1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận hai bà trưng hà nội

102 366 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 5,84 MB

Nội dung

Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đã tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: chất

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI -

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI

PHẠM NGỌC MINH

Hà Nội - 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI -

PHẠM NGỌC MINH

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS ĐỖ HOÀNG TOÀN

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn có tiêu đề “Hoàn thiện công tác quản lý CTR trên địa bàn quận Hai Bà Trưng-Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu về nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về những số liệu và nội dung trên nghiên cứu đó Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được công bố trong các công trình khác

Hà N ội, ngày 22 tháng 12 năm 2016

TÁC GIẢ

Phạm Ngọc Minh

Trang 4

và qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Hoàng Toàn và những thầy cô giáo đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại Chi nhánh Hai Bà Trưng(Urenco 3) và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm lên khó tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Hà N ội, ngày 22 tháng 12 năm 2016

Phạm Ngọc Minh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 7

1.1.KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN (CTR ) 7

1.1.1.Khái niệm chất thải và CTR 7

1.1.2 Phân loại CTR 7

1.1.3 Tác hại của CTR 9

1.2 Quản lý CTR 14

1.2.1 Khái niệm 14

1.2.2 Nội dung quản lý CTR của Urenco 3 15

1.2.3 Hệ thống thu gom rác thải 17

1.2.3.1 Hệ thống thu gom CTR chưa, không phân loại tại nguồn 17

1.2.3.2 Hệ thống thu gom CTR đã phân loại tại nguồn 18

1.2.3.3 Hệ thống container di động (HSC-Hauled Container System) 18

1.2.3.4 Hệ thống container cố định (SCS-Stationnary container system) 19

1.2.4 Hệ thống vận chuyển rác thải 19

1.2.4.1 Hệ thống trung chuyển 19

1.2.4.2 Phương tiện vận chuyển 20

1.2.5 Xử lý CTR 21

1.2.5.1 Xử lý CTR bằng phương pháp cơ học 22

1.2.5.2 Xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp 23

Trang 6

1.2.5.4 Xử lý CTR bằng phương pháp thiêu đốt 26

1.2.5.5 Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện 26

1.2.5.6 Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex 27

1.3 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở CÁC ĐÔ THỊ 28

1.3.1 Tình hình xử lý CTR ở một số nước 29

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 33

1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xử lý CTR trên địa bàn quận Hai Bà Trưng 37

1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC DUY TRÌ VSMT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG 38

1.4.1 Các nhân tố bên ngoài 38

1.4.1.1 Đối với UBND quận Hai Bà Trưng 38

1.4.1.2 Đối với UBND các Phường 39

1.4.1.3 Đối với Urenco 40

1.4.4.4 Đối với các cơ quan, tổ chức, hộ kinh doanh, gia đình 40

1.4.2 Các yếu tố bên trong Urenco 3 41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 44

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 45

2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG(URENCO 3) 46

2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Urenco 3 46

2.1.2 Nhiệm vụ được giao thực hiện 47

2.1.3 Nguyên tắc quản lý 47

2.1.4 Phương pháp quản lý 47

2.1.5 Hiệu quả quản lý 48

2.1.6 Thu gom, vận chuyển 48

2.1.7 Xử lý CTR 54

2.1.8 Đánh giá thực trạng quản lý CTR trên địa bàn quận Hai Bà Trưng 55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58

Trang 7

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG -

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 59

3.1 NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CTR Ở QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2020 59

3.2 ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 59

3.2.1 Khu chôn lấp hợp vệ sinh hoặc trạm chuyển tải rác 60

3.2.2 Chế biến phân vi sinh (compost) 63

3.2.3 Xử lý chất thải có ứng dụng EM 65

3.3 CÁC GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH 68

3.3.1 Thu phí vệ sinh và hợp đồng dịch vụ VSMT 68

3.3.2 Trang bị cơ sở vật chất 69

3.4 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG VÀ CƠ GIỚI HÓA KHÂU THU GOM 70

3.4.1 Đối với khối thủ công 70

3.4.2 Đối với khối cơ giới 72

3.4.3 Công tác thu gom vận chuyển chất thải phế thải xây dựng (PTXD) 79

3.4.4 Phân loại rác tại nguồn 80

3.4.5 Công tác tuyên truyền, vận động và xử phạt 82

3.5 Các giải pháp về mặt quản lý và chính sách 83

3.5.1 Các giải pháp về cơ chế chính sách 83

3.5.2 Công tác kiểm tra, giám sát 85

3.5.3 Về quản lý tại Chi nhánh Hai Bà Trưng(Urenco 3) 85

3.5.4 Nâng cao nhận thức cộng đồng 86

3.5.5 Giải pháp tuyên truyền vận động kiểm tra xử lý 87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 88

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

VSMT : Vệ sinh môi trường

CTR : Chất thải rắn

VMĐT : Văn minh đô thị

UBND : Ủy ban nhân dân

VHTT : Văn hóa thông tin

TNMT : Tài nguyên môi trường

QLĐT : Quản lý đô thị

ĐHSX&QLCL : Điều hành sản xuất & quản lý chất lượng

TCHC : Tổ chức hành chính

TCKT : Tài chính kế toán

ĐXCG : Đội xe cơ giới

Urenco : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô

thị Hà Nội

Urenco 3 : Chi nhánh Hai Bà Trưng

Urenco 7 : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô

thị Hà Nội-chi nhánh Cầu Diễn

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Biểu 1.1: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xử lý CTR 37

Biểu 2.1: Các chỉ tiêu chính của Urenco 3 49

Biểu 2.2: Số lượng phương tiện cơ giới của Urenco 3 49

Biểu 3.1: Danh mục 31 tuyến phố VMĐT trên địa bàn quận Hai Bà Trưng 72

Biểu 3.2: Tỷ lệ % cơ giới hóa và thủ công sau khảo sát thực tế 73

Biểu 3.3: Khối lượng thực hiện rửa đường, rửa hè và rửa thùng rác 75

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Sơ đồ nội dung quản lý CTR của Urenco 3 15

Hình 1.2: Sơ đồ 14 tuyến chính thu rác trực tiếp ca đêm 21

Hình 1.3: Phương pháp ủ sinh học làm phân compost 25

Hình 1.4: Phương pháp thiêu đốt 26

Hình 1.5: Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện 27

Hình 1.6: Xử lý chất thải bằng công nghệ công nghệ Hydromex 28

Hình 1.7: Tỷ lệ áp dụng phương pháp xử lý CTR tại một số nước 32

Hình 2.1: Bản đồ hành chính quận Hai Bà Trưng 46

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Urenco 3 46

Hình 2.3: Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển rác 54

Hình 3.1: Sơ đồ mô hình đổi mới công nghệ 60

Hình 3.2: Hình ảnh điểm chuyển tải rác 62

Hình 3.3: Vị trí dự kiến làm điểm chuyển tải rác 63

Hình 3.4: Sơ đồ xử lý rác hữu cơ thành phân compost 65

Hình 3.5: Xe Hako của Đức chuyên dụng quét hè phố 74

Hình 3.6: Xe quét hút bụi đường phố Daewoo loại 6m3 75

Hình 3.7: Sơ đồ xe vận chuyển rác hợp đồng ca ngày loại 7,5 tấn 77

Hình 3.8: Sơ đồ quản lý phương tiện bằng định vị GPS tại Urenco 3 78

Hình 3.9: Nhân viên môi trường hướng dẫn người dân phân loại rác 3R 82

Hình 3.10: Tờ in 2 mặt tuyên truyền và đổ rác đúng giờ 83

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài:

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có thu nhập thấp, để tồn tại trong cuộc cạnh tranh kinh tế quyết liệt của khu vực và toàn cầu, Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Quá trình đó đã gây sức ép lớn tới môi trường Giải pháp đặt ra là chúng ta phải có sự kết hợp chặt chẽ quá trình phát triển với với các vấn đề môi trường, coi lợi ích môi trường là một yếu tố phải cân nhắc tới khi hoạch định các chính sách phát triển Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đã tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng…

Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đang khiến rác thải sinh hoạt và y tế tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày Phần lớn lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng… Việc quản lý và xử lý CTR đô thị nước ta đang còn rất lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp

Tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử

lý Xét về rác thải y tế, khoảng 50% số bệnh viện tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng quy trình xử lý rác y tế đạt chuẩn Mỗi ngày, ngành y tế thải ra từ 350 đến 450 tấn rác thải, trong đó có 40 tấn thuộc loại độc hại

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình xử lý CTR từ nay đến 2020

Trang 12

thôn, 80% rác thải sinh hoạt, 90% rác thải công nghiệp không nguy hại và 100% rác thải nguy hại phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Đặc biệt, Đề án xác định, đến năm 2015 có 60% và lên đến 95% vào năm 2020 lượng rác này phải được tái chế, tái sử dụng Để đạt được mục tiêu này cần sự nỗ lực chung của toàn xã hội

Quận Hai Bà Trưng được thành lập từ tháng 6 năm 1981 bao gồm 22 phường Đến thời điểm tháng 1 năm 2004 thì chia tách bớt một một số phường về quận Hoàng Mai mới và còn lại đến nay là 20 phường bao gồm: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy là một trong bốn quận lõi trung tâm của thành phố Hà Nội về kinh tế, du lịch, chính trị, lượng rác xả ra hàng ngày là rất lớn và cần có nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời để đảm bảo bảo VSMT chung và thay đổi bộ mặt của quận Hai Bà Trưng nói riêng cũng như thành phố Hà Nội nói chung đặc biệt là trong năm thứ 3 thực hiện "Năm trật tự và văn minh đô thị 2016" trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, được sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô thị Hà Nội(Urenco), sự quan tâm giúp đỡ của UBND Quận Hai Bà Trưng, các ban ngành của Quận, các Phường cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên Chi nhánh Hai Bà Trưng(Urenco3) Công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã được cải thiện, có nhiều chuyển biến tích cực, đường phố phong quang, sáng, sạch, hơn ý thức trách nhiệm của người dân được nâng cao rõ rệt

Tuy nhiên, hiện tượng đổ phế thải thường xuyên trên các tuyến phố còn nhiều

do một số hộ dân, hộ kinh doanh thiếu ý thức xả rác ra đường một cách tuỳ tiện, đặc biệt tại các khu vực đường phố vắng, những công trình xây dựng một số còn để gây bẩn Với những hiện trạng nêu trên, đòi hỏi chi nhánh Hai Bà Trưng(Urenco3) phải

Trang 13

nỗ lực hơn nữa trong công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường làm cho Thành phố Xanh-Sạch-Đẹp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu

Xuất phát từ tình hình thực tiễn và tính chất công việc tác giả chọn vấn đề “Hoàn

tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình

2 Tổng quan các chương trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về công tác VSMT tiêu biểu trong số đó là :

2.1 Luận án Phó Tiến sĩ khoa học : Nâng cao hiệu quả quản lý CTR thành phố Hà Nội năm 1993 do Nghiêm Xuân Đạt làm tác giả, người hướng dẫn PGS.TS Đặng Như Toàn, PTS Mai Văn Bưu luận án đã định hướng đổi mới công tác vệ sinh môi trường đô thị Đề xuất mô hình và cơ chế quản lý CTR ở thành phố Hà Nội và biện pháp thực hiện từ thời gian trước giúp ích rất lớn cho việc thực hiện định hướng các nội dung của luận văn.[2]

2.2 Luận án Phó Tiến sĩ khoa học: Hoàn thiện mô hình và cơ chế quản lý việc thu gom, vận tải CTR ở thành phố Hà Nội năm 1994 do Nguyễn Mạnh Ty làm tác giả, người hướng dẫn GS Mai Hữu Khuê, PTS Nguyễn Thị Ngọc Huyền luận án đã phân tích thực trạng việc giải quyết vấn đề CTR tại Hà Nội, tổ chức và quản việc thu gom chất thải, các kiến nghị để thực hiện thành công mô hình và các cơ chế quản lý mới của việc thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn thành phố Hà Nội giúp cho đề tài luận văn thêm nhiều nội dung tham khảo hữu ích và có những nhìn nhận, đề xuất mới hơn nữa.[10]

2.3 Quản lý CTR tập 1,2 do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thái làm chủ biên:[9]

- Tập 1: Cuốn sách “Quản lý chất thải rắn” đã được Nhà xuất bản Khoa học

và Kỹ thuật tổ chức biên soạn và xuất bản Cuốn sách được xuất bản thành hai

tập Tập 1 có nhan đề “CTR đô thị” do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Thái chủ biên với

sự tham gia của GS TS Trần Hiếu Nhuệ và PGS.TS Ứng Quốc Dũng đã được xuất

Trang 14

bản năm 2001, kịp thời đáp ứng nhu cầu đào tạo cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý CTR đô thị của đất nước

- Tập 2: Của cuốn sách có nhan đề “Chất thải nguy hại” do PGS TS Nguyễn

Thị Kim Thái biên soạn và xuất bản lần này bao gồm 6 chương và phụ lục, nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên ngành kỹ thuật – công nghệ môi trường những kiến thức

và cập nhật các vấn đề cơ bản có liên quan tới kỹ thuật, quản lý chất thải nguy hại Tập sách này cũng đồng thời cung cấp tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý, cán

bộ nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành có liên quan Hai cuốn sách này là nguồn thông tin rất quan trọng và cần thiết để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài

Ngoài ra còn có nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế, các bài viết đăng tải trên các tạp chí cũng có những nội dung liên quan đến công tác VSMT Nhưng việc nêu rõ thực trạng liên quan đến công tác quản lý CTR trên địa bàn quận Hai Bà Trưng và các biện pháp nâng cao, cải thiện thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến Mặc dù vậy những tài liệu liệt kê ở trên là nguồn tài liệu tham khảo rất cần thiết để thực hiện luận văn này

3 Mục tiêu của đề tài:

Hoàn thiện công tác quản lý CTR trên địa bàn quận Hai Bà Trưng-Hà Nội:

 Nâng cao hiệu quả xử lý CTR trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân

 Góp phần bảo vệ sự phát triển bền vững của quận

 Làm cơ sỏ, rút kinh nghiệm để thực hiện quy hoạch quản lý CTR cho thành phố, quận khác ở Việt Nam

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, các hình thức hiện đang áp dụng để đảm bảo vệ sinh môi trường trên các tuyến đường phố, ngõ xóm hiện đang áp dụng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Trang 15

- Đánh giá, đề xuất giải pháp cải thiện tình hình VSMT, hiệu quả sản xuất

5 Đối tượng nghiên cứu:

Chi nhánh Hai Bà Trưng(Urenco3) Đơn vị đang đảm nhận đặt hàng của UBND thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2010 đến 2016 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong việc duy trì VSMT

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài:

Luận văn dựa trên tình hình thực tế hiện tại đối với công tác thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn quận Hai Bà Trưng từ thời gian trước đến nay Từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất giúp cho Chi nhánh Hai Bà Trưng(Urenco3) có được cái nhìn

cụ thể hơn về các vấn đề tồn đọng của mình để có thể nâng cao hiệu quả hơn trong công tác duy trì, đảm bảo VSMT trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

7 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu :

Khảo sát thực tế lực lượng công nhân các tổ môi trường thu gom rác và các lái

xe vận chuyển rác tại địa bàn quận Hai Bà Trưng-Hà Nội

Phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngàn, các báo cáo về thực trạng công tác vệ sinh môi trường tại Chi nhánh Hai Bà Trưng(Urenco3)

Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu và đánh giá hiện trạng thực tế đang

thực hiện trên địa bàn quận Hai Bà Trưng từ đó đưa ra các biện pháp, đề xuất “Hoàn

thiện công tác quản lý CTR trên địa bàn quận Hai Bà Trưng-Hà Nội”.

- Dữ liệu nghiên cứu :

Đề tài được viết dựa trên phương pháp chính là thu thập dữ liệu từ các các tài liệu nghiên cứu về công tác vệ sinh môi trường, các tài liệu, số liệu thống kê, tổng hợp và các nội dung công nghệ sản xuất,… thu thập được tại Chi nhánh Hai Bà Trưng(Urenco3)

Trang 16

8 Nội dung nghiên cứu:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 phần với các nội dung sau :

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý CTR trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý CTR trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

1.1.KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN(CTR )

1.1.1 Khái niệm chất thải và CTR :

Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTR đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam Ở Việt Nam, quản lý CTR theo hướng bền vững là một trong bảy chương trình ưu tiên của “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 và định hướng đến năm 2020” và là một nội dung thuộc lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển của Chương trình nghị sự 21

- Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam

Khái ni ệm CTR được hiểu là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản

xu ất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác và được hiểu là tất cả

các ch ất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng

r ắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa CTR bao

g ồm CTR thông thường và CTR nguy hại

Thuật ngữ CTR được sử dụng trong chuyên đề này là bao hàm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các CTR đặc thù từ các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Chuyên đề này đặc biệt quan tâm đến CTR đô thị, bởi vì đó là sự tích lũy và lưu trữ toàn CTR có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người [2]

1.1.2 Phân loại CTR :

 CTR sinh hoạt là: những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại, theo phương diện khoa học

Trang 18

 CTR công nghiệp là: chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp.Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:

- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro,

xỉ trong các nhà máy nhiệt điện;

- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;

- Các phế thải trong quá trình công nghệ;

- Bao bì đóng gói sản phẩm

 Chất thải xây dựng là: các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tong vỡ do các hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình v.v…Chất thải xây dựng gồm:

- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;

- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng;

- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…

 Chất thải từ các nhà máy xử lý là: CTR từ hệ thống xử lý nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp

 Chất thải nông nghiệp là: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật…

• Theo mức độ nguy hại,CTR được phân thành các loại:

 Chất thải nguy hại là: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe tới dọa sức khoe con người, động vật và cây cỏ

 Chất thải y tế nguy hại là: chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác tới các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng

Trang 19

 Chất thải không nguy hại là: những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần

• Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, CTR thông thường được phân thành hai nhóm chính sau [5]:

- Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng

- Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp

1.1.3 Tác hại của CTR :

Việc quản lý CTR không hợp lý, xử lý CTR không hợp kỹ thuật vệ sinh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng Trong chương này sẽ đề cập đến các tác động của CTR đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế, xã hội [9]

Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường Các điểm tập kết CTR (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ sinh Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTR hàng ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR trong khu dân cư Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường [9]

Ô nhiễm môi trường không khí: Do chất thải rắn: CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các

vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí(CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác) Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải

Trang 20

trong mùa hè cao hơn mùa đông Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao

và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi

là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí

Ô nhiễm môi trường nước: Do CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước CTR hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước

Trang 21

thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa ; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm) Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng

Ô nhiễm môi trường đất: Các CTR có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông trong đất rất khó bị phân hủy Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi thường

có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất

và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất

CTR gây hại cho sức khỏe cộng đồng: Từ việc thải các chất thải hữu cơ, xác chết động vật qua những trung gian truyền bệnh sẽ gây nên nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch.Ví dụ điển hình nhất là dịch hạch thông qua môi trường trung gian là chuột gây nên cái chết cho hàng nghìn người Người ta đã tổng kết rác thải gây ra 22 loại bệnh cho con người Điển hình là rác plastic (nilon) là nguyên nhân gây ra ung thư cho súc vật ăn cỏ Hơn thế nữa khi đốt plastic ở 1200oC nó sẽ biến đổi thành dioxxit gây quái thai ở người

Trang 22

Các đống rác, nhất là các đống rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lý kịp thời và đừng kỹ thuật, sẽ bốc mùi hôi thối

- CTR làm giảm mỹ quan ở các khu công cộng và đô thị

- CTR cản dòng chảy, làm ứ đọng nước hoặc ngập lụt vùng dân cư Tác hại của CTR đối với người dân: Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác Một nghiên cứu tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hưởng Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao,

dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm

ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh

vỡ, bơm kim tiêm cũ, có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS, ) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân, Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thuỷ sản: Do CTR và việc xả rác bừa bãi, quản lý CTR không hợp lý còn gây ô nhiễm môi trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hoá và các địa điểm du lịch, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch Các địa danh thu hút khách du lịch như chùa

Trang 23

Hương, vịnh Hạ Long, các bãi biển, cũng đang gặp phải vấn đề ô nhiễm môi trường do tình trạng xả rác thải bừa bãi Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hướng phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm lượng khách du lịch, dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt động này tại các địa phương có làng nghề Các bãi trung chuyển rác lộ thiên và bãi chôn lấp rác không đảm bảo vệ sinh thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản

Xung đột môi trường do chất thải rắn: Xung đột môi trường xảy ra trong xã hội khi vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế chưa dung hòa được với nhau Trong những năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng càng cao, trong khi đó, lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khỏe cộng đồng thì số các vụ xung đột môi trường càng nhiều Trong quản lý CTR, xung đột môi trường chủ yếu phát sinh do việc lưu giữ, vận chuyển, xả thải chôn lấp CTR không hợp vệ sinh Những xung đột giữa các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ, hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động văn hoá, du lịch và cảnh quan khác cũng là loại xung đột môi trường

có tính phổ biến Trong quá trình hoạt động, sản xuất, các làng nghề sản sinh nhiều CTR gây ảnh hưởng tới môi trường không những tại nơi diễn ra các hoạt động sản xuất mà còn ảnh hưởng tới các vùng lân cận Chính vì vậy, tại đây đã nảy sinh nhiều vấn đề xung đột môi trường Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề, giữa cộng đồng làm nghề và không làm nghề, giữa các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông nghiệp, giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan, văn hoá, Xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề do CTR Đây là loại xung đột phổ biến nhất Sự hình thành các cơ sở sản xuất nghề nằm trong các khu dân cư, đặc thù hơn là tổ chức sản xuất ngay tại trong nhà mình Các loại CTR phát sinh đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ xung quanh, gây ra những xung đột, dẫn đến những khiếu

Trang 24

kiện Xung đột giữa các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông nghiệp Trong khi các cộng đồng làm nghề công nghiệp thủ công nghiệp thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của mình thì các cộng đồng sản xuất nông nghiệp bị tác động của ô nhiễm môi trường làm cho năng suất cây trồng giảm, vật nuôi chết và mất đất sản xuất nông nghiệp Dạng xung đột này xảy ra ở hầu hết các làng sản xuất gạch, ngói, gốm sứ, Song song với sự phát triển của làng nghề, diện tích dành cho hoạt động sản xuất của làng nghề ngày càng được mở rộng thì diện tích nông nghiệp lại càng ngày bị thu hẹp Xung đột xảy ra khi người sản xuất khai thác đất sét từ các ruộng lúa, rồi các loại phế phẩm từ gạch ngói, xỉ than lại bị thải bỏ xuống các ruộng đồng khiến cho ruộng sản xuất nông nghiệp trở thành bãi rác

1.2 Quản lý CTR :

1.2.1 Khái niệm:

Khái niệm: Quản lý CTR (của cơ quan chuyên trách về môi trường của nhà nước) là sự tác động có tổ chức trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, phương tiện, lợi ích được giao để xử lý vấn đề môi trường nói chung, CTR nói riêng thuộc địa bàn được phân giao của cơ quan chuyên trách về môi trường.[14]

Ở nước ta hiện nay, theo phân cấp cơ quan chuyên trách quản lý môi trường bao gồm 3 cấp là [5]:

1 Bộ Tài nguyên và môi trường

2 Tổng cục môi trường

3 Công ty môi trường đô thị các tỉnh, thành phố

4 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô thị Hà Nội-Chi nhánh các Quận, Huyện

Trong luận văn của học viên chỉ giới hạn việc nghiên cứu tại Chi nhánh Hai Bà Trưng(Urenco 3) với vấn đề CTR giai đoạn 2016-2020

Trang 25

1.2.2 Nội dung quản lý CTR của Urenco 3: Hình 1.1

Hình 1.1: Sơ đồ nội dung quản lý CTR của Urenco 3

Ngu ồn: Tác giả tự xây dựng

Ở phạm vi toàn quốc nhiều chính sách, chiến lược về quản lý CTR được ban hành và đi vào cuộc sống Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về CTR cũng đang từng bước hoàn thiện, nhiều mô hình quản lý tại một số địa phương đã cho thấy những kết quả tốt Vai trò của các tổ chức tư nhân cùng tham gia công tác thu gom, vận chuyển

và xử lý CTR đã ngày càng được khẳng định Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý CTR, vấn đề đầu tư tài chính, hợp tác quốc tế và xã hội hóa công tác

Trang 26

quản lý CTR cũng được tăng cường và đã có những thành công nhất định Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều bất cập và khó khăn bắt nguồn ngay từ sự thiếu rõ ràng trong các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, sự chồng chéo trong hệ thống tổ chức quản lý, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn đến công tác triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn Chính vì vậy, để công tác quản lý CTR đạt được hiệu quả như mong đợi, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khắc phục các yếu kém tồn tại [7]

Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế–xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh chóng lượng CTR phát sinh CTR tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý [1]

Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý CTR ở nước ta thời gian qua chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng CTR phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý CTR tại các địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý CTR còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý CTR còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý CTR

đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa đạt yêu cầu [7]

Chính vì vậy, hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý chất thải có những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý CTR không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát

triển kinh tế – xã hội

Trang 27

1.2.3 Hệ thống thu gom rác thải:

Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt do Công ty môi trường

đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện Bên cạnh đó, trong thời gian qua với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường của Nhà nước, đã có các đơn vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại đô thị Nguồn kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đô thị hiện nay do Nhà nước bù đắp một phần từ nguồn thu phí vệ sinh trên địa bàn Mức thu phí vệ sinh hiện nay từ 4000-6000 đồng/người/tháng hoặc từ 10.000-30.000 đồng/hộ/tháng tùy theo mỗi địa phương Mức thu tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ từ 120.000-200.000 đồng/cơ sở/tháng tùy theo quy mô, địa phương

Hệ thống thu gom CTR hiện nay ở các thành phố lớn nước ta phổ biến bao gồm

4 dạng như sau:

1.2.3.1 Hệ thống thu gom CTR chưa, không phân loại tại nguồn:

Ph ương pháp áp dụng cho các khu dân cư biệt lập thấp tầng bao gồm:

- Dịch vụ thu gom ở lề đường (Curb): Người chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng rác đã đầy rác ở lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các thùng đã được đổ bỏ trở về vị trí chung để tiếp tục chứa chất thải

- Dịch vụ thu gom ở lối đi – ngõ hẻm (Alley),các thùng chứa rác đặt ở đầu các lối đi, ngõ hẻm

- Dịch vụ thu gom kiểu mang đi – trả về (Setout – Setback): các thùng rác container được mang đi và mang trả lại cho các chủ nhà sau khi đã

đổ bỏ CTR, công việc được thực hiện bởi các đội trợ giúp

- Dịch vụ thu gom kiểu mang đi (Setout) giống dịch vụ kiểu mang đi- trả

về, chỉ khác là chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứa rác trở

về vị trí ban đầu

Trang 28

Ph ương pháp áp dụng cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình:

- Dịch vụ thu gom lề đường là phương pháp phổ biến cho các khu dân cư này Đội thu gom có trách nhiệm vận chuyển các thùng chứa CTR từ các hộ gia đình đến tuyến đường thu gom bằng phương pháp thu công hoặc cơ giới, tùy theo khối lượng CTR vận chuyển

Ph ương pháp áp dụng cho các khu dân cư cao tầng:

- Đối với khu vực này, các loại thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom CTR Tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng các thùng mà áp dụng phương pháp cơ giới (xe thu gom có trang bị bộ phận nâng các thùng chứa), hoặc là kéo các thùng chứa đến các nơi khác( nơi tái chế)

Ph ương pháp áp dụng cho các khu thương mại – công nghiệp:

- Cả 2 phương pháp thủ công và cơ khí đều được sửu dụng dể thu gom tai khu vực này Để tránh tình trạng tắc đường, việc thu gom CTR của khu vực này tại nhiều thành phố lớn được thực hiện vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm Khi áp dụng phương pháp thu gom thủ công thì CTR được đặt vào các túi bằng plastic hoặc các loại thùng giấy và được đặt dọc theo đường phố để thu gom

1.2.3.2 Hệ thống thu gom CTR đã phân loại tại nguồn:

- Các loại vật liệu đã được phân chia tại nguồn cần phải được thu gom để

sử dụng cho mục đích tái chế Phương pháp cơ bản hiện tại đang được

sử dụng để thu gom các loại vật liệu này là thu gom dọc lề đường

1.2.3.3 Hệ thống container di động (HSC–Hauled Container System):

- Trong HSC thì các container được sử dụng để chứa CTR và được vận chuyển đến bô đổ, đổ bỏ CTR và mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom mới Hệ thông HSC thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng lớn bởi vì hệ thống này sử dụng các container

có kích thước lớn

Trang 29

1.2.3.4 Hệ thống container cố định (SCS–Stationnary Container System):

- Trong hệ thống SCS, container cố định được sủ dụng để chứa CTR vẫn giữ ở vị trí thu gom khi lấy tải, chúng chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn phát sinh đến vị trí thu gom để dỡ tải Hệ thống này chia thành 2 loại chính:

- Hệ thống thu gom lấy tải cơ giới

- Hệ thống thu gom lấy tải thủ công

- Hầu hết các xe thủ gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang

bị thiết bị ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối lượng CTR

- Nhược điểm lớn của hệ thống này là xe thu gom có cấu tạo phức tạp gây khó khăn trong việc bảo trì

1.2.4 Hệ thống vận chuyển rác thải:

1.2.4.1 Hệ thống trung chuyển:

Thông thường, CTR được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh đến bãi chứa hoặc cơ sở tái chế Tuy nhiên, hầu hết các nơi tiếp nhận CTR cuối cùng này được bố trí cách xa thành phố, hoặc cách xa tuyến giao thông chính, nếu vận chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp thì không khả thi vì chi phí vận chuyển khá cao Vì vậy cần có hoạt động trung chuyển, trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được chuyển sang các xe lớn hơn Các xe này được sử dụng để vận chuyển CTR đến một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi, hoặc đến bãi đổ Trạm trung chuyển có chức năng chính là chuyển CTR

từ các xe thu gom và các xe vận chuyển nhỏ sang các phương tiện vận chuyển lớn hơn

Có 3 loại trạm trung chuyển [10]:

- Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp: CTR từ các xe thu gom nhỏ được

đổ trực tiếp vào xe vận chuyển lớn hoặc bị nén để nén chất thải vào xe lớn, hay nén thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp

- Trạm trung chuyển kiểu tích lũy: CTR được đổ trực tiếp vào hố chứa

Từ hố này, CTR sẽ được chuyển lên xe vận chuyển nhờ các thiết bị

Trang 30

khác Trạm trung chuyển kiếu tích lũy khác biệt so với trạm trung chuyển chất tải trực tiếp ở chỗ nó được thiết kế sao cho có thể lưu trũ CTR trong khoảng 1–3h

- Trạm trung chuyển kết hợp chất thải trực tiếp và chất tải tích lũy: Đây

là những trạm trung chuyển đa chức năng Tất cả các xe thu gom khi đến trạm trung chuyển đề phải qua khâu kiểm tra tại trạm cân Các xe thu gom sẽ được cân, sau đó đến sàn dỡ tải và đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển trở lại trạm cân, cân xe và tính lệ phí

1.2.4.2 Phương tiện vận chuyển:

Hệ thống vận chuyển gồm nhiều phương tiện: trong những hẻm nhỏ vận chuyển rác bằng xe thô sơ và nhân viên thu gom bằng phương pháp thủ công Ở các thành phố lớn thì thường có các loại xe có container vận chuyển hoặc container cố định Đối với các nước tiên tiến thì công việc thu gom rác đường phố có xe chuyên dùng vừa quét, thu gom ép, vừa vận chuyển Hình 1.2: Sơ đồ 14 tuyến chính thu rác trực tiếp ca đêm của Urenco 3

Trang 31

Hình 1.2: Sơ đồ 14 tuyến chính thu rác trực tiếp ca đêm

Ngu ồn: Urenco 3

1.2.5 Xử lý CTR :

Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh chóng lượng CTR phát sinh CTR tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý Vì vậy, cần đánh giá thực tế tình hình quản lý CTR(nguy hại, sinh hoạt và công nghiệp thông thường) tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTR nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường [9]

Trang 32

Công nghiệp môi trường Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển Nền công nghiệp non trẻ mới đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xử lý nước thải đô thị, chế biến khoảng 15% nhu cầu CTR và 14% lượng chất thải nguy hại Công nghiệp chế tạo thiết

bị công nghệ vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, nhiều vẫn đề sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường chưa được triển khai do thiếu năng lực

Tuy nhiên, phạm vi ngành công nghệ môi trường rộng lớn và trong điều kiện nguồn lực có hạn, vì vậy hướng ưu tiên trong bước đi đầu tiên được xác định là công nghiệp chế biến chất thải Chất thải là vấn đề lớn nhất trong các vấn đề môi trường ở các quốc gia Tuy nhiên, ở một đất nước còn nghèo như Việt Nam, chất thải còn là

"nguồn tài nguyên quý giá", đem lại các giá trị gia tăng rất quan trọng Công nghiệp môi trường phải hướng tới chế biến tất cả chất thải, không chỉ dừng lại ở xử lý hay tiêu hủy thuần túy

Để thực hiện được mục tiêu, hệ thống các chính sách cần phải thay đổi tương ứng Trong đó, đặc biệt các chính sách thị trường liên quan xuất nhập khẩu nguyên liệu chất thải, tăng cường đầu tư từ khu vực nhà nước và doanh nghiệp, và thiết lập các chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ

Những vật chất dạng rắn do con người thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng tùy thuộc vào thành phần, đặc điểm, tính chất của các loại rác thải rắn mà đưa ra những biện pháp xử lý bằng công nghệ thích hợp [9]

1.2.5.1 Xử lý CTR bằng phương pháp cơ học:

Mục đích của các phương pháp xử lý CTR là: Nâng cao hiệu quả của việc quản

lý CTR, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế Thu hồi năng lượng từ rác cùng như các sản phẩm chuyển đổi Xử lý bằng phương pháp cơ học bao gồm [7]:

- Giảm kích thước: Phương pháp này được sử dụng để giảm kích thước của thành phần CTR đô thị CTR được làm giảm kích thước có thể sử

Trang 33

dụng trực tiếp làm lớp che phủ trên mặt đất hay lam phân compost, hoặc một phần được sử dụng cho các hoạt động tái sinh

- Phân loại theo kích thước: Phân loại theo kich thước hay sang lọc là một quá trình phân loại một hỗn hợp các vật liệu CTR có kích thước khác nhau thành 2 hay nhiều loại vật liệu có cùng kích thước, bằng cách

sử dụng các loại sang có kích thước lỗ khác nhau Quá trình này có thể thực hiện khi vật liệu còn ướt hoặc khô

- Phân loại theo khối lượng riêng: Đây là một phương pháp kỹ thuật được sử dụng rất rộng rãi, dùng để phân loại các vật liệu có trong CTR dựa vào khí động lực và sự khác nhau về khối lượng riêng của chúng Phương pháp này được sử dụng để phân loại CTR đô thị, tách rời các loại vật liệu sau quá trình tách nghiền thành 2 phần riêng biệt: dạng có khối lượng riêng nhẹ như giấy, nhựa, các chất hữu cơ và dạng có khối lượng riêng nặng như kim loại, gỗ và các loại phế liệu vô cơ có khối lượng riêng tương đối lớn

- Nén CTR : Phương pháp này được sử dụng với mục đích gia tăng khối lượng riêng của CTR , nhằm tăng tính hiệu quả của công tác lưu trữ và vận chuyển Các kỹ thuật hiện đang áp dụng để nén và tái sinh CTR là đóng kiện, đóng gói, đóng khối hay ép thành dạng viên

1.2.5.2 Xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp:

Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dung chở rác tới các bãi đã xây dựng trước Sau khi rác được đổ xuống, dung xe ủi san bằng, đầm nén trên

bề mặt và đổ lên một lớp đất Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi bột…Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích của các bãi rác giảm xuống Việc đổ rác tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước

Trang 34

đang phát triển, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển Các bãi chôn lấp rác thải phải được đặt cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất Ở các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường

Phương pháp này có ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phí thấp, song nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn; không được sự đồng tình của dân cư xung quanh; việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây cháy nổ

1.2.5.3 Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học làm phân compost:

Phương pháp này thích hợp với các loại CTR hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cacsbonhydrat như đường, xellulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân hủy đồng thời hoặc từng bước Quá trình phân hủy các chất hữu cơ dạng này thường xảy ra với sự có mặt ôxy không khí (phân hủy hiếu khí) hay không có không khí (phân hủy yếm khí, lên men) Hai quá trình này xảy ra đồng thời ở một khu vực chứa chất thải và tùy theo mức độ không khí mà dạng này hay dạng kia chiếm ưu thế Hình 1.3: Phương pháp ủ sinh học làm phân compost

Trang 35

Hình 1.3: Phương pháp ủ sinh học làm phân compost

Ngu ồn: Urenco 7

Trang 36

1.2.5.4 Xử lý CTR bằng phương pháp thiêu đốt:

Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ mang lại nhiều ý nghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng 10 lần

Công nghệ đốt rác thường được sử dụng ở các nước phát triển vì phải có nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác thải sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sẽ tạo ra khói độc đioxin, nếu không xử lý được loại khí này là rất nguy hiểm tới sức khỏe Hình 1.4: Phương pháp thiêu đốt

Hình 1.4: Phương pháp thiêu đốt

Ngu ồn: Urenco

1.2.5.5 Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện:

Rác thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: Kim loại, nilon, giấy, nhựa, thủy tinh…được thu hồi để tái chế Những chất còn lại sẽ

Trang 37

đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện có tỷ số nén cao Các khối rác ép này được

sử dụng vào việc san lấp, làm bờ chắn các vùng đất trũng Hình 1.5: Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện

Hình 1.5: Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện

Ngu ồn: Urenco

1.2.5.6 Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex:

Công nghệ Hydomex nhằm xử lý rác đô thị thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử dụng áp lực lớn

để ép nén, định hình các sản phẩm Rác thải được thu gom chuyển về nhà máy, không cần phân loại được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó đi qua băng tải chuyển đến các thiết bị trộn Hình 1.6: Xử lý chất thải bằng công nghệ công nghệ Hydromex

Trang 38

Hình 1.6: Xử lý chất thải bằng công nghệ công nghệ Hydromex

Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý CTR ở nước ta thời gian qua chưa được

áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng CTR phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý CTR tại các địa phương còn chậm, việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý CTR còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý CTR còn chưa tương xứng;

Trang 39

nhiều công trình xử lý CTR đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa đạt yêu cầu

Chính vì vậy, hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý chất thải có những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý CTR không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội

Áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước đặt ra cho các cơ quan quản lý cần đánh giá thực tế tình hình quản lý CTR(nguy hại, sinh hoạt và công nghiệp thông thường) tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTR nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường theo tinh thần Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 [5] và Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường [8]

1.3.1 Tình hình xử lý CTR ở một số nước:

- Singapor: Là một nước nhỏ, Singapo không có nhiều diện tích đất để chôn lấp CTR như những quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chôn lấp Cả nước Singapo có 3 nhà máy đốt rác Những thành phần CTR không cháy được chôn lấp ở bãi rác ngoài biển Bãi chôn lấp rác Semakau được xây dựng bằng cách đắp

đê ngăn nước biển ở một đảo nhỏ ngoài khơi Singapo Rác thải từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom được đưa đến trung tâm phân loại rác Ở đây rác được phân loại ra những thành phần cháy được

và thành phần không cháy được Những chất cháy được được chuyển tới các nhà máy đốt rác còn những chất không cháy được được chở đến cảng trung chuyển, đổ lên xà lan để chở ra khu chôn lấp rác Ở đây rác thải lại một lần nữa chuyển lên xe tải để đưa đi chôn lấp Các công đoạn trong hệ thống quản lý rác của Singapo hoạt động hết sức nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom,

Trang 40

phân loại, vận chuyển đến tận khâu xử lý bằng đốt hay chôn lấp Xử

lý khí thải từ các lò đốt rác được thực hiện theo qui trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn sang dạng khí Xây dựng bãi chôn lấp rác trên biển sẽ tiết kiệm được đất đai trong đất liền và mở rộng thêm đất khi đóng bãi Tuy nhiên việc xây dựng những bãi chôn lấp rác như vậy đòi hỏi sự đầu tư ban đầu rất lớn Mặt khác, việc vận hành bãi rác phải tuân theo những qui trình nghiêm ngặt để đảm bảo sự an toàn của công trình và bảo vệ môi trường

- Thái Lan: việc phân loại rác được thực hiện ngay từ nguồn Người ta chia ra 3 loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại Các loại rác này được thu gom và chở bằng các xe ép rác có màu sơn khác nhau Rác tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái chế Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân

vi sinh Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn lấp Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ Ngoài những phương tiện cơ giới lớn như xe ép rác được sử dụng trên các đường phố chính, các loại xe thô sơ cũng được dùng

để vận chuyển rác đến các điểm tập kết Rác trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30km

- Trung Quốc: Rác được tiếp nhận, đưa vào thiết bị ủ kín (phần lớn là hầm ủ) 10 -12 ngày, hàm lượng H2S, CH4, SO2 giảm, được đưa ra ngoài ủ chín Sau đó mới tiến hành phân loại, chế biến thành phân bón hữu cơ Ưu điểm của phương pháp này là: sau 10-12 ngày mùi

Ngày đăng: 22/03/2018, 18:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w