tư nhânđón đầu, giành khách…từ đó xe ít khách nên không có lãi

Do nguồn vốn ngân sách được cấp có hạn nên các công trình đều vay ngânhàng dẫn đến trả lãi quá nhiều, đồng thời có những phát sinh liên tục làm ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của công nhân lao động

Và biến động của thị trường (tăng giá) làm cho chi phí sản xuất và hoạt độngdịch vụ phải tăng, điều này gây khó khăn không nhỏ cho công ty Xây dựng cơbản phải kéo dài nhiều công trình như: Công trình nhà máy nước Vị Thanh, NgãBảy Còn một số hạng mục không đạt chất lượng phải sửa chữa, làm lại, sản xuấtchưa hoàn chỉnh nên không kiểm soát được nước thất thoát tại Vị Thanh

Ngày đăng: 26/03/2018, 01:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tấn Bình, (2009). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Tấn Bình
Nhà XB: NXB ThốngKê
Năm: 2009
2. PGS – TS Phạm Văn Được, (2007).Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: PGS – TS Phạm Văn Được
Nhà XB: NXBThống Kê
Năm: 2007
3. TS Nguyễn Quang Thu, (2007). Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính căn bản
Tác giả: TS Nguyễn Quang Thu
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2007
4. TS Bùi Văn Trịnh, (2006). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: TS Bùi Văn Trịnh
Nhà XB: NXBThống Kê
Năm: 2006
5. Báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w