PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, cái quan trọng nhất, cao qúy nhất là giá trị văn hóa. Học giả người Pháp là Edouard Herriot đã nói rằng: ”Văn hóa là những gì còn lại, khi tất cả đã mất đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”. Văn hóa vốn là giá trị tinh thần cốt lõi của một dân tộc, được hun đúc từ ngàn xưa cho đến nay. Vì vậy đi sâu tìm hiểu giá trị văn hóa chính là cú lội ngược dòng vào trong tâm khảm để tìm lại những giá trị bền vững, truyền thống, tinh hoa được kết tụ ngàn năm trong mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đó là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại biết bao truyền thống vô cùng quý giá. Đó là truyền thống yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, truyền thống đoàn kết cộng đồng, truyền thống nhân ái, khoan dung, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và nhiều truyền thống tốt đẹp khác. Những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc đã tạo nên BSVH Việt Nam. Nhờ có các giá trị văn hóa truyền thống mà dân tộc Việt Nam đã luôn đứng vững và trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Những giá trị văn hóa truyền thống hơn lúc nào hết cần được giáo dục, tuyên truyền và khơi sâu trong tâm thức của mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Có nhiều biện pháp để giúp mọi người nhận thức sâu sắc giá trị văn hóa dân tộc. Trong nhà trường phổ thông, biện pháp thiết thực và hữu hiệu nhất là thông qua nội dung các môn học có liên quan đến văn hóa, giáo viên cần đi sâu làm rõ BSVH của dân tộc mình cho các em học sinh. Lịch sử lại là môn học đề cập nhiều nhất các thành tựu văn hóa của dân tộc và nhân loại. Thông qua dạy học lịch sử, giáo viên cần giáo dục về những giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh là hợp lý và cần thiết. Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV đề cập một cách toàn diện các thành tựu chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa của nước ta. Mỗi thành tựu là một nội dung độc lập trong mỗi bài học. Điều đó chứng minh tầm quan trọng và ý nghĩa của các thành tựu trên là rất lớn. Nó phản ánh đúng thời kỳ phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam. Xét riêng về thành tựu văn hóa dân tộc trong các thế kỷ XXV, ở lời mở đầu bài 20 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ XXV (SGK Lịch sử 10 cơ bản trang 101) có đoạn viết: “Trong các thế kỷ XXV..., nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc...Những thành tựu văn hóa đạt được...đặt nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc”. Vậy bản sắc văn hóa là gì? BSVH dân tộc bao gồm những nội dung cụ thể nào? Phải làm sao để tìm thấy bản sắc dân tộc trong các thành tựu văn hóa? Việc tìm ra bản sắc dân tộc trong văn hóa có ý nghĩa to lớn gì? Đây là những vấn đề mà không phải giáo viên nào cũng làm rõ được trong quá trình giảng dạy bài 20. Để làm sáng tỏ được những vấn đề trên và để nâng cao hơn nữa hiệu quả của giờ học lịch sử, tôi quyết định chọn đề tài: ”Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc dân tộc thông qua dạy học Lịch sử bài 20 ( SGK Lịch sử 10 cơ bản)” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
Trang 2MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
I.Lý do chọn đề tài: 2
II Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
1 Mục tiêu 2
2 Nhiệm vụ 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
Phần nội dung 3
I Cơ sở lý luận 3
1 Khái niệm “bản sắc” và “bản sắc dân tộc” 3
2 Những đặc trưng cơ bản của BSVH dân tộc 3
3 Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam 4
4 Tính bức thiết phải giáo dục BSVH dân tộc cho thế hệ trẻ 4
5 Nguyên tắc làm nổi bật BSVH dân tộc trong dạy học LS bài 20 5
II Thực trạng 5
1 Thuận lợi, khó khăn 5
2 Thành công và hạn chế 7
3 Mặt mạnh, mặt yếu 7
4 Nguyên nhân tác động 7
III Giải pháp, biên pháp 8
1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8
2 Nội dùng và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8
3 Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 26
Phần kết luận và kiến nghị 28
1 Kết luận 28
2 Kiến nghị 28
Tài liệu tham khảo 30
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, cái quan trọng nhất, cao qúy nhất là
giá trị văn hóa Học giả người Pháp là Edouard Herriot đã nói rằng: ”Văn hóa là
những gì còn lại, khi tất cả đã mất đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” Văn hóa vốn là giá trị tinh thần cốt lõi của một dân tộc, được hun đúc từ
ngàn xưa cho đến nay Vì vậy đi sâu tìm hiểu giá trị văn hóa chính là cú lộingược dòng vào trong tâm khảm để tìm lại những giá trị bền vững, truyền thống,tinh hoa được kết tụ ngàn năm trong mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
đó là điều cần thiết hơn bao giờ hết
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ViệtNam đã để lại biết bao truyền thống vô cùng quý giá Đó là truyền thống yêunước, ý chí tự cường dân tộc, truyền thống đoàn kết cộng đồng, truyền thốngnhân ái, khoan dung, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và nhiều truyềnthống tốt đẹp khác Những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc đãtạo nên BSVH Việt Nam Nhờ có các giá trị văn hóa truyền thống mà dân tộcViệt Nam đã luôn đứng vững và trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử Nhữnggiá trị văn hóa truyền thống hơn lúc nào hết cần được giáo dục, tuyên truyền vàkhơi sâu trong tâm thức của mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ
Có nhiều biện pháp để giúp mọi người nhận thức sâu sắc giá trị văn hóadân tộc Trong nhà trường phổ thông, biện pháp thiết thực và hữu hiệu nhất làthông qua nội dung các môn học có liên quan đến văn hóa, giáo viên cần đi sâulàm rõ BSVH của dân tộc mình cho các em học sinh Lịch sử lại là môn học đềcập nhiều nhất các thành tựu văn hóa của dân tộc và nhân loại Thông qua dạyhọc lịch sử, giáo viên cần giáo dục về những giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh
là hợp lý và cần thiết
Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV đề cập một cáchtoàn diện các thành tựu chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa của nước ta Mỗithành tựu là một nội dung độc lập trong mỗi bài học Điều đó chứng minh tầmquan trọng và ý nghĩa của các thành tựu trên là rất lớn Nó phản ánh đúng thời
kỳ phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam
Xét riêng về thành tựu văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV, ở lời mởđầu bài 20 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV (SGK
Lịch sử 10 cơ bản - trang 101) có đoạn viết: “Trong các thế kỷ X-XV , nhân dân
Trang 5Việt Nam đã từng bước xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Những thành tựu văn hóa đạt được đặt nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc” Vậy bản sắc văn hóa là gì? BSVH dân tộc bao gồm những nội
dung cụ thể nào? Phải làm sao để tìm thấy bản sắc dân tộc trong các thành tựuvăn hóa? Việc tìm ra bản sắc dân tộc trong văn hóa có ý nghĩa to lớn gì? Đây lànhững vấn đề mà không phải giáo viên nào cũng làm rõ được trong quá trìnhgiảng dạy bài 20
Để làm sáng tỏ được những vấn đề trên và để nâng cao hơn nữa hiệu quả
của giờ học lịch sử, tôi quyết định chọn đề tài: ”Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc
dân tộc thông qua dạy học Lịch sử bài 20 ( SGK Lịch sử 10- cơ bản)” làm
sáng kiến kinh nghiệm của mình
II Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ khái niệm BSVH và BSVH dân tộc.
- Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của BSVH dân tộc
- Phân tích cơ sở hình thành của BSVH dân tộc
- Chỉ ra tính cấp thiết của việc giáo dục BSVH dân tộc đối với thế hệ trẻ,đặc biệt là thanh niên học sinh
- Khảo sát, đánh giá thực trạng về giáo dục BSVH dân tộc cho học sinhtrong nhà trường thông qua các môn học đặc biệt là môn học Lich sử
- Nghiên cứu kĩ nội dung lịch sử bài 20 (SGK Lịch sử 10 cơ bản) Xácđịnh những đặc trưng của BSVH dân tộc ẩn chứa bên trong nội dung bài học.Sau đó tìm ra phương hướng, giải pháp để sáng tỏ những đặc trưng ấy thông quatiết giảng của GV
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về BSVH dân tộc thông qua dạy học lịch sử bài 20
(SGK Lịch sử 10 cơ bản)
Trang 64 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về BSVH dân tộc dựa trên những thành tựu văn hóatrong các thế kỷ X-XV và được biểu hiện qua một tiết dạy lịch sử cụ thể ở bài 20(SGK Lịch sử 10- Cơ bản)
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên những tài liệu lý thuyết cóliên quan tới văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV như SGK, sách giáo viên,giáo trình Đại học Dựa vào tài liệu của các công trình nghiên cứu về BSVH nóichung Tôi đã đọc, nghiên cứu, phân tích, so sánh và chọn lọc để làm nổi bậtnhững vấn đề của BSVH dân tộc trong bài giảng
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua dự giờ của đồng nghiệp,trao đổi với học sinh để học hỏi, rút kinh nghiệm và thấy được tính cần thiết của
đề tài
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm giảng dạylịch sử bài 20 (SGK Lịch sử 10 cơ bản) theo hướng đi sâu làm rõ những giá trịBSVH dân tộc ở các lớp
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lý các số liệu (điểm số) bằng xácsuất thống kê toán học và tính độ lệch chuẩn của học sinh
PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
1 Khái niệm ”bản sắc” và ”bản sắc văn hóa dân tộc”
- Khái niệm ”bản sắc”: Theo từ điển tiếng Việt, “Bản“ có nghĩa là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân bên trong của một sự vật ”Sắc“ là cái thể hiện
ra ngoài của sự vật mà con người có thể nhận biết được
- Khái niệm ”BSVH dân tộc” là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những
giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam Đó là những giá trị tiêu biểu nhất, bảnchất nhất chúng mang tính dân tộc sâu sắc tạo nên cái riêng cái đặc thù dân tộc.Chúng mang tính bền vững, trường tồn, được nhận biết nhờ những sắc thái vănhóa biểu hiện cụ thể, phong phú, đa dạng
2 Những đặc trưng cơ bản của BSVH dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm các đặc trưng cơ bản sau:
- Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc
- Tình đoàn kết gắn bó keo sơn
Trang 7- Đạo lý luôn hướng về nguồn cội.
- Tinh thần nhân ái, khoan dung
- Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo
- Ngoài ra, BSVH dân tộc còn được thể hiện trong vẻ đẹp của VHDG
3 Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam
BSVH dân tộc không phải tự nhiên mà có, nó được tạo thành dần dần vàđược khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của dântộc trên những cơ sở sau đây:
- Thứ nhất: Hoàn cảnh địa lý chính trị của nước ta là một dân tộc nằm sátcạnh một nước Trung Hoa khổng lồ, một dân tộc Hán đông dân nhất thế giới, tựcao tự đại về một nền văn hóa, văn minh cổ xưa, tự cho mình là nước trung tâmcủa trời đất, là dân tộc thượng đẳng Một hoàn cảnh địa lý chính trị như vậy bắtbuộc nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam muốn giữ vững độc lập, muốn khỏi bịđồng hóa, phải nuôi dưỡng lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự cường dân tộc,
tình yêu quê hương thắm thiết, tình thương đồng bào sâu sắc ”bầu ơi thương lấy
bí lấy cùng”, phải đoàn kết gắn bó keo sơn như ”ba cây chụm lại” như ”bó đũa buộc chặt” vậy.
- Thứ hai: Điều kiện địa lý tự nhiên của nước ta nằm trong khu vực châu
Á gió mùa, khí hậu có nhiều thuận lợi nhưng cũng lắm thiên tai như lũ lụt, hạnhán Nông nghiệp là ngành sản xuất chính Chính những điều kiện tự nhiên vàkinh tế như vậy đã tác động đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam NgườiViệt Nam luôn cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khó, linh hoạt, sáng tạotrong lao động sản xuất; đoàn gắn bó trong phòng chống thiên tai, lụt lội; hòađồng gần gũi yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình, trong tình làng nghĩaxóm, chân thật, giản dị trong lối sống, đậm đà tình nghĩa, đạo lý trong cách đối
xử giữa người với người
4 Tính bức thiết phải giáo dục BSVH dân tộc cho thế hệ trẻ
Một là: Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập giao lưu với thế giới, văn hóabên ngoài theo đó tràn vào, những thứ văn hóa mới bao giờ cũng hiện đại và đầyquyến rũ Trong bối cảnh như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việtdường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế
Hai là: Thế hệ trẻ với tính cách nhanh nhạy, năng động, và luôn muốn thửnghiệm cái mới Điều này rất dễ dẫn đến việc chạy theo những hình thức vănhóa lai căng phù phiếm và quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc
Trang 8Ba là: Thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá.
Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoádân tộc là gì và cũng không cần hiểu
Bốn là: Là sự sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận học sinh đó làtình trạng học sinh vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, với thầy côgiáo, nói tục, không trung thực, ham chơi, xa rời những giá trị truyền thống,thích hướng ngoại, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường như hiện nay đanggây nên sự bức xúc lớn trong dư luận xã hội
Năm là: Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc,
là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thếgiới Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ,mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhânloại Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, việcgiáo dục nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùngcần thiết hơn bao giờ hết
5 Nguyên tắc làm nổi bật BSVH dân tộc trong dạy học LS bài 20
- Phải đảm bảo mục đích khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học
- Phải đảm bảo yêu cầu giáo dục nhân cách của lứa tuổi HS
- Đảm bảo mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển cho học sinh trongkhuôn khổ một giờ học nội khóa
+ Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, với việc kết nối mạnginternet giúp tôi tìm kiếm thông tin tài liệu, tranh ảnh phục vụ đề tài một cách dễdàng hơn
+ Với SKKN năm 2012- 2013 mang tên ”Hệ thống đồ dùng trực quan quyước bằng sơ đồ và niên biểu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X-XV”(Lớp 10 ban cơ bản) có phần nội dung liên quan đến văn hóa dân tộc Điều nàygiúp tôi hoàn thiện hơn khi thực hiện nội dung của đề tài mới
Trang 9+ Là một giáo viên lịch sử bên cạnh kiến thức chuyên môn vững vàng.Tôi luôn luôn được trang bị kỹ năng lập luận, trình bày, phân tích, chứng minhvấn đề một cách lô gic và khoa học Cũng nhờ những kỹ năng này tôi đã làmsáng tỏ nội dung đề tài và thực nghiệm một cách hiệu quả.
+ Các em học sinh trong trường hầu hết đều rất chăm ngoan, với tuổi trẻnăng động, nhạy bén thích tư duy, ham tìm tòi, học hỏi, ưa những khám phámới Chính các em là nguồn động lực lớn để tôi luôn tìm tòi đổi mới nội dung vàphương pháp giảng dạy
- Khó khăn:
+ Nội dung lịch sử bài 20, kết cấu bài viết trong SGK thiên về trình bàynhững thành tựu, đặc điểm văn hóa dân tộc về tư tưởng tôn giáo, giáo dục, vănhọc, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật Với cách trình bày khá dàn trải, nặng vềghi nhớ sự kiện Theo cách giảng dạy thông thường, giáo viên có thể giúp họcsinh có thể nhận tính toàn diện, phong phú, đa dạng của văn hóa nhưng rất khónhận biết bản sắc dân tộc (tính dân tộc) của văn hóa biểu hiện ra sao Vì vậytrong quá trình giảng dạy, để làm nổi bật bản sắc dân tộc trong các thành tựu vănhóa yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học, có kiến thức chuyênmôn sâu, có năng lực tư duy cùng với khả năng phân tích và lập luận vấn đê sắcbén, thuyết phục thì mục đích đặt ra mới được thực hiện Yêu cầu này là mộtkhó khăn vì không phải người giáo viên nào cũng có khả năng làm được
+ Thực tế, trong quá trình dạy học lịch sử ở trường Ngô Gia Tự, tôi thấyrất ít khi các thầy cô chọn bài dạy có nội dung về văn hóa để thao giảng Có thểnội dung liên quan đến văn hóa bao giờ cũng dài hơn, và thường khó để giảngthành công hơn so với những nội dung về chính trị, kinh tế, quân sự Bài 20(SGK Lịch sử 10 cơ bản) là một ví dụ Tham khảo những tiết giảng thôngthường của các thầy cô khi dạy bài 20, tôi nhận hầu như họ đã thể hiện được tínhphong phú đa dạng biểu hiện trong các thành tựu văn hóa và chưa làm nổi bậtđược tính dân tộc (bản sắc dân tộc) của văn hóa Vì là một vấn đề mới nênnhững kinh nghiệm cần học hỏi trong quá trình thực hiện đề tài là rất ít
+ Hầu hết các em học sinh trong nhà học theo ban tự nhiên nên không cókiến thức chuyên sâu về các môn khoa học xã hội, những hiểu biết về nội dunglịch sử nói chung và lịch sử văn hóa dân tộc nói riêng chưa sâu Đấy là chưa kểđến tình trạng lịch sử luôn bị coi là môn học phụ, học sinh không có hứng thú,lười học lịch sử là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay Mơ hồ về lịch sử dân
Trang 10tộc đồng nghĩa với việc mơ hồ về những giá trị văn hóa truyền thống của chaông Vì vậy việc đi sâu làm rõ BSVH dân tộc đến các em là cần thiết nhưngcũng rất khó khăn.
+ Bài học với dung lượng kiến thức khá dài, trong một giờ nội khóa, phảilàm sao để giải quyết tốt một bên là lượng kiến thức cơ bản cần truyền đạt vớimột bên là vấn đề BSVH dân tộc cũng cần được làm rõ Đây là một khó khăn rấtlớn đối với giáo viên
+ Đề tài chưa được áp dụng phổ biến rộng rãi
+ Đòi hỏi giáo viên mất nhiều thời gian trong quá trình nghiên cứu
- Mặt yếu: Nhiều ý tưởng hay mang tính thực tiễn để giáo dục BSVH dân
tộc cho học sinh vẫn chưa được thể hiện một cách sâu sắc
4 Nguyên nhân tác động
- Kinh nghiệm chuyên môn còn có hạn
Trang 11- Nội dung bài học tương đối dài.
- Thời gian có hạn (trong một tiết học)
- Hoàn cảnh gia đình tác động đến thời gian nghiên cứu
III Giải pháp, biện pháp
1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Làm sáng tỏ được những đặc trưng của bản sắc văn hóa trong dạy họcLịch sử bài 20
- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa phong phú đa dạng mang đậmbản sắc dân tộc
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc
- Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa
2 Nội dung và cách thức thức hiện giải pháp, biện pháp
Thứ nhất: Xác định những đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc trong
nội dung bài 20 (SGK Lịch sử 10)
Các mục Nội dung bản sắc văn hóa được phát
- Sử dụng đồdùng trực quantranh ảnh, sơ đồ,niên biểu
- Sử dụng kiếnthức liên môn
- Liên hệ thục tế
Giáo dục - Ý thức tự cường dân tộc
- Tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo
- Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo
- Coi trọng giá trị văn hóa dân gian
Khoa học
kỹ thuật
- Ý thức tự cường dân tộc
- Tinh thần yêu nước sâu sắc
Thứ hai: Biện pháp cụ thể làm sáng tỏ những đặc trưng BSVH dân tộc
thể hiện trong nội dung giáo án
Trang 12GIÁO ÁN DẠY LỚP THỰC NGHIỆM Bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC
- Thấy được nền văn hóa Đại Việt (Văn hóa Thăng Long) được hình thànhmang đậm bản sắc dân tộc, phản rõ ý thức tự cường, độc lập dân tộc, tinh thầnyêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc của nhân dân ta
2 Tư tưởng
- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa phong phú, đa dạng đậm bản sắcdân tộc
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc
- Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa
3 Kỹ năng
- Kỹ năng phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó rút ra tính chất
của nền văn hóa đó là mang tính dân tộc sâu sắc hay còn gọi là tinh thần dân tộc,bản sắc dân tộc
- Kỹ năng khai thác tranh ảnh về những thành tựu văn hóa.
- Kỹ năng lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa.
- Kỹ năng phân tích, so sánh, liên hệ thực tế.
II THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
1 Thiết bị
Máy tính, máy chiếu, giấy A4, nam châm
2 Tài liệu
- SGK Lịch sử 10 cơ bản, sách GV, và các sách tham khảo khác.
- Một số tranh ảnh nghệ thuật kiến trúc điêu khắc
- Một số bài thơ, phú của các nhà văn lớn thời kỳ đó
- Những tranh ảnh mang tính minh họa khác liên quan đến nội dung bàihọc
Trang 13III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan như tranh ảnh, bảng biểu, sơ
đồ
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp tích hợp kiến thức liên quan về văn hóa
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
TG: (3 phút)
1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2 Giới thiệu dẫn dắt vào bài mới
Thời Bắc thuộc, Văn hóa dân tộc chịu sự áp đặt, nô dịch của Văn hóaTrung Quốc Dẫu vậy, nhân dân ta không bị đồng hóa Nhân dân ta biết tiếpnhận và ”Việt hóa” những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa và giữ gìnnhững giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Để trên cơ sở đó, bước vào thời
kỳ độc lập, nhân dân ta có đủ điều kiện thuận lợi xây dựng một nền văn hóa độclập tự chủ mang đậm bản sắc dân tộc Vậy nền văn hóa mang đậm bản sắc dântộc mà nhân dân ta xây dựng trong các thế kỷ X-XV biểu hiện như thế nào? Nội
dung bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn học
sinh tìm hiểu tình hình tư tưởng, tôn
giáo của nước ta trong các thế kỷ
X-XV (10 phút)
GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời
câu hỏi:
Trong các thế kỷ X-XV, ở nước ta xuất
hiện những tôn giáo nào?
HS theo dõi SGK trả lời
GV chốt ý:
HS chú ý quan sát lĩnh hội
GV chiếu hình ảnh về Khổng Tử, Lão
Tử, Thích ca Mâu ni (Hình 1- H1) để
nói rõ hơn về nguồn gốc của ba tôn
I- TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO
- Các Tôn giáo: Nho, Phật và Đạogiáo du nhập vào nước ta thời Bắcthuộc, sang thời kỳ độc lập có điềukiện phát triển mạnh
Trang 14giáo này (Nho, Phật, Đạo giáo).
HS chú ý lĩnh hội.
GV yêu cầu HS tiếp tục theo dõi SGK
trả lời câu hỏi:
Tình hình tư tưởng tôn giáo ở nước ta
trong các thế kỷ X-XV có những điểm
gì nổi bật?
GV chiếu bảng hệ thống định hướng
nội dung (Xem bảng 1,phụ lục 2) và
gợi ý HS trả lời theo định hướng của
bảng hệ thống
HS quan sát, dựa vào SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý về đặc
điểm của từng lĩnh vực tôn giáo qua
các thời kỳ để được bảng nội dung học
tập hoàn chỉnh
HS quan sát lĩnh hội, ghi chép.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Tại sao Nho giáo trở thành hệ tưởng
chính của G/c thống trị và chiếm vị trí
độc tôn ở thời Lê sơ?
GV gợi ý HS dựa vào học thuyết của
Nho giáo và hoàn cảnh đất nước)
HS dựa vào SGK tư duy trả lời.
GV nhấn mạnh thêm: Nho giáo với các
học thuyết tích cực về ”trung quân”,
”tam cương”, ”ngũ thường”, ”chính
danh định phận” đã đáp ứng được
những nhu cầu thiết thân của đất nước
như xây dựng và tổ chức bộ máy nhà
nước phong kiến trung ương tập quyền
với đỉnh cao dưới thời Lê sơ, củng cố
trật tự của xã hội PK và nhu cầu phát
triển văn hoá và giáo dục nước ta lúc
Thời kỳ
Đặc điểm tư tưởng- tôn giáo Nho
giáo
Phật giáo
Đạo giáo
TN dân tộc Thế
kỷ X đến thế
kỷ XIV
- Dần là
hệ tư tưởng chính của g/c thống trị.
- Ít ảnh hưởng trong nhân dân.
- Giữ vị trí đặc biệt quan trọng
- Rất phổ biến trong nhân dân.
- Tồn tại cùng Nho giáo
và PG
- Hòa lẫn tín.n dân gian.
Phổ biến
và phát triển qua các thời kỳ
Cuối th.kỉ XIV đến đầu th.kỉ XV.
- Giữ vị trí độc tôn
- Suy giảm
Trang 15bấy giờ Do vậy Nho giáo được G/cthống trị tiếp nhận nâng lên thành tưtưởng chính thống của nhà nước.
HS lắng nghe, lĩnh hội.
GV nhấn mạnh: Nho giáo rõ ràng được
giai cấp thống trị PK tiếp nhận trên tinhthần chủ động, có hiệu chỉnh Từ mộttôn giáo bên ngoài, Nho giáo trở thànhtôn giáo chính thống của của nước ta
Đó cũng chính là tính tự cường của chaông trong xây dựng ý thức hệ
HS lắng nghe, lĩnh hội.
GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi
SGK trả lời câu hỏi:
Tại sao nói rằng trong các thế kỷ X-XIV, ở nước ta, Phật giáo giữ một vị trí rất quan trọng và phổ biến?
HS dựa vào SGK tư duy trả lời.
HS lắng nghe, lĩnh hội.
GV chiếu hình ảnh minh họa về Trần
Nhân Tông (H2) tiếp tục trình bày:
Thời Trần, vua Trần Nhân Tông khi lênlàm Thái Thượng hoàng đã xuất gia
Trang 16đầu Phật và lập ra dòng Thiền TrúcLâm Đại Việt Đây là dòng Phật giáomang đậm bản sắc dân tộc (tu tại tâm,gắn đạo với đời)
HS quan sát lắng nghe, lĩnh hội.
GV nhấn mạnh: Việc làm này của vua
Trần Nhân Tông một lần nữa minhchứng ý thức tự cường của cha ôngtrong việc muốn sáng lập dòng tôn giáoriêng mang đậm bản sắc dân tộc mình
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Tại sao trong nhân dân, Nho giáo ít ảnh hưởng còn Phật giáo lại rất phổ biến?
HS tư duy trả lời.
GV chiếu bảng phụ về một số đặc điểm
của Nho giáo và Phật giáo làm cơ sở
giải thích (xem bảng 2, phụ lục 2).
HS quan sát, so sánh, phát hiện vấn đề.
GV mở rộng liên hệ về PG: Ngày nay
Phật giáo vẫn ”đứng vững” trong tâmlinh đông đảo người dân (khoảng 10triệu tín đồ) Với nhân dân ta không cócánh cửa nào rộng mở như cửa chùa vàmái chùa muôn đời vẫn là nơi ”che chởhồn dân tộc”, nơi giữ gìn những giá trịvăn hóa truyền thống của cha ông
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông” Huyền Không (Thích Mãn Giác)
HS lĩnh hội.
GV giải thích nguyên nhân PG suy
giảm dưới thời Lê sơ: Thời Lê sơ cùngvới việc hoàn thiện bộ máy nhà nước
Trang 17phong kiến theo hướng quân chủchuyên chế Nho giáo đã trở thành công
cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xãhội phong kiến Vì vậy, Nho giáo đượcnâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xãhội Nhà nước phong kiến đã ban hànhnhiều điều lệ nhằm hạn chế sự pháttriển của Phật giáo, đưa Phật giáoxuống hàng thứ yếu nên vị trí Phật giáosuy giảm
HS lĩnh hội.
GV mở rộng kiến thức về Đạo giáo:
Đạo giáo cũng có nhiều điểm tươngđồng với tín ngưỡng dân gian như thầntrú, bùa phép để trừ tà, chữa bệnh, thờcúng các vị thần tiên nên nhanh chóngđược hòa lẫn với các tín ngưỡng đó
HS lĩnh hội.
GV nhấn mạnh: Đối với nhân dânnhững yếu tố nào của Nho, Phật, Đạogần gũi với phong tục tập quán, đạo lý
cổ truyền dân tộc mới có tầm ảnhhưởng mạnh mẽ (điển hình là Phậtgiáo) Như vậy nhân dân ta luôn thểhiện bản lĩnh của mình trong quá trìnhtiếp nhận các tư tưởng bên ngoài
có công với nước, với làng
Trang 18GV chiếu hình hình ảnh Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương (H4) minh
chứng thêm cho đạo lý uống nước nhớ
nguồn của người Việt Nam
HS quan sát, lĩnh hội
GV kết luận chung: Tư tưởng tôn giáo
nước ta thời kỳ này phong phú, đa
dạng, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bên
ngoài; xong vẫn mang đậm ý thức dân
tộc
HS lĩnh hội
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn học
sinh tìm hiểu những thành tựu về
giáo dục, văn học, nghệ thuật, và
khoa học kỹ thuật của Việt Nam trong
các thế kỷ X-XV (27 phút)
GV sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm Chia lớp thành 8 nhóm, 2 nhóm
thảo luận một nội dung Nội dung thảo
luận như sau:
+ Nhóm 1,2: Trình bày tóm lược sự
phát triển của giáo dục trong các thế kỷ
X-XV theo phiếu học tập và cho biết
tác dụng, hạn chế của giáo dục nước ta
thời kỳ này
+ Nhóm 3,4: Thống kê các thành tựu
văn học tiêu biểu ở các thế kỷ XI-XV
theo phiếu học tập và cho biết đặc điểm
(nội dung) của văn học thời kỳ này
+ Nhóm 5,6: Thống kê các thành tựu
nghệ thuật tiêu biểu ở các thế kỷ
XI-XV theo phiếu học tập và nêu nhận xét
về đời sống văn hóa của nhân dân ta
thời kỳ này
II GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC -
KỸ THUẬT
Trang 19+ Nhóm 7,8: Thống kê các thành tựu
khoa học-kỹ thuật theo phiếu học tập
và nêu rõ nguyên nhân của sự phát
triển khoa học kỹ thuật thời kỳ này
HS hình thành nhóm, nắm bắt nội thảo
luận
GV phát phiếu học tập (Xem phiếu học
tập ở bảng 3,4,5, 6, 7-phần phụ lục 2)
HS nhận phiếu học tập, thảo luận
GV quy định TG thảo luận nhóm là 7p.
HS chú ý thảo luận đúng thời gian.
GV yêu cầu đại diện nhóm 1 lên bảng
dán kết quả thảo luận Các nhóm còn
HS đối chiếu, hoàn thiệc vào vở ghi.
GV chiếu ảnh về Văn Miếu (Hà Nội)
(H5) và nhấn mạnh: Việc nhà Lý lập
Văn Miếu và mở Quốc Tử Giám đã
chứng tỏ nền giáo dục Nho học ở nước
ta chính thức được xác lập, thể hiện ý
thức tự cường dân tộc của cha ông
mong muốn xây dựng cho nước nhà
một nền giáo dục riêng, đồng thời cũng
thể hiện lòng tôn sư trọng đạo, biết ơn
những người đã sáng lập ra Nho học
GV chiếu hình ảnh bia Tiến sĩ tại Văn
Miếu-Hà Nội (H6), yêu cầu HS quan
sát và trả lời câu hỏi:
Hãy cho biết việc dựng bia Tiến sĩ có
tác dụng gì?
1.Giáo dục
Thời đại
Nội dung sự kiện Nhận
xét
Lý - Năm 1070, lập Văn Miếu
- Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.
- Năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám
Được xác lập
Trần - Năm 1247, đặt lệ lấy
Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).
- Mở rộng Quốc Tử Giám trong nhân dân
Từng bước hoàn thiện và phát triển
Lê sơ - Quy định 3 năm mở
một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.
- Thời Lê Thánh Tông (1640- 1497), đã tổ chức 12 khoa thi Hội, lấy đỗ hàng trăm Tiến sĩ.
- Năm 1484, cho dựng bia ghi Tiến sĩ
Phát triển đến đỉnh cao
Trang 20HS theo dõi SGK, tư duy trả lời
GV nhấn mạnh thêm: Việc dựng bia
Tiến sĩ không chỉ nhằm vinh danh
người tài, khuyến khích học hành Việc
làm đó còn xuất phát từ truyền thống
hiếu học, tôn sư trọng đạo của ông cha
ta
HS lĩnh hội
GV sử dụng (H6), giới thiệu thêm về
bia Tiến sĩ tại Văn Miếu (Hà Nội) và
nhấn mạnh: Bia được đặt trên lưng rùa
đá để biểu thị sự trường tồn của tinh
hoa dân tộc Mỗi tấm bia đá vừa là
nguồn sử liệu vô cùng quý giá vừa là
một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh
tế và độc đáo Unesco đã công nhận 82
bia đá ở Văn Miếu là Di sản tư liệu thế
giới (2010) Đây cũng là sự vinh danh
cho một dân tộc luôn biết đề cao tinh
thần hiếu học và truyền thống tôn sư
GV chiếu hình ảnh minh họa (H7) và
mở rộng kiến thức: Các nhân tài của
đất nước thời kỳ này tiêu biểu như Lê
Văn Thịnh (thời Lý), Nguyễn Hiền, Lê
Văn Hưu, Mạc Đỉnh Chi (thời Trần),
Lương Thế Vinh, Nguyễn Trãi (thời Lê
sơ)
GV kể chuyện về nhân tài tiêu biểu
- Tác dụng: Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân tài cho đất nước
- Hạn chế: Không tạo điều kiện cho
kinh tế phát triển.
Trang 21Lương Thế Vinh với giai thoại ngắn
”Phương pháp học” và ”Cân voi”, (Nội
dung giai thoại xem phần phụ lục 3).
HS lĩnh hội
GV chiếu hình ảnh Chu Văn An (H8)
và yêu cầu HS quan sát và trả lời câuhỏi
Hãy cho biết Ông là ai? Ông có vai trò
gì trong nền giáo dục đương thời?
HS tư duy trả lời
GV nhấn mạnh thêm: Chu Văn An là
người thầy- nhà sư phạm mẫu mực tàinăng và đức độ, tiết tháo cao thượng.Ông có công lớn trong việc truyền báNho giáo, xây dựng và phát triển nềngiáo dục Nho học, đào tạo nhiều nhântài cho đất nước như Phạm Sư Mạnh,
Lê Quát Ông xứng đáng danh vịđứng đầu các nhà giáo từ xưa đến nay
HS lĩnh hội.
GV yêu cầu HS trả lời:
Để phát huy truyền thống hiếu học,
truyền thống tôn sư trọng đạo em sẽ làm gì?
HS liên hệ bản thân trả lời
GV chiếu hình ảnh HS Việt Nam đạt
giải cao trong các kì thi Olimpic (H9)
và nhấn mạnh: Phát huy truyền thốnghiếu học của cha ông, thế hệ trẻ ViệtNam hôm nay đang ra sức học tập vàrèn luyện, đóng góp công sức mangvinh quang về cho Tổ quốc
HS quan sát lĩnh hội
GV làm rõ hạn chế của GD Nho học:
Trang 22GD Nho học không quan tâm đến khoa
học tự nhiên và kỹ thuật nên không tạo
điều kiện cho kinh tế phát triển
HS lĩnh hội
GV yêu cầu đại diện nhóm 3 lên bảng
dán kết quả thảo luận Các nhóm còn
lại quan sát nhận xét
HS đại diện nhóm 3 dán KQ thảo luận
lên bảng, nhóm khác nhận xét bổ sung
GV chiếu KQ phiếu học tập về văn học
HS quan sát, đối chiếu và hoàn thiện
vào vở ghi
GV thuyết giảng: Với ý thức tự cường
dân tộc cha ông ta đã xây dựng cho
mình một ý thức hệ riêng, nền giáo dục
riêng và tiếp đến là một nền văn học
riêng Nền văn học dân tộc chính thức
ra đời chủ yếu vẫn là văn học chữ Hán
Chữ Nôm tuy ra đời muộn hơn nhưng
đây là sản phẩm của tinh thần dân tộc
thể hiện rõ ý thức tự cường và bản lĩnh
dân tộc trong việc sử dụng chữ viết của
tiếng Việt làm ngôn ngữ văn chương
HS lĩnh hội.
GV chiếu hình ảnh về văn học (H10),
vận dụng kiến thức văn học thuyết
giảng: Những câu thơ, lời hịch tiêu
biểu của Lý Thường Kiệt, Nguyễn
Trãi, Trần Quốc Tuấn thể hiện rõ tinh
thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc
Tinh thần ấy vang lên trong thơ Lý
Thường Kiệt hào sảng, chắc nịch ”Sông
núi nước Nam vua Nam ở”, đầy phấn
khích của Nguyễn Trãi “Như nước Đại
2 Văn học
Lĩnh vực
Tác phẩm Tác giả
Văn học chữ Hán
- Nam quốc sơn hà
- Hịch tướng sĩ
- Bạch Đằng giang Phú
- Bình Ngô Đại cáo
- Lý Thường Kiệt
- Trần Quốc Tuấn
- Trương Hán Siêu
- Nguyễn Trãi
Văn học chữ Nôm
- Quốc âm thi tập
- Hồng Đức quốc
âm thi tập
- Nguyễn Trãi
- Lê Thánh Tông
Trang 23Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến
đã lâu” Lời thơ là những bản tuyên
ngôn tuyên bố đanh thép về chủ quyềnđộc lập dân tộc Đến Trần Quốc Tuấn
là một tinh thần sắt đá quyết tâm chiếnđấu tới cùng để giữ vững nền độc lập
ấy ”Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài
nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng”.
HS quan sát lắng nghe, lĩnh hội.
GV chiếu hình ảnh TQ vi phạm chủ
quyền biển đảo Việt Nam (H11) và yêu
cầu HS trả lời câu hỏi:
Những biểu hiện về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trước hành động TQ đặt giàn khoan trái phép lên vùng biển nước ta là gì?
HS quan sát liên hệ tực tế trả lời.
GV chiếu hình ảnh ngư dân Việt Nam
quyết tâm bám biển (H12) và nhấn
mạnh: Trong mọi thời kỳ, tinh thần yêunước của dân tộc được thể hiện rõ nhấtmỗi khi chủ quyền đất nước bị xâm hại
Cả dân tộc luôn phát huy tinh thầnđoàn kết, kiên quyết đấu tranh để giữvững chủ quyền thiêng liêng của Tổquốc
HS quan sát lắng nghe, lĩnh hội.
GV chiếu hình ảnh các tập thơ Nôm
(H13) và nhấn mạnh tác phẩm ”Quốc
Âm thi tập”: Tập thơ gồm 254 bài thơ.Bài nào trong tập thơ cũng thắm đượmtinh thần dân tộc, tình yêu cuộc sốnglao động bình dị nơi thôn dã của làng
Trang 24quê Việt Nam ”Ao cạn vớt bèo cấy
muống Đìa thanh phát cỏ ương sen”.
Tập thơ cũng là những xúc cảm dạt dào
tình yêu nước thương dân của Nguyễn
Trãi ”Bui có một lòng trung lẫn hiếu.
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”
(Trích Thuật hứng số 24)
HS quan sát lắng nghe, lĩnh hội.
GV kết luận: Nội dung chính của văn
học thời kỳ này kể cả chữ Hán và chữ
Nôm đều mang đậm tinh thần dân tộc,
đó là niềm tự hào dân tộc và lòng yêu
nước sâu sắc
GV: Chiếu nội dung đặc điểm văn học.
HS quan sát, đối chiếu hoàn thiện vào
vở ghi
GV yêu cầu đại diện nhóm 5 dán KQ
thảo luận lên bảng, nhóm khác quan sát
công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu
biểu (H14), yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Hãy quan sát hình ảnh về một số công
trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu và
cho biết đâu là những công trình chịu
ảnh hưởng của PG, đâu là những công
trình chịu ảnh hưởng của Nho giáo?
HS quan sát tư duy trả lời.
GV nhấn mạnh: Mặc dù chịu ảnh
hưởng của các yếu tố bên ngoài nhưng
→ Đặc điểm:
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc
- Lòng yêu nước sâu sắc
- Ca ngợi đất nước phát triển
3 Nghệ thuật
Lĩnh vực
Tên công trình
Kiến Trúc
Chùa Một Cột, chùa Phật Tích, chùa Dâu, tháp Phổ Minh, kinh
đô Thăng Long, thành nhà Hồ, đền tháp Chăm.
Điêu khắc
Rồng mình trơn cuộn trong lá
đề, bệ chân cột hình hoa sen nở, bông cúc nhiều cánh, các bức phù điêu cô tiên, vũ nữ
Sân khấu
Chèo, tuồng, múa rối nước
Âm nhạc
Trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh.
Trang 25các công trình nghệ thuật vẫn luôn thể
hiện được vẻ đẹp độc đáo mang bản
sắc riêng, biểu hiện ý thức tự cường
của cha ông trong sáng tạo nghệ thuật
GV chiếu hình ảnh chùa Một Cột
(H15) và thuyết giảng: Mang vẻ đẹp
độc đáo và tinh thần dân tộc trong nghệ
thuật kiến trúc thời đó tiêu biểu nhất là
công trình chùa Một Cột Chùa còn có
tên gọi là Diên Hựu (kéo dài tuổi
thọ-mong ước đất nước dân tộc luôn được
trường tồn, độc lập) Nhìn từ xa, chùa
như đóa sen nghìn cánh vươn lên từ
gương nước trong xanh, biểu hiện một
sự thanh cao, trong sạch, thấm đượm
tinh thần của PG và cũng biểu trưng
cho cốt cách tinh thần của người Việt
trong sáng, giản dị, hướng thượng, luôn
biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh
GV chiếu lại hình ảnh (H15) và giới
thiệu một số công trình kiến trúc, điêu
di sản kiến trúc tuyệt tác, tiêu biểu cho
nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ Với
nét chạm tinh xảo, hình tượng rồng
mang dáng vẻ mạnh mẽ, khỏe khoắn
Đó cũng là biểu tượng cho uy quyền và
sức mạnh của vua, của nhà nước phong
kiến Đại Việt thế kỷ XV
Ca múa, đua tài
Điệu ca, điệu múa, đấu vật, đua thuyền, đá cầu phổ biến.
Trang 26HS lắng nghe lĩnh hội.
GV chiếu hình ảnh một số công trình
điêu khắc đặc sắc) (H19), yêu cầu học
sinh trả lời câu hỏi:
Để có những tác phẩm điêu khắc đẹp
và tinh xảo như trên phải cần đức tính
gì ở người lao động?
HS quan sát, tư duy trả lời.
GV nhấn mạnh thêm: Nhờ có tinh thân
lao động cần cù, đức tính bền bỉ, tinh
tế, tài năng khéo léo, thông minh, sángtạo của cha ông nên mới có đượcnhững công trình có giá trị như vậy
HS quan sát, lắng nghe lĩnh hội.
GV chiếu hình ảnh tổng hợp về các
loại hình nghệ thuật sân khấu chèo,
tuồng, múa rối nước (H20) và thuyết
giảng: Đây là những loại hình nghệthuật sân khấu truyền thống của ViệtNam đậm tính dân tộc, dân gian
GV chiếu hình ảnh nghệ thuật Múa rối
nước (H21) và nhấn mạnh về nghệ
thuật múa rối nước: Đây là loại hình
nghệ thuật đặc sắc mang đặc trưng của
nền văn hóa lúa nước Ra đời và pháttriển từ thời Lý, khác với tuồng, chèo
và múa rối thông thường, múa rối nướcdùng mặt nước làm sân khấu; có thủyđình tượng trưng cho mái đình củavùng nông thôn Việt Nam Nhân vật lànhững con rối được sáng tạo rất khéoléo và duyên dáng, nội dung diễn tròphong phú phản ánh rõ đời sống sinhhoạt, sản xuất, phong tục, tập quán của
Trang 27dân dân ta Múa rối nước được đánh
giá là linh hồn của đồng ruộng Việt
Nam, là môn nghệ thuật độc đáo có
một không hai trên thế giới Hiện nay
múa rối nước đang nằm trong danh
sách đề cử là di sản văn hoá thế giới
Trong giai đoạn hiện nay, cũng như
tuồng, chèo, múa rối nước là những
loại hình sân khấu cần phải được quan
tâm bảo tồn và phát triển
GV chiếu hình ảnh (H22) và nhấn
mạnh: Bên cạnh một bộ phận của giới
trẻ đang ngày càng quay lưng với văn
hóa truyền thống thì đa số vẫn có xu
(H23), hình ảnh các cuộc đua tài, (H24)
để minh họa sự phát triển phong phú đa
dạng của văn hóa dân gian
HS quan sát lĩnh hội.
GV chiếu nội dung nhận xét.
HS đối chiếu, hoàn thiện vào vở ghi.
GV yêu cầu nhóm 7 dán KQ thảo luận
HS đối chiếu hoàn thiện vào vở ghi.
GV chiếu hình ảnh các công trình khoa
và kỹ thuật tiêu biểu (H25) và nhấn
4 Khoa học - kỹ thuật
Trang 28mạnh những công trình khoa học quan
trọng
+ Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu)-bộ sử
chính thống đầu tiên của nước ta
+ Lam sơn thực lục là bộ sử tư nhân do
Nguyễn Trãi biên soạn ghi lại toàn bộ
quá trình chiến đấu bảo vệ tổ quốc của
nghĩa quân Lam sơn
+ Dư địa chí (Nguyễn Trãi) là tác phẩm
”địa lý học lịch sử đầu tiên của Việt
Nam"
+ Binh thư Yếu lược (Trần Quốc Tuấn)
là tác phẩm lý luận về nghệ thuật quân
sự rất có giá trị
HS lắng nghe, lĩnh hội.
GV chiếu nội dung nguyên nhân sự
phát triển Khoa học-kỹ thuật
HS đối chiếu hoàn thiện vào vở ghi.
GV nhấn mạnh: Tác giả của các công
trình khoa học đều là những trí thức tài
giỏi hết lòng chăm lo cho vận mệnh
dân tộc Ý thức tự cường và tinh thần
độc lập dân tộc biểu hiện rõ trong từng
sản phẩm khoa học trên
HS lắng nghe, lĩnh hội
GV nhấn mạnh thêm: Thành tựu
KHKT phản ánh rõ hạn chế nền giáo
dục Nho học không chú trọng khoa học
tự nhiên nên thành tựu về KHTN rất ít
GV liên hệ thực tế về GD ở nước ta
hiện nay: Nội dung giáo dục mang tính
toàn diện, nhằm mục đích đào tạo con
người phát triển toàn diện về đức, trí,
thể, mỹ Do vậy các em cần có ý thức
→Nguyên nhân của sự phát triển
KHKT: Nhu cầu bảo vệ độc lập dântộc, phát triển đất nước về mọi mặt,nâng cao nhận thức của con người
Lĩnh vực
Tên công trình Tác giả
Lịch sử
- Đại Việt sử kí
- Lam sơn thực lục.
- Nguyễn Trãi
- Lê Thánh Tông
C.trị - Thiên Nam
dư hạ tập
- Lê Thánh Tông
Toán học
- Đại thành toán Pháp
- Lập thành toán pháp
- Lương Thế Vinh
- Vũ Hữu
quân sự
- Binh thư yếu lược
- Trần Quốc Tuấn
Quốc phòng
- Thành nhà
Hố (Thanh Hóa)
Trang 29+ Tính toàn diện, phong phú đa dạng của văn hóa (Biểu hiện rõ ở cácthành tựu đạt được).
+ Tính dân tộc sâu sắc-bản sắc văn hóa (được làm sáng tỏ qua nhữngthành tựu đạt được)
- GV chiếu sơ đồ đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc (xem bảng 8, phụ
lục 2) và giúp HS hình thành khái niệm BSVH dân tộc (BSVH dân tộc chính là
những giá trị tinh thần cốt lõi, đặc trưng của dân tộc Nói cách khác, đó chính lànhững truyền thống quý báu của nhân dân ta được hình thành và phát triển quaquá trình dựng nước và giữ nước lâu dài trong lịch sử dân tộc
- GV nhấn mạnh: Mặc dù đã bị mất mát rất nhiều nhưng ngày nay chúng
ta vẫn có thể thừa hưởng, chiêm ngưỡng khá nhiều thành tựu văn hóa đươngthời
* Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài
- Đọc trước bài 21 (SGK Lịch sử 10 cơ bản)
(Lưu ý: Tất cả hình ảnh trong giáo án xem phần phụ lục 1)
3 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài
Sau khi tiến hành giảng dạy làm sáng tỏ đặc trưng BSVH dân tộc trongnội dung bài 20 ở cả 2 lớp thực nghiệm là lớp 10A3 và lớp 10A13; không làmsáng tỏ đặc trưng BSVH dân tộc trong nội dung bài 20 ở 2 lớp đối chứng là10A5 và lớp 10 A9 Tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra nội dung trong bài 20
ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
Trang 30Sau khi kiểm tra, kết quả thu được như sau:
10A9 38 5 13% 6 16% 16 42% 11 29%
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ (%) kết quả bài kiểm tra đạt được của HS các lớp
Từ bảng kết quả điểm kiểm tra nhập trong Excel, tôi tính được độ lệch chuẩn về điểm
số các lớp dựa vào hàm STDEVA như sau:
HS hứng thú học tập hơn, mức độ tiếp thu kiến thức tốt hơn, nên kết quả điểm
Trang 31kiểm tra đồng đều hơn so với nhóm lớp mà tôi không thực hiện giáo án này.Vớihai nhóm lớp có lực học tương đương nhau là 10A3 và 10A5, 10A9 và 10A13.
Ta thấy độ lệch chuẩn về điểm kiểm tra ở lớp đối chứng 10A5 lớn hơn lớp thựcnghiệm 10A3 là 0,21 Vậy HS lớp 10A5 học lệch hơn HS lớp 10A3 Độ lệchchuẩn về điểm kiểm tra ở lớp đối chứng 10A9 lớn hơn lớp thực nghiệm 10 A13
là 0,21 Vậy HS lớp 10A13 học đều hơn so với HS lớp 10A9
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
- BSVH dân tộc là những giá trị tinh thần cốt lõi của một dân tộc, lànhững truyền thống vô cùng quý báu của nhân ta được hun đúc trong quá trìnhdựng nước và giữ nước từ xưa đến này Nhờ có những truyền thống đó mà dântộc ta luôn đứng vững và trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử
- BSVH dân tộc biểu hiện qua những thành tựu văn hóa trong nội dungbài 20 (SGK Lịch sử 10, cơ bản) bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó tinh thầnyêu nước và ý thức tự cường dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộcác giá trị văn hóa Nó cũng là hệ quy chiếu quy định sự ra đời của nhiều giá trịtinh thần khác
- Trong giảng dạy lịch sử xây dựng và văn hóa dân tộc (Bài 20-SGK Lịch
sử 10, cơ bản), giáo viên đã cố gắng sử dụng mọi biện pháp để định hướng HStìm thấy tinh thần dân tộc sâu sắc (BSVH dân tộc) ẩn chứa bên trong nhữngthành tựu văn hóa phong phú, đa dạng Từ đó HS nhận thức sâu sắc hơn giá trịcủa các thành tựu văn hóa đương thời, có ý thức giữ gìn và phát huy những giátrị văn hóa đó
Thiết nghĩ rằng, dạy học lịch sử về văn hóa dân tộc cốt yếu phải giúp HStìm ra vẻ đẹp tinh thần của dân tộc trong văn hóa Có như vậy dạy học lịch sửmới đảm bảo mục đích ”dạy chữ” để ”dạy người” Đấy cũng là mục tiêu lớnnhất cần đạt được của giáo dục nói chung
2 Kiến nghị
- Cần làm sáng tỏ BSVH trong các giờ học lịch sử văn hóa dân tộc có liênquan Đề tài mới chỉ khai thác khía cạnh của BSVH trong nội dung lịch sử vănhóa dân tộc ở giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, giáo viên cần khai thác nội
Trang 32dung này ở những giai đoạn khác nhau nữa và cả ở những môn học khác có thểlồng ghép được như văn học, địa lý, giáo dục công dân
- Dạy học lịch sử văn hóa dân tộc bằng phương pháp thực tiễn vẫn manglại hiệu quả lớn nhất Cấp trên và nhà trường nên tạo điều kiện để các em đượcđến thăm quan và tiếp xúc thực tế với các di sản, di tích văn hóa dân tộc Điềunày có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục rất lớn
- Dạy Lịch sử về văn hóa cũng đồng nghĩa với dạy cho con người cáchsống và ứng xử có văn hóa trong cuộc sống, mỗi giáo viên cần nhận thức đúnghướng ”dạy chữ” để ”dạy người” Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc để địnhhướng lớp trẻ tìm ra giá trị văn hóa của cha ông để nêu cao ý thức gìn giữ và bảotồn chúng
- Mỗi bài giảng hay và thành công là sản phẩm của sự say mê lao độngvới nghề, tâm huyết hết lòng vì HS thân yêu Lịch sử dẫu là môn học chưa được
xã hội xem trọng nhưng ý nghĩa giáo dục về mặt đạo đức là rất lớn Dù trong bất
cứ hoàn cảnh khó khăn nào, mỗi thầy cô hãy luôn luôn là ”tấm gương đạo đứctrong sáng, tự học và sáng tạo”
- Tài liệu về văn hóa dân tộc rất phong phú, đa dạng, giáo viên cần tìm tòichọn lọc, để bài giảng sinh động, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sửvăn hóa dân tộc
Trang 33TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Sách giáo khóa Lịch sử 10 (Cơ bản),NXB Giáo dục, 2007
2 Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Sách Giáo viên Lịch sử 10- NXB Giáodục, 2006
3 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch Sử lớp 10- NXBGiáo dục, 2006
4 Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Giới Thiệu giáo án Lịch sử 10 (Cơbản), NXB Hà Nội, 2006
5 Nguyễn Thị Thạch, Thiết kế bài giảng Lịch sử 10 (tập 1), NXB Hà Nội,2006
6 Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập 1),NXB Giáo dục, 2003
7 Trịnh Tiến Thuận - Nguyễn Xuân Trường - Nguyễn Nam Phóng - Lê
Hiến Chương - Phạm Ngọc Huyền, Hướng dẫn Vận dụng kênh hình trong
sách giáo khoa lịch sử 10.
8 Trương Ngọc Thơi, Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10, NXB Đại
học Sư Phạm, 2006
9 Trương Ngọc Thơi, 1299 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 (Chương trình
nâng cao và cơ bản), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
10.Trương Ngọc Thơi, Bộ đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử 10
(Ban cơ bản), NXB Hà Nội, 2006
11.WWW.Bách khoa tri thức.vn- Bản sắc văn hóa dân tộc
12.Google Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam- Hồn Kiến Việt
13.Nhiều tài liệu, tranh ảnh liên quan Văn hóa Việt Nam thế kỷ X-XV đượcsưu tầm trên Internet
Trang 34PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG KÊNH HÌNH PHỤC VỤ BÀI GIẢNG