Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại Thành phố Lạng Sơn Tỉnh Lạng Sơn, thử nghiệm chiết xuất hạt Na và hạt cây Củ đậu trị ve cho chó (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại Thành phố Lạng Sơn Tỉnh Lạng Sơn, thử nghiệm chiết xuất hạt Na và hạt cây Củ đậu trị ve cho chó (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại Thành phố Lạng Sơn Tỉnh Lạng Sơn, thử nghiệm chiết xuất hạt Na và hạt cây Củ đậu trị ve cho chó (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại Thành phố Lạng Sơn Tỉnh Lạng Sơn, thử nghiệm chiết xuất hạt Na và hạt cây Củ đậu trị ve cho chó (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại Thành phố Lạng Sơn Tỉnh Lạng Sơn, thử nghiệm chiết xuất hạt Na và hạt cây Củ đậu trị ve cho chó (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại Thành phố Lạng Sơn Tỉnh Lạng Sơn, thử nghiệm chiết xuất hạt Na và hạt cây Củ đậu trị ve cho chó (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN ĐỨC LÂM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
BỆNH VE CHÓ TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN - TỈNH LẠNG SƠN, THỬ NGHIỆM CHIẾT XUẤT HẠT NA VÀ
HẠT CÂY CỦ ĐẬU TRỊ VE CHO CHÓ
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Thái Nguyên, năm 2017
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN ĐỨC LÂM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
BỆNH VE CHÓ TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN -
TỈNH LẠNG SƠN, THỬ NGHIỆM CHIẾT XUẤT HẠT NA
VÀ HẠT CÂY CỦ ĐẬU TRỊ VE CHO CHÓ
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60 64 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Ngô Nhật Thắng
2 GS TS Nguyễn Thị Kim Lan
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Nguyễn Đức Lâm
Trang 4Cô giáo GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan và thầy giáo TS Ngô Nhật
Thắng đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa và các thầy, cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các hộ gia đình tại bốn phường: Chi Lăng, Đông Kinh, Vĩnh Trại, Hoàng Văn Thụ thuộc thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn và các đồng nghiệp trong ngành đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này
Lạng Sơn, tháng 09 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Đức Lâm
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1.1 Một số đặc điểm sinh học của chó 4
1.1.2 Một số đặc điểm sinh học của ve ký sinh ở chó 5
1.1.2.1 Vị trí của ve kí sinh ở chó trong hệ thống phân loại động vật học 5
1.1.2.2 Đặc điểm, hình thái cấu tạo của ve R sanguineus 6
1.1.2.3 Vòng đời phát triển của ve R sanguineus 9
1.1.2.4 Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ve ở chó 11
1.1.2.5 Biện pháp phòng trị ve R sanguineus 11
1.1.3 Cơ sở khoa học của việc dùng thảo dược trong phòng trừ ngoại ký sinh trùng 13
1.1.4 Thu hái, bảo quản và chế biến dược liệu 15
1.1.4.1 Thu hái dược liệu 15
Trang 61.1.4.2 Bảo quản dược liệu 15
1.1.4.3 Chế biến dược liệu 15
1.2 NHỮNG CÂY THUỐC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 17
1.2.1 Cây Na 17
1.2.1.1 Mô tả cây và phân bố, thu hái 18
1.2.1.2 Thành phần hóa học 18
1.2.1.3 Công dụng 19
1.2.2 Cây củ đậu 19
1.2.2.1 Mô tả cây và phân bố, thu hái 20
1.2.2.2 Thành phần hóa học 20
1.2.2.3 Công dụng 21
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 21
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 21
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 23
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 29
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 29
2.1.2.1 Động vật thí nghiệm 29
2.1.2.2 Dược liệu nghiên cứu 29
2.1.2.3 Dụng cụ, hóa chất 29
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu 29
2.2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 29
2.2.1 Địa điểm 29
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 30
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 30
2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại tỉnh Lạng Sơn 30
2.3.2 Theo dõi biểu hiện lâm sàng bệnh ve ở chó 30
Trang 72.3.3 Chế tạo và thử nghiệm chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu
trong phòng thí nghiệm 30
2.3.4 Thử nghiệm chiết xuất hạt Na và hạt Củ đậu để trị ve cho chó 30
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.4.1 Phương pháp thu thập mẫu 31
2.4.2 Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ve 31
2.4.3 Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve kí sinh 32
2.4.4 Xét nghiệm máu để xác định sự thay đổi một số chỉ số máu của chó bị ve kí sinh 32
2.4.5 Phương pháp thử nghiệm chiết xuất hoạt chất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó 32
2.4.5.1 Chuẩn bị dược liệu 33
2.4.5.2 Chuẩn bị động vật thí nghiệm 34
2.4.5.3 Chế tạo và thử nghiệm chiết xuất từ hạt Na và hạt Củ đậu trong phòng thí nghiệm 34
2.4.5.4 Sử dụng chiết xuất của hạt Na và hạt Củ đậu để trị ve cho chó trên thực địa 37
2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu 37
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE CHÓ TẠI TP LẠNG SƠN - TỈNH LẠNG SƠN 38
3.1.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số phường của Tp Lạng Sơn 38
3.1.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tuổi chó 40
3.1.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tính biệt của chó 42
3.1.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo giống chó 44
3.1.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo mùa vụ 46
Trang 83.2 NGHIÊN CỨU VỀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH VE Ở CHÓ 48
3.2.1 Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu ở chó bị ve ký sinh 48
3.2.2 Sự thay đổi một số chỉ số máu của chó bị ve ký sinh 50
3.2.3 Công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh 51
3.3 NGHIÊN CỨU DÙNG THUỐC TRỊ VE CHO CHÓ 54
3.3.1 Chế và thử nghiệm chiết xuất từ phôi hạt Na và hạt cây Củ đậu trong phòng thí nghiệm 54
3.3.1.1 Thí nghiệm xác định dung môi chiết xuất thích hợp cho từng loại dược liệu 54
3.3.1.2 Thí nghiệm xác định thời gian chiết xuất thích hợp với từng loại dược liệu 58
3.3.1.3 Thí nghiệm xác định nồng độ chiết xuất thích hợp đối với từng loại dược liệu 62
3.3.2 Thử nghiệm chiết xuất hạt Na và hạt Củ đậu trong dung môi, thời gian và nông độ chiết xuất thích hợp để trị ve cho chó thí nghiệm 65
3.3.2.1 Điều trị thử nghiệm trên chó thí nghiệm bằng dịch chiết phôi hạt Na ngâm trong dung môi NaOH 5% sau 36 giờ 65
3.3.2.2 Điều trị thử nghiệm trên chó thí nghiệm bằng dịch chiết hạt Củ đậu ngâm trong dung môi NaOH 5% sau 24 giờ 67
3.3.3 Sử dụng chiết xuất hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó tại TP Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn 69
3.3.3.1 Sử dụng chiết xuất hạt Na để trị ve cho chó trên thực địa 69
3.3.3.2 Sử dụng chiết xuất hạt Củ đậu để trị ve cho chó trên thực địa 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73
1 KẾT LUẬN 73
2 ĐỀ NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC ẢNH MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI 83
Trang 9Số thứ tự Thành phố
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số phường của
TP Lạng Sơn 38
Bảng 3.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tuổi chó 40
Bảng 3.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tính biệt của chó 42
Bảng 3.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo giống chó 44
Bảng 3.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo mùa vụ 46
Bảng 3.6 Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng rõ rệt ở chó bị ve ký sinh 49
Bảng 3.7 Số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố của chó khỏe và chó bị ve ký sinh 50
Bảng 3.8 Công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh 52
Bảng 3.9 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% ngâm 24 giờ trong các dung môi 54
Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 10% ngâm 24 giờ trong các dung môi 57
Bảng 3.11 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% trong dung môi NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 59
Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 10% trong dung môi NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 60
Bảng 3.13 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na với các nồng độ khác nhau 62
Bảng 3.14 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu với các nồng độ khác nhau 64
Bảng 3.15 Kết quả điều trị thử nghiệm cho chó thí nghiệm nhiễm bằng dịch chiết phôi hạt Na nồng độ 10% và 20% 66
Bảng 3.16 Kết quả điều trị thử nghiệm trên chó thí nghiệm bằng dịch chiết hạt Củ đậu nồng độ 10% và 20% 67
Bảng 3.17 Kết quả sử dụng dịch chiết phôi hạt Na để trị bệnh ve cho chó tại một số phường 69
Bảng 3.18 Kết quả sử dụng dịch chiết hạt Củ đậu để trị bệnh ve cho chó tại một số phường 71
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Ve ký sinh trên chó 9
Hình 1.2 Các giai đoạn phát triển của ve Rhipicephalus sanguineus ký sinh trên chó 9
Hình 1.3 Công thức cấu tạo hóa học anonain 19
Hình 1.4 Công thức cấu tạo hóa học rotenon 20
Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ve trên chó tại một số phường của Tp Lạng Sơn 39
Hình 3.2 Đồ thị tỷ lệ nhiễm ve theo tuổi chó 41
Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ve theo tính biệt của chó 43
Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ve theo giống chó 45
Hình 3.5 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ve ở chó theo mùa vụ 47
Hình 3.6 Biểu đồ về công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh 52
Hình 3.7 Đồ thị kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Na 10% ngâm 24 giờ trong các dung môi 55
Hình 3.8 Đồ thị kiểm tra độc tính của dịch chiết hạt Củ đậu 10% ngâm 24 giờ trong các dung môi 57
Hình 3.9 Đồ thị kiểm tra độc tính của dịch chiết phôi hạt Na 10% trong dung môi NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 59
Hình 3.10 Đồ thị kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 10% trong dung môi NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 61
Hình 3.11 Đồ thị nồng độ thích hợp của dịch chiết phôi hạt Na ngâm trong dung môi NaOH 5% sau 36 giờ 63
Hình 3.12 Đồ thị nồng độ thích hợp của dịch chiết hạt Củ đậu ngâm trong dung môi NaOH 5% sau 24 giờ 64
Hình 3.13 Biểu đồ tỷ lệ ve chết khi điều trị thử nghiệm cho chó thí nghiệm bằng dịch chiết phôi hạt Na nồng độ 10% và 20% 66
Hình 3.14 Biểu đồ tỷ lệ ve chết khi điều trị thử nghiệm cho chó thí nghiệm bằng dịch chiết hạt Củ đậu nồng độ 10% và 20% 68
Hình 3.15 Biểu đồ kết quả sử dụng dịch chiết phôi hạt Na 20% để trị bệnh ve cho chó tại một số phường 70
Hình 3.16 Biểu đồ kết quả sử dụng dịch chiết hạt Củ đậu 20% để trị bệnh ve cho chó tại một số phường 71
Trang 12MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chó là loài vật nuôi được thuần hóa rất sớm và hiện nay được nuôi rất phổ biến Ở nhiều địa phương, chó được nuôi thả rông là chủ yếu nên bị nhiễm ngoại ký sinh trùng rất nhiều Bệnh ve ở chó là một trong những bệnh ngoại ký sinh trùng phổ biến nhất, không những gây tổn thương thực thể tổ chức da mà còn làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của chó….Latrofa M S và cs (2014) [64] cho biết, các loài ve đóng vai trò là vật môi giới của một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở chó như:
Anaplasmaplatys, Cercopithifilaria spp., Ehrlichiacanis và Hepatozooncanis
Chính vì vậy, ve ký sinh là nhân tố trung gian nguy hiểm truyền bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi và từ đó truyền bệnh sang người
Để điều trị bệnh ve cho chó, hiện nay trên thị trường thuốc thú y có các loại thuốc như: Bivermectin, Kill - Lice, Ivermectin, Fronline, Lindane, Coumaphos, Amitraz, SG.Sivermectin 0,25%, Pimetylpyrolan, Demetyl, Sevin… Nhìn chung, các hóa chất nói trên có hiệu lực điều trị cao nhưng lại gây độc hại cho vật nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường sinh thái Ngoài ra, chúng còn gây hiện tượng kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị Vì vậy, cần có những biện pháp diệt ve ký sinh trên chó nhưng không gây độc cho vật nuôi, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe con người Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh: một hợp chất thiên nhiên tồn tại nhiều năm trong tế bào sống khi được điều chế để sử dụng điều trị bệnh (tức là lại chuyển vào tế bào sống) thì nó được dung nạp tốt, ít có tác dụng phụ so với những hợp chất được tổng hợp bằng phương pháp hóa học Diễn giải trên cho thấy: có thể bào chế và sử dụng dược liệu tự nhiên để làm thuốc trị bệnh ve trên chó
Trang 13Từ rất lâu đời, nguồn thảo dược trong nhiên nhiên đã được tìm hiểu và
sử dụng để chữa bệnh cho con người Đất nước ta có ưu thế là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới, có thảm thực vật hết sức phong phú, tiềm năng
về các loại cây thuốc rất lớn Theo điều tra về nguồn cây thuốc Việt Nam và theo kết quả điều tra của Viện Dược Liệu (Bộ Y tế, 2010 [1]), tính đến năm
2005 đã ghi nhận được 3.948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc (Nguyễn Thị Thanh Nga, 2012) [29] Đây là thuận lợi để ngành thú y nghiên cứu các chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên trị ngoại ký sinh trùng, vừa có tác dụng trị bệnh tốt, giá thành rẻ, dễ kiếm, an toàn, dễ sử dụng, vừa khắc phục được nhược điểm của các loại hóa dược chế tạo bằng con đường tổng hợp hóa học
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi chó ở tỉnh Lạng Sơn khá phát triển Tuy nhiên, việc phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng cho chó, đặc biệt là bệnh do ve ký sinh gây ra còn ít được chú ý Xuất phát từ thực tế trên,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó
tại Thành phố Lạng Sơn - Tỉnh Lạng Sơn, thử nghiệm chiết xuất hạt Na và hạt cây Củ đậu trị ve cho chó”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại Tp Lạng Sơn
- Nghiên cứu tác dụng diệt ve của chiết xuất hạt Na và hạt cây Củ đậu,
từ đó xác định nồng độ thích hợp để diệt ve cho chó
- Điều trị thử nghiệm bệnh ve ký sinh trên chó tại Tp Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn bằng chiết xuất hạt Na và hạt cây Củ đậu
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh ve ở chó, đề xuất biện pháp
Trang 14điều trị hiệu quả bệnh do ve ký sinh ở chó bằng chiết xuất hạt Na và hạt cây
Củ đậu
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo những hộ gia đình nuôi chó tại tỉnh Lạng Sơn và các địa phương khác trong việc phòng trị bệnh
do ve gây ra ở chó, góp phần hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm, hạn chế thiệt hại do ve chó gây ra
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1 Một số đặc điểm sinh học của chó
* Nguồn gốc chó nhà
Chó là loài động vật gần gũi nhất với con người Chó được con người nuôi và thuần hóa sớm nhất, cách đây khoảng 13.000 - 15.000 năm Đông Nam Á là trung tâm thuần hóa chó cổ nhất Từ đó, chó nhà xâm nhập sang Châu Úc, các nước phương Đông, rồi du nhập vào Châu Mỹ
Nhóm tác giả (2003) [28] cho biết: qua thuần dưỡng chọn lọc, lai tạo liên tục, người ta đã tạo ra hơn 400 nòi chó khác nhau Từ nòi chó chăn cừu Châu Âu
có tầm vóc lớn khoảng 50 - 60 kg đến loài chó xù mini chỉ nặng 200 - 300 g
Với các tên gọi khác nhau: chó cỏ, chó ta, chó nội (để phân biệt với các giống chó ngoại), chó mực, chó vện hay còn gọi chung là chó Việt Nam là các giống chó thuần chủng có nguồn gốc tại Việt Nam Hiện ở Việt Nam có bốn giống chó nội có giá trị và được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm: chó Bắc Hà,
chó Lài (Dingo Đông Dương, tên khoa học: Canis lupus dingo), H’mông cộc
đuôi và đặc biệt là chó Phú Quốc
Những giống chó nội địa này đã tồn tại từ lâu trên bán đảo Đông Dương và ở Việt Nam từ hơn 6.000 năm nay với quá trình gắn bó cùng con người Trong các giống chó thì chó Lài khá phổ biến, đây là giống chó nguyên thủy đặc trưng tại các vùng trung du và miền núi của Việt Nam Giống này đang được người dân vùng cao tại Việt Nam nuôi rải rác khắp các vùng lãnh thổ Chó chủ yếu được người dân nuôi trông nhà và các hoạt động săn bắn hay đi rừng, chúng có bản năng trung thành với chủ Ngoài ra, giống chó Phú Quốc là giống chó duy nhất đến nay của Việt Nam được công nhận trên thế giới
Trang 16Các giống chó nội địa ở nước ta nhìn chung có tầm vóc trung bình và nhỏ, nặng khoảng 10 - 12 kg khi trưởng thành Chó Lài thì có tầm vóc trung bình, cân nặng từ 15 - 30 kg, chiều cao 45 - 65 cm Cơ thể hơi dài hơn so với chiều cao, thông thường chó đực to hơn chó cái Đặc điểm dễ nhận biết với loài này nếu là thuần chủng phải có bốn chân có màu trắng đục và chóp đuôi trắng (đuôi bông lau), đuôi dài vừa phải, bình thường buông thõng (cụp đuôi), lúc hoạt động dựng hướng lên trên, hoặc cuộn trên lưng (cong đuôi) Chiều cao tới vai so với chiều dài cơ thể là 1:1,2 trong đó phần thân nằm trong hình chữ nhật nằm ngang, lưng thẳng, bụng thon gọn Chiều dài toàn đầu so với chiều dài mõm là 2:1, đầu chúng thon, dài vừa phải và cân đối, mặt có hình tam giác theo kiểu chó sói, mõm chó hình chữ V và ngắn, đầu mõm hơi nhọn, gốc mõm khá rộng Mõm dài gần bằng nửa chiều dài toàn đầu, mũi có màu đen, lưỡi màu hồng hoặc có đốm màu đen Tai nằm hai bên hộp sọ, dựng đứng như hình vỏ sò và hướng về phía trước Tai to vừa phải, cân đối, không nhọn, phía trong tai ít lông; nếu nhìn thẳng trực diện thì hai tai dựng đứng, vuông góc với đỉnh sọ Các màu lông phổ biến là màu lông đỏ lửa, đen 4 mắt, trắng, đen tuyền, xám, đốm (khoang), nâu, vện Chó Việt Nam hay còn gọi là chó ta có khả năng kháng bệnh rất cao Độ tuổi thành thục về tính của chó nội đực khoảng 15 - 18 tháng tuổi, chó cái là 12 - 14 tháng tuổi Chó cái mang thai 60 ± 2 ngày rồi đẻ Sự hoạt động rụng trứng của chó có chu kỳ 180 ngày, tức là 2 lần/ năm
1.1.2 Một số đặc điểm sinh học của ve ký sinh ở chó
1.1.2.1 Vị trí của ve kí sinh ở chó trong hệ thống phân loại động vật học
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về họ ve cứng Ixodidae và kết luận: có
nhiều loài ve ký sinh trên chó, nhưng thường gặp và nhiều nhất là loài
Rhipicephalus sanguineus (R sanguineus)
Theo tác giả Trịnh Văn Thịnh (1963) [40], Phan Trọng Cung (1977) [4], Phan Trọng Cung và cs (1977) [5], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [17],
Trang 17Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [19], Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [20] vị
trí của ve Rhipicephalus sanguineus trong bảng phân loại động vật như sau:
thường gặp và ký sinh nhiều nhất ở chó
1.1.2.2 Đặc điểm, hình thái cấu tạo của ve R sanguineus
Trong các loài ký sinh thì ve là động vật nguy hiểm cho người và vật nuôi Không chỉ gây tổn thương về mặt cơ học lên con vật mà ve còn là vectơ truyền bệnh ký sinh trùng đường máu và các bệnh truyền nhiễm khác Do vậy, việc nắm vững được hình thái, cấu tạo và vòng đời của chúng là vô cùng
quan trọng, đó là chìa khóa để phòng và trị ve
Ve R sanguineus là động vật ký sinh không xương sống, thuộc bộ ve
bét (Acarina), lớp hình nhện, ngành chân khớp (Athropoda) Thân hình quả lê, màu nâu đen Kích thước khoảng 3,5 x 1,5 mm ở ve đực Ve cái to hơn nhiều, kích thước 11 x 7 mm, màu nâu xẫm, vàng hay xám bẩn Chân bám nhọn sắc,
phía đuôi có nhiều rua xòe ra hình quạt (Rhipicephalus - Tiếng latin có nghĩa
là “hình quạt”) Khi đói cơ thể hướng theo hướng lưng - bụng Khi hút máu
no, khối lượng và kích thước của ve tăng lên rất nhiều Thường có mai lưng bằng kitin cứng phủ ở mặt lưng của ve trưởng thành, ấu trùng, thiếu trùng, nó
như bộ khung bảo vệ, giúp cho quá trình di chuyển và hoạt động Ấu trùng có
3 đôi chân, trĩ trùng (thiếu trùng) có 4 đôi chân, đều chưa có lỗ sinh dục (Phan Lục, 2006) [25]
Trang 18* Đầu giả (Capililum)
Đầu giả ngắn gồm 2 phần chính: gốc đầu giả hay gốc đầu (Basiscapituli)
và vòi (Gnathosoma)
- Gốc đầu: là một bao kitin đầu chắc, nơi gắn những cơ vận động xúc biện và các phụ miệng Gốc đầu hình sáu cạnh, hai góc bên nhọn và nhô ra ngoài Trên lưng gốc đầu ve cái có một đôi hõm đầu - cơ quan cảm giác có liên hệ với ống sản trứng
- Vòi: gồm có một đôi kìm (Chelicera), tấm dưới miệng (Hypostoma)
có nhiều hàng gai nhọn hướng về phía sau và một đôi xúc biện
+ Xúc biện ngắn và không lồi cạnh, có bốn đốt có cấu tạo khác nhau, đánh số từ I đến IV bắt đầu từ đốt gốc, ba đốt nhìn rõ mặt lưng, đốt IV nằm ở mặt bụng của đốt III Xúc biện của ve là cơ quan cảm giác giúp phát hiện ra những nơi có da mỏng, nơi có mạch máu
+ Đôi kìm hay hàm miệng: nằm giữa hai xúc biện được bao bọc bên ngoài bởi bao kìm Đôi kìm này có tác dụng rạch da vật chủ
+ Tấm dưới miệng: ngắn và không lồi cạnh, là một tấm lẻ, hình thoi gắn vào gốc vòi giữa hai xúc biện, trên đó phủ kín răng hướng về sau Răng trên tấm dưới miệng thường phân bố theo hàng dọc, công thức răng 3/3 Tấm dưới miệng có tác dụng móc vào da vật chủ Đầu cuối của tấm này nhọn, sắc, cũng tham gia vào động tác dùi vào da vật chủ
Trang 19+ Mắt: nằm ở hai bên bờ trước mai, có cấu tạo đơn giản
+ Hai rãnh cổ bắt đầu từ hai hõm bờ trước chạy song song với trục giữa xuống phía sau
+ Rãnh cạnh: nằm giới hạn giữa miền vai và hõm cổ
+ Rãnh giữa sau: nằm ở miền giữa theo trục thân
+ Mấu đuôi ngắn và tầy (khi ve hút no máu)
+ Rua (feston): là những ô viền ở bờ sau thân
- Mặt bụng gồm có:
Lỗ sinh dục nằm ở 1/3 phía trước mặt bụng, chỉ có ở ve trưởng thành
Ở ve đực thường có hình móng ngựa, ở ve cái thường có hình bầu dục
Lỗ hậu môn nằm ở 1/3 phía sau thân Lỗ này gồm những tấm van trên
bề mặt có nhiều tơ gọi là tơ hậu môn
Rãnh sinh dục thường có hình parabol vòng trước lỗ sinh dục xuống phía đuôi đến tận cùng rua III và rua IV
Ve R sanguineus có rãnh hậu môn vòng sau, rãnh hậu môn vòng quanh
lỗ hậu môn Rãnh sau hậu môn bắt đầu từ giữa sau hậu môn đến bờ sau thân
Tấm thở nằm hai bên hông, sau gốc háng IV, là tấm kitin hẹp, dày Tấm thở hình dấu phẩy, ở ve đực dài, ở ve cái ngắn Trên tấm thở có lỗ thở
Tấm bụng là tấm hóa kitin còn gọi là tấm cạnh hậu môn, ở ve đực tấm cạnh hậu môn có hình tam giác
Chân ve đực, ve cái và thiếu trùng có bốn đôi chân, đánh số thứ tự
từ I - IV, từ đôi chân trước đến đôi chân sau cùng, còn ấu trùng thỉ chỉ có
ba đôi chân Mỗi đôi chân gồm có sáu đốt: háng, chuyển, đùi, ống, chày
và bàn chân Chân có cựa hay gai dùng để áp chặt vào lông của vật chủ Trên mặt lưng bàn chân I, ở phía cuối có cơ quan cảm giác Haller với nhiều chức năng khác nhau: thính giác, định hướng hoặc thăng bằng
Trang 20Ve cái Ve đực
Hình 1.1 Ve ký sinh trên chó
1.1.2.3 Vòng đời phát triển của ve R sanguineus
Vòng đời phát triển của ve R sanguineus trải qua ba giai đoạn: ấu
trùng, thiếu trùng và trưởng thành Đây là loài ve 3 ký chủ, mỗi giai đoạn phát
triển của ve R sanguineus sau khi hút no máu đều rơi xuống đất, biến thái rồi
lại bám vào ký chủ mới
Hình 1.2 Các giai đoạn phát triển của ve Rhipicephalus sanguineus
ký sinh trên chó
Ve đực và ve cái giao phối trên cơ thể ký chủ, sau khi hút no máu rơi xuống đất, ve cái đẻ trứng thành ổ trên mặt đất có màng nhầy bảo vệ Sau một thời gian, trứng nở ra ấu trùng Ấu trùng bò lên cây cỏ, ẩn dưới lá cây Khi ký chủ đi qua, ấu trùng nhanh chóng bám vào ký chủ, hút no máu rồi biến thái ngay trên ký chủ đó hoặc rơi xuống đất thành thiếu trùng Thiếu trùng lại hút
no máu và phát triển thành ve trưởng thành Chu kỳ lại tiếp tục như trên
Ấu trùng
Thiếu trùng R sanguineus đực R sanguineus cái
Trang 21- Ấu trùng: ve đực và ve cái ký sinh ở ký chủ, giao cấu, sau khi hút máu no rơi xuống đất, đẻ trứng có lớp màng nhầy bảo vệ Sau quá trình phát
triển của phôi, trứng nở thành ấu trùng Ve R sanguineus có thời gian ủ
trứng 17 - 25 ngày trong điều kiện 21oC - 35oC, độ ẩm là 60 - 90% Sau khoảng thời gian này trứng nở ra ấu trùng (Lê Quốc Thái, 1981 [35]; Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982 [41])
Sau khi trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng bò lên cây cỏ Ở những vị trí này
ấu trùng thuận lợi tiếp xúc với vật chủ, đồng thời tránh gió và ánh sáng mặt trời Thời gian nhịn đói của ấu trùng có thể lên đến trên 8 tháng rưỡi
Khi bám được vào vật chủ ấu trùng sẽ đi tìm nơi ký sinh thích hợp và thực hiện quá trình hút máu Thời gian bám và hút máu no gọi là bữa ăn Thời
gian này ở ấu trùng R sanguineus là 2 - 6 ngày
Sau khi no máu, ấu trùng rời vật chủ xuống dưới đất rồi mới lột xác
thành thiếu trùng Thời gian lột xác của ấu trùng R sanguineus là 6 - 12 ngày
ở điều kiện nhiệt độ 21 - 33oC, độ ẩm 60 - 90% (Phan Trọng Cung và cs,
1977 [5]; Phan Trọng Cung và Lê Quốc Thái, 1979 [6])
- Thiếu trùng: thiếu trùng vừa lột xác không cử động, sau một thời gian
nó hoạt động, bám vào vật chủ hút máu Thiếu trùng có thể nhịn đói trên 6 tháng đến khi có thể bám vào vật chủ thì hút no máu Sau khi no máu thiếu trùng biến thái và lột xác thành ve trưởng thành ở môi trường ngoài Thời gian của quá trình này kéo dài khoảng 12 - 17 ngày (Lê Quốc Thái, 1981 [35]; Trịnh Văn Thịnh và Dương Công Thuận, 1996 [42])
Trang 22Ve cái ăn no máu rơi xuống đất đẻ trứng gọi là thời kỳ có chửa Theo Phan Trọng Cung và Lê Quốc Thái (1979) [6], ở miền Bắc Việt Nam, thời kỳ
có chửa của ve R sanguineus là 4 - 7 ngày
1.1.2.4 Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ve ở chó
- Về tác động lên cơ thể ký chủ khi bị ve ký sinh:
+ Ve ký sinh gây ra những tổn thương thực thể cho ký chủ Những tác động cơ giới của ve làm cho da bị hình thành sẹo hay thủng da làm giảm chất lượng sản phẩm, giảm tăng trưởng, còi cọc, chậm lớn… Song song với
tác động trên ve R sanguineus còn là trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho
người và vật nuôi Ký chủ chính là chó và một số gia súc khác như mèo, cừu, bò, trâu, ngựa, lạc đà một bướu và ký sinh trên cả động vật hoang dại như nhím, cầy bạc má và tấn công cả người
+ Ve R sanguineus truyền các bệnh do Richkettsia, bệnh xoắn trùng cho người, truyền cho chó các mầm bệnh: Piroplasma canis, Babesia canis, Bgibsoni, Hepatpzoon canis, Richkettsia canis, Leucocylogragarina canis Ngoài ra, nó còn là ký chủ trung gian của giun chỉ Dipetalonema grassii, Dreconditum, Dirofilaria inumitis ở chó
- Về đặc điểm bệnh lý của bệnh: ve hút máu, làm cho chó thiếu máu, gầy yếu, gây thiệt hại về kinh tế cho các chủ nuôi chó Những nơi ve đốt thường để lại sẹo hay lỗ thủng làm giảm chất lượng da
1.1.2.5 Biện pháp phòng trị ve R sanguineus
Để phòng trị và tiêu diệt được ve R sanguineus có hiệu quả thì chúng
ta phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp:
a Diệt ve trên cơ thể chó:
Tùy vào số lượng chó nuôi mà áp dụng biện pháp phù hợp sau:
- Biện pháp cơ học:
Áp dụng với trường hợp số lượng chó ít Lấy que quấn bông tẩm dầu hỏa bôi vào nơi có nhiều ve (háng, nách, kẽ chân, vú, tai) Dầu hỏa có tác
Trang 23dụng bịt lỗ thở của ve (ở vị trí sau đốt háng của đôi chân thứ IV) làm ve nhả kìm ra Sau đó dùng kẹp bắt ve ra, điều này giúp làm giảm tổn thương cơ giới cho da của chó
- Biện pháp hóa học:
Áp dụng cho những đàn chó có số lượng lớn, có thể dùng bình xịt, dùng thuốc bôi hoặc sát lên da, xây bể tắm cho chó … Theo Nguyễn Thị Nguyệt (1999) [30], bôi và sát thuốc tập trung cả vào những nơi ấu trùng và thiếu trùng tập trung ký sinh, không nên chỉ chú trọng vào chỗ bám của ve trưởng thành Vì diệt ve vào giai đoạn ấu trùng và thiếu trùng sẽ làm giảm lượng máu vật chủ bị mất do ve hút Hơn nữa, một số mầm bệnh truyền
được từ giai đoạn ấu trùng như loài Ablyomma variegatum, nếu ve cái mang
mầm bệnh, mầm bệnh được di truyền qua trứng Ấu trùng đói chứa mầm bệnh đã trưởng thành Khi ấu trùng bám và hút máu vật chủ thứ nhất, đồng thời lan truyền mầm bệnh đó cho vật chủ Sau lần lột xác thứ nhất, do thiếu trùng đói đã chứa mầm bệnh thành thục nên khi hút máu vật chủ thứ hai sẽ truyền mầm bệnh cho vật chủ thứ hai Sau lần lột xác thứ hai, ve trưởng thành đói cũng đã chứa mầm bệnh thành thục, khi hút máu cũng lan truyền mầm bệnh cho vật chủ thứ ba
- Biện pháp sinh học:
Đây là biện pháp lợi dụng các thiên địch của ve (như gà, sáo sậu, những loài nấm gây bệnh cho ve…) tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển để diệt ve Cũng có thể trồng cây làm ve sợ để xua ve trên đồng cỏ (cây Thuốc cá, Mần tưới, Hương nhu…)
b Diệt ve ở chuồng, cũi nhốt chó:
Sau khi ve hút máu no trên vật chủ sẽ rơi xuống đất, chúng tìm đến khe tường, vách tường, nơi nham nhở của tường chuồng để sống và đẻ trứng Mặt khác, ấu trùng và thiếu trùng sẽ theo cỏ cây vào chuồng Vì vậy, phải làm nhẵn tường chuồng, định kỳ phun thuốc diệt ve ở chuồng trại,
Trang 24không dùng lá cây, cỏ tươi làm chất độn chuồng, cỏ tươi khi thu về phải phơi tái Khi mới nhập chó về nuôi cần phải nuôi cách ly và diệt ve xong mới cho nhập đàn
c Diệt ve ngoài thiên nhiên:
Cần thực hiện các biện pháp sau:
- Làm thay đổi môi trường, điều kiện sống của ve: phát quang các bụi rậm quanh chuồng trại, bãi chăn, đồng cỏ Dùng biện pháp canh tác như cày, bừa, làm khô vườn bãi ẩm ướt
- Dùng thuốc hóa học phun diệt ve trên tường, vườn, bãi, sân, những nơi mà chó tiếp xúc
1.1.3 Cơ sở khoa học của việc dùng thảo dược trong phòng trừ ngoại ký sinh trùng
Với nguồn thảo dược phong phú và đa dạng mà thiên nhiên đã ban tặng, cùng với bề dày lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc, nền y học cổ truyền cũng phát triển không ngừng Chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về đông dược trên cơ sở những kinh nghiệm cổ truyền, nhằm tìm hiểu cơ
sở khoa học của các bài thuốc để áp dụng vào việc phòng trị bệnh một cách có hiệu quả
Việc điều trị ngoại ký sinh trùng bằng các chất hóa dược tuy mang lại hiệu quả cao, nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ như gây hiện tượng nhờn thuốc, gây đột biến gen, tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi, gây ô nhiễm môi trường… Trong khi đó dùng thuốc thảo dược sẽ khắc phục được những nhược điểm trên Ngoài ra, thảo dược còn có các ưu điểm như: có sẵn trong tự nhiên, phong phú, dễ kiếm, dễ sử dụng, ít hoặc không gây độc, hiệu quả sử dụng cao, giá thành rẻ và đặc biệt không gây tồn dư trong sản phẩm động vật, không gây ô nhiễm môi trường Chính vì vậy, việc
đi sâu khai thác và sử dụng chế phẩm từ thảo dược là hướng nghiên cứu cần thiết không những trong giai đoạn hiện nay mà cả trong tương lai
Trang 25* Yêu cầu đối với thuốc ngoại ký sinh trùng:
Mỗi loại ký sinh trùng đều có đặc điểm sinh trưởng, phát triển và đặc điểm ký sinh riêng, vì vậy thuốc dùng để phòng trị ngoại ký sinh trùng ngoài những yêu cầu chung như những loại thuốc khác còn có những yêu cầu riêng Thuốc trị ngoại ký sinh trùng lý tưởng cần đạt các yêu cầu sau:
- Thuốc có khả năng tiêu diệt ngoại ký sinh trùng trong tất cả các chu
kỳ phát triển, cả vòng đời biến thái của chúng (từ trưởng thành - ấu trùng - các biến thái của ấu trùng - dạng trưởng thành)
- Thuốc có tác dụng nhanh, không độc hoặc ít độc với vật chủ và người khi sử dụng
- Thuốc có tác dụng hiệp đồng hay được phân bố đồng đều trong dung dịch lỏng, phù hợp với yêu cầu sử dụng
- Thuốc dễ sử dụng, tùy theo loại ký sinh có thể sử dụng dưới các dạng như trộn vào thức ăn, pha nước tắm, bơm xịt, bôi trên da hoặc tiêm dưới da…
- Không hoặc ít để lại tồn dư trong tế bào, tổ chức của vật chủ
- Không gây ô nhiễm môi trường
Để điều chế được một loại thuốc từ thảo dược đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên là vô cùng khó khăn Ngay cả những nghiên cứu về các loại hóa dược trước đây và hiện nay vẫn đang sử dụng cũng chỉ đáp ứng được mặt nào đó những yêu cầu trên trong điều trị Theo Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp (1997) [14], những thuốc trị ngoại ký sinh trùng gồm 3 nhóm: nhóm dẫn xuất chứa clo, nhóm các estephospho hữu cơ, nhóm carbamat Các thuốc này độc với ký sinh trùng, song chúng cũng độc với ký chủ và người, gây ô nhiễm môi trường vì khó phân hủy trong tự nhiên, đồng thời tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi Do đó nhiều các thuốc trước kia sử dụng phổ biến như: Dipterex, DDT, 666… đã bị cấm sử dụng từ năm 2002 Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học vùng Đông Nam Á đã sử dụng các loại dược liệu (cây thuốc Cá, Cúc trừ
Trang 26trùng, cây Bách bộ…) có các hoạt chất: rotenon, pyrethroids, stemonin… để diệt ngoại ký sinh trùng Những loại dược liệu đó gần như đã đáp ứng khá tốt các yêu cầu của thuốc diệt ngoại ký sinh trùng lý tưởng
1.1.4 Thu hái, bảo quản và chế biến dược liệu
1.1.4.1 Thu hái dược liệu
Thu hái dược liệu phải tuân theo hai quy tắc: đúng thời vụ và đúng bộ phận dùng làm thuốc Phải xác định đúng thời điểm, đúng bộ phận thu hái để có lượng hoạt chất cao nhất Tỷ lệ hoạt chất trong dược liệu liên quan mật thiết với thời kỳ phát triển của cây thuốc Hàm lượng hoạt chất còn khác nhau qua từng năm với cây lâu năm, có khi qua từng giờ trong ngày Vì vậy lịch thu hái dược liệu chỉ có tính chất hướng dẫn chung, tùy thời tiết, tùy từng cây thuốc mà thu hái cho thích hợp (Lê Trần Đức, 1977 [11]; Đỗ Tất Lợi, 1991 [22]; Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho, 1994 [13])
1.1.4.2 Bảo quản dược liệu
Đây là khâu tiếp theo khá quan trọng, bởi vì nếu việc bảo quản không tốt sẽ dẫn đến làm hư hỏng thuốc, làm thuốc sẽ bị giảm hoạt lực, dẫn đến tác dụng chữa bệnh của vị thuốc sẽ giảm, có khi mất tác dụng Kho bảo quản dược liệu phải khô ráo, thoáng mát để đảm bảo hình thức và chất lượng thuốc Khi bảo quản dược liệu trong kho phải chú ý: chống ẩm và mốc, chống các
loài côn trùng như sâu mọt, kiến, chuột, gián, mối…
1.1.4.3 Chế biến dược liệu
Đây là khâu quan trọng để đưa ra được vị thuốc hiệu quả nhất Chế biến dược liệu nhằm mục đích:
- Giúp cho việc bảo quản, sử dụng thuận tiện hơn: qua chế biến thuốc gọn nhẹ hơn; vi khuẩn, nấm mốc, men bị tiêu diệt để ổn định dược liệu Mặt khác, thuốc được chế thành những dạng phù hợp cho từng đối tượng sử dụng
mà tác dụng dược lý vẫn được đảm bảo
Trang 27- Làm cho tác dụng dược lý của vị thuốc tốt hơn bằng cách loại bỏ tạp chất và những bộ phận không có tác dụng, khai thác triệt để hoạt chất, điều khiển tác dụng của vị thuốc dẫn vào cơ quan và bộ phận mong muốn trong cơ thể Thí dụ tẩm dấm sao có tác dụng dẫn thuốc vào gan, tẩm muối sao tăng khả năng dẫn thuốc vào thận
- Thông qua chế biến có thể thêm hoặc thay đổi hoàn toàn tác dụng dược lý của vị thuốc Thí dụ sao vàng làm cho vị thuốc có thêm tác dụng kích thích tiêu hóa, sao cháy làm cho dược liệu chỉ còn tác dụng cầm máu
- Làm giảm bớt độc tính của thuốc hay những chất không cần thiết với một loại bệnh nhất định
Có một số phương pháp chế biến thường được áp dụng trong Đông dược thú y:
* Sao (hỏa chế): là phương pháp dùng sức lửa trực tiếp hay gián tiếp để
xử lý dược liệu Đây là phương pháp hay gặp nhất trong bào chế dược liệu Bao gồm : sao trực tiếp, sao gián tiếp, tẩm sao (tùy từng trường hợp cụ thể mà tẩm sao với: rượu, dấm, muối…)
Trang 28* Trích: sao tẩm vào vị thuốc một chất khác rồi đem sao hay nướng
* Nướng: hơ vị thuốc lên lửa cho đến khi khô, vàng, giòn
b) Dạng lỏng:
* Rửa (tẩy): làm cho vị thuốc hết đất cát, bụi bẩn
* Ngâm (phiêu): cũng giống như rửa nhưng kéo dài hơn, cách bào chế cũng phức tạp làm cho vị thuốc hết mùi tanh, vị mặn Ví dụ: ngâm hải sâm
* Dội (bào): cho vị thuốc vào trong nước lá hay nước sôi trong một thời gian rồi bóc vỏ hay chờ cho vị thuốc mềm rồi đem bào thái như: ngâm hạnh nhân, đào nhân
* Thuỷ phi: thêm nước vào vị thuốc rồi cùng tán hoặc tán rồi cho vào nước khuấy lên để lắng
* Chưng (hay đồ): đun cách thuỷ như chưng sinh địa để chế thục địa
* Đun: cho thuốc vào nước lã hoặc nước ép của một vị thuốc nào đó rồi đun nhẹ đến khi chín hoặc đến khi chất của vị thuốc khác ngấm vào vị thuốc bào chế
* Tôi: nung đỏ vị thuốc rồi nhúng ngay vào nước lã hoặc nước sắc của một vị thuốc khác
* Sắc: cho thuốc vào nước nấu kỹ, cô đặc bỏ bã
* Cất: đun sôi dược liệu, lấy hơi nước bốc lên qua lạnh để ngưng lại như trưng cất tinh dầu bạc hà, long não
c) Các dạng khác: nhũ dịch, cao thuốc, thuốc chế phẩm mới, dầu thuốc
1.2 CÂY NA VÀ CÂY CỦ ĐẬU
Trang 291.2.1.1 Mô tả cây và phân bố, thu hái
* Mô tả cây:
Na là cây gỗ nhỏ, cao 2 - 6 m Thân gỗ tròn, vỏ nhám, mang nhiều cành
Lá mọc so le hình bầu dục dài 7 - 10 cm, rộng 3 - 4 cm Hoa đơn độc nở vào tháng 3 - 4, cánh màu mỡ gà, thường mọc đối diện với lá Nhị nhiều, chỉ nhị rộng, chỉ hơi hẹp hơn bao phấn một chút Nhiều lá noãn mang một noãn Quả kép dạng quả mọng màu xanh lục nhạt, gồm nhiều múi, mỗi múi là một phân quả Thịt quả trắng mềm, ngọt và thơm, trong mỗi múi có hạt màu đen nhánh
* Phân bố:
Na được trồng nhiều trên khắp cả nước ta, ở miền Bắc người ta phân ra hai loại Na đó là Na dai và Na bở (dựa vào đặc tính liên kết giữa các múi với
vỏ và giữa các múi với nhau) Đặc biệt, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) được coi
là "vựa Na" lớn nhất cả nước, nơi này có 2 khu vực trồng Na nổi tiếng: Na bở
ở khu vực thị trấn Đồng Mỏ và Na dai khu vực Đồng Bành
* Thu hái:
Sau 4 - 5 năm trồng thì cây Na mới cho quả Mỗi năm Na cho thu hoạch vào tháng 8 dương lịch Khi thu hoạch chọn những quả đã mở hết mắt (phần vỏ quả là những mắt liền nhau) và có một chút bụi phấn trắng trên vỏ quả, thường người ta cắt cả cuống Na, tránh bị đứt ra khiến quả mau hỏng
1.2.1.2 Thành phần hóa học
- Trong lá Na có một ancaloit vô định hình, không có glucozit
- Trong quả Na có chứa 72% glucoza; 14,52% sacaroza; 1,73% tinh
bột; 2,7% protit
- Trong hạt có chứa chừng 39,5 - 42% dầu, trong đó các axit béo là những axit myristic, panmitic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic Trong hạt Na có một ancaloit vô định hình, gọi là anonain (C17H15O2N), là chất độc trong hạt Na Nhiệt độ nóng chảy là 122 - 123oC
Trang 30Hình 1.3 Công thức cấu tạo hóa học anonain
1.2.1.3 Công dụng
Na vừa là loại quả ngọt thơm, bổ dưỡng, lại vừa là vị thuốc chữa bệnh rất tốt Theo Đông y, quả na vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm Quả Na xanh làm săn da, tiêu sưng Quả Na ương dùng chữa đi lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát Quả Na điếc dùng trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy, rận Lá Na dùng trị sốt rét cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ Rễ và vỏ cây dùng trị ỉa chảy và tẩy giun
1.2.2 Cây củ đậu
Cây củ đậu hay củ sắn, sắn nước (theo cách gọi miền Nam, danh pháp hai
phần: Pachyrhizus erosus), Mănphăo (Lào - Viêntian), Krâsang (Campuchia)
Là một cây dây leo có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ Loài cây này được Carl von Linné miêu tả đầu tiên Tên gọi cây gần như chủ yếu nói về củ
của nó Cây củ đậu là một loài thuộc chi Pachyrhizus của họ Đậu (Fabaceae)
Các loài chính khác của chi này có gốc gác ở các nơi khác của châu Mỹ
Tên khoa học: Pachyrhizus erosus (L.) Urb
Trang 311.2.2.1 Mô tả cây và phân bố, thu hái
Cây củ đậu có thể cao 4 - 5 m nếu có giàn Lá kép gồm 3 chét hình tam giác rộng, mỏng Hoa màu tím nhạt, thường ra vào tháng 4, tháng 5; hoa khá lớn, mọc thành chùm dài ở kẽ lá Quả hơi có lông, không cuống, dài 12 cm, được ngăn vách nhiều rãnh ngang, thường chứa từ 4 - 9 hạt Củ do rễ phình to
mà thành, có thể dài tới 2 m và nặng đến 20 kg Vỏ củ có màu vàng và mỏng như giấy còn ruột có màu trắng kem hơi giống ruột khoai tây hay quả lê Củ đậu có vị ngọt thường được ăn sống, đôi khi được chấm muối hoặc với
nước chanh và ớt bột Người ta cũng nấu củ đậu dưới dạng xúp, món xào 1.2.2.2 Thành phần hóa học
Trong hạt Củ đậu có 12,27% nước; 20,13% chất béo; 30,61% protit; 4,8% tanin; 5,85% tinh bột; 3,25% đường toàn bộ Trong hạt Củ đậu có một chất độc gọi là rotenon (C23H22O6) và tephrosin (C23H22O7) Tỷ lệ rotenon trong hạt Củ đậu khoảng từ 0,56 - 1,01%
Công thức cấu tạo của rotenon được Butenandt xác định từ năm 1928 với 5 vòng: 2 vòng benzen (A) và (D), một vòng pyran (B), một vòng pyron (C) và một vòng furan (E), ngoài ra còn có 2 nhóm metoxy Hiện nay người ta xếp Rotenon vào nhóm izoflavon
Hình 1.4 Công thức cấu tạo hóa học rotenon
Theo Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh (1999) [7], rotenon kết tinh hình phiến 6 cạnh, trụ góc đứng hệ thoi trong tricloroethylen; nhiệt độ
Trang 32nóng chảy 165 - 166oC (dạng lưỡng hình nhiệt độ nóng chảy: 185 - 186oC ); không tan trong nước, tan trong cồn, axeton, cacbontetraclorua, cloroform, ether và nhiều dung môi hữu cơ Rotenon bị phân hủy ngoài ánh sáng, khí trời Dung dịch không màu trong dung môi hữu cơ, để ngoài trời chuyển sang màu vàng, màu da cam, rồi đỏ thẫm và có kết tinh dehydrorotenon, rotenonon, độc với côn trùng, sâu bọ và động vật sống dưới nước
1.2.2.3 Công dụng
Từ rất lâu, người ta đã sử dụng hạt Củ đậu để chữa một số bệnh ngoài
da như ghẻ, lở, ngứa ngáy… Lãn Ông (Bách gia trân tùng) đã dùng hạt Củ đậu, hạt Máu chó, củ Nghệ (lượng bằng nhau) và diêm sinh (nửa lượng của mỗi vị trên), tán nhỏ hòa với dầu vừng hay mỡ lợn để bôi Nhân dân ở một số vùng chỉ dùng riêng hạt Củ đậu (khoảng 10 hạt) đập bỏ vỏ ngoài, lấy nhân, giã nhỏ, nhuyễn, trộn với 10 - 12 ml dầu vừng, dầu lạc, thầu dầu hoặc mỡ lợn, đun sôi 15 phút, để nguội, lọc, bôi hàng ngày có tác dụng chữa ghẻ
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hoàng Minh và cs (1974) [27] đã thí nghiệm cho thỏ uống Bách bộ (có
so sánh nhiều đối chứng) thấy số lượng đại thực bào ở phế nang tăng lên sau
15 - 20 ngày dùng thuốc Khả năng loại trừ tụ cầu vàng gây bệnh phổi qua đường phế quản cũng được tăng lên Điều này giải thích Bách bộ trị được một
số bệnh nhiễm khuẩn đường phổi là có cơ sở
Trần Minh Hùng (1978) [15] đã nghiên cứu sử dụng kháng sinh thực vật trong nuôi dưỡng và phòng bệnh cho lợn, đặc biệt bệnh lợn con phân trắng đạt hiệu quả cao
Theo Vũ Xuân Quang (1993) [32], từ cây Đại (Phumeria rubra linn var acutifolia baill) chiết được chất fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn
lao ở nồng độ 1 - 5 µg/ml
Trang 33Theo Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1994) [13], có nhiều loại thảo mộc có thể dùng để trị ve:
+ Hạt Thàn mát: dùng hạt cho vào nước nóng cho mềm rồi giã nát, ngâm tiếp vào nước ấm, để nguội 37oC rồi tắm cho gia súc
+ Rễ cây Thuốc cá 3 phần, 100 phần nước, 4 phần xà phòng dùng xát cho chó, mèo, bê, nghé
+ Nấu nước sắc Bách bộ tắm cho gia súc
+ Dùng Thuốc lào khô, Thuốc lá ngâm trong axit acetic 5% để phun hoặc bôi trị ve, ghẻ
+ Dùng hạt Củ đậu giã nát, trộn với dầu sở để diệt ve
Theo Trần Quang Hùng (1995) [16]: Trong thuốc lá và thuốc lào có chứa kiềm thực vật nicotin và nornicotin, chế phẩm nicotin trừ được ngoại ký sinh trùng và côn trùng hại rau màu và cây công nghiệp Nicotin nhanh chóng phân giải trong môi trường
Theo Vũ Ngọc Kim (1996) [18], nước sắc Bách bộ có tính kháng khuẩn như vi khuẩn tả, phó thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, vi khuẩn lao
Lê Thị Ngọc Diệp (1999) [8] cho biết: cây Actiso (Cynara Scolymus L) chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan…
Theo Bùi Ngân Tâm (2003) [34], trong lá cây Chè (Thea cinensis) có hoạt chất như cafein, glucozid, men oxy hóa theaza, ngoài những tác dụng thông thường như giải cảm, giải độc, lợi tiểu người ta còn mới phát hiện
ra một giá trị đặc biệt đó là khả năng làm tăng sức đề kháng của trẻ em đối với virus gây bệnh Viêm não B Nhật Bản
Bùi Thị Tho (2003) [43] đã dùng hạt cây Củ đậu chế thành dạng thuốc bột và thuốc mỡ ở các nồng độ khác nhau trị ve ký sinh trên bò ở Gia Lâm (Hà Nội) Kết quả cho thấy: thuốc bột nồng độ 20% trong bột CaCO3, bôi 2 lần đạt tỷ lệ chết ve là 100% Thuốc mỡ nồng độ 20% chỉ cần bôi 1 lần đã sạch ve ký sinh trên cơ thể bò
Trang 34Theo Đỗ Tất Lợi (2004) [24], thuốc sắc từ củ Bách Bộ có khả năng diệt được một số loại ký sinh trùng như: giun, ruồi, muỗi, rận, bọ chó, dòi , ngoài
ra Bách Bộ còn có tác dụng chữa ho, sát trùng và kháng khuẩn
Theo Tô Du và Xuân Giao (2006) [9], có một số loài côn trùng ký sinh
ở da và lông của chó, chúng hút màu và truyền một số bệnh cho chó như bệnh
lê dạng trùng, bệnh xuất huyết do Rickettsia, bệnh sán hạt dưa trong đó có loài Rhipicephalus sanguineus
Nguyễn Thanh Hải (2007) [12] đã nghiên cứu và bào chế được 12 chế phẩm dạng thuốc mỡ từ cây Thuốc cá sử dụng để điều trị bệnh ve cho chó và
bò đạt hiệu quả cao Kết quả nghiên cứu về chế phẩm thuốc mỡ chế từ cây thuốc cá của tác giả cho thấy:
Thuốc mỡ 10% sau 2 lần bôi thuốc, sau 48 giờ điều trị chó, bò sạch ve Thuốc mỡ 20% sau 2 lần bôi thuốc, sau 36 giờ điều trị chó, bò sạch ve Thuốc mỡ 30% chỉ 1 lần bôi thuốc, sau 24 giờ điều trị chó, bò sạch ve Khi sử dụng các chế phẩm thuốc mỡ trên bôi cho chó và bò không thấy động vật thí nghiệm nào có biểu hiện trúng độc, không dị ứng hay nổi mẩn trên da
Đỗ Thế Mạnh (2015) [26] đã sử dụng chiết xuất từ lá Thuốc lào 20%
và củ Bách bộ 20% để điều trị ve cho chó thí nghiệm và trên thực địa thấy kết quả tốt và an toàn đối với chó
Vừa qua, các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều đặc tính quý của nấm Linh chi (Ganoderrma lucidum) trong việc chữa các chứng bệnh gan, mật, ung thư…, thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế
kỷ AIDS
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Heopple R và Feny L C (1933) [59] khi nghiên cứu vết đốt của ve trên các súc vật thí nghiệm đã nhận thấy, tất cả các vị trí của cơ thể bị các
Trang 35loài ve đốt đều bị viêm, thâm Những nơi ve bám đều có hiện tượng tăng eosin cục bộ
Estrada - Pena A và cs (1990) [56] đã phân lập được nấm Aspergillus ocharceus từ ve Rhipicephalus sanguineus, là tác nhân gây bệnh làm cho ve
không đẻ trứng, cơ thể khô lại và chết
Inokuma và cs (1998) [60] cho biết: nước bọt của ve R sanguineus pha
loãng 20 lần làm ức chế yếu tố phân bào lectin (83%) và hạn chế tăng trưởng của tế bào limpho T cảm ứng (69%) dẫn đến giảm sản xuất interleukin 2 (IL 2) làm giảm quá trình đáp ứng miễn dịch
Latrofa M S và cs (2014) [64] đã thu thập 204 mẫu ve từ chó để định
loại Kết quả cho thấy có 81/204 mẫu là loài R.sanguineus, 17/204 mẫu là R Turanicus và 106 mẫu Rhipicephalus ssp Tác giả còn cho biết, ve R sanguineus
có vai trò là vật môi giới truyền một số mầm bệnh nguy hiểm ở chó như: A platys, H canis và Cercopithifilaria spp
Trong tháng 1 năm 2011, Barbieri A R và cs (2014) [48] đã xác định
tỷ lệ nhiễm ve ở chó tại các hộ gia đình tại của bang Santa Catarina, miền
nam Brazil Kết quả cho thấy, có 34% nhiễm Amblyomma aureolatum, chỉ có 3,8% nhiễm Rhipicephalus sanguineus
Cicuttin G L và cs (2014) [51], cho biết: bằng phương pháp PCR phát
hiện Rickettsia massiliae trong 3,4% số mẫu ve R sanguineus (207 mẫu) và Anaplasma platys trong 13,5% số mẫu máu chó (52 mẫu) thu thập từ thành phố Buenos Aires, Argentina Tác giả đã thu thập 207 mẫu ve Rhipicephalus sanguineus ký sinh ở chó tại thành phố Buenos Aires (Argentina) để xác định khả năng lây truyền anaplasmoses Các tác giả đã phát hiện 13,5% số ve Rhipicephalus sanguineus mang đơn bào Anaplasma platys Điều đó chứng tỏ
ve Rhipicephalus sanguineus là vecto truyền Anaplasmosis
Ionică A M và cs (2014) [61] đã nghiên cứu và cho biết, chó ở Châu Âu bị
bệnh microfilariae cư trú ở lớp hạ bì và lây truyền qua Rhipicephalus sanguineus
Trang 36Adamu M và cs (2014) [46] đã thu thập 146 ve và xác định: 73% là
loài Rhipicephalus sanguineus, 18% là loài Haemaphys alisleachi, 2% là loài
R turanicus và Amblyommavariegatum; Các loài H.elliptica, R.lunulatus, R Muhsamae và R.senegalensis chiếm khoảng 1%
Beck S và cs (2014) [49] cho biết: ve chó có khả năng lây truyền một
số bệnh quan trọng ở người và động vật Từ tháng 3/2010 - 4/2011, các tác giả đã kiểm tra 441 chó nuôi tại 392 gia đình thuộc Berlin - Brandenburg thấy
có 251 chó nhiễm ve, chiếm 57% Các tác giả cũng đã thu thập được 1.728 ve
bao gồm 46,0% là Ixodes ricinus, 45,1% là Dermacentor reticulatus, 8,8% là Ixodes hexagonus và 0,1% Rhipicephalus sanguineus
Rojas A và cs (2014) [69] đã điều tra tỷ lệ nhiễm các bệnh truyền
nhiễm ở chó tại Costa Rica và cho biết: Ehrlichia canis được phát hiện trong 34%, Anaplasma platys trong 10% và Babesia vogeli trong 8% số mẫu máu xét nghiệm (146 mẫu) Tỷ lệ nhiễm A platys, B vogeli hoặc E canis đều có liên quan đáng kể với tỷ lệ nhiễm R sanguineus ở chó (p < 0,029)
Iwakami S và cs (2014) [62] đã tiến hành một cuộc khảo sát về các loài
ve ký sinh ở chó và mèo trên diện rộng tại Nhật bản Các tác giả đã thu thập
được 4.237 con ve từ 1.162 chó để định loại và cho biết: Haemaphysalis longicornis là loài ve thường gặp nhất (trên 739 con chó), tiếp theo là H flava (166 chó), Ixodes ovatus (139 chó) và Rhipicephalus sanguineus (70 chó) Ngoài
ra còn phát hiện các loài ve khác như: H hystricis, H japonica, H megaspinosa,
H formosensis, H campanulata, H IAS, I nipponensis, I persulcatus và Amblyomma testudinarium
Trong một cuộc thám hiểm khảo cổ học tại El Deir, Otranto D và cs
(2014) [67] đã xác định được loài R sanguineus ký sinh ở xác ướp chó từ Ai
Cập cổ đại (khoảng thế kỷ 1 - thế kỷ thứ 4) Và cho biết thêm rằng có ít nhất 4
hình thái khác nhau của loài ve R sanguineus ký sinh ở chó đã được xác định
tại châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương
Trang 37Maia C và cs (2014) [66] đã thu thập 925 cá thể ve ở các giai đoạn phát triển (ấu trùng, thiếu trùng và trưởng thành) từ chó, mèo và thảm thực vật tại 4 địa phương thuộc Bồ Đào Nha Kết quả cho thấy, tất cả ve thu thập
từ chó và thảm thực vật là R sanguineus; chỉ có 6 cá thể ve thu thập từ mèo là loài Ixodes rcinus
Một cuộc điều tra tỷ lệ nhiễm ve ở chó theo mùa đã được tiến hành tại khu vực đông nam Romania từ 01/12/2012 - 30/11/2013 Dumitrache M O
và cs (2014) [55] đã tiến hành kiểm tra 8 chó/ lần và 4 lần/ tháng, tổng cộng
đã kiểm tra 384 chó trong thời gian nghiên cứu Kết quả cho thấy, tỷ lệ và cường độ nhiễm ve cao vào tháng 5, 6 và 7; thấp hơn ở các tháng khác và không thấy ve ký sinh ở chó vào tháng 9, 12 và tháng 1 trong năm Thu thập
được 893 cá thể ve thuộc 6 loài: R rossicus (95,6%), Dermacentor reticulatus (3,2%), Ixodes ricinus (0,5%), Hyalomma marginatum (0,3%), Rhipicephalus sanguineus (0,2%) và Ixodes crenulatus (0,1%)
Dhivya B và cs (2014) [54] đã kết hợp pheromone với deltamethrin thành hỗn hợp (Chitosan) để thử nghiệm khả năng diệt các giai đoạn phát
triển của Rhipicephalus sanguineus Kết quả cho thấy, có 79,0% ấu trùng,
88,0% thiếu trùng và 61,0% ve trưởng thành chết trong vòng 24 giờ sau khi
sử dụng thuốc
Dantas - Torres F., Otranto D (2015) [53] cho biết: Rhipicephalus sanguineus là một loài ve được mô tả bởi Latreille vào năm 1.806 dựa trên
mẫu vật thu thập được từ Pháp
Cafarchia C và cs (2015) [50] cho biết: nấm Beauveria bassiana có độc lực rất cao và ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn phát triển của ve R sanguineus; đây có thể là một phương pháp sinh học tiềm năng dùng để kiểm soát tốc độ phát triển của ve R sanguineus
Từ 5/2010 - 5/2013, Koc S và cs (2015) [63] đã nghiên cứu về thành phần loài ve thu thập từ vật nuôi, động vật hoang dã và môi trường tại 5 huyện thuộc Antalya Metropolitan, Thổ Nhĩ Kỳ Các tác giả cho biết, thành phần các
Trang 38loài ve thu thập được gồm 8 loài: Argas persicus, Rhipicephalus annulatus, R sanguineus, R turanicus, Hyalomma aegyptium, H marginatum, Haemaphysalis parva và Dermacentor niveus Trong đó R sanguineus và R turanicus là 2
loài ve ký sinh phổ biến ở chó nuôi tại các địa phương nghiên cứu
Rotondano T E và cs (2015) [70] đã thu thập được 1.151 con ve ký sinh ở 100 chó nuôi tại Paraíba, Đông bắc Brazil Các tác giả cho biết, tất cả
số ve thu thập đều thuộc loài Rhipicephalus sanguineus
Costa A P và cs (2015) [52] đã tiến hành thu thập ve ở 172 chó nuôi ở vùng nông thôn và 150 chó nuôi ở các khu đô thị của Chapadinha, bang Maranhão, đông bắc Brazil Các tác giả cho biết, tất cả số ve thu thập từ chó
nuôi ở các khu đô thị đều là loài Rhipicephalus sanguineus; trong khi ve thu thập từ chó nuôi ở các vùng nông thôn thuộc các loài R sanguineus, Amblyomma cajennense và Amblyomma ovale
Lee G K và cs (2015) [65] đã kiểm tra 78 chó nuôi trên các quần đảo
Ấn Độ Dương của Mauritius, thấy có 52 chó nhiễm ve Rhipicephalus sanguineus Tiến hành thu thập ve từ 52 chó để định loài, thấy có 175/178 ve
là loài Rhipicephalus sanguineus và 3/178 ve là loài Amblyomma variegatum
Theo Antunes S và cs (2016) [47]: ve là một loài động vật chân đốt phổ biến và là vật chủ mang nhiều mầm bệnh lây nhiễm cho cả con người và
vật nuôi Ve có thể lây truyền một số bệnh như: Anaplasma marginale, Anaplasma ovis, Anaplasma centrale, Babesia spp., Coxiella burnetii và Theileria spp
González J và cs (2016) [58] đã thu thập toàn bộ ve ở thỏ hoang dã tại khu bảo tồn thiên nhiên Ciudad Real (Trung ương Tây Ban Nha) trong hai giai đoạn 3 năm (2007 - 2009 và 2012 - 2014) Kết quả cho thấy, 72,5% số ve thu thập được là ấu trùng; 24,4% là thiếu trùng và 3,1% là ve trưởng thành Tuy nhiên, tỷ lệ này thay đổi hàng tháng Các tác giả cho biết, đã xác định
được 7 loài ve ký sinh ở thỏ gồm: Hyalomma lusitanicum, Rhipicephalus
Trang 39pusillus, Haemaphysalis hispanica, Ixodes ventalloi, R bursa, R sanguineus và Dermacentor marginatus
Theo Farhadpour F và cs (2016) [57], bệnh sốt xuất huyết Crimean - Congo là một bệnh do virus được lây truyền từ động vật sang người và có nguy cơ gây tử vong cao ở con người Ve được cho là vectơ lây truyền bệnh trên, vì vậy các tác giả đã thu thập 200 ve cứng và mềm từ động vật nhai lại hoang dã tại khu vực tỉnh Fars, phía nam của Iran Bằng phương pháp RT - PCR đã phát hiện gen của virus gây bệnh trong 9/200 ve nghiên cứu, chiếm tỷ
lệ 4,5% Các ve nhiễm virus được định loài là Hyalomma marginatum, Hyalomma anatolicum và Rhipicephalus sanguineus Kết quả này cho thấy
ve có vai trò tích cực trong việc lây truyền bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm cho con người
Papa A và cs (2016) [68] cho biết, ve được coi là vật môi giới truyền bệnh và là vật chủ chứa nhiều loại bệnh do vi khuẩn, virus và đơn bào có ảnh hưởng lớn đến con người và động vật Các tác giả đã thu thập được 153 ve từ
147 người nhập viện điều trị một số bệnh tại Hy Lạp Đa số ve thu thập được
(132/153) là ve trưởng thành thuộc loài Rhipicephalus sanguineus, chiếm tỷ
lệ 86,3% Rickettsia sp đã được xác định từ 23 ve dương tính, bao gồm: R aeschlimannii, R africae, R massilae, R monacensis, R candidatus và R barbariae
Trang 40Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chó nuôi tại Tp Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn
- Bệnh do ve ký sinh gây ra trên chó
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
2.1.2.1 Động vật thí nghiệm
- Ve kí sinh trên chó
- Chó bị nhiễm ve và chó không bị nhiễm ve (khỏe mạnh)
2.1.2.2 Dược liệu nghiên cứu
Hạt Na và hạt cây Củ đậu
2.1.2.3 Dụng cụ, hóa chất
- Thiết bị xét nghiệm máu: Osmetech OPTI - CCA/ Blood GasAnalfzen
- Dụng cụ: Bình tam giác, lọ thủy tinh nút mài, đĩa lồng petri, cốc đong
có vạch chia ml, pipet, đũa thủy tinh, cân điện tử, bình xịt, cối, chày sứ, kim tiêm, tube tráng chất chống đông máu,
- Hóa chất: NaOH 5%, HCl 5%, cồn 40o, nước cất
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu trên phạm vi 4 phường (Chi Lăng, Hoàng Văn Thụ, Đông Kinh và Vĩnh Trại) thuộc Tp Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn và thời gian nghiên cứu là 1 năm
2.2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.2.1 Địa điểm
- Địa điểm lấy mẫu: Các hộ gia đình nuôi chó tại 4 phường thuộc thành phố Lạng Sơn