1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA TPP TỚI NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM

58 672 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 474,71 KB

Nội dung

Đứng trước tình hình khókhăn như vậy nhà nước đã tích cực trong việc đàm phán và đem lại rất nhiều các Hiệpđịnh được ký kết như FTA với EU, Mỹ và Nhật làm cho ngành may mặc ngày càng phá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN KINH TẾ VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA TPP TỚI NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM

Tên sinh viên :

Mã sinh viên :

Lớp chuyên ngành :

Giáo viên hướng dẫn :

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………4 DAN MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH……… 6 LỜI MỞ ĐẦU………7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN DỀ CƠ BẢN VỀ TPP ĐỐI VỚI NGÀNH MAY MẶC 1.1 Những vấn đề cơ bản về TPP………10 1.2 Nội dung cam kết về dệt may nói chung và ngành may mặc nói riêng trong TPP………11 1.3 Một số kinh nghiệm phát triển ngành may mặc trên thế giới và bài học cho Việt Nam ……….15 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHI GIA NHẬP TPP……… 19 2.1 Khái quát thực trạng phát triển ngành may mặc Việt Nam………….………… 19

1 Lịch sử phát triển ngành may mặc Việt Nam……… 19

2 Tình hình xuất khẩu ngành may mặc trong những năm gần đây của Việt

Nam……… 22

3 Các phương thức xuất khẩu ngành may mặc Việt Nam……… 29

1 Gia công xuất khẩu (CMT) ……… 29

2 Xuất khẩu trực tiếp (FOB) ……… 31

2.2 Phân tích thực trạng điều kiện của ngành may mặc Việt Nam khi gia nhập

TPP………32

1 Thực trạng sức cạnh tranh ngành may mặc của Việt Nam……….32

2 Tình hình thực hiện phương thức gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp

Nam……….37 2.3 Kết luận thực trạng sự sẵn sàng của ngành may mặc Việt Nam khi gia nhập TPP……….… 41 2.3.1 Những kết quả đạt được……… ….41 2.3.2 Những vấn đề đặt ra cho ngành may mặc Việt Nam khi gia nhập TPP… 44

Trang 3

CHƯƠNG 3 : DỰ BÁO TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC CỦA NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP……… 48 3.1 Dự báo tác động của TPP tới ngành may mặc Việt Nam……… 48

3.2 Giải pháp tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức của ngành may mặc Việt Nam

khi gia nhập TPP………50 3.3 Một số kiến nghị đối với các Bộ, Ngành liên quan……… 55 KẾT LUẬN……… 57

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 Viết tắt Tiếng Việt

STT Viết tắt Tiếng Việt Đầy đủ Tiếng Việt

1 ASEAN Association of South East Asian

Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Nam Á

thúy trong ngành may mặc

Miễn trách nhiệm trên Boongtàu và đây là hình thức muanguyên vật liệu – bán thànhphẩm trong ngành may mặc

Agreement

Hiệp định Đối tác xuyên Thái

Bình Dương

Trang 5

Bảng 2.3 Nhập khẩu hàng may mặc của các nước EU 9 tháng 2015

Bảng 2.4 Nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2015

Bảng 2.5 Các chủ thể tham gia quá trình gia công xuất khẩu

Bảng 2.6 Một số chủng loại hàng may xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2015

Bảng 2.7 Tiền công lao động trong ngành dệt may của một số nước

Bảng 2.8 Kết cấu giá gia công ( bình quân cho các mặt hàng)

Bảng 2.9 Thị trường nhập khẩu vải của Việt Nam 10 tháng đầu 2015

Bảng 3.1 Dự báo KNXK của Việt Nam đến năm 2025

Danh mục hình

Hình 2.1 Cán cân thương mại Việt Nam với các quốc gia thành viên TPP năm 2014 Hình 2.2 Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Hình 2.3 Chuỗi giá trị ngành may mặc

Hình 3.1 Dự báo KNXK hàng may mặc Việt Nam sang Hoa Kỳ đến năm 2025

Danh mục sơ đồ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ sản xuất và phân phối hàng may mặc

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1) Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứ :

Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện chủ trương đổi mới và phát triển kinh tế củaĐảng và Nhà Nước, hoạt động của nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp từng bướcphải chuyển đổi cho phù hợp hơn với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hôị chủ nghĩa Trong nền kinh tế thị trường,cạnh tranh là một trong những qui luật cơ bản do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển được trong môi trường này cần phải có khẳ năng cạnh tranh cao

Đặc biệt đối với ngành may mặc, là ngành có đặc điểm là không đòi vốn lớn, lại thuhồi vốn nhanh và sử dụng nhiều lao động, là ngành được nhiều doanh nghiệp ở nhiềunước đang phát triển tham gia nên mức độ cạnh tranh ngày càng cao Hơn nữa đời sốngcủa người dân ngày càng cao kéo theo nhu cầu may mặc tăng lên cả về số lượng và chấtlượng Riêng đối với ở Việt Nam, hiện nay Đảng và Nhà Nước đã có nhiều các chích sáchkhuyến khích đầu tư, phát triển ngành hành may mặc, điều này đẵ tạo điều kiện cho sự rađời hàng loạt các doanh nghiệp may mặc với đủ mọi thành phần kinh tế cũng như qui môkhác nhau ở nước ta Các doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi cách để chiếm lĩnh và mở rộngthị trường hội nhập kinh tế quốc tế Thực tế cho thấy năm 2008 vừa qua khi mà cuộckhủng hoảng tài chính ở Mỹ lan rộng kéo theo sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, nhiềudoanh nghiệp may mặc Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn, có nguy cơ phá sản Dokhủng hoảng, nên việc xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng sang các thị trường lớn như EU,

Mỹ, Nhật gặp nhiều khó khăn đặc biệt là sản phẩm may mặc Đứng trước tình hình khókhăn như vậy nhà nước đã tích cực trong việc đàm phán và đem lại rất nhiều các Hiệpđịnh được ký kết như FTA với EU, Mỹ và Nhật làm cho ngành may mặc ngày càng phát.Dưới tác động của các Hiệp định đã được ký kết từ năm 2006 đến 2015 thì ngành maymặc của Việt Nam đã ngày một phát triển và trưởng thành, kim ngạch xuất khẩu liên tựctăng qua các năm và các mặt hàng xuất khẩu đi các nước cũng ngày càng đa dạng chủngloại Không dừng lại ở đó mới đây Việt Nam còn ký kết thành công một Hiệp định thế hệmới đó là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm 12 nước thành viên tham giatrong đó có các ông lớn trong việc nhập khẩu hàng may mặc như Mỹ, Nhật Đây là 1 tin

Trang 7

vui cho ngành may mặc đối với chúng ta nhưng cũng là 1 thách thức không hề nhỏ, bởimuốn chơi với các nước lớn chúng ta phải tuân thủ những quy tắc, luật pháp rất khắt khe

và chặt chẽ Vì vậy mà em lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của TPP tới ngành may mặc Việt Nam” để phân tích đưa ra một cái nhìn cụ thể về tình hình cũng như cơ hội thách

thức mà ngành may mặc sắp phải đối mặt, từ đó đưa ra một số kiến nghị cho các Bộngành liên quan nhằm giúp các doanh nghiệp may mặc Việt Nam vững vàng đối mặt vớicơn sóng hội nhập mới

2) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài :

Mục tiêu : Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của TPP và thực trạng phát triển ngành

may mặc Viêt Nam cũng như ảnh hưởng TPP tới ngành may mặc Việt Nam trong tiếntrình gia nhập TPP, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp tận dụng cơ hội và vượt quathách thức trên sự ảnh hưởng của TPP tới ngành may mặc Việt Nam trong tiến trình gianhập TPP thời gian tới

Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Trình bày những vấn đề cơ bản về TPP với lĩnh vực dệt may nói chung và ngànhmay mặc nói riêng

 Phân tích thực trạng phát triển ngành may mặc Việt Nam cũng như ảnh hưởngcủa TPP tới ngành may mặc Việt Nam khi gia nhập TPP và rút ra các kết luậnđánh giá

 Trên cơ sở xu hướng phát triển ngành may mặc Việt Nam, đề tài đề xuất hệthống các giải pháp tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức thông qua sự ảnhhưởng của TPP tới ngành may mặc Viêt Nam khi gia nhập TPP

3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Những vấn đề cơ bản về TPP và ảnh hưởng của TPP tới

ngành may mặc VIệt Nam khi gia nhập TPP

Phạm vi nghiên cứu :

Về phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu xoay quanh sự ảnh hưởng của TPP tới

ngành may mặc VIệt Nam đưa ra cơ hội thách thức đối với ngành

Trang 8

Về không gian: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của TPP tới ngành may mặc Việt Nam

khi gia nhập TPP

Về thời gian: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của TPP tới ngành may mặc Việt Nam

khi gia nhập TPP từ năm 2007 đến 2015 và đề xuất giải pháp đến năm 2025 4) Kết cấu đề án :

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đượckết cấu thành 3 chương :

Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về TPP đối với ngành may mặc.

Chương 2 : Thực trạng phát triển ngành may mặc Việt Nam và những điều kiện khi

gia nhập TPP

Chương 3 : Dự báo tác động và giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của

ngành may mặc Việt Nam khi gia nhập TPP

Trang 9

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN DỀ CƠ BẢN VỀ TPP ĐỐI VỚI NGÀNH MAY MẶC

1.1 Những vấn đề cơ bản về TPP.

Nội dung chính

Có năm đặc điểm chính đã làm TPP trở thành một Hiệp định quan trọng của thế kỷ

21, đặt ra các tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu, đồng thời tiếp tục giải quyết cácvấn đề của thời đại mới Những đặc điểm đó bao gồm:

Tiếp cận thị trường toàn diện :

TPP đã xóa bỏ hoặc giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan một cách đáng

kể đối với mua bán hàng hóa và dịch vụ, bao trùm một mảng lớn về thương mại, baogồm hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội mới và lợi ích cho doanhnghiệp, công nhân, và người tiêu dùng của các nước ký kết

Cách tiếp cận các cam kết khu vực :

TPP hỗ trợ sự phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng, và thương mại liền mạch, tăngcường hiệu quả, tạo và hỗ trợ việc làm, nâng cao mức sống, tăng cường các nỗ lựcbảo tồn, hỗ trợ hội nhập xuyên biên giới, cũng như mở cửa thị trường trong nước

Giải quyết các thách thức thương mại mới :

TPP thúc đẩy sự đổi mới, năng suất, và tính cạnh tranh nhờ vào việc xem xét giảiquyết các vấn đề mới, trong đó có phát triển kinh tế kỹ thuật số và vai trò của cácdoanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu

Thương mại toàn diện :

TPP bao gồm các yếu tố mới nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở các mức độ pháttriển khác nhau và các doanh nghiệp có quy mô khác nhau đều có thể đạt được lợiích từ thương mại Hiệp định bao gồm cam kết giúp đỡ các doanh nghiệp vừa vànhỏ hiểu được Hiệp định, nắm bắt các cơ hội, và buộc chính quyền các nước thamgia TPP phải chú ý đến những thách thức đặc thù của mình Hiệp định cũng baogồm những cam kết cụ thể về phát triển và xây dựng năng lực thương mại để đảm

Trang 10

bảo rằng tất cả các Bên có thể tuân thủ cam kết trong Hiệp định và tận dụng đượcnhững lợi ích

Nền tảng hội nhập khu vực :

TPP được định hình như một nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và nhắm đến

cả những nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Phạm vi áp dụng

 TPP bao gồm 30 chương về thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại, từthương mại hàng hóa đến hải quan và trợ giúp thương mại; biện pháp vệ sinh dịchtễ; rào cản kỹ thuật đối với thương mại; biện pháp phòng vệ thương mại; đầu tư;dịch vụ; thương mại điện tử; mua sắm công; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường;các chương “ngang” nhằm mục đích đảm bảo TPP tận dụng được các tiềm năng vềphát triển, năng lực cạnh tranh, và sự toàn diện; giải quyết tranh chấp, các điềukhoản ngoại lệ, và điều khoản thi hành

 Ngoài cập nhật các phương pháp truyền thống đối với vấn đề của các hiệp địnhthương mại tự do trước đây, TPP còn đưa vào các vấn đề thương mại mới và các vấn

đề xuyên suốt, bao gồm các vấn đề liên quan đến Internet và nền kinh tế kỹ thuật số,

sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước trong đầu tư và thương mại quốc tế ,khả năng của các doanh nghiệp nhỏ để tận dụng lợi thế của các hiệp định thươngmại, và các chủ đề khác

 TPP kết nối một nhóm gồm nhiều nước đa dạng về mặt địa lý, ngôn ngữ và lịch sử,kích thước và mức độ phát triển Tất cả các nước ký kết TPP nhận thấy rằng sự đadạng là một tài sản đặc thù, nhưng cũng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ, xây dựng nănglực cho các nước TPP kém phát triển hơn, và phát triển năng lực để thực hiện nhữngnghĩa vụ mới trong một số trường hợp trong thời gian chuyển tiếp đặc biệt và có cơchế cho phép một số Bên thêm thời gian

1.2 Nội dung cam kết về dệt may nói chung và ngành may mặc nói riêng trong TPP.

TPP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam tham gia có chương riêng vềdệt may Ngoài việc áp dụng các quy định chung như các hàng hóa khác trong cácchương Thương mại Hàng hóa, Quy tắc Xuất Xứ, Phòng vệ Thương mại, Hợp tác Hảiquan, dệt may có những quy định riêng mang tính đặc thù

Trang 11

Chương dệt may trong Hiệp định TPP bao gồm 3 nội dung chính:

Mở cửa thị trường (lộ trình xóa bỏ thuế quan).

Các Bên trong TPP có các nghĩa vụ căn bản là xóa bỏ thuế hải quan đối vớihàng hóa đủ tiêu chuẩn từ khu vực TPP, và để quy định nguyên tắc xử lý đối vớinhững hàng hóa đến từ các Bên khác trong TPP tương đương với cách mà họquy định đối với công dân nước mình (“nguyên tắc đối xử quốc gia”) Điều đó

có nghĩa là loại bỏ tất cả các sắc thuế đối với hàng hóa công nghiệp và gần nhưtất cả các sản phẩm công nghiệp Phần lớn việc loại bỏ thuế sẽ được diễn rangay lập tức, mặc dù một số sắc thuế sẽ được loại bỏ theo khung thời gian thỏathuận Tất cả các vấn đề liên quan đến mở cửa thị trường đặc biệt là lộ trình cắtgiảm thuế quan đều được các nước quy định và đưa ra các biểu cam kết thuế

quan một cách cụ thể rõ ràng ở trong “ Chương 2: Đối xử quốc gia và mở cửa

thị trường đối với hàng hóa ” và “ Phụ lục 2-D: Lộ trình cắt giảm thuế ” của

TPP

Quy tắc xuất xứ.

Về quy tắc xuất xứ sẽ được quy định rõ trong “ Phụ lục 3-D: Quy tắc xuất

xứ cụ thể mặt hàng ” và cụ thể hơn về dệt may nói riêng và ngành may mặc nói

chung thì sẽ được nói rõ ở “ Phụ lục 4-A: Quy tắc xuất xứ cụ thể của hàng dệt

may ” của Hiệp định xuyên Thái Bình Dương Cụ thể là theo Phụ lục này, hàng

hóa có xuất xứ nếu được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Bênbởi một hoặc nhiều người sản xuất sử dụng nguyên phụ liệu không có xuất xứ,và:

a) Mỗi nguyên phụ liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóaphải đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa, quy trình sản xuất cụ thể,hàm lượng giá trị khu vực, hoặc bất kỳ quy tắc nào khác được nêu trong Phụlục này; và

b) Hàng hóa đáp ứng tất cả các quy định khác của “Chương 4: Dệt may” hoặc

“Chương 3: Quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ”

Biện pháp tự vệ và hợp tác hải quan

Theo các điều khoản của Điều này nếu, sau khi giảm trừ hoặc loại bỏ thuế

Trang 12

quan theo quy định tại Hiệp định này, một mặt hàng dệt may được hưởng ưu đãithuế quan theo quy định tại Hiệp định này được nhập khẩu vào lãnh thổ củamột Bên với số lượng gia tăng, và theo đó gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đedọa thực tế cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tựhoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, Bên nhập khẩu, xét thấy cần thiết nhằmngăn chặn hoặc phòng vệ những thiệt hại đó và để thuận lợi các điều chỉnh, ápdụng hành động khẩn cấp phù hợp với khoản 6, bao gồm việc tăng thuế suất đốivới hàng hóa đó của một hoặc các Bên xuất khẩu tới mức không vượt quá mứcnào thấp hơn trong hai mức sau:

a) Thuế suất tối huệ quốc (MFN) áp dụng tại thời điểm hành động khẩn cấpđược thực hiện; và

b) Thuế suất MFN áp dụng vào ngày ngay sau ngày Hiệp định có hiệu lực choBên đó

Ngoài ra, Việt Nam có 2 thỏa thuận song phương với Hoa Kỳ và Mê-hi-cô về cơ chếđăng ký doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may

Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào thị trường TPP, đạt 11,2 tỷUSD năm 2014 (chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang các nước TPP), trong

đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 9,8 tỷ USD Đây là một trong những mặt hàng được kỳvọng sẽ hưởng lợi nhiều từ TPP vì ta có lợi thế cạnh tranh và thuế suất tối huệ quốc củacác nước thành viên TPP mà ta chưa ký FTA đang ở mức khá cao như Hoa Kỳ 17,5%,Canada 17%, Mê-hi-cô 30% và Pê-ru 17% Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% nhưng cũng được kỳ vọng có khả năng tăngtrưởng tốt khi hàng dệt may xuất khẩu được áp dụng linh hoạt về quy tắc xuất xứ vàđược phép cộng gộp xuất xứ nguyên liệu trong các nước TPP

Về thị trường Hoa Kỳ, 73,1% số dòng thuế sẽ được đưa về 0% ngay khi Hiệp định

có hiệu lực; 19,7% số dòng thuế sẽ được giảm thuế từ 35% đến 50% so với thuế MFNtại thời điểm Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 11 và 13; 7,2% sốdòng thuế sẽ có thuế suất bằng 0% vào năm thứ 6 Nếu tính theo kim ngạch xuất khẩunăm 2014, ngay khi hiệp định có hiệu lực, hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ có khảnăng tiết kiệm được 63,5% tiền thuế nhập khẩu, tương đương 1,1 tỷ USD nếu đáp ứng

Trang 13

được quy tắc xuất xứ của Hiệp định.

Về thị trường Canada, toàn bộ mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sẽđược xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm Trong đó 42,9% kimngạch xuất khẩu vào Canada có thuế 0% năm đầu tiên và 57,1% kim ngạch có thuế 0%vào năm thứ 4

Mê-hi-cô và Pê-ru là 02 nước sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn nên duy trì chínhsách bảo hộ cao đối với ngành công nghiệp này Thuế nhập khẩu vào Mê-hi-cô và Pê-ruchỉ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 16 Ngoài ra, Mê-hi- cô áp dụng hạn chế địnhlượng đối với một số mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu được hưởng thuế 0% nhưng

sử dụng nguyên liệu thuộc danh mục nguồn cung thiếu hụt hoặc danh mục “cắt và may”được nhập khẩu từ ngoài khu vực TPP

Hàng hóa xuất khẩu muốn được hưởng thuế suất thuế ưu đãi theo TPP phải đáp ứngquy tắc xuất xứ của Hiệp định này Đối với dệt may, quy tắc xuất xứ chủ đạo là “từ sợitrở đi” hay được gọi quy tắc “3 công đoạn”, nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải,nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối TPP Quy tắc nàykhuyến khích phát triển ngành công nghiệp dệt may theo ngành dọc, đầu tư phát triểnngành sợi, vải, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cungứng trong nội khối TPP và khối cung ứng toàn cầu Tuy nhiên, Hiệp định quy định một

số trường hợp có quy tắc xuất xứ linh hoạt hơn như:

- 3 nhóm hàng may mặc được áp dụng quy tắc xuất xứ 1 công đoạn, cắt và may,gồm: vali, túi xách, áo ngực phụ nữ, quần áo trẻ em bé bằng sợi tổng hợp;

- Danh mục nguồn cung thiếu hụt gồm 194 loại sợi, vải được phép sử dụng từngoài khu vực TPP, trong đó 186 mặt hàng sẽ được áp dụng vĩnh viễn và 8 mặthàng chỉ được áp dụng cơ chế này trong 5 năm;

- Cơ chế 1 đổi 1 áp dụng với quần nam nữ bằng vải bông xuất khẩu sang Hoa

Kỳ Doanh nghiệp mua 1 đơn vị vải bông thích hợp làm quần có xuất xứ từ Hoa

Kỳ sẽ được phép sử dụng 1 đơn vị vải bông nhập khẩu từ ngoài khu vực TPP đểmay quần xuất khẩu sang Hoa Kỳ và hưởng thuế 0% Tỷ lệ quy đổi giữa vảibông xuất xứ Hoa Kỳ và vải bông được phép nhập khẩu ngoài khối TPP khácnhau giữa quần nam và quần nữ

Trang 14

Hiệp định TPP cho phép nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ, tăng thuế ưu đãitrở lại mức thuế MFN nếu lượng nhập khẩu từ các nước TPP có khả năng gây ra hoặcgây ra thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước Khi áp dụng biện pháp tự

vệ, nước nhập khẩu phải có giải pháp đền bù thiệt hại về kinh tế mà nước xuất khẩu phảigánh chịu do không được hưởng thuế ưu đãi như trong Hiệp định

Các nước TPP thống nhất hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực hải quan, chống gian lậnxuất xứ để hưởng lợi bất hợp pháp thuế ưu đãi TPP Cũng với mục tiêu này, doanhnghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ và Mê-hi-cô sẽ đăng ký các thông tin

cơ bản về doanh nghiệp, mặt hàng sản xuất, xuất khẩu để chia sẻ thông tin với các cơquan chức năng Hoa Kỳ và Mê-hi-cô phục vụ công tác đánh giá rủi ro trong lĩnh vực hảiquan, phòng chống gian lận thương mại

1.3 Một số kinh nghiệm phát triển ngành may mặc trên thế giới và bài học cho Việt Nam.

Bài học từ Hàn Quốc

Có thể nói, Hàn Quốc đã chọn một con đường khác biệt để gia nhập thị trường quốc

tế Bên cạnh những yếu tố khách quan thuận lợi thời đó như nguồn viện trợ dồi dào của

Mỹ, sự non yếu của các nước láng giềng , không thể phủ nhận vai trò của những yếu tốnội tại trong việc nâng cấp vị thế của Hàn Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành maymặc, như:

Chính sách ưu tiên phát triển ngành may mặc của Chính phủ:

Sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng mở rộngngành may mặc, từ các các sản phẩm thượng nguồn như sản xuất sợi tổng hợp và sợi tựnhiên, đến các khâu trung nguồn như dệt vải, cắt, nhuộm và cả phần hạ nguồn như nhưmay mặc Các công ty ngành dệt liên kết với nhau trong Hội Liên hiệp Sợi và Dệt, phốihợp chặt chẽ ở cả thị trường trong và ngoài nước Nhà nước để các doanh nghiệp tự dohoạt động trên thị trường, chỉ trợ giúp bằng cách bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vậtliệu, trợ giúp hoạt động xuất khẩu như đưa ra hệ thống hạn ngạch để quản lý xuất khẩuhàng may mặc của Hàn Quốc, khuyến khích các công ty nội địa bố trí hoạt động trên hầuhết các khâu, từ thượng nguồn đến hạ nguồn

Chú trọng đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm:

Trang 15

Xuất thân là một nước nông nghiệp nghèo với nguồn tài nguyên hạn chế, cho đếnnhững năm 70 của thế kỷ XX, hàng hóa của Hàn Quốc vẫn chưa có uy tín cả ở trong vàngoài nước Nhưng khi xây dựng ngành may mặc, cả Chính phủ và các doanh nghiệp đềurất chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm Ngày nay, không chỉ các khâu thượng nguồnnhư xe sợi, dệt vải được chú trọng, mà cả ngành tạo mẫu và phân phối ở Hàn Quốc cũngrất phát triển Hàng may mặc Hàn Quốc được đánh giá cao không chỉ vì nguyên liệu cóchất lượng tốt, mà còn ở mẫu mã sản phẩm, đi kèm là hệ thống phân phối chuyên nghiệp

và hiệu quả Ngành dệt may Hàn Quốc đã chiếm vị trí độc tôn trên thị trường nội địa.Trên thị trường nước ngoài, hàng dệt may xuất khẩu của Hàn Quốc cũng có uy tín cao,nhất là tại các nước châu Á

Tinh thần lao động cần cù của người dân và vai trò nổi bật của các Chaebol:

Người Hàn Quốc nổi tiếng về tinh thần lao động cần cù và tính kỷ luật cao Cho đếnnay, số giờ lao động của người Hàn vẫn thuộc loại cao nhất trên thế giới Sau chiến tranh,Chính phủ đã kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng, làm việc chăm chỉ với mức lươngkhiêm tốn Nhờ vậy, Hàn Quốc đã nhanh chóng tích lũy được một số vốn để xây dựng cơ

sở hạ tầng và nâng cấp trang thiết bị cho các ngành công nghiệp, trong đó có ngành maymặc

Bên cạnh đó, một mô hình tổ chức kinh doanh đặc thù của Hàn Quốc là các Chaebolcũng đóng góp vai trò quan trọng vào sự thành công của kinh tế Hàn Quốc nói chung,ngành may mặc nói riêng Dù còn nhiều tranh cãi về cách thức hoạt động, nhưng khôngthể phủ nhận sự năng động, tinh thần vươn lên của các Chaebol đã đóng vai trò quyếtđịnh trong thành công của nền kinh tế Hàn Quốc Được sự ủng hộ của Chính phủ, quy mô

và vị thế độc quyền của các Chaebol đã giúp ngành công nghiệp may mặc của Hàn Quốc

dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất, hạ giá thành sản phẩm các nguyên liệu cho ngành maymặc Một số lượng lớn nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu Việt Nam được nhập từHàn Quốc Các công ty Hàn Quốc cũng tham gia tích cực trong chuỗi giá trị toàn cầu ởnước ngoài với việc đầu tư vào khâu phân phối tại các nước nhập khẩu

Phát huy vai trò của văn hóa trong marketing xuất khẩu hàng may mặc:

Thời gian gần đây, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu may mặc của Hàn Quốc đượctạo thuận lợi nhờ Hallyu (Korean wave – làn sóng Hàn Quốc), do phim ảnh, âm nhạc

Trang 16

đem lại, dẫn đến trào lưu ưa chuộng sản phẩm thời trang Hàn Quốc ở hầu hết các nướcchâu Á Yếu tố văn hóa quan trọng này đã góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩmmay mặc của Hàn Quốc sang các quốc gia châu Á láng giềng như: Trung Quốc, ViệtNam, Nhật Bản Nhờ vậy, khi kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang các thị trường

Mỹ, Tiểu vương quốc A-rập thống nhất có xu hướng giảm sút thì xuất khẩu sang TrungQuốc và Việt Nam lại tăng lên (13% và 35,8% năm 2003)(4) Những năm gần đây, khôngchỉ kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Trung Quốc và Việt Nam đều tăng, mà cảsang các quốc gia châu Á khác như In-đô-nê-xi-a và A-rập Xê-út cũng tăng lên (7,6% và16% năm 2005)(5)

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam :

Việt Nam cần chuyển từ cạnh tranh đơn thuần dựa trên lợi thế về giá nhân công thấpsang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng và đổi mới tăng chất lượng dịch vụ Việt Nam vẫn

có thể phát triển được bằng cách cung cấp sản phẩm cho các thị trường nhỏ hơn, thịtrường dành cho sản phẩm đắt tiền, tinh xảo, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao và phẩmchất tốt Có thể nói rằng chính những sản phẩm loại này là những hàng có nhu cầu cao tạicác nước phát triển và có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận Do đặc điểm sản phẩm maymặc có vòng đời ngắn, mang tính thời trang và chịu chi phối bởi các yếu tố văn hoá,phong tục tập quán, tôn giáo, khí hậu, giới tính, tuổi tác nên với đặc điểm là nước có nềnvăn hoá đa dạng và phong phú nên trong thời gian tới các sản phẩm may mặc Việt Namcần chuyển từ sản phẩm đòi hỏi hàm lượng trí tuệ thấp, không mang tính thời trang vàvăn hoá sang sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và chứa đựng yếu tố văn hoá, khai thác bảnsắc văn hoá dân tộc để tạo nên phong cách riêng, nhãn hiệu riêng góp phần nâng cao sứccạnh tranh trên thị trường quốc tế

Tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế cũng như chú trọng xâydựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm cuả Để thực hiện được việc này, các doanhnghiệp dệt may Việt Nam cần phải đề ra những chiến lược dài hạn dựa trên sự kết hợp hàihòa các giải pháp về nâng cao chất lượng, công tác marketing, không ngừng nâng caonăng lực của mình trong khâu thiết kế, đảm bảo thời gian giao hàng Đặc biệt, trong giaiđoạn dệt may Việt Nam chưa có tên tuổi trên thị trường thì cách tốt nhất là thâm nhập thịtrường bằng cách mua bằng sáng chế, bản quyền nhãn hiệu của các công ty nước ngòai

Trang 17

và liên kết sản xuất với 2-4 thương hiệu nước ngoài để sản xuất ra những sản phẩm của

họ với giá rẻ hơn, qua đó thâm nhập vào thị trường thế giới bằng sản phẩm “made inVietNam” đồng thời học tập kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ để tiến tới tự thiết kế mẫu

Cần phải tích cực tham gia các hoạt động quảng cáo, thu thập thông tin về phong tục,tập quán, thói quen tiêu dùng, tập quán thương mại, thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhậpkhẩu, hệ thống phân phối của các nước, tính chất nhu cầu về hàng dệt may, đối thủ cạnhtranh, phương thức cạnh tranh… để giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược sản xuấtmặt hàng gì, số lượng sản xuất, khả năng xuất khẩu, năng động trong việc đổi mới mẫu

mã, đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường Chẳng hạn, kinh nghiệm của Trung Quốctrong giải pháp về thị trường là cử nhân viên tiếp thị mang sản phẩm đi chào hàng trựctiếp với các công ty nhập khẩu hàng dệt may

Trang 18

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM VÀ

NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHI GIA NHẬP TPP

2.1 Khái quát thực trạng phát triển ngành may mặc Việt Nam.

1 Lịch sử phát triển của ngành may mặc Việt Nam

Từ xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã quen thuộc với thêu thùa may vá, phát triển hơn nữa

là những cửa hàng may đo theo ý thích của khách hàng Sau một thời gian dài may đochiếm ưu thế, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngành may mặc ra đời

Ở Việt Nam quá trình phát triển của may sẵn-một bộ phận trong ngành dệt may bắtđầu phát triển từ năm 1954 Đến nay, ngành công nghiệp này đã phát triển qua 4 giaiđoạn:

- 1954 – 1975: Đây là giai đoạn đầu tiên, được coi như là tiền đề của ngành maymặc Các sản phẩm may mặc chủ yếu phục vụ cho công cuộc kháng chiến cứu nước củadân tộc: quần áo, balô, cờ… đều gửi ra tiền tuyến, còn nhu cầu trong dân chúng chưanhiều, chủ yếu là tự may vá

- 1976 – 1990: Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác toàn diện với các nước xã hộichủ nghĩa Ngành dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất Cácdoanh nghiệp may mặc Nhà nước được thành lập Các sản phẩm may mặc phục vụ nhucầu trong nước và cung cấp cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu theo các chỉ tiêu đãđịnh sẵn Nhìn chung thời kì này chỉ là 1 bước đệm để may mặc xâm nhập sâu hẳn vàođời sống

- 1991 – 1999: Thời kì Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, sản xuất kinh doanh theo

cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Ngành may mặc bắt đầu hội nhập nhanhchóng, các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã bắt đầu xuất khẩusang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật, Canada Trong giai đoạn này, doanhnghiệp dệt may Việt Nam Vinatex được thành lập (4/1995) Doanh nghiệp may mặc lớnnhất lúc bấy giờ, bao gồm 60 doanh nghiệp thành viên Quyết định thành lập Vinatex

Trang 19

nằm trong chiến lược phát triển dệt may Việt Nam trong đó có may sẵn Các sản phẩmmay sẵn bắt đầu khẳng định vị thế trên các thị trường lớn.

- 1999 đến nay: Quá trình hội nhập sâu rộng Việt Nam vào thị trường quốc tế,chúng ta tham gia khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN, các diễn đàn hợp tác kinh tếkhu vực và thế giới Đặc biệt 11/2006 Việt Nam gia nhập WTO, thị trường thế giới hoàntoàn mở rộng với Việt Nam Đồng thời thị trường nước ta cũng họp tác mở để thu hút cácdoanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư Ngành may sẵn đã có những phát triển đột phá.Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được nhiều kháchhàng trong nước và ngoài nước biết đền như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May SàiGòn, May Thành Công, May An Phước…

Mỗi năm ngành may mặc sản xuất gần 2 tỷ sản phẩm, 65% số này phục vụ xuấtkhẩu, số còn lại là phục vụ thị trường nội địa Vinatex vẫn là tập đoàn đứng đầu về cácsản phẩm may sẵn (40% tổng sản phẩm) Thị trường trong nước không phải là thị trường

mà các doanh nghiệp may mặc hướng tới nhiều Các sản phẩm may sẵn chủ yếu là áo sơ

mi, quần âu, quần Jeans, comple… với ba thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản Tuy may mặc có nhiều cơ hội để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trườngtrong nước và quốc tế nhưng cũng có nhiều khó khăn đang nổi cộm

- Đầu tiên phải kể đến nguồn nguyên liệu khi khoảng 70% nguyên liệu vải nhập từnước ngoài, nguồn vải trong nước đáp ứng không đủ và chất lượng không cao

- Đối với thị trường trong nước, mối đe doạ của hàng Trung Quốc nhập lậu, hàngTrung Quốc giá rẻ, hàng may sẵn từ các nước khác trong khu vực, dòng sản phẩm caocấp từ Châu Âu… là rất lớn

- Xuất khẩu cần phải qua nhiều khâu trung gian, 70% sản phẩm xuất khẩu vào EUqua các nước trung gian phân phối như Hồng Kông, Đài Loan Điều này làm tăng chi phícho hoạt động xuất khẩu, bên cạnh đó, vấn đề thương hiệu cũng không được đảm bảo

- Một số thị trường lớn của ngành may mặc chưa thực sự mở cửa đối với hàng ViệtNam Trong đó, có thể kể đến Quota, Mỹ thì có cơ chế giám sát gắt gao, chế độ luật phápphức tạp, luôn đe doạ đến sản phẩm xuất khẩu của may sắn nước ta Việc Mỹ kiện ViệtNam trong việc bán phá giá 1 số sản phẩm là một minh hoạ cụ thể cho khó khăn này

Trang 20

Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới đặc biệt bước vào thập kỉ 90 của thế kỷ 20,ngành may mặc Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể Vào đầu những năm 90các nước Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trở thành những nước nhập khẩuhàng may mặc chủ yếu của Việt Nam và từ năm 1993 khi hiệp định thương mại giữa EU

và Việt Nam được ký kết, quy định hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU thì xuấtkhẩu hàng may mặc tăng nhanh Xem xét sự thay đổi của tổng giá trị sản lượng hàng maymặc từ năm 1995 đến năm 1999 cho thấy trong năm năm, tổng giá trị sản lượng tăngkhoảng 57%, như vậy tỷ lệ tăng trưởng thực tế bình quân khoảng 12% /năm

So với các ngành khác về lĩnh vực xuất khẩu ngành may mặc củng đã phát triển rấtnhanh và được coi là ngành xuất khẩu mũi nhọn trong thập niên 90 Các mặt hàng xuấtkhẩu may mặc của Việt Nam được xuất khẩu sang rất nhiều nước như Mỹ, EU, Hàn Quốc

và rất nhiều các nước khác với một trữ lượng rất lớn cụ thể là vào đầu năm 2016 đã cógiá trị xuất khẩu lên tới 2,004,730,213 USD

Bảng 2.1 Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tháng 1

So T1/2015 (%)

Áo thun 433,573,197 6.11 Quần áo ngủ 12,327,432 -11.95

Quần Short 121,071,422 2.88 Áo Kimono 4,132,320 -22.44Quần áo trẻ

Trang 21

Găng tay 19,757,673 11.52 Áo HQ 308,023 -30.05

Các hình thức sở hữu trong tổng giá trị sản lượng Năm 1995 tổng giá trị sản lượngcủa khu vực nhà nước vượt sang so với hai khu vực còn lại chiếm gần 50% Nhưng tỷ lệ

đó có xu hướng giảm dần và đến năm 1999 giảm xuống còn hơn 40% Trong khi đó, tỷ lệcủa khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tương đối ổn định, còn khu vực có vốn nướcngoài ngày càng tăng cao

Khác với ngành dệt và nhuộm trong ngành may mặc khu vực ngoài nhà nước chiếm

tỷ lệ lớn nhất Khu vực nhà nước chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị sản lượng và tỷ lệ củakhu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhẹ Trong ngành may, yếu tố khiếnkhu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn nhât trong tổng giá trị sản lượngxuất phát từ đặc tính của ngành may là vốn đầu tư ban đầu tương đối thấp nên các doanhnghiệp dể dàng tham gia vào thị trường ngay cả khi vốn rất ít

2 Tình hình xuất khẩu may mặc trong những năm gần đây của Việt Nam

Năm 1992 là thời điểm vàng, mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm dệt may ViệtNam với việc ký kết hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU Từ 1993,hàng dệt may Việt Nam bắt đầu tìm đường ra thế giới và đến 1996 lần đầu tiên kim ngạchxuất khẩu vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,15 tỷ USD) Sản phẩm dệt may từ vị trí

Trang 22

khiêm tốn trong các sản phẩm xuất khẩu chủ lực vào thời điểm trước năm 1990 đã vươnlên vị trí số 1 trong những năm 1996-1997 và ổn định ở vị trí thứ hai từ 1998 – 2015 đạtmức tăng trưởng hàng năm 23,8% Năm 2001 xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,96 tỉ USD,gấp 16 lần so với năm 1990 và năm 2015 đạt Hiện tại, sản phẩm của ngành dệt may ViệtNam đã có mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ tại hầu khắp các châu lục so với gần 30nước ở thời điểm năm 1990

Sản phẩm dệt may Việt Nam được xuất khẩu sang 2 khu vực chính: thị trường cóhạn ngạch do nước nhập khẩu ấn định số lượng từng loại sản phẩm như EU, Canada, ThổNhĩ Kỳ và thị trường không hạn ngạch như Nhật Bản, châu Á, Châu Mỹ EU là thị trườngxuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu

có hạn ngạch của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao, bình quân 23%/ năm.Nhật Bản là thị trường hàng may mặc lớn thứ ba và là thị trường nhập khẩu không hạnngạch lớn nhất thế giới Năm 1994, 1995, Việt Nam có mặt trong số 10 nước dẫn đầu vềxuất khẩu hàng may vào Nhật Bản, đến năm 1996 vươn lên hàng thứ 8, năm 1997 vươnlên hàng thứ 7 và từ dó đến nay giữ vị trí thứ 5 Mỹ được xem là một thị trường đầy tiềmnăng và triển vọng đối với hàng dệt may Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi hiệp địnhthương mại Việt Mỹ được ký kết, hiện tại Mỹ chỉ đứng ở vị trí thứ 7 trong số các thịtrường chính của Việt Nam, song trong tương lai, vị trí này sẽ được cải thiện và Việt Namcũng xác định Mỹ là thị truờng chiến lược trong những năm sắp tới

Trang 23

Bảng 2.2 Thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam

năm 2015

(Đơn vị tính: 1000 USD)

Thị trường 2015 so 2014 (%) Thị trường 2015 so 2014 (%)

Trang 24

Mỹ 10,983,603 11.85 Anh 690,192 16.03 Nhật Bản 2,759,894 5.19 Đức 668,387 -12.56 Canada 532,137 8.04 TBan Nha 512,345 -26.65 Ôxtrâylia 139,906 5.78 Hà Lan 492,141 26.21 Mêhicô 97,156 -8.84 Pháp 342,316 92.53 Chilê 94,070 -7.57 Italia 206,242 6.21 Malaysia 67,097 8.82 Bỉ 180,325 -8.32 Singapore 65,403 29.51 Đan Mạch 72,147 -19.54 NZealand 15,156 -12.36 Thụy Điển 63,686 -17.75

EU – Thị trường chiến lược quan trọng hàng đầu

Từ trước tới nay, EU luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của thị truờng may ViệtNam, chiếm hơn 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Dù cho thời gian gần đây, cácdoanh nghiệp dệt may Việt Nam có bị cuốn vào “dòng thác” tìm đường xuất khẩu vào thịtrường Mỹ- một thị trường đầy tiềm năng và rất nhiều hứa hẹn thì EU cũng là thị trườngtruyền thống và giữ vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu

Trang 25

Bảng 2.3 Nhập khẩu hàng may mặc của các nước EU 9 tháng 2015

Số lượng (100kg)

Đơn giá (USD/Kg)

Eu28_Extr

Belgium 3,174,390,521 1,858,642 17.08Germany 15,271,457,277 6,667,087 22.91 Denmark 2,081,872,213 857,487 24.28

EU- địa chỉ vàng cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam Theo những đánh giá mới

đây của các tổ chức dệt may quốc tế, EU vẫn là khu vực đứng đầu thế giới về nhập khẩu

hàng may mặc, chiếm 49% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của toàn thế giới Nhu

cầu nhập khẩu hàng năm của EU vào khoảng 110 tỷ USD hàng quần áo may sẵn và hàng

dệt các loại, đem đến cơ hội tuyệt vời cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam

Cơ hội này càng trở nên hấp dẫn hơn khi EU đang có xu hướng chuyển nguồn nhập khẩu

sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động giá rẻ của các nước này Tỷ

trọng mậu dịch 43% trong nội bộ EU và 17% nhập từ các nước đang phát triển đang dần

được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ nhập khẩu từ châu Á- khu vực sản xuất hàng dệt

may lớn nhất, chiếm tỷ trọng 60% khối lượng hàng dệt may xuất khẩu của toàn thế giới

Các nước thuộc EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của

Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kim ngạch lên đến trên 23%/năm Tuy nhiên nếu nhìn từ

phía EU thì Việt Nam chỉ là nhập khẩu lớn thứ 16 và chiếm 0,5% kim ngạch nhập khẩu

Trang 26

hàng dệt may của EU Trong đó, Đức là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của ViệtNam, chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là Pháp 14%, Hà Lan 12%, Italia 9% vàcác nước khác chiếm 8% Kim ngạch xuất khẩu EU bắt đầu tăng mạnh kể từ khi hiệpđịnh buôn bán hàng dệt may được ký tắt vào tháng 12/1992 và liên tục được điều chỉnh

bổ sung cho từng giai đoạn Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực chiếm tới 70% giá trị kimngạch là những hàng quen làm, dễ thu lợi nhuận như: Áo jacket (51,7%), áo sơ mi(11% ), quần âu (5%), áo len và áo dài kim (3,9%) Các sản phẩm có yêu cầu phức tạp,chất lượng cao thì Việt Nam vẫn luôn chưa sản xuất được hoặc sản xuất với tỷ lệ rất nhỏ

Thị trường Mỹ - cơ hội mới, thách thức lớn

Theo đánh giá của Bộ Thương Mại, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàngdệt may vào Mỹ đang đạt cao nhất trong 4 thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này

kể từ khi hiệp định thuơng mại Việt Mỹ có hiệu lực Tính đến hết tháng 8/2002, trongtổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 1,56 tỷ USD thì kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đạt

420 triệu USD, vươn lên vị trí thứ 2 sau thị trường EU ( khoảng 450 triệu USD) và chiếm

tỷ lệ gần 30% Có thể nói hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết 14/7/2000 đã đánhdấu một bước ngoặt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao vàhợp tác thương mại giữa chính phủ 2 nước Việt Nam và Mỹ, mở ra một kỷ nguyên mớiđầy triển vọng, song cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung

và ngành dệt may nói riêng

Hiệp định thương mại Việt Mỹ- cơ hội vàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may.“Chúng ta phải thừa nhận rằng, không có thị trường thì không có sản xuất Chính vì

vậy, cần phải tạo ra thị trường mới, đột biến thì sản xuất mới có cơ hội để phát triển”- ôngNguyễn Văn Thông- Viện trưởng Viện kinh tế kỹ thuật dệt may Việt Nam khẳng định Việc mở rộng thị trường Mỹ, theo bà Đới thị Thu Thủy- phó tổng giám đốc tổngcông ty dệt may Việt Nam ( Vinatex) kiêm tổng giám đốc công ty may Chiến Thắng chobiết “ Khi thị trường Mỹ mở ra, doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có nhiều cơ hội vàđiều kiện để mở rộng thị trường bởi Việt Nam được đánh giá là một đất nước có truyềnthống về may mặc, tay nghề của công nhân khá tốt và chi phí lao động cũng vừa phải.Hơn nữa, trong những năm đầu hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực, hàng dệt mayvào Mỹ được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường và chưa có quota”

Trang 27

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, nhất là sau sự kiện 11/9, thì đây được coi là cơ hội

vàng cho ngành dệt may Việt Nam Theo đánh giá của hiệp hội dệt may và da giày Mỹ

(AAFA), các doanh nghiệp Mỹ không muốn ký kết hợp đồng làm ăn với những quốc gia

không ổn định về chính trị Trong khi đó, Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh

giá là một thị trường tiềm năng, có nền chính trị ổn định và có mức đầu tư liên tục tăng

trưởng Một ví dụ cụ thể là trường hợp của công ty ERATEX có cơ sở sản xuất tại

Indonesia, do bất ổn về chính trị, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, mới đây ERATEX đã

ký biên bản hợp tác sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may với một đối tác của Việt Nam là

công ty may Chiến Thắng, đồng thời phía ERATEX cũng quyết định chuyển một số máy

móc, thiết bị chuyên dùng sẵn có từ cơ sở sản xuất ở Indonesia sang xí nghiệp may Thái

Nguyên ( thuộc công ty may Chiến Thắng), mở đầu quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài

với một đối tác Việt Nam

Ngoài những thuận lợi cơ bản nói trên, chúng ta không thể không nói đến sự hỗ trợ

đắc lực và hiệu quả của hơn 1 triệu người Việt Nam đang định cư tại Mỹ Họ sẽ là nhân

tố quan trọng, đóng vai trò cầu nối để đưa hàng Việt nam vào thị trường này Điển hình

như trường hợp của Việt kiều Nguyễn Cảnh Kỳ, người đã ký hợp đồng thuê thương hiệu

sản phẩm AQ Silk của Việt nam để kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm trên địa phận bang

Michigan trong thời gian 10 năm với giá trị hợp đồng lên tới hàng triệu USD/năm

Bảng 2.4 Nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2015

Trị giá (USD) Số lượng (100kg) Đơn giá (USD/kg)

T12/15 2015 So 2014

So 2014 (%) T12/15 2015

So 2014 (%)

May 766,751,654 10,563,846,41 13.97 237,281,68 3,135,555,004 13.98 3.23 3.37 0.00

Trang 28

2 2

Dệt 50,862,654 726,132,022 5.75 94,057,302 1,233,080,816 0.09 0.54 0.59 5.65

Tổn

g 817,614,308 11,289,978,434 13.41 331,338,984 4,368,635,820 9.68 2.47 2.58 3.40

Cơ hội bước đầu đã được chuyển thành những kết quả cụ thể trên thực tế Nếu năm

2001, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ chỉ đạt 47,5 triệu USD thìchỉ tính đến hết tháng 8/2002, con số này đã lên đến 420 triệu USD, tăng gấp 9 lần, đứngthứ hai sau thị trường truyền thống EU Với đà tăng trưởng này, ngành dệt may Việt Nam

có cơ sở để đưa ra con số dự báo về tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thịtrường Hoa Kỳ đạt mức từ 500-600 triệu USD, vượt 300% so với kế hoạch dự kiến banđầu

Cơ hội là thế nhưng thách thức không phải là ít, nhất là sức ép của tiến trình hộinhập kinh tế toàn cầu Theo như ông Thông cho biết, tháng 8/2003, các nước EU sẽ đồngloạt áp dụng quy định về nhãn mác sinh thái đối với hàng dệt may nhập khẩu; sang năm

2004 thị trường EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên WTO; năm 2006 xóa bỏhàng rào thuế quan nhập khẩu khu vực thị trường ASEAN Ngoài ra, có thể trong thờigian tới, chính phủ Mỹ sẽ ấn định hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam

Tại cuộc hội thảo được tổ chức tại Hà Nội ngày 19-20/8/2002 do hiệp hội dệt may

và da giày Mỹ phối hợp với hiệp hội dệt may Việt Nam và viện quản trị kinh doanhtrường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức, ông Lê Quốc Ân, chủ tịch VITAS cho biết “ Saumột thời gian thực hiện xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, có rất nhiều vấn đề cần phải rút

ra Các doanh nghiệp cần xuất khẩu trực tiếp cho các công ty có “đẳng cấp” của Mỹ.Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước chưa làm được điều này mà phải xuất qua cáccông ty trung gian của Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc… Việc xuất khẩu hàng dệtmay Việt Nam vào Mỹ phải qua một nước thứ 3 gây ra nhiều bất lợi đối với Việt Nam,bởi các doanh nghiệp sẽ phải mất thêm tiền cước phí vận chuyển, tiền chênh lệch giá”.Đến nay, xuất khẩu FOB sang thị trường Mỹ nói riêng và các thị trường khác nói chung

Trang 29

mới chỉ đạt được mức hết sức khiêm tốn, khoảng 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàngdệt may của Việt Nam Hạn chế là rõ ràng song nhiều khi cũng là vì “lực bất tòng tâm”.

3 Các phương thức xuất khẩu của ngành may mặc Việt Nam

1 Gia công xuất khẩu (CMT)

Xuất khẩu bằng phương thức gia công quốc tế là quan hệ kinh tế giữa 2 chủ thể kinh

tế ở 2 quốc gia khác nhau Nội dung mối quan hệ này được tóm tắt trong bảng dưới đây.Nếu xem xét trên khía cạnh quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩmthì phương thức này có thể được thực hiện theo hình thức nhận nguyên phụ liệu và giaothành phẩm, nhưng cũng có thể được thực hiện theo hình thức mua nguyên phụ liệu vàbán thành phẩm Trong phương thức sản xuất và phân phối này, các đối tác tham gia cóthể là hai bên hoặc nhiều bên

Phương thức gia công xuất khẩu đã có từ lâu đời, được hình thành dựa trên cơ sởkhai thác lợi thế của các bên tham gia Trong lịch sử phát triển công việc, phương thứcnày đã từng được phát triển mạnh ở Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Singapore … Trongthời kỳ đầu công nghiệp hóa, phương thức này đã được các quốc gia và khu vực này coi

là điều kiện sống còn cho sự phát triển của một số ngành công nghiệp Ngày nay, phươngthức gia công xuất khẩu lại được dịch chuyển qua các nước nghèo hơn nhưng có nguồnnhân lực dồi dào và rẻ như Việt Nam, Bangladet, Nepan …

Bảng 2.5 Các chủ thể tham gia quá trình gia công xuất khẩu

- Đặt yêu cầu về loại mặt hàng, sản

lượng, yêu cầu chất lượng, chi phí

gia công, thời gian giao hàng và

các điều kiện khác

- Cung cấp nguyên phụ liệu chủ yếu

- Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất

- Kiểm định chất lượng và nhận

hàng

- Trả tiền gia công

- Cân đối khả năng sản xuất (máy móc thiết bị và lực lượng lao động) theo yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngoài

- Tự bảo đảm một số loại phụ liệu

- Tổ chức quá trình sản xuất

- Giao hàng

- Nhận tiền gia côngViệt Nam đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đấtnước Trong chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, công nghiệp dệt may

Ngày đăng: 23/03/2018, 16:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công Thương Việt Nam: http://www.moit.gov.vn/ Link
3. Hiệp hội dệt may Việt Nam: http://www.vietnamtextile.org.vn/ Link
4. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam: http://www.vcci.com.vn Link
5. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn Link
6. Tổng cục Hải Quan: http://www.customs.gov.vn Link
2. Giáo trình Kinh tế thương mại – GS.TS Đặng Đình Đào và GS.TS Hoàng Đức Thân chủ biên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w