1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI

95 313 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu này, và một số tỷ số tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động của công ty.. - Tình hình doanh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC

PHẨM BÍCH CHI

MSSV: 4084367 Lớp: Kế toán tổng hợp 1 K34

Cần Thơ - Năm 2012

Trang 2

GVHD: ThS Trương Chí Hải i SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian thực hiện luận văn và qua ba tháng thực tập tại Công

ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi tôi đã học được rất nhiều kiến thức từ thực tiễn cũng như những kỹ năng nghiên cứu một đề tài khoa học Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp không ít khó khăn và để hoàn thành luận văn tốt nghiệp thì ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường và đơn vị thực tập Nay, tôi xin chân thành cảm ơn:

 Các quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và đặc biệt là Trương Chí Hải đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này!

 Các cô chú, anh chị trong các phòng ban của Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi, đặc biệt là các anh chị phòng kế toán đã hướng dẫn nhiệt tình và cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn này!

 Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và kiến thức còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi sai sót Mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quí thầy cô và cơ quan thực tập để giúp cho bài luận văn được hoàn thiện hơn!

 Sau cùng tôi xin kính chúc các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, các cô chú, anh chị Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công việc!

Ngày … tháng 04 năm 2012 Sinh viên thực hiện

LÊ THỊ THU HOÀI EM

Trang 3

GVHD: ThS Trương Chí Hải ii SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày … Tháng 04 năm 2012 Sinh viên thực hiện

LÊ THỊ THU HOÀI EM

Trang 4

GVHD: ThS Trương Chí Hải iii SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Ngày … tháng 04 năm 2012 Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

GVHD: ThS Trương Chí Hải iv SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

NHẬN XÉT CỦA GIÁO CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Trương Chí Hải

Học vị: Thạc sĩ

Chuyên ngành:

Cơ quan công tác:

Họ và tên học viên: Lê Thị Thu Hoài Em

Mã số sinh viên: 4084367

Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp, khóa 34

Tên đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thực

phẩm Bích Chi

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo

2 Về hình thức

3 Ý nghĩa khoa học thực tiễn

Trang 6

GVHD: ThS Trương Chí Hải v SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

5 Nội dung và kết quả đạt được

6 Các nhận xét khác

7 Kết luận

Cần Thơ, ngày … tháng 04 năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

Th.S TRƯƠNG CHÍ HẢI

Trang 7

GVHD: ThS Trương Chí Hải vi SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Ngày … tháng 04 năm 2012 Giáo viên phản biện

Trang 8

GVHD: ThS Trương Chí Hải vii SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGIÊN CỨU 2

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 2

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Phạm vi không gian 3

1.4.2 Phạm vi thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Khái quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh 4

2.1.2 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính 9

2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 13

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 16

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 22

3.1 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 22

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 22

3.1.2 Giới thiệu về công ty 25

Trang 9

GVHD: ThS Trương Chí Hải viii SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 25

3.1.4 Cơ cấu tổ chức của bộ phận kế toán 27

3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM 2009 – 2011 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 28

3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2009-2011 28

3.2.2 Thuận lợi và khó khăn của công ty trong những năm qua 31

3.2.3 Phương hướng phát triển của công ty trong những năm sắp tới 31

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI QUA 3 NĂM 2009 – 2011 33

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 33

4.1.1 Phân tích cơ cấu doanh thu theo thành phần 33

4.1.2 Phân tích cơ cấu doanh thu theo từng nhóm hàng 37

4.1.3 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo kỳ kế hoạch 40

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ 41

4.2.1 Giá vốn hàng bán 43

4.2.2 Chi phí bàn hàng 43

4.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 46

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 49

4.3.1 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 51

4.3.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính 52

4.3.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động khác 52

4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 53

4.4.1 Phân tích các chỉ tiêu về tình hình thanh toán 53

4.4.2 Phân tích các tỷ số về quản trị tài sản 55

4.4.3 Phân tích các chỉ tiêu sinh lợi 57

4.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU 59 4.5.1 Đối với Bột dinh dưỡng 60

4.5.2 Đối với Sản phẩm ăn liền 61

Trang 10

GVHD: ThS Trương Chí Hải ix SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

4.5.3 Đối với Phở, hủ tiếu bánh tráng 62

4.5.4 Đối với bánh phồng tôm 62

4.6 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 63

4.6.1 Môi trường vĩ mô 63

4.6.2 Môi trường vi mô 68

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 73

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 73

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 73

5.2.1 Biện pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 74

5.2.2 Biện pháp về cải thiện tình hình tài chính 77

5.2.3 Một số giải pháp khác 77

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

6.1 KẾT LUẬN 79

6.2 KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 11

GVHD: ThS Trương Chí Hải x SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009 -

2011 30

Bảng 2: Doanh thu theo thành phần qua 3 năm 2009 - 2011 của công ty 36

Bảng 3: Doanh thu theo từng nhóm sản phẩm qua 3 năm 2009 - 2011 39

Bảng 4: Tình hình thực hiện doanh thu theo kỳ kế hoạch qua 3 năm 2009-2011 40 Bảng 5: Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 42

Bảng 6: Tình hình chi phí bán hàng của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 45

Bảng 7: Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 48

Bảng 8: Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 50

Bảng 9: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 53

Bảng 10: Các chỉ tiêu về tỷ số quản trị tài sản 55

Bảng 11: Các chỉ tiêu về tỷ số sinh lời 57

Bảng 12: Số lượng và giá bán đơn vị sản phẩm qua 3 năm 2009 - 2011 59

Bảng 13: Ma trận SWOT 72

Trang 12

GVHD: ThS Trương Chí Hải xi SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý 25 Hình 2: Sơ đồ bộ máy kế toán 27 Hình 3: Doanh thu theo thành phần trong 3 năm 2009 - 2011 35 Hình 4: Doanh thu kế hoạch và doanh thu thực hiện qua 3 năm 2009 – 2011 41 Hình 5: Tổng chi phí của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 42

Hình 6: Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 49

Hình 7: Tình hình về khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 53 Hình 8: Tình hình chỉ tiêu về tỷ số quả trị tài sản qua 3 năm 2009 – 2011 57 Hình 9: Tình hình chỉ tiêu về tỷ số sinh lời của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 59

Trang 13

GVHD: ThS Trương Chí Hải xii SVTT: Lê Thị Thu Hoài Em

ISO : International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu

chuẩn hoá quốc tế) WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

SWOT : Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities

(Cơ hội) và Threats (Thách thức) HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point (hệ thống phân tích

mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn)

AFTA : ASEAN Free Trade Area (Khu vực thương mại tự do ASEAN) GDB : Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội)

CPI : Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng)

FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

ADB : Asia Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á)

ROS : Return on Sales (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu)

ROA : Return on Assets (Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản)

ROE : Return on Equity (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)

Trang 14

Sau hai năm chống đỡ những khó khăn về kinh tế, sử dụng công cụ tài khóa một cách mạnh mẽ khiến nợ công đã tăng rất mạnh và thâm hụt ngân sách duy trì

ở mức cao, không gian chính sách về khía cạnh tài khóa không còn nhiều Trong khi đó, cũng năm 2010, Việt Nam cũng sử dụng nhiều can thiệp về tiền tệ như nâng lãi suất, thắt chặt hơn cung tiền và tín dụng Cho nên các doanh nghiệp phải đối mặt rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn Đặc biệt là các công ty cổ phần, đứng trước nguy cơ và nhiều thách thức, họ không ngừng năng cao và hoàng thiện hoạt động kinh doanh của mình Để tạo thu hút và sự tin cậy của các

cổ đông, công ty cổ phần phải tăng cường hiệu quả hoạt động của công ty Chính

vi thế công ty phải thường xuyên phân tich hoạt động kinh doanh, sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả kinh doanh của công ty, đồng thời nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh

Mặt khác, qua phân tích kinh doanh còn giúp các nhà quản trị tìm ra những mặt mạnh và mặt yếu của công ty Từ đó, họ có thể phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt chưa tốt của mình Có như vậy, công ty sẽ ngày một phát triển hơn Chính vì thế phân tích hiệu quả kinh doanh là một công cụ không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp Đặc biệt như hiện nay, trong môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, thì phân tích kinh doanh quan trọng hơn bao giờ hết Thấy

Trang 15

được tầm quan trọng này, kết hợp với thực tiễn của công ty cổ phần thực phẩm

Bích Chi, nên em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi trong giai đoạn 2009 – 2011”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi qua các năm 2009 - 2011 Từ đó thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và đưa ra biện pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt động của công ty

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đề tài hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:

- Đưa ra cơ sở lý luận cho việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Đánh giá chung tình hình hoạt của công ty trong 3 năm 2009 – 2011

- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu này, và một số tỷ số tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động của công ty

- Đề xuất một số biện pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt động của công ty

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

- Công ty hoạt động có hiệu quả

- Giá bán tăng thì hiệu quả tăng

- Khối lượng tăng thì hiệu quả hoạt động tăng

- Chi phí giảm thì lợi nhuận tăng

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Những cơ sở lý luận nào cho việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh?

- Tình hình hoạt của công ty trong 3 năm 2009 – 2011 như thế nào?

- Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu này, và một số tỷ số tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động của công ty như thế nào?

- Những biện pháp nào năng cao hiệu quả hoạt động của công ty?

Trang 16

- Đề tài được thực hiện từ ngày 02/02/2012 đến ngày 25/4/2012

- Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu là số liệu trong giai đoạn 2009 – 2011

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Do hạn chế về không gian và thời gian nên tôi chi tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động của công ty thông qua các báo cáo tài chính Từ những báo cáo tài chính này ta có thể phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chi số tài chính

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

- Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có ngiên cứu một số tai liệu sau:

- Tống Thị Tuyết trinh (2009): “phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải xăng dầu Đồng Tháp” Phân tích hiệu quả hoạt động

kinh doanh của đơn vị trong ba năm 2006 đến năm 2008 Trên cơ sở đó thấy được những kết quả mà công ty đạt được cũng như những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình hoạt động của công ty, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở cho việc thực hiện các chiến lược mới năng cao hiệu quả hoạt động của công ty

- Nguyễn Anh Thư, luận văn tốt nghiệp: “phân tích hiểu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang” Bài viết phân tích

về tình hình kinh doanh của công ty Nội dung đạt được của bài viết là phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty trong giai đoạn 2004 – 2006 Cũng như phân tích tình hình tăng giảm và tốc độ tăng giảm của doanh thu, chi phí, và lợi nhuận và đề ra giải pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt động của công ty Đề tài sử dụng phương pháp so sanh và liên hoàn để phân tích

- Nguyễn Quang Thu (2007), “Quản trị tài chính căn bản”, NXB Thống Kê

- Phan Đức Dũng (2008), “Kế toán tài chính”, NXB Thống Kê

Trang 17

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh là một lĩnh vực nghiên cứu quá trình kinh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những qui luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp

2.1.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp (và đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên ngoài nữa) Những thông tin này thường không có sẳn trong báo cáo kế toán tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào của doanh nghiệp Để có những thông tin này người ta phải thông qua quá trình phân tích Với tư cách là môn khoa học độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối tượng riêng Trong phạm vi nghiên cứu của mình nó là một hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là một hiện tượng xã hội đặc biệt

- Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh Nội dung phân tích tài chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ

Trang 18

- Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp

- Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược – dài hạn

- Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp

2.1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ cụ thế như sau:

Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

- Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả tính được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức… đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh

- Ngoài quá trình đánh giá dựa trên phân tích cần xem xét đánh giá tình hình các quy định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế

- Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá, người ta có được cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau, nhằm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan nhân tâm

Xác định các nhân tố ảnh hưởng

Sự biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên,

do đó ta phải xác định trị số của nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên biến động của trị số tố đó

Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng

Trang 19

Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung,

mà cũng không chỉ dừng lại ở chỗ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà phải

từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần được khai thác, và những chỗ còn tồn tại yếu kém nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu ở doanh nghiệp của mình

Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định

- Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là để nhận biết tiến độ thực hiện và những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những thay đổi có thể xảy ra tiếp theo Nếu như kiểm tra và đánh giá đúng đắn, nó có tác dụng giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch và đề ra các giải pháp tiến hành trong tương lai

- Định kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài, như môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án xây dựng chiến lược kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu không còn phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời

- Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét các dự báo, dự toán có thể đạt được trong tương lai có thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hay không?

2.1.1.4 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh

- Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý

- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp

Trang 20

của mình Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả

- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp

- Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa các rủi ro

- Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp

về tài chính, lao động, vật tư…Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra

- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay… với doanh nghiệp nữa hay không

2.1.1.5 Đối tượng sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh

- Nhà quản trị: phân tích để có quyết định quản trị

- Nhà cho vay: phân tích để có quyết định tài trợ vốn

- Nhà đầu tư: phân tích để có quyết định đầu tư, liên doanh Các cổ đông, phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nơi họ có phần góp vốn của mình, đặc biệt là tại các công ty công cộng

- Sở giao dịch chứng khoán hay ủy ban chứng khoán nhà nước: phân tích hoạt động kinh doanh trước khi cho phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu

Trang 21

- Các cơ quan khác như: thuế, thống kê, cơ quan quản lý cấp trên và các công ty phân tích chuyên nghiệp

2.1.1.6 Các loại hình phân tích hoạt động kinh doanh

Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh

Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh thì phân tích kinh doanh chia làm ba hình thức:

- Phân tích trước khi kinh doanh

- Phân tích trong kinh doanh

- Phân tích sau khi kinh doanh

 Phân tích trước khi kinh doanh

Phân tích trước khi kinh doanh còn được gọi là phân tích tương lai, nhằm

dự báo, dự toán cho các mục tiêu có thể đạt trong tương lai Phân tích tương lai được sử dụng nhiều và thích hợp với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Bởi vì trong cơ chế thị trường toàn bộ các yếu tố đầu vào cũng như các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp đều phải tự tính toán, nên họ phải sử dụng các phương pháp phân tích tương lai để nhận thức được tình hình biến động của thị trường, từ đó làm cơ sở để đề ra các mục tiêu kế hoạch

 Phân tích trong quá trình kinh doanh

Phân tích trong quá trình kinh doanh, còn được gọi là phân tích hiện tại (hay tác nghiệp), là quá trình phân tích cùng với quá trình kinh doanh Hình thức này rất thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên nhằm điều chỉnh, chấn chỉnh những sai lệch lớn giữa kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra

 Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh

Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh còn được gọi là phân tích quá khứ Quá trình phân tích này nhằm định kỳ đánh giá kết quả giữa thực hiện

so với kế hoạch hoặc định mức được xây dựng và xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó Kết quả phân tích cho ta nhận thức được tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu đặt ra và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tiếp theo

Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo

Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo phân tích kinh doanh chia thành phân tích thường xuyên và phân tích định kỳ

Trang 22

 Phân tích thường xuyên

Phân tích thường xuyên được đặt ran ngay trong quá trình thực hiện kinh doanh, kết quả phân tích giúp phát hiện ngay tình hình sai lệch so với mục tiêu

đề ra của các chỉ tiêu kinh tế, giúp cho doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh, chấn chỉnh các sai lệch một cách thường xuyên

 Phân tích định kỳ

Phân tích định kỳ được đặt ra sau mỗi kỳ kinh doanh, các báo cáo đã hoàn thành trong kỳ, thường là quý, 6 tháng hoặc năm Phân tích định kỳ được thực hiện sau khi đã kết thúc quá trình kinh doanh, do đó kết quả phân tích nhằm đánh giá kết quả kinh doanh của từng kỳ và là cơ sở để xây dựng các mục tiêu kế hoạch kỳ sau

Căn cứ theo nội dung phân tích

 Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp (phân tích toàn bộ)

Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp là việc tổng kết tất cả những gì về phân tích kinh tế và đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh Nhằm làm rõ các mặt của kết quả kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tác động của các yếu tố, nguyên nhân bên ngoài

 Phân tích chuyên đề (hoặc bộ phận)

Phân tích chuyên đề hay phân tích bộ phận là việc tập trung vào một số nhân tố của quá trình kinh doanh tác động ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng hợp Phân tích chuyên đề cũng có thể là phân tích một mặt, một phạm vi nào đó trong quá trình hoạt động kinh doanh

* Tóm lại: Việc đặt ra nội dung phân tích phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của quá trình quản lý sản xuất kinh doanh đề ra Vì vậy cần xác định rõ mục tiêu phân tích để lựa chọn thích hợp các loại hình phân tích có hiệu quả thiết thực nhất

2.1.2 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính 2.1.2.1 Khái niệm về doanh thu

Là toàn bộ tiền bán sản phẩm,hàng hóa, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có

Trang 23

chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền)

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: có hai chỉ tiêu

 Tổng doanh thu bán hàng: Là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch

vụ, lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền)

 Doanh thu thuần: phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu) hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng không được sử dụng hết

Doanh thu từ hoạt động bất thường

Là khoản thu không xảy ra thường xuyên ngoài các khoản thu đã được qui định ở những điểm trên như: thu từ tiền bán vật tư, hàng hóa, tài sản dư thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không còn sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân do từ phía chủ nợ, thu chuyển nhượng, thanh lí tài sản, nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được, hoàn nhập các khoản dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết và các khoản thu bất thường khác

2.1.2.2 Khái niệm về chi phí

Chi phí bán hàng

Chi phí này phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm…Chi phí này bao gồm các khoản sau:

 Chi phí nhân viên

 Chi phí vật liệu bao bì

 Chi phí dụng cụ đồ dùng

 Chi phí khấu hao TSCĐ

 Chi phí dịch vụ mua ngoài

 Chi phí bằng tiền khác

Trang 24

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí này phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp Chi phí này bao gồm các khoản mục sau:

 Chi phí nhân viên quản lý

 Chi phí vật liệu quản lý

Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí này phản ánh các khoản chi phí của hoạt động tài chính

Chi phí bất thường

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí bất thường ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo

2.1.2.3 Khái niệm về lợi nhuận

Trong mỗi thời kì khác nhau mà người ta có những khái niệm khác nhau và

từ đó có những cách tính khác nhau về lợi nhuận Ngày nay, lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra giữa tồng doanh thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi

đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

- Chỉ tiêu này phản ánh kết quả tài chính trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh chính trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, phân bổ cho hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp – (chi phí bán hàng + chi phí quản lý)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính

Trang 25

- Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí của hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính = Doanh thu từ hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính

 Lợi nhuận bất thường

- Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa khoản thu nhập bất thường với các khoản chi phí bất thường phát sinh trong kỳ báo cáo

- Lợi nhuận bất thường = Doanh thu từ hoạt động bất thường – Chi phí bất thường

Tổng lợi nhuận trước thuế

- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường phát sinh trong kỳ báo cáo

- Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận bất thường

Lợi nhuận sau thuế

- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo

- Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

2.1.2.4 Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp nhất

- Bảng cân đối kế toán

Trang 26

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn

bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được qui định trước Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối năm) Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục

vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty

2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.3.1 Phân tích tình hình thanh toán

 Hệ số thanh toán ngắn hạn (tỷ số lưu động)

Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan

 Hệ số thanh toán nhanh (tỷ số thanh toán nhanh)

Hệ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này lớn hơn 0.5 chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan Nhưng nếu cao quá phản ánh tình hình vốn bằng tiền quá nhiều giảm hiệu quả sử dụng vốn

Hệ số thanh toán nhanh =

Trang 27

2.1.3.2 Phân tích các tỷ số về quản trị tài sản

 Vòng quay hàng tồn kho

Còn gọi là số vòng quây kho hay số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hóa Nó nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp với thị trường hay không ? Số vòng quay càng cao hay số ngày của một vòng ngắn thì càng tốt

 Kỳ thu tiền bình quân (DSO)

Chỉ tiêu này thể hiện phương thức thanh toán trong việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp Về nguyên tắc thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, nhưng phải tùy vào trường hợp cụ thể

 Hiệu quả sử dụng tổng số vốn

Số vòng quay tổng số vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại

 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân đem lại mấy đồng doanh thu và cho biết vốn cố định quay được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng và ngược

Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Giá vốn hàng bán

= ( lần)

Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu bình quân một ngày

= ( lần)

Trang 28

2.1.3.3 Phân tích các chỉ tiêu sinh lợi

 Suất sinh lợi của tài sản (ROA)

Suất sinh lời của tài sản (ROA) thể hiện một đồng đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân vổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả

 Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện trong thời gian nhất định, 1 đồng vốn chủ sỡ hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho họ

 Suất sinh lợi của doanh thu (ROS)

Suất sinh lời của doanh thu (ROS) thể hiện cứ một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận

2.1.3.4 Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến doanh thu

 Ảnh hưởng của nhân tố lượng

Biến động về lượng = Giá kỳ gốc x (Lượng kỳ thực hiện - Lượng kỳ gốc)

 Ảnh hưởng của nhân tố giá

Biến động về giá = Lượng kỳ thực hiện x(Giá kỳ thực hiện - Giá kỳ gốc)

= %

Trang 29

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty bao gồm Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán, đồng thời thu thập một số thông tin từ báo, tạp chí, và từ nguồn Internet để phục vụ thêm cho việc phân tích

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận Với mục tiêu này em sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối và số tuyệt đối nhằm xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục cụ thể

- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận

từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Em sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để thực hiện mục tiêu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận bán hàng của công ty Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Từ đó xem xét mà có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

- Mục tiêu 3: Phân tích môi trường kinh doanh của công ty, với mục tiêu này thì phương pháp phân tích và xây dựng ma trận SWOT được sử dụng để biết được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức hiện có tại công ty từ đó để các chiến lược phù hợp

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

a Khái niệm và nguyên tắc

Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa

trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ

Nguyên tắc so sánh:

- Tiêu chuẩn so sánh:

+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh

+ Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua

+ Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành

Trang 30

+ Chỉ tiêu bình quân của nội ngành

+ Các thông số thị trường

+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác

- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh

b Phương pháp so sánh cụ thể

 Phương pháp số tuyệt đối

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện

kỳ trước

 Phương pháp số tương đối

Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

a Tác dụng và đặc điểm

Tác dụng: Tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích Đặc điểm:

- Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình

tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp xếp trước, nhân tố chất lượng sắp xếp sau Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước, nhân tố chất lượng sau

- Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn

- Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích

Trang 31

 Q = Q 1 _ Q 0

a = a1 b0 c0 – a0 b0 c0

b = a1 b1 c0 – a1 b0 c0

c = a1 b1 c1 a1 b1 c0

b Các trường hợp trong phân tích

 Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng bởi nhân tố “a”

a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là:

- Ảnh hưởng bởi nhân tố “b”

a1 b0 c0 được thay thế bằng a1 b1 c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là:

- Ảnh hưởng bởi nhân tố “c”

a1 b1 c0 được thay thế bằng a1 b1 c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là:

Trang 32

 Q = Q 1 _ Q 0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a + b + c = (a1b0c0 – a0bc0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c1 –

a1b1c0)

= a1b1c1 – a0b0c0

= Q: đối tượng phân tích

Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước

thay thế sau

 Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích

a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; thể hiện bằng

phương trình:

Gọi Q1: kết quả kỳ phân tích,

Q0: chỉ tiêu kỳ kế hoạch,

Đối tượng phân tích

Tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c

- Ảnh hưởng bởi nhân tố “a”:

Trang 33

- Ảnh hưởng bởi nhân tố “b”:

- Ảnh hưởng bởi nhân tố “c”:

2.2.2.3 Phương pháp phân tích và xây dựng ma trận SWOT

Phân tích SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: Chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO); Chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO); Chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (ST) và Chiến lược điểm yếu - nguy cơ (WO)

(1) Chiến lược SO

Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vị trí nào mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO, ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO Khi doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó

sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành những điểm mạnh Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội

(2) Chiến lược WO

Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này

Trang 34

(3) Chiến lược ST

Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe dọa từ bên ngoài

(4) Chiến lược WT

Là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong

và tránh khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài Một tổ chức đối đầu với vô số mối

đe dọa bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh không an toàn chút nào Trong thực tế, một tổ chức như vậy phải đấu tranh

để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ

Lập một ma trận SWOT bao gồm các bước sau:

1 Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức

2 Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức

3 Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức

4 Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức

5 Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp

6 Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO vào ô thích hợp

7 Kết hợp điểm mạnh bên trong và mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô thích hợp

8 Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô thích hợp

Mục đích kết hợp trong 4 bước cuối cùng là để đề ra các chiến lược khả thi

có thể chọn lựa chứ không phải lựa chọn hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất Do đó, không phải tất cả các chiến lược được phát triển trong ma trận SWOT đều được lựa chọn để thực hiện

Trang 35

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI

3.1 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực - thực phẩm, Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi đã từng bước khẳng định uy tín và vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế với những sản phẩm có chất lượng hoàn hảo Những sản phẩm của Bích Chi được chế biến bằng những dây chuyền hiện đại, công nghệ tiên tiến và liên tục được cải tiến để tăng năng suất và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, từ nguyên liệu bột lọc Sa Đéc nổi tiếng, Bích Chi từng bước chinh phục thị trường nước ngoài với những sản phẩm vừa bổ dưỡng, vừa thơm ngon đặc biệt Bằng sự nỗ lực và tâm huyết của toàn thể cán bộ, công nhân viên, Bích Chi đã góp phần tô đậm hương vị ẩm thực quê hương với bạn bè quốc tế trong xu hướng hội nhập

Tiền thân của Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi là Nhà máy bột Bích Chi được thành lập năm 1966 với nhiệm vụ sản xuất bột gạo lức, bột dinh dưỡng các loại, cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước Năm 1975, doanh nghiệp chính thức chuyển đổi thành xí nghiệp quốc doanh Đến năm 2001, thực hiện chủ trương đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước, công ty đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Đồng Tháp tiến hành cổ phần hóa Từ một doanh nghiệp nhà nước đứng trước bờ vực phá sản, đến nay Bích Chi đã trở thành doanh nghiệp “có tiếng” của tỉnh với những sản phẩm mang nét đặc trưng của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long

Tuy nhiên, để có được một Bích Chi của ngày hôm nay quả không hề đơn giản Đó là thành quả từ sự cố gắng, nỗ lực của trên 500 cán bộ, công nhân viên năng động, sáng tạo, giàu kinh nghiệm và cầu tiến Cùng với đó là chiến lược kinh doanh đúng đắn khi Bích Chi tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phát huy tối đa lợi thế của vùng nguyên liệu đặc sản quê hương để sản xuất

Trang 36

ra những sản phẩm có chất lượng cao, góp phần đem hương vị đặc trưng quê hương đến với mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế

Tập trung đầu tư thiết bị công nghệ:

Xuất phát từ nhận định: xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng sản phẩm có chất lượng cao sẽ ngày càng tăng, trong những năm qua, Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi đã chú trọng xây dựng hệ thống nhà xưởng hiện đại,

áp dụng công nghệ và phương thức quản lý hiện đại để cho ra đời các sản phẩm chất lượng cao, phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dung

Nói về hoạt động đầu tư, công ty đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ và trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng

Trước năm 2000, Bích Chi làm bánh tráng bằng tay, năng suất không cao và mất nhiều nhân công Để khắc phục hiện trạng đó, công ty đã nhập dây chuyền sản xuất của Trung Quốc và từng bước cải tiến các công đoạn để thiết bị hoạt động đồng bộ”

Chỉ vào thiết bị gia nhiệt,do hệ thống gia nhiệt của Trung Quốc làm bằng sắt, nên khả năng sinh nhiệt kém, không đủ nhiệt cung cấp cho nồi hơi Vì thế, sau khi thay thế bằng bộ phận tương thích của Nhật Bản, công ty đã thu được kết quả khả quan Năm 2006, dây chuyền sản xuất bánh tráng đã cải tiến được 80% công đoạn sản xuất và giảm nhiều nhân công lao động; đồng thời tỷ lệ thứ phẩm cũng giảm từ 9 - 10% xuống còn 2 - 3% Bên cạnh đó, công ty còn áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, ứng dụng công nghệ “ép đùn – chín khô” và thực hiện theo tiêu chuẩn HACCP Nhờ đó, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của Bích Chi đã không ngừng gia tăng

Về hiệu quả của công tác đầu tư với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

và trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm của công ty

đã tăng lên rõ rệt Liên tiếp trong những năm qua, Bích Chi đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý như: Cúp vàng Thương hiệu an toàn vì sức khoẻ cộng đồng, Huy chương Vàng và Dấu hiệu thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng cho sản phẩm phở hải sản và phở chay nấm hương; danh hiệu “Doanh nghiệp tiềm năng hợp tác quốc tế và hội nhập AFTA”, giải thưởng “Mai vàng hội nhập 2005”; bằng khen về thành tích xuất sắc trong sản xuất - kinh doanh và đóng góp

Trang 37

tích cực vào sự nghiệp phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam năm 2004

do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng

Ngoài ra, công ty còn nhận được Huy chương vàng Dấu hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn cho sản phẩm bánh phồng tôm và phở

bò kho ăn liền tại Hội Chợ EXIMPO Việt Nam năm 2005; Huy chương vàng cho các sản phẩm: Hủ tiếu bột lọc - Cháo gạo lứt muối mè - Canh khoai mỡ ăn liền - Bánh phở - Hủ tiếu bò kho - Bún càri gà ăn liền tại Hội Chợ Mekong Expo thành phố Cần Thơ năm 2004 - 2005

Những kết quả đạt được trong những năm qua đã khẳng định uy tín thương hiệu của Bích Chi đối với người tiêu dùng, đồng thời là hành trang để Bích Chi ngày càng vươn xa, đem hương vị ẩm thực quê hương đến với bạn bè trong nước

và quốc tế

Mang hương vị quê nhà đến người tiêu dung:

Đó là mục tiêu mà Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi quyết tâm đạt được Để thực hiện thành công mục tiêu này, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư cơ

sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi đã tăng cường khai thác tối đa lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương Bột lọc Sa Đéc nổi tiếng bởi bí quyết sản xuất gia truyền, độc đáo Thực phẩm được chế biến từ bột lọc Sa Đéc sẽ có chất lượng cao, dai mà mềm, thơm ngon rất đặc trưng

Sử dụng nguồn nguyên liệu đó, trong thời gian qua, Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi đã sản xuất trên 50 chủng loại sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu

đa dạng của người tiêu dùng Trong đó phải kể đến các sản phẩm truyền thống như bột gạo lức, bột dinh dưỡng, hủ tiếu bột lọc và bột đậu các loại Sau khi chế biến, các sản phẩm vẫn giữ nguyên hàm lượng vitamin trong gạo và đậu, đáp ứng tốt nhu cầu về dinh dưỡng cho người tiêu dùng Không dừng loại ở đó, Công ty

cổ phần Thực phẩm Bích Chi đã phát triển thêm nhiều sản phẩm mới như: cháo gạo lứt muối mè, bột mè đen, bột năm thứ đậu, cháo cá, cháo hải sản, cháo thịt bằm, các loại bột chế biến sẵn tiện lợi như bột bánh xèo, bột bánh bò, bột bắp, bột chiên Đặc biệt, nhằm đáp ứng cho nhịp sống công nghiệp hiện đại, phục vụ các bữa ăn nhanh của người dân, Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi đã sản xuất các loại thực phẩm chế biến từ bột lọc Sa Đéc như: phở ăn liền, hủ tiếu ăn

Trang 38

liền, bún ăn liền, Tại các kỳ hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, các sản phẩm của Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi như: canh khoai mỡ, phở chay nấm hương và hủ tiếu bột lọc luôn giành được giải thưởng lớn

3.1.2.Giới thiệu về công ty

Địa chỉ: 45X1, Nguyễn Sinh Sắc, Thị xã Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp

3.1.3.Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu cơ cấu trực

QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG

SX - KD

CÁC TỔ SẢN XUẤT

TỔ CƠ KHÍ

VỆ - VỆ SINH

TỔ LÒ

HƠI

Trang 39

3.1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban

Tổng giám đốc: Là người đại diện về mặt pháp nhân của công ty, đóng vai trò lãnh đạo và có quyền hành cao nhất trong công ty, là người đại diện đưa ranhững quyết định cho các phòng ban thực hiện Bên cạnh đó còn là người tổ chức các chiến lược hoạt động kinh doanh và chịu mọi trách nhiệm về kết quảkinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật

Phó giám đốc: là người giúp đỡ tổng giám đốc quản lý điều hành hoạt

động của công ty theo sự phân công phân cấp của tổng giám đốc

Phòng tổ chức: Tuyển dụng và đào tạo lao động, bố trí điều động quản

lý nhân sự, quản lý công tác hành chính, lưu trữ văn thư và chăm sóc đời sống cán bộ công nhân viên

Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuât sản xuất và chất lượng

sản phẩm, kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

Quản đốc phân xưởng: Là bộ phận trực tiếp điều hành hoạt động sản

xuất, theo dõi tiến độ sản xuất theo kế hoạch của công ty

 Các tổ sản xuất: Thức hiện các thao tác theo chức năng

 Tổ KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm suốt quá trình sản xuất và bảo quản thành phẩm

 Tổ cơ khí: Nghiên cứu chế tạo, vận hành, kiểm tra bao bi, các máy móc thiết

bị của công ty

 Tổ bảo vệ _ vệ sinh: Bảo vệ an toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất

Phòng sản xuất kinh doanh: Có nhiệm vụ giao dịch mua bán với

khách hang

Phòng kế toán: Lập kế hoạch tổng hợp và tổ chúc công tác kế toán tại

đơn vị

3.1.3.3 Mối quan hệ giữa các phòng ban

Giữa các phòng ban trong công ty có mối quan hệ làm việc rất chặc chẽ với nhau và luôn tác động qua lại lẫn nhau trong việc tổ chức sản xuất và điều hành hoạt động của công ty, vì chịu sự điều hành trực tiếp của ban giám đốc Mọi phòng ban trong công ty thì chịu trách nhiệm một mãng riêng

Trang 40

3.1.4 Cơ cấu tổ chức của bộ phận kế toán

3.1.4.1 Nhiệm vụ của từng vộ phận

Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế

toán của công ty, quản lý chuyên môn nghiệp vụ và đôn đốc nhân viên trong thực hiện công tác kế toán và chịu trách nhiệm về công tác kế toán trước ban giám đốc công ty

Kế toán tổng hợp: Tập hợp số liệu, kiểm tra đối chiếu, trình lập kết

chuyển các bút toán có liên quan đến tính giá thành và lập báo cáo kế toán

Kế toán công nợ_VTHH: Theo dõi và đối chiếu công nợ phải thu phải

trả, theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, giám sát tăng giảm hàng hóa mua bán, lập báo cáo tình hình xuất nhập kho, tồn kho, hư hao và tổn thất vật tư hàng hóa

Kế toán TSCĐ_CCDC: Theo dõi tình hình sử dụng công cụ dụng

cụng, giám sát việc tăng giảm tài sản cố định, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến sử dụng tài sản cố định, công cụ dụng cụ và trính khấu hao tai sản cố định

Kế toán thanh toán: Thực hiện và kiểm tra chứng từ thanh toán, lập

phiếu thu phiếu chi thanh toán phát sinh hàng ngày, nhập dữ liệu vào máy tính và lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định

3.1.4.2 Sơ đồ bộ máy kế toán

Hình 2: Sơ đồ bộ máy kế toán

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN

TSCĐ_CCDC

KẾ TOÁN CÔNG NỢ_ VTHH

KẾ TOÁN THANH TOÁN

Ngày đăng: 26/03/2018, 01:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Oswald D.Bowlin, John D. Martin, David F. Cott, Js. (1990), “Guide to Financial analysis” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guide to Financial analysis
Tác giả: Oswald D.Bowlin, John D. Martin, David F. Cott, Js
Năm: 1990
2. Walter B.Meigs, Robert F.Meigs. (1994), “Accounting the basis for business decisions”, PP.53-57.Tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accounting the basis for business decisions
Tác giả: Walter B.Meigs, Robert F.Meigs
Năm: 1994
1. Nguyễn Tấn Bình. (2000), “phân tích hoạt động doanh nghiệp”, Nxb Đại Học Quốc Gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: phân tích hoạt động doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Tấn Bình
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia TPHCM
Năm: 2000
2. Dương Hữu Hạnh. (2004), “Quản trị doanh nghiệp”, Tr 43-63, Nxb thống kê, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp
Tác giả: Dương Hữu Hạnh
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 2004
3. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan.(1998), “Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh”. Tr 159-189, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh
Tác giả: Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1998
4. Nguyễn Năng Phúc. (2003), “Phân tích kinh tế doanh nghiệp”, Nxb Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kinh tế doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: Nxb Tài Chính
Năm: 2003
5. Nguyễn Hải Sản. (2003), “Quản trị học”, Tr.192-208, Nxb thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị học
Tác giả: Nguyễn Hải Sản
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 2003
6. Bùi Văn Trịnh, “ Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w