1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bai 9 xây DỰNG ĐẢNG về đạo đức CT ĐẢNG VIÊN mới

22 3K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Chương trình lý luận chính trị Đảng viên mới do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn. Bài 9 Xây dựng đảng về đạo đức cơ cấu 3 phần: I ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI; II NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH;III NHIỆM VỤ CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH BDLLCT DÀNH CHO ĐẢNG VIÊN MỚI

BÀI 9

XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ ĐẠO ĐỨC

Th.S Trần Hoàng Giang

Trang 2

KẾT CẤU BÀI GỒM CÓ 3 PHẦN

Trang 3

3

Trang 4

1 Những vấn đề chung về đạo đức

Đạo đức là gì ?

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực định hướng giá trị được xã hội thừa nhận nhờ đó con người

tự giác điều chỉnh hành vi trong các mối quan

hệ giữa người với người và con người với thiên nhiên, phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình

và sự tiến bộ xã hội

Trang 5

Chuẩn mực đạo đức trong lịch sử

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, sự phân chia

cư dân theo huyết thống - họ hàng, do đó quan hệ huyết thống là cao nhất của đạo đực

Xã hội chiếm hữu nô lệ là duy trì sự toàn quyền

và lợi ích của chủ nô đối với nô lệ

Đạo đức phong kiến lấy việc trung thành với triều đình (mà thực chất là trung thành với vua)

Xã hội tư bản là sở hữu tư nhân và quyền lợi của

tư sản

Chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa là tinh thần tập thể; chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế,

Trang 6

- Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về

thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội, giữa con người với thiên nhiên.

- Tình cảm đạo đức là những yếu tố trên được

thẩm thấu sâu vào mỗi cá nhân, trở thành nhân tố thường trực trong ứng xử hàng ngày của mỗi người

- Hành vi đạo đức là sự ứng xử thực tế của con

người, thể hiện của ý thức đạo đức trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, cả dưới hình thức trực tiếp lẫn hình thức gián tiếp

Trang 7

2 Vai trò của đạo đức

Đạo đức định hướng cho sự phát triển của mỗi con người và đời sống tinh thần của xã hội.

Đạo đức là động lực của sự phát triển KT-XH Đạo đức là công cụ để quản lý xã hội (kết hợp giữa đức trị và pháp trị)

Đạo đức là cốt lõi của nền văn hoá, thể hiện bản sắc dân tộc trong quan hệ quốc tế

Trong xã hội, sự suy thoái đạo đức, sự lệch chuẩn, loạn chuẩn trong mỗi con người và toàn xã hội

là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng đời sống xã hội, khủng hoảng chính trị, kinh tế

Trang 8

3 Chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội

a Chức năng giáo dục

b Chức năng điều chỉnh hành vi

c Chức năng phản ánh

Trang 9

a Chức năng giáo dục

Chuẩn mực đạo đức đúng đắn chiếm địa

vị chi phối trong xã hội, tác động đến ý thức

và hành vi của cá nhân và cả cộng đồng

Thông qua giáo dục trong gia đình, dòng

họ, nhà trường, tổ chức chính trị xã hội, dư luận xã hội mỗi cá nhân tự nhận thức, tự rèn luyện, tự ý thức về hành vi ngày sẽ hoàn thiện nhân cách theo chuẩn mực phẩm chất đạo đức, xã hội ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Trang 10

b Chức năng điều chỉnh hành vi

Những nguyên tắc, chuẩn mực và định hướng giá trị đạo đức, cùng với sự kiểm tra đánh giá, dư luận XH, có tác dụng điều chỉnh hành vi của cá nhân, sao cho phù hợp với yêu cầu chung của cộng đồng mà cá nhân đó đang sinh sống

Cùng với pháp luật, quy định khác thì chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhận sẽ có tác động đến sự tự điều chỉnh hành

vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ đạo đức giữa người và người của cả cộng đồng

Hành vi, quan niệm đạo đức của người này tác động đến người khác và cả cộng đồng và ngược lại

Trang 11

c Chức năng phản ánh

Ý thức đạo đức cũng có tính chất phản ánh hiện thực đời sống xã hội Hành vi đạo đức của cá nhân, nhóm xã hội phụ thuộc vào lợi ích của họ, nên thực trạng đạo đức cũng là sự phản ánh tình trạng phân phối lợi ích trong xã hội.

Đạo đức của chủ thể nhận thức còn có tác động đến đạo đức xã hội, phản ánh quan hệ lợi ích giữa họ với toàn xã hội

Chức năng phản ánh của đạo đức còn thúc đẩy con người hành động do những quan hệ lợi ích của họ chi phối

Trang 12

12

Trang 13

1 Thực hiện nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về

đạo đức

Hai là, xây đi đôi với chống

Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Trang 14

Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Cơ sở của nguyên tắc nói đi đôi với làm xuất phát từ bản thân phạm trù đạo đức, đó là sự thống nhất giữa tư tưởng

và hành động của cá nhân Lời nói phải đi đôi với việc làm điều đó thể hiện bản chất và nhân cách của con người.

Nêu gương đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người đều phải nêu gương về đạo đức, sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau: ông bà nêu gương cho cháu, cha mẹ nêu gương cho con, anh chị nêu gương cho em, thủ trưởng nêu gương cho nhân viên, đảng viên nêu gương cho quần chúng

Trang 15

Hai là, x ây đi đôi với chống

Xây đi đôi với chống là muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái, xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức mới, đó

là "chủ nghĩa cá nhân“, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn

Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng giáo dục, từ gia đình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội, khơi dậy

ý thức đạo đức lành mạnh, để mọi người nhận thức được và tự giác thực hiện

Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo

ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu Người đã phát động cuộc thi đua “ba xây, ba chống”, viết sách

“Người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống

Trang 16

Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa

Tu dưỡng đạo đức suốt đời để phát huy cái tốt, cái hay, hạn chế cái dở

Mỗi người đều phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như rửa mặt hàng ngày

Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, như: đời tư, sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu; trong mọi mối quan hệ xã hội.

Trang 17

2 Xây dựng Đảng về đạo đức, Đảng phải

“là đạo đức, là văn minh”

Xây dựng Đảng là đạo đức trước hết phải kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng, xuất phát từ mục đích cao quý của Đảng để hy sinh, phấn đấu Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp, của dân tộc, của nhân dân Đạo đức cao nhất của Đảng là sự hy sinh phấn đấu vì

mục tiêu cao cả đó

Bác chỉ rõ 23 điều về tư cách đạo đức của cách mạng.

Trang 18

“Đối với tự mình: Cần kiệm Hoà mà không tư Cả quyết sửa

lỗi mình Cẩn thận mà không nhút nhát Hay hỏi Nhẫn nại (chịu khó) Hay nghiên cứu, xem xét Vị công vong tư Không hiếu danh, không kiêu ngạo Nói thì phải làm Giữ chủ nghĩa cho vững Hy

sinh Ít lòng tham muốn về vật chất Bí mật

Đối với người: Với từng người thì khoan thứ Với Đoàn thể thì

nghiêm Có lòng bày vẽ cho người khác Trực mà không táo bạo Hay xem xét người

Đối với công việc: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng Quyết đoán

Dũng cảm Phục tùng đoàn thể”

Trang 19

Xây dựng Đảng về đạo đức phải tuân theo những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức.

Đứng trước bối cảnh và yêu cầu của thực tiễn cách mạng, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay, nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức càng trở nên quan trọng, trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác xây dựng

Đảng

Đại hội XII của Đảng yêu cầu: “phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI”; đồng thời “tăng cưòng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự

chuyển hóa” trong nội bộ”.

Trang 20

3 Nội dung xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh”

Một là, “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”.

Hai là, phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và

sinh hoạt đảng.

Ba là, quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng đáng "là đạo đức, là văn minh".

Bốn là, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân.

Năm là, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn.

Trang 21

III- NHIỆM VỤ CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐẢNG VỂ ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY

1 Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các

tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,

lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự

chuyển hóa” trong nội bộ

Trang 22

2 Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, “nói không đi đôi với làm”

3 Xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người

đứng đầu các cơ quan, đơn vị

4 Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân về phâm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên

Ngày đăng: 21/03/2018, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w