Đề tài: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghò luận và miêu tả nội tâm 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Ở phân mơn tập làm văn THCS, trong sáu kiểu văn bản mà học sinh được học từ lớp 6 đến lớp 9, có lẽ văn bản tự sự là gần gũi, dễ tiếp nhận nhất đối với học sinh. Bởi, xét về mục đích giao tiếp , thì tự sự là phương thức chủ yếu để nhận thức sự vật. Thế nhưng để viết được một văn bản tự sự hay là việc khơng đơn giản, đồng thời phải kết hợp với phương thức biểu đạt khác lại càng khó hơn. Ở lớp 8, học sinh đã được tìm hiểu một bước về việc kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. Lên lớp 9, ở học kì I, tiếp tục hình hình rèn luyện cho học sinh kĩ năng kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự. Điều này vừa củng cố và rèn luyện viết bài văn tự sự một cách linh hoạt lại vừa giúp soi sáng cho việc đọc – hiểu văn bản theo tinh thần tích hợp. Thế nhưng, trước thực trạng viết bài văn của học sinh hiện nay, các em có thói quen chỉ kể chuyện theo đề bài u cầu mà ít chú ý đến khâu phải tìm ý, lập dàn ý, đến tính mạch lạc chặt chẽ của văn bản. Chú chưa nói đến việc phải đưa yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận vào văn bản. Cho nên việc rèn luyện cho học sinh cách viết văn bản tự sự theo u cầu nói trên là một việc làm cần thiết. Chính vì lí do trên, mà cũng nhằm mục đích nâng cap chất lượng dạy học Ngữvăn ở trường THCS nên tơi đã chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm”. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : - Để hồn thành đề tài, tơi tiến hành rèn kĩ năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm cho học sinh khối 9, trường THCS Bàu Đồn năm học 2008 – 2009, cụ thể ở lớp 9A 4 , 9A 5 , 9A 6 . - Trường THCS Bàu Đồn năm học 2008 – 2009 có bảy lớp 9. ba lớp 9A 4 , 9A 5 , 9A 6 có số học sinh đạt kết quả bộ mơn NgữVăn ở thời điểm giữa học kì I như sau: TSHS GIỎI KHÁ TB YẾU 133 12 ( 9,0 % ) 38 ( 28,6 % ) 76 ( 57,1 % ) 7 ( 5,3 % ) Người thực hiện: Lê Thò Thanh Tuyền Trang 1 A/ MỞ ĐẦU Đề tài: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghò luận và miêu tả nội tâm 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Việc rèn cho học sinh viết bài văn tự sự có kết hợp các phương thức biểu đạt khác là việc làm thường xun của giáo viên khi dạy các kiểu văn bản. Trong phạm vi đề tài này, tơi chỉ giới hạn ở việc rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong phân mơn Tập làm văn lớp 9 – học kì I ở các lớp 9A 4 , 9A 5 , 9A 6 . 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : - Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến bộ mơn: SGK; SGV Ngữvăn9 – tập 1. - Tìm hiểu, nêu và giải quyết vấn đề, rèn luyện cho học sinh nhận diện phân tích tác dụng và thực hành viết đoạn. Người thực hiện: Lê Thò Thanh Tuyền Trang 2 Đề tài: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghò luận và miêu tả nội tâm 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Thực hiện Nghị Quyết 40 / QH10 của Quốc Hội, Chỉ thị số 14 / 2001 / CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng nhằm vươn tới, đuổi kịp và hòa nhập với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới. Theo Nghị Quyết Hội Nghị lần thứ II của BCHTW khố 8 về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào q trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”. Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) qui định: “ phương pháp Giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Dựa vào chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục: xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Dựa vào lí luận kiểu dạy học “Hướng tập trung vào học sinh trên cơ sở hoạt động của học sinh”. Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những u cầu bức thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Trong q trình tạo lập văn bản, tùy vào mục đích, nội dung và tính chất của văn bản mà người viết kết hợp các phương thức biểu đạt với nhau. Điều đó có nghĩa là khơng thể kết hợp các phương thức này tùy ý, tùy tiện. Trong thực tế, các văn bản tự sự, phương thức kể và tả kết hợp rất chặt chẽ. Vấn đề ở đây khơng phải chỉ tả cảnh, tả ngoại hình con người mà miêu tả chiều sâu tâm trạng con người. Nếu đối tượng của tả ngoại cảnh, ngoại hình là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hành động, ngơn ngữ, màu sắc… là những điều có thể quan sát được trực tiếp thì đối tượng của miêu tả nội tâm lại là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm Người thực hiện: Lê Thò Thanh Tuyền Trang 3 B/ NỘI DUNG Đề tài: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghò luận và miêu tả nội tâm trạng của nhân vật… những gì khơng quan sát được trực tiếp bên ngồi, nhưng có thể quan sát, thể nghiệm. Còn đối với việc đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự lại còn khó hơn. Bởi lẽ, giữa nghị luận và tự sự có những điểm khác biệt khá rõ. Nếu tự sự chủ yếu dùng hình tượng để tái hiện hiện thực thì nghị luận dùng lí lẽ, logic, phán đốn… nhằm làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm tư tưởng nào đó. Nếu tự sự là cơ sở cho tư duy hình tượng (tưởng tượng – hư cấu) thì tự sự là cơ sở của tư duy lí luận ( khoa học logic). Cho nên đặc trưng của nghị luận là sự chặt chẽ, rõ ràng, có sức thuyết phục cao. Mặc dù có những điểm khác nhau như thế nhưng nghị luận vẫn xuất hiện trong các văn bản tự sự. Vì thế, để giúp học sinh hiểu và rèn cách viết một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố trên thì trước hết cần hướng dẫn học sinh có sự kết hợp chặt chẽ với kiến thức của phân mơn văn ( đọc – hiểu văn bản). Từ việc nhận diện, tìm hiểu những yếu tố ấy trong văn bản có sẵn dẫn đến hướng dẫn học sinh thực hành viết đoạn văn, bài văn tự sự có sử dụng yếu tố ngị luận và miêu tả nội tâm. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN : a/ Thực tiễn vấn đề nghiên cứu: Để hiểu rõ thực trạng viết văn bản tự sự có kết hợp các phương thức biểu đạt khác của học sinh , tơi đã tìm hiểu ở ba lớp 9A 4 , 9A 5 , 9A 6 qua các tiết: miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận trong văn bản tự sự qua hai tiết luyện tập, luyện nói; và cả tiết miêu tả nhân vật qua ngơn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thọai nội tâm, qua các chủ đề tự chọn ở lớp 9A 4 , 9A 5 , 9A 6 (học kì I), 9A 5 (học kì II ), và các tiết phụ đạo học sinh yếu, qua thực tế hai bài kiểm tra (số 2, số 3) về văn tự sự. Đồng thời, tơi cũng thu thập ý kiến ở các đồng nghiệp dạy NgữVăn cùng khối. Qua thực tế đó tơi rút ra kết luận như sau: - Học sinh khá giỏi khi làm bài tập, bài viết có kết hợp được yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận (số học sinh này khơng nhiều); còn lại học sinh trung bình, yếu khi làm bài các em chỉ chủ yếu kể chuyện (nhưng chưa rành mạch), ít chú ý đến việc phải đưa các yếu tố ấy vào bài viết, chưa kể các tiết tìm hiểu, luyện tập, học sinh khơng chuẩn bị bài ở nhà. - Một nhóm đối tượng học sinh , các em chưa nhận diện được yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận qua các văn bản SGK và các tiết tìm hiểu ở phân mơn tập làm văn (đa số học sinh yếu). - Một số học sinh khác thì có ý thức đưa các yếu tố ấy vào nhưng lại gượng ép, chẳn hạn miêu tả nội tâm nhân vật nhưng lại khơng thấy hết được những suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nhân vật. Hay như khi đưa yếu tố Người thực hiện: Lê Thò Thanh Tuyền Trang 4 Đề tài: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghò luận và miêu tả nội tâm nghị luận vào văn tự sự thì có em lại viết giống như bài nghị luận, hoặc chưa làm rõ được những suy nghĩ, trăn trở vế lí tưởng, về cuộc đời, về u ghét, vui buồn của nhân vật… b/ Sự cần thiết của đề tài: Nói như vậy để có thể ước lượng số học sinh của lớp 9A 4 , 9A 5 , 9A 6 là khoảng trên 50% học sinh chưa viết được văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. - Đối với giáo viên, việc rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự kết hợp phương thức biểu đạt khác cũng gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là về thời gian: trong chương trình có ba bài viết ở học kì I thì có đến hai bài viết (số 2 và số 3) là văn tự sự (chưa tính bài kiểm tra học kì I). Thế nhưng thời gian dành cho văn bản tự sự chỉ có năm tiết: vừa tìm hiểu vừa luyện tập. Nhưng nếu học sinh khơng chuẩn bị tốt bài tập ở nhà thì cũng khơng rèn luyện được bao nhiêu. Cho nên, để có được thời gian cho việc rèn luyện, tơi đã tận dụng cả giờ phụ đạo (học sinh yếu cuối học kì I) và các tiết học chủ đề tự chọn. Như vậy, trước thực trạng ấy, với kinhnghiệm qua gần bốn năm dạy thay sách lớp 9, kết hợp tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tơi xin nêu ra một số phương pháp rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm cho học sinh lớp 9. 3. NỘI DUNG VẤN ĐỀ : a. Vấn đề đặt ra : Có thể nói trong tự sự gần như tất cả các phương thức biểu đạt, vì tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống. Mà cuộc sống là hết sức đa dạng phong phú với đầy đủ tất cả các tình huống cảnh ngộ, tất cả các kiểu nhân vật, các mẫu người ta vẫn thường gặp hàng ngày. Với việc kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự thì cũng đồng nghĩa với việc tìm hiểu một kiểu nhân vật ta thường gặp đó là nhân vật có đời sống nội tâm, có diễn biến tâm trạng phức tạp và nhân vật này trong văn bản tự sự, học sinh sẽ viết được một văn bản tự sự hay. b. Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm : Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà trong giờ học chính qui: Người thực hiện: Lê Thò Thanh Tuyền Trang 5 Đề tài: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghò luận và miêu tả nội tâm Đây là một trong năm bước lên lớp, khơng có gì mới mẻ. Thế nhưng, giáo viên lại ít quan tâm đến bước lên lớp cuối cùng này. Trong 45 phút của một tiết học, giáo viên thường chỉ dành cho phần này chỉ khoảng một phút hoặc có khi do chú tâm đến bài học mà khơng còn thời gian để dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, dẫn đến dặn dò qua loa, có khi khơng dặn kịp. Nếu học sinh khơng chuẩn bị bài thì tiết học sau sẽ khơng đạt hiệu quả. Thế nên dù đây là bước quen thuộc với giáo viên , dù thời gian dành cho bước này chỉ khoảng ba phút là dủ nhưng nếu khơng thực hiện thì hiệu quả giảng dạy khơng cao, còn chỉ cần có sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh thì hiệu quả đem lại rất lớn – nhất là sự chủ động học tập của học sinh . Ví dụ: Bài “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự” – 1 tiết. Bài này có hai bài tập tìm hiểu, ba bài luyện tập cho nên khâu chuẩn bị ở nhà rất quan trọng: ở hai bài tập tìm hiểu, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc lại đoạn trích “Kiều ở lần Ngưng Bích”, nhận diện, phân biệt được yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, tác dụng của nó; đồng thời đọc trước đoạn trích “Lão Hạc”, nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của Nam Cao. Nếu có sự phối hợp nhịp nhàng trong hướng dẫn của giáo viên và chủ động học tập của học sinh (do đã chuẩn bị ở nhà) thì phần tìm hiểu sẽ nhanh – đạt hiệu quả để dành thời gian nhiều cho ba bài tập trong phần luyện tập. Ba bài tập này cũng rất cần khâu chuẩn bị ở nhà – vì thời gian trên lớp khơng nhiều cho học sinh viết đoạn theo ba u cầu khác nhau: Bài tập 1 nhận diện, luyện viết; bài tập 2 nhập vai nhân vật Kiều để miêu tả nội tâm; bài tập 3 thực hành viết đoạn miêu tả nội tâm của chính học sinh – cho nên cần phải chuẩn bị trước. Đối với bài “Nghị luận trong văn bản tự sự” cũng vậy, học sinh phải chuẩn bị : Đọc hai đoạn trích, nhận diện yếu tố nghị luận, nêu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, rèn cách viết đoạn có yếu tố nghị luận trong bài tập 2 – luyện tập. Việc chuẩn bị bài của học sinh càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các bài luyện tập và luyện nói. Thời gian cho mỗi bài trên lớp chỉ có một tiết vì thế học sinh khơng viết trước ở nhà phần thực hành thì sẽ khơng giải quyết hết bài tập trên lớp. Ở nhà có thể khơng cần viết đoạn trọn vẹn, chỉ viết các ý cần trình bày trong đoạn đó. Ví dụ: Bài tập 1 của tiết “Luyện tập”, học sinh có thể chuẩn bị trước ở nhà các ý cho đoạn văn: kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là một người bạn tốt. - Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? - Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó? - Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào? Cùng sự chuẩn bị như thế, học sinh tìm ý cho bài tập 2: Viết đoạn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo của bà đã làm cho em cảm đ65ng. sau đó, vào lớp Người thực hiện: Lê Thò Thanh Tuyền Trang 6 Đề tài: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghò luận và miêu tả nội tâm chỉ dành thời gian ngắn cho học sinh sắp xếp các ý cách diễn đạt và trình bày. Như vậy, vừa khơng mất nhiều thời gian chuẩn bị trên lớp, có thời gian chữa lỗi cho học sinh lại vừa đảm bảo thời gian và hiệu quả cho tiết dạy. Tiết “Luyện nói” lại càng khó khăn hơn. Tiết này đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị tốt. Giáo viên chuẩn bị chia nhóm, chọn đề cho mỗi nhóm. Hướng dẫn học sinh chủ động đưa yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận vào bài. Học sinh chuẩn bị: lập đề cương cho các đề, ở nhà nhìn vào đề cương tập nói. Lên lớp, giáo viên chỉ cho học sinh chuẩn bị 5 phút để sắp xếp cách giới thiệu trình bày theo đề cương đã chuẩn bị. Việc học sinh chuẩn bị ở nhà là việc làm thường xun của học sinh. Thế nhưng, đối với các tiết luyện tập, luyện nói của phân mơn tập làm văn đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị tốt – khơng làm qua loa sơ sài dẫn đến khơng đạt hiệu quả trong giảng dạy. Kết hợp với phân mơn văn (Đọc – hiểu văn bản) Dạy – học NgữVăn hiện nay với chủ trương của Bộ theo tinh thần tích hợp: giữa các bài trong cùng một phân mơn, giữa các phân mơn của mơn Ngữ Văn, giữa mơn học này với mơn học khác. Phân mơn tập làm văn có sự kết hợp chặt chẽ giữa Văn và Tiếng Việt. Phần đọc – hiểu văn bản (tự sự) ở phân mơn Văn giúp ít rất nhiều cho học sinh viết văn bản tự sự (tập làm văn) nhất là khi phải đưa yếu tố miêu tả nội tâm vào văn bản. Ví dụ: Đề học sinh có thể viết được đoạn văn kể lại một việc làm có lỗi với bạn thì phải hiểu được miêu tả nội tâm nhân vật là làm gì? Đưa yếu tố miêu tả nội tâm vào chỗ nào trong văn bản thì hợp lí? Giáo viên cho học sinh xem lại tâm trạng hối hận của Dế Mèn khi đã hại chết Dế Choắt trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, hoặc tìm hiểu tâm trạng của nhân vật Ơng Hai trong tác phẩm “Làng” ở đoạn “Cổ ơng lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ơng lão lặng đi đến khơng thở được” để thấy được tâm trạng sững sờ, đau đớn của ơng Hai khi nghe tin làng theo giặc. Từ những đoạn trích trong các văn bản đã học, giáo viên cho học sinh tiến hành viết đoạn văn có yếu tố miêu tả nội tâm, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thấy đâu là kể việc, đâu là miêu tả nội tâm của nhân vật để học sinh biết đưa yếu tố ấy vào chỗ nào thì hợp lí nhất, hay nhất, người đọc có thể thấy rõ tâm trạng của nhân vật nhất. Đối với việc đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự, giáo viên cũng hướng dẫn như thế. Việc nhận diện hay đưa yếu tố ngị luận vào văn bản tự sự khó hơn đối với yếu tố miêu tả nội tâm nếu học sinh khơng hiểu rõ. Ví dụ, giáo viên có thể cho học sinh tìm những ý kiến, nhận xét được diễn đạt bằng hình thức lập luận trong các văn bản đã học. Từ đó cho học sinh nhận diện, viết đoạn theo u cầu. Để làm được tất cả các vấn đề đặt ra cần có yếu tố thời gian. Học sinh chuẩn bị ở nhà đã đành, nhưng nếu khơng được luyện tập nhiều lần thì việc viết bài văn, đoạn văn sẽ khơng đạt hiệu quả. Vì thế cho nên có những bài tập viết đoạn (SGK) khơng đủ thời gian làm trên Người thực hiện: Lê Thò Thanh Tuyền Trang 7 Đề tài: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghò luận và miêu tả nội tâm lớp, giáo viên cho học sinh về nhà làm và cho thêm một số bài tập để học sinh tập viết ở nhà. Những bài tập này giáo viên sẽ sửa trong giờ kiểm tra bài cũ. Giáo viên sẽ chấm điểm tập bài làm của một vài em lấy điểm riêng hoặc cho điểm cho từng phần : bài tập về nhà (2 điểm) cộng với điểm kiểm tra bài cũ (8 điểm). Tơi đã áp dụng điều này trên lớp 9A 4 , 9A 5 , 9A 6 và thấy rằng các em đó có thói quen chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn. Ngồi ra, tơi đã đưa việc rèn luyện viết đoạn văn vào các tiết học chủ đề tự chọn và phụ đạo học sinh yếu. Hướng dẫn học sinh viết đoạn trong giờ dạy tự chọn và phụ đạo học sinh yếu: Trong các chủ đề tự chọn dạy ở học kì I, tơi đưa chủ đề: “Yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận trong văn bản tự sự” (6 tiết) vào chương trình. Với 6 tiết ấy, tơi vừa cho học sinh tìm hiểu , nhận diện, vừa luyện tập viết đoạn văn có yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Trước hết, cho học sinh nhắc lại vai trò của các yếu tố này trong văn bản tự sự, sau đó cho học sinh tiến hành làm bài tập. Ví dụ: Nhận diện yếu tố nghị luận và nêu tác dụng của nó trong đoạn văn sau: “Tơi nghĩ bụng: đã gọi là hi vọng thì khơng thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thơi” (Cố hương – Lỗ Tấn) Giáo viên giúp học sinh tìm yếu tố nghị luận: - Những con đường trên mặt đất , con đường đời của mỗi người. - Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thơi Mọi việc bắt đầu đều khó khăn, muốn có kết quả tốt phải kiên trì vượt qua khó khăn. - Tác dụng: Nêu vấn đề về con đường đời của mỗi người khơng phải lúc nào cũng bằng phẳng. Nên cần phải có ý chí kiên trì vượt qua sẽ thành cơng. Trong giờ phụ đạo học sinh yếu, tơi tập trung nhiều vào điểm yếu của học sinh là viết đoạn văn. Giáo viên cho đề tài, học sinh viết, sau đó tự nhận xét đoạn văn vừa viết: đâu là yếu tố kể, đâu là yếu tố miêu tả nội tâm, đâu là yếu tố nghị luận. Cuối cùng, giáo viên nhận xét, sửa chữa. u cầu viết đoạn từ dễ đến khó. Từ những đoạn văn trong SGK cho học sinh viết lại cho đến những nội dung giáo viên tự đặt ra cho học sinh như: Kể lại chuyện một lần em đã nói dối mẹ và tâm trạng hối hận của em. Hay: Viết đoạn văn kể lại những việc làm và tình cảm của người bà trong bài thơ “Bếp lửa” có ý nghĩa như thế nào đến suy nghĩ, tình cảm của em. Từ đó học sinh được rèn luyện thêm cách viết đoạn văn và viết bài văn tốt hơn. c. Kết quả : Người thực hiện: Lê Thò Thanh Tuyền Trang 8 Đề tài: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghò luận và miêu tả nội tâm Phải khẳng định đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã tạo ra mơi trường học tập sơi động. Nó thúc đẩy con người linh hoạt, sáng tạo trong việc giải quyết và khám phá cái mới. Đây khơng phải là nhận thức một chiều nên việc nắm kiến thức của học sinh được diễn ra theo khả năng biểu lộ tính tích cực của trí tuệ và lòng ham hiểu biết của học sinh. Sau một học kì với sự nổ lực khơng ngừng của bản thân, từng bước áp dụng các giải pháp đã đưa ra, tơi thấy học sinh có chuyển biến rõ rệt. Nếu trong các bài học đầu tiên giáo viên còn mất nhiều thời gian để phân tích, hướng dẫn nên thường hay bị “cháy giáo án” thì các bài học sau tiết học sơi nổi hơn, giờ học các em thấy thoải mái hơn, mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình, chủ động tìm hiểu bài, lập dàn ý thành thạo, lập luận chặt chẽ và vận dụng tốt vào bài viết. Qua thời gian rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm ch học sinh lớp 9A 4 , 9A 5 , 9A 6 kết quả kiểm tra học kì I có tốt hơn bài viết số 2 và bài viết số 3. Kết quả học kì I: TSHS GIỎI KHÁ TB YẾU 133 18 (13,5 %) 42 (31,6 %) 69 (51,9 %) 4 (3,0 %) Người thực hiện: Lê Thò Thanh Tuyền Trang 9 Đề tài: Rèn luyện kó năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố nghò luận và miêu tả nội tâm a/ Bài học kinh nghiệm: Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là u cầu cấp thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Song một chủ trương dù tiến bộ đến đâu thì khi đi vào thực tế cũng vấp phải những khó khăn. Khơng ai phủ nhận tính tích cực của u cầu đổi mới, nhưng biến nó thành hiện thực thì khơng phải là chuyện dễ hồn thành trong một sớm một chiều. Trước những khó khăn của thực tiễn giáo dục, chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học dần dần, phải chấp nhận một giải pháp q độ mang tính cải tiến với phương châm đổi mới là dạy học tạo điều kiện để học sinh “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Và nhân tố quyết định trong cơng việc đổi mới này là đội ngũ giáo viên chúng ta. Mỗi giáo viên phải có kế hoạch đổi mới, chịu khó tìm tòi học tập, mạnh dạn thực hiện đổi mới từ những kinhnghiệm tốt của bản thân và đồng nghiệp, đổi mới từ một bài đến nhiều bài, khó một năm để dễ dàng trong nhiều năm sau. Qua q trình thực hiện đề tài ở ba lớp 9A 4 , 9A 5 , 9A 6 , tơi nhận thấy học sinh biết cách làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Cách viết có tiến bộ hơn qua bài thi học kì I, ý thức học tập của học sinh cũng tốt hơn, học sinh chủ động chuẩn bị bài ở nhà, chủ động và hứng thú học tập hơn đầu năm. Người thực hiện: Lê Thò Thanh Tuyền Trang 10 C/ KẾT LUẬN . 20 09 có bảy lớp 9. ba lớp 9A 4 , 9A 5 , 9A 6 có số học sinh đạt kết quả bộ mơn Ngữ Văn ở thời điểm giữa học kì I như sau: TSHS GIỎI KHÁ TB YẾU 133 12 ( 9, 0. làm văn lớp 9 – học kì I ở các lớp 9A 4 , 9A 5 , 9A 6 . 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : - Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến bộ mơn: SGK; SGV Ngữ văn 9 –