SUY NGHĨ về đào tạo NGUỒN NHÂN lực CHẤT LƯỢNG CAO

7 159 0
SUY NGHĨ về đào tạo NGUỒN NHÂN lực CHẤT LƯỢNG CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SUY NGHĨ VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO – YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ SỚM THOÁT KHỎI BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở NƯỚC TA TS. Lê Đình Viên Chủ tịch HĐQT Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với quá trình đổi mới toàn diện và sâu sắc trong mấy chục năm qua, đất nước ta đã phát triển, mức sống của người dân được nâng lên và chính họ là những người được trực tiếp thụ hưởng những thành quả của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo. Thành quả tổng hợp quan trọng của sự nghiệp này chính là đã đưa đất nước ta ra khỏi các nước kém phát triển và gia nhập vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, để đưa đất nước tiếp tục vươn lên mức cao hơn, vấn đề nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một yêu cầu vừa cấp bách, vừa của cả quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế. Như ta đã biết, việc một quốc gia rơi vào bẫy thu nhập trung bình và bị mắc kẹt tại mức thu nhập này vì nhờ có nguồn tài nguyên và những lợi thế ban đầu nhất định nhưng thời gian dài vẫn không vượt qua được ngưỡng đó. Nói một cách dễ hiểu “bẫy thu nhập trung bình” là một khái niệm chỉ tình trạng một quốc gia thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng phải mất nhiều thập kỷ mà chưa chắc trở thành một nước phát triển. Các nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philipine đều không vượt qua được “bẫy” thu nhập trung bình sau những bước phát triển nhảy vọt đáng ngạc nhiên trong suốt 2 thập niên 1970 – 1980; trái lại các nước khác như Hàn Quốc, Đài Loan đã vượt qua bằng con đường hướng tới phát triển công nghệ cao dựa vào cơ sở của nguồn lao động chất lượng cao. Theo Kenichi Ohno (2011), một quốc gia có thể đạt được mức thu nhập trung bình nhờ tự do hóa, hội nhập với nền kinh tế thế giới và quá trình tư nhân hóa nhưng sẽ chỉ dừng ở đó và điều đó cũng có nghĩa là, nếu không thoát khỏi ngưỡng này thì nước đó đã “lọt bẫy”. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng vướng vào bẫy có mức thu nhập trung bình được mô tả: (i) sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kinh tế tăng trưởng, (ii) tiếp tục tình trạng của một nền kinh tế gia công (nền kinh tế trong nước không đủ sức tạo ra giá trị gia tăng mới để tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu do chất lượng nguồn nhân lực thấp, (iii) sự thống trị của các tập đoàn mang thương hiệu nước ngoài, (iv) sự phân hóa thu nhập đưa đến phân cực v.v… Quá trình phát triển từ thu nhập trung bình, bản thân nó cũng ngầm chứa những yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Đó là sự hủy hoại môi trường sống cần phải mất nhiều nguồn lực và thời gian để khắc phục (nhưng lại có những yếu tố vĩnh viễn không thể khắc phục được), sự thay đổi môi trường xã hội (văn hóa, xã hội biến đổi trong thời gian quá ngắn) dễ tạo ra những xung đột; sự tự tin thái quá của các tầng lớp dẫn dắt đến thành công, tâm lý đòi tưởng thưởng công trạng biểu hiện ở nhu cầu hưởng thụ sớm (Võ Hoàng Dũng, 2010). Kenichi Ohno (2011) cho rằng, Việt Nam đang bị bẫy thu nhập trung bình thách thức là do tư tưởng trước đây dựa chủ yếu vào mở cửa thương mại (ODA, FDI, kiều hối, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản) thay vì dựa vào năng suất lao động có được từ nguồn nhân lực có chất lượng cao và đổi mới – vốn là 2 yếu tố then chốt cho tăng trưởng bền vững và giúp thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”. Theo Huruhiko Karoda (2011) và một số chuyên gia kinh tế, để thoát khỏi “bẫy”, Việt Nam cần phải (i) Tập trung đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực vì nguồn lực thực sự cho tăng trưởng phải là giá trị do người dân và doanh nghiệp trong nước tạo ra; (ii) Thay đổi thể chế kinh tế, tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân; (iii) Xác định một số công nghệ chủ đạo đến năm 2020, nghiên cứu những thuộc tính tốt nhất trên thế giới để có chiến lược phù hợp và giám sát tiến độ do cấp cao nhất thực hiện. Bốn yếu tố trên cần đặt trong một tổng thể chiến lược mang tính dài hạn. Tuy nhiên với phạm vi bài này, xin được đề cập đến một số yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đó là việc tập trung đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. II. NHỮNG YẾU TỐ BỨC XÚC ĐỐI VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NƯỚC TA Từ những gì đã sơ lược đề cập ở trên, cho thấy nguồn nhân lực có chất lượng cao trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng, trong số các yếu tố quan trọng khác nhằm vực dậy nền kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi “bẫy thu nhập trung bình” bởi lẽ “bẫy thu nhập trung bình” chỉ là một khái niệm tương đối, thay đổi theo thời gian và hoàn toàn không phải là điều không thể vượt qua. Ở tất cả các nước, ở mỗi giai đoạn phát triển đều có những khó khăn khác nhau và có vượt qua được hay không còn phụ thuộc vào thể chế chính trị và sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp, trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao mà quốc gia đó đã tạo ra. Để chuyển nền kinh tế có mức thu nhập trung bình, bắt nguồn từ việc khai thác và sử dựng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có sang nền kinh tế phát triển – một nền kinh tế sử dụng kỹ thuật và công nghệ cao có được từ chất lượng nguồn lao động, không chỉ đúng với tất cả các nước mà còn rất đúng đối với nước ta. Như chúng ta đã biết, ở bất kỳ quốc gia nào nguồn tài nguyên thiên nhiên dù phong phú đến đâu cũng chỉ là hữu hạn, trong khi đó trí tuệ của con người là luôn luôn và mãi mãi là vô hạn. Chính vì lẽ đó, việc chuyển sự tăng trưởng kinh tế có được chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sang một nền kinh tế tri thức là một yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ quốc gia nào, thể chế chính trị nào, ở bất kỳ thời đại nào và trong bất kỳ nền văn minh nào. Karl Marx khi nghiên cứu lịch sử hình thành các nền kinh tế đã từng cho rằng: “Sự khác nhau giữa hình thái kinh tế này với hình thái kinh tế khác không phải là sản xuất ra cái gì mà sản xuất bằng cách nào”, chính là xuất phát từ cơ sở lý luận nói trên. Với một đội ngũ nhân lực chất lượng cao ắt sẽ tạo ta một năng suất lao động cao, điều mà V.I. Lenin đã từng cho rằng: “Suy cho cùng, năng suất lao động là cái quan trọng nhất…” Cần phải khẳng định một lần nữa: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiếu học và coi việc học là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Người xưa đã từng coi việc học là điều kiện để chấn hưng đất nước, bằng một câu nói nổi tiếng: “Phi trí bất hưng”. Sau những đêm dài nô lệ, vừa mói dành được độc lập chưa được bao lâu, trong thư gửi học sinh nhân dịp khai giảng năm học đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có thể bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu đuộc hay không, chính là nhờ công lao học tập của các em”. Người đã từng khẳng định rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Tuy nhiên, liền sau đó, lịch sử đã đặt lên vai dân tộc ta 2 cuộc chiến tranh chống xâm lược ròng rã suốt hơn 30 năm, với mức tàn phá ghê gớm của nó, nhưng cuối cùng chúng ta đã chiến thắng giành về cho dân tộc mình quyền độc lập và tự do. Trong suốt thời gian đó cũng là thời gian các nước trong khu vực đã có điều kiện để xây dựng và phát triển kinh tế, làm cho khoảng cách giữa ta và các nước trong khu vực ngày càng rộng thêm. Chúng ta đã rửa được cái nhục mất nước nhưng lại đang phải đối mặt với mối nhục khác, đó là mối nhục về nền kinh tế kém phát triển. Chính vì vậy, rửa cho được mối nhục này đã và đang là nỗi trăn trở của tất cả chúng ta, và với truyền thống của dân tộc, chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng, như chúng ta đã từng thắng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây. Trong rất nhiều Nghị quyết quan trọng của Đảng và Nhà nước đã coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và từ đó đã đưa ra được những giải pháp cụ thể, trong đó coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trở thành một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đại hội lần thứ XI của Đảng, trong báo cáo chính trị đã khẳng định: “Phát triển, nâng cao nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển chung và bền vững của đất nước”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước,… Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người dân được học tập suốt đời” và coi việc “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” là một trong ba khâu đột phá chiến lược do Đại hội Đảng lần thứ XI đặt ra. Những quan điểm nói trên do Đại hội Đảng lần thứ 11 đưa ra chẳng những là kim chỉ nam cho mọi hoạt động liên quan đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, mà còn là cơ sở để sớm đưa nước ta thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” tham gia vào các nước phát triển trên thế giới. Đây không chỉ là một mục tiêu cho trước mắt mà còn trong lâu dài, và để đạt được mục tiêu đó, cần có những bước đi phù hợp, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, một dân tộc có truyền thống hiếu học, thông minh và cần cù trong lao động suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Là một nước đi lên từ một nước kém phát triển, chắc chắn có những khó khăn nhưng cũng có những thuận lợi hết sức cơ bản: Đó là thừa hưởng những thành tựu khoa học và kỹ thuật của nhân loại đã tích lũy được từ những nước phát triển, mà không phải mất công và thời gian để tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Như ta đã biết, đặc trưng của một nền kinh tế có trình độ phát triển cao chính là việc đưa vào sử dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại thuộc “đời chót”, từ đó làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình công nghệ đã từng tồn tại trước đó, tạo ra không chỉ năng suất lao động cao mà còn là chất lượng sản phẩm, với những tính năng ưu việt của nó, diễn ra trong mọi lĩnh vực của của đời sống kinh tế và xã hội. Việc chuyển đổi một nền kinh tế có mức thu nhập trung bình như nước ta có được chủ yếu từ việc tận dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, chuyển sang một nền kinh tế phát triển bằng việc đưa “chất xám” tham gia phần lớn trong mỗi một sản phẩm – là cơ sở quan trọng trong quá trình bức phá đi lên đầy ngoạn mục, khó khăn và phức tạp, cần có những quyết sách táo bạo, sát thực, phù hợp tình hình cụ thể của đất nước ta, con người Việt Nam ta, liên quan đến chính sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Căn cứ và những quan điểm lớn liên quan đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo cương lĩnh do Đại hội Đảng lần thức 11 đưa ra, theo chúng tôi những vấn đề sau đây cần phải được nhận thức và xử lý phù hợp. Một là, thúc đẩy quá trình tiếp thu nhanh những công nghệ hiện đại của thế giới với các hình thức thích hợp. Quá trình du nhập công nghệ và kỹ thuật cao vào đất nước ta chắc chắn phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau thông qua nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ đặc biệt là công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra sau đó là quá trình sử dụng kỹ thuật và công nghệ cao, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đã trải qua quá trình chuẩn bị nghề nghiệp đạt chuẩn quốc tế để có khả năng sử dụng kỹ thuật và công nghệ đó. Điều kiện tiên quyết đó chỉ có thể có được thông qua quá trình đào tạo với chất lượng đào tạo cho phép. Với một đội ngũ lao động được đào tạo căn cơ và bài bản không những có thể sử dụng kỹ thuật và công nghệ du nhập mà còn có khả năng khám phá, phát minh trong quá trình sử dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại đó. Như vậy, xét cho cùng yếu tố con người được được chuẩn bị nghề nghiệp là yếu tố cực kỳ quan trọng và không thể thay thế. Để làm được việc đó, theo chúng tôi cần phải có những giải pháp cụ thể sau đây tiếp theo liên quan đến giáo dục và đào tạo. Hai là, phải mở rộng sự hợp tác quốc tế trong đào tạo Việc hợp tác quốc tế trong đào tạo cần được coi là điều kiện cần cho quá trình tiếp thu và ứng dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại, dĩ nhiên phải được tiến hành bằng những hình thức khác nhau, như việc liên kết các trường đại học có uy tín của thế giới, chúng ta có điều kiện để cập nhật để sớm đưa vào ứng dụng trong đời sống thực tế ở nước ta. Theo lý thuyết đó, bên cạnh việc đưa người đi đào tạo ở các nước, cần thiết xác lập cơ sở pháp lý cho các trường đại học có tầm cỡ quốc tế và khu vực liên kết với các trường đại học ở nước ta. Nếu chúng ta coi đây là giải pháp quan trọng thì trước hết cần đổi mới các thủ tục pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho quá trình liên kết này, dù đó là trường công lập hay là ngoài công lập. Cần nhận thức một thực tế đang diễn ra ở nước ta hiện nay là do nhiều cách nhận thức và xử lý khác nhau, quá trình này đang diễn ra hết sức chậm chạp và còn nhiều ách tắc. Phải làm sao cho quá trình liên kết đó được điễn ra một cách đơn giản nhất, thuận lợi hơn và hiệu quả hơn. Ba là, nhận thức đúng đắn trong việc coi đào tạo là một hình thức đầu tư phát triển. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ đi lên CNXH (bổ sung cương lĩnh 1991) đã khởi động “đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển” và chính từ cách đặt vấn đề đó, phải xem xét cơ cấu ngân sách trong đầu tư, trong đó quan tâm thích đáng cho đầu tư giáo dục và đào tạo, theo hướng nâng dần tỷ trọng ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Mức ngân sách hiện nay dành cho giáo dục và đào tạo của đất nước ta đã tăng lên nhiều so với trước, chiếm khoảng 20% của ngân sách nhà nước tức chiếm đến 6,5% GDP (số liệu 2008) nhưng xét về nhiều phương diện mức tăng đó chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và còn thua kém xa so với các nước phát triển trên thế giới và khu vực. Đó chính là nguyên nhân chính làm cho khoảng cách của sự tụt hậu giảm đi một cách hết sức chậm chạp. Bốn là, làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa giáo dục và đào tạo Như chúng ta đã biết, chủ trương xã hội hóa giáo dục và đào tạo là một trong những chủ trương mang tầm chiến lược, không chỉ đáp ứng nhu cầu được đào tạo hết sức to lớn và bức bách mà còn là tạo ra một kênh dẫn vốn rất quan trọng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, để nhà nước có được điều kiện tái cấu trúc ngân sách cho sự nghiệp giáo dục và đào theo hình thức công lập. Tuy nhiên, dù là công lập hay ngoài công lập đích cuối cùng vẫn là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước và do vậy, bên cạnh việc quan tâm đến các trường công lập, cần thiết phải dành sự quan tâm thích đáng đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo ở các trường ngoài công lập. Chỉ tính gọn trong 15 năm qua, trên đất nước ta hàng trăm cơ sở đào tạo ngoài công lập thuộc nhiều cấp học và ngành đã ra đời, tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Hàng năm, các cơ sở đào tạo thu hút hàng vạn con em nhân dân lao động thuộc mọi vùng, miền của đất nước vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề, trong đó với một số lượng không nhỏ được thu hút vào các cơ sở đào tạo ngoài công lập và từ đó hàng năm cung ứng cho xã hội những lao động đã được chuẩn bị nghề nghiệp, bổ sung vào đội ngũ những người lao động được đào tạo vận hành trong các ngành kinh tế của cả nước, góp phần khắc phục bước đầu tình trạng thiếu nguồn lao động có chất lượng và là cơ sở quan trọng để họ có thể tiếp tục phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn, thích ứng từng bước cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế. Những kết quả mà chủ trương xã hội hóa giáo dục mang lại là không thể chối cải. Nó không những chứng minh trong thực tế tính đúng đắn mang tầm trí tuệ của Đảng và nhà nước, sát hợp với tình hình thực tế của nước ta, mà còn phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục và đào tạo của thế giới và từ đó, thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, đối với các trường ngoài công lập vẫn đang đứng trước một cuộc cạnh tranh không bình đẳng với các trường công lập, xuất phát từ các cơ chế, chính sách và quan trọng hơn là cách nhìn của một sô cán bộ lãnh đạo và một bộ phận dư luận. Nhà giáo dục Hoàng Xuân Sính – Chủ tịch HĐQT Đại học Thăng Long đã từng thốt lên rằng: “Chẳng có ai khổ như những nhà đầu tư giáo dục chúng tôi. Ngậm ngùi, đắng cay chúng tôi đã trải qua, đó là quãng đường mệt mỏi, có những lúc như muốn khuỵu xuống vì khó khăn quá nhiều. Nhưng chúng tôi đã đứng dậy, vươn mình lên để khẳng định nhiệt huyết của mình, và giờ đây chúng tôi đã phần nào chiến thắng khó khăn.” Để khắc phục những bất cập và góp phần đưa các trường Đại học phát triển, chắc chắn sẽ có những đóng góp khác nhau của các nhà khoa học, nhà giáo và các nhà giáo dục khác. Ở đây theo chúng tôi, để góp phần khắc phục những bất cập đã và đang xảy ra đối với các trường ngoài công lập và đưa vị thế các trường ngoài công lập ngang tầm với các trường Đại học khác, cần thiết phải khắc phục có hiệu quả các tồn tại, bất cập và yếu kém đã và đang xảy ra, được thể hiện thông qua thực tế sau đây: Như chúng ta đã biết, đến nay sự khác nhau cơ bản ban đầu của các trường đại học công lập và ngoài công lập chủ yếu là sự khác nhau về trình độ ở chuẩn đầu vào. Và sự khác nhau đó không chi phối hoàn toàn và quyết định đến chất lượng đào tạo để cho ra kết quả cuối cùng ở đầu ra, bởi lẽ mọi người đều thừa nhận, ngoài chất lượng ở chuẩn đầu vào, chất lượng đào tạo còn phụ thuộc vào một số yếu tố nữa, đó là, chất lượng giảng dạy của đội ngũ thầy cô giáo, chất lượng giáo trình và sách giáo khoa, cơ sở vật chất của đào tạo và các liên kết bên trong và bên ngoài của chính quá trình đào tạo đó v.v… Vì lẽ đó, việc quan tâm khác nhau đến các yếu tố quyết định chất lượng đào tạo khác nhau ở các cơ sở đào tạo, khoảng cách về chất lượng đào tạo giữa các trường công lập và ngoài công lập cũng sẽ khác nhau, nghĩa là nó có thể thu hẹp khoảng cách và cũng có thể làm giãn nở khoảng cách đó, điều đó cũng có nghĩa là không phải cứ là trường ngoài công lập thì chất lượng đầu ra ắt phải kém hơn các trường công lập mà tùy thuộc vào sự quan tâm đến chất lượng đào tạo. Mặc dù chưa có điều tra số liệu để nói về chất lượng đào tạo các trường ngoài công lập, nhưng qua các số liệu của một số trường thì tỉ lệ sinh viên được các tổ chức sản xuất – kinh doanh thu nhận trước khi ra trường khá cao, có trường lên đến trên 90% (như Lạc Hồng, Văn Lang v.v…) đã chứng minh điều đó. Trên cơ sở những gì đã đạt được, thiết nghĩ cần phải có những quyết sách phù hợp, sáng tạo nhằm làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa giáo dụng và đào tạo – yếu tố quan trọng góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta. III. KẾT LUẬN Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với các yếu tố khác tạo nên sự bức phá để sớm đưa nước ta vượt qua “bẫy” nước có mức thu nhập trung bình là hoài bảo của thế hệ hiện nay và tương lai. Mặc dù đưa ra những nội dung cơ bản liên quan đến sự bức phá này, tuy nhiên đây là vấn đề khó và phức tạp. Chính vì vậy, khi bài này khép lại, cũng đồng thời mở ra các hướng nghiên cứu mới đối với những ai đã và đang từng trăn trở đến vấn đề hệ trọng này – vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta.

SUY NGHĨ VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO – YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ SỚM THOÁT KHỎI "BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở NƯỚC TA TS Lê Đình Viên Chủ tịch HĐQT - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An I ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với q trình đổi tồn diện sâu sắc chục năm qua, đất nước ta phát triển, mức sống người dân nâng lên họ người trực tiếp thụ hưởng thành nghiệp đổi Đảng ta đề xướng lãnh đạo Thành tổng hợp quan trọng nghiệp đưa đất nước ta khỏi nước phát triển gia nhập vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình Tuy nhiên, để đưa đất nước tiếp tục vươn lên mức cao hơn, vấn đề nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành yêu cầu vừa cấp bách, vừa q trình cơng nghiệp hóa đại hóa kinh tế Như ta biết, việc quốc gia rơi vào bẫy thu nhập trung bình bị mắc kẹt mức thu nhập nhờ có nguồn tài nguyên lợi ban đầu định thời gian dài không vượt qua ngưỡng Nói cách dễ hiểu “bẫy thu nhập trung bình” khái niệm tình trạng quốc gia nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình phải nhiều thập kỷ mà chưa trở thành nước phát triển Các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia Philipine khơng vượt qua “bẫy” thu nhập trung bình sau bước phát triển nhảy vọt đáng ngạc nhiên suốt thập niên 1970 – 1980; trái lại nước khác Hàn Quốc, Đài Loan vượt qua đường hướng tới phát triển công nghệ cao dựa vào sở nguồn lao động chất lượng cao Theo Kenichi Ohno (2011), quốc gia đạt mức thu nhập trung bình nhờ tự hóa, hội nhập với kinh tế giới q trình tư nhân hóa dừng điều có nghĩa là, khơng khỏi ngưỡng nước “lọt bẫy” Nguyên nhân tình trạng vướng vào bẫy có mức thu nhập trung bình mơ tả: (i) suy giảm hiệu vốn đầu tư sau trình kinh tế tăng trưởng, (ii) tiếp tục tình trạng kinh tế gia công (nền kinh tế nước không đủ sức tạo giá trị gia tăng để tham gia vào chuỗi giá trị cơng nghiệp tồn cầu chất lượng nguồn nhân lực thấp, (iii) thống trị tập đoàn mang thương hiệu nước ngồi, (iv) phân hóa thu nhập đưa đến phân cực v.v… Quá trình phát triển từ thu nhập trung bình, thân ngầm chứa yếu tố nguyên nhân để nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình Đó hủy hoại môi trường sống cần phải nhiều nguồn lực thời gian để khắc phục (nhưng lại có yếu tố vĩnh viễn khắc phục được), thay đổi mơi trường xã hội (văn hóa, xã hội biến đổi thời gian ngắn) dễ tạo xung đột; tự tin thái tầng lớp dẫn dắt đến thành cơng, tâm lý đòi tưởng thưởng công trạng biểu nhu cầu hưởng thụ sớm (Võ Hoàng Dũng, 2010) Kenichi Ohno (2011) cho rằng, Việt Nam bị bẫy thu nhập trung bình thách thức tư tưởng trước dựa chủ yếu vào mở cửa thương mại (ODA, FDI, kiều hối, đầu tư vào chứng khốn, bất động sản) thay dựa vào suất lao động có từ nguồn nhân lựcchất lượng cao đổi – vốn yếu tố then chốt cho tăng trưởng bền vững giúp thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” Theo Huruhiko Karoda (2011) số chuyên gia kinh tế, để thoát khỏi “bẫy”, Việt Nam cần phải (i) Tập trung đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực nguồn lực thực cho tăng trưởng phải giá trị người dân doanh nghiệp nước tạo ra; (ii) Thay đổi thể chế kinh tế, tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân; (iii) Xác định số công nghệ chủ đạo đến năm 2020, nghiên cứu thuộc tính tốt giới để có chiến lược phù hợp giám sát tiến độ cấp cao thực Bốn yếu tố cần đặt tổng thể chiến lược mang tính dài hạn Tuy nhiên với phạm vi này, xin đề cập đến số yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, việc tập trung đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao II NHỮNG YẾU TỐ BỨC XÚC ĐỐI VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NƯỚC TA Từ sơ lược đề cập trên, cho thấy nguồn nhân lựcchất lượng cao trở thành yếu tố quan trọng, số yếu tố quan trọng khác nhằm vực dậy kinh tế, sớm đưa nước ta khỏi “bẫy thu nhập trung bình” lẽ “bẫy thu nhập trung bình” khái niệm tương đối, thay đổi theo thời gian hồn tồn khơng phải điều vượt qua Ở tất nước, giai đoạn phát triển có khó khăn khác có vượt qua hay khơng phụ thuộc vào thể chế trị sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp, sở nguồn nhân lực chất lượng cao mà quốc gia tạo Để chuyển kinh tế có mức thu nhập trung bình, bắt nguồn từ việc khai thác sử dựng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có sang kinh tế phát triển – kinh tế sử dụng kỹ thuật cơng nghệ cao có từ chất lượng nguồn lao động, không với tất nước mà nước ta Như biết, quốc gia nguồn tài nguyên thiên nhiên dù phong phú đến đâu hữu hạn, trí tuệ người ln ln mãi vơ hạn Chính lẽ đó, việc chuyển tăng trưởng kinh tế có chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sang kinh tế tri thức yêu cầu bắt buộc quốc gia nào, thể chế trị nào, thời đại văn minh Karl Marx nghiên cứu lịch sử hình thành kinh tế cho rằng: “Sự khác hình thái kinh tế với hình thái kinh tế khác khơng phải sản xuất mà sản xuất cách nào”, xuất phát từ sở lý luận nói Với đội ngũ nhân lực chất lượng cao tạo ta suất lao động cao, điều mà V.I Lenin cho rằng: “Suy cho cùng, suất lao động quan trọng nhất…” Cần phải khẳng định lần nữa: Dân tộc Việt Nam dân tộc hiếu học coi việc học truyền thống quý báu dân tộc ta Người xưa coi việc học điều kiện để chấn hưng đất nước, câu nói tiếng: “Phi trí bất hưng” Sau đêm dài nơ lệ, vừa mói dành độc lập chưa bao lâu, thư gửi học sinh khai giảng năm học đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam bước lên đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu đuộc hay khơng, nhờ công lao học tập em” Người khẳng định rằng: “Một dân tộc dốt dân tộc yếu” Tuy nhiên, liền sau đó, lịch sử đặt lên vai dân tộc ta chiến tranh chống xâm lược ròng rã suốt 30 năm, với mức tàn phá ghê gớm nó, cuối chiến thắng giành cho dân tộc quyền độc lập tự Trong suốt thời gian thời gian nước khu vực có điều kiện để xây dựng phát triển kinh tế, làm cho khoảng cách ta nước khu vực ngày rộng thêm Chúng ta rửa nhục nước lại phải đối mặt với mối nhục khác, mối nhục kinh tế phát triển Chính vậy, rửa cho mối nhục nỗi trăn trở tất chúng ta, với truyền thống dân tộc, chắn chiến thắng, thắng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước Trong nhiều Nghị quan trọng Đảng Nhà nước coi giáo dục đào tạo quốc sách hàng đầu từ đưa giải pháp cụ thể, coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao trở thành yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài q trình cơng nghiệp hóa đại hóa đất nước Đại hội lần thứ XI Đảng, báo cáo trị khẳng định: “Phát triển, nâng cao nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao yếu tố định phát triển chung bền vững đất nước” Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: “Giáo dục đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước,… Phát triển giáo dục đào tạo với phát triển khoa học công nghệ quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục đào tạo đầu tư cho phát triển Đổi toàn diện giáo dục đào tạo theo nhu cầu phát triển xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, dân chủ hóa hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo hội điều kiện cho người dân học tập suốt đời” coi việc “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi toàn diện giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ” ba khâu đột phá chiến lược Đại hội Đảng lần thứ XI đặt Những quan điểm nói Đại hội Đảng lần thứ 11 đưa kim nam cho hoạt động liên quan đến nghiệp giáo dục đào tạo, mà sở để sớm đưa nước ta thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” tham gia vào nước phát triển giới Đây không mục tiêu cho trước mắt mà lâu dài, để đạt mục tiêu đó, cần có bước phù hợp, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể đất nước Việt Nam, người Việt Nam, dân tộc có truyền thống hiếu học, thơng minh cần cù lao động suốt trình dựng nước giữ nước Là nước lên từ nước phát triển, chắn có khó khăn có thuận lợi bản: Đó thừa hưởng thành tựu khoa học kỹ thuật nhân loại tích lũy từ nước phát triển, mà công thời gian để tìm tòi, khám phá sáng tạo Như ta biết, đặc trưng kinh tế có trình độ phát triển cao việc đưa vào sử dụng kỹ thuật công nghệ đại thuộc “đời chót”, từ làm thay đổi tồn diện sâu sắc q trình cơng nghệ tồn trước đó, tạo khơng suất lao động caochất lượng sản phẩm, với tính ưu việt nó, diễn lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội Việc chuyển đổi kinh tế có mức thu nhập trung bình nước ta có chủ yếu từ việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, chuyển sang kinh tế phát triển việc đưa “chất xám” tham gia phần lớn sản phẩm – sở quan trọng trình phá lên đầy ngoạn mục, khó khăn phức tạp, cần có sách táo bạo, sát thực, phù hợp tình hình cụ thể đất nước ta, người Việt Nam ta, liên quan đến nghiệp giáo dục đào tạo Căn quan điểm lớn liên quan đến nghiệp giáo dục đào tạo theo cương lĩnh Đại hội Đảng lần thức 11 đưa ra, theo vấn đề sau cần phải nhận thức xử lý phù hợp Một là, thúc đẩy trình tiếp thu nhanh công nghệ đại giới với hình thức thích hợp Q trình du nhập cơng nghệ kỹ thuật cao vào đất nước ta chắn phải tiến hành nhiều biện pháp khác thông qua nhập kỹ thuật công nghệ - đặc biệt công nghệ đại Tuy nhiên, vấn đề đặt sau q trình sử dụng kỹ thuật cơng nghệ cao, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trải qua trình chuẩn bị nghề nghiệp đạt chuẩn quốc tế để có khả sử dụng kỹ thuật cơng nghệ Điều kiện tiên có thơng qua trình đào tạo với chất lượng đào tạo cho phép Với đội ngũ lao động đào tạo khơng sử dụng kỹ thuật cơng nghệ du nhập mà có khả khám phá, phát minh q trình sử dụng cơng nghệ kỹ thuật đại Như vậy, xét cho yếu tố người được chuẩn bị nghề nghiệp yếu tố quan trọng thay Để làm việc đó, theo chúng tơi cần phải có giải pháp cụ thể sau liên quan đến giáo dục đào tạo Hai là, phải mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo Việc hợp tác quốc tế đào tạo cần coi điều kiện cần cho trình tiếp thu ứng dụng công nghệ kỹ thuật đại, dĩ nhiên phải tiến hành hình thức khác nhau, việc liên kết trường đại học có uy tín giới, có điều kiện để cập nhật để sớm đưa vào ứng dụng đời sống thực tế nước ta Theo lý thuyết đó, bên cạnh việc đưa người đào tạo nước, cần thiết xác lập sở pháp lý cho trường đại học có tầm cỡ quốc tế khu vực liên kết với trường đại học nước ta Nếu coi giải pháp quan trọng trước hết cần đổi thủ tục pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho q trình liên kết này, dù trường cơng lập ngồi cơng lập Cần nhận thức thực tế diễn nước ta nhiều cách nhận thức xử lý khác nhau, trình diễn chậm chạp nhiều ách tắc Phải cho q trình liên kết điễn cách đơn giản nhất, thuận lợi hiệu Ba là, nhận thức đắn việc coi đào tạo hình thức đầu tư phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ lên CNXH (bổ sung cương lĩnh 1991) khởi động “đầu tư cho giáo dục đào tạo đầu tư phát triển” từ cách đặt vấn đề đó, phải xem xét cấu ngân sách đầu tư, quan tâm thích đáng cho đầu tư giáo dục đào tạo, theo hướng nâng dần tỷ trọng ngân sách cho giáo dục đào tạo Mức ngân sách dành cho giáo dục đào tạo đất nước ta tăng lên nhiều so với trước, chiếm khoảng 20% ngân sách nhà nước tức chiếm đến 6,5% GDP (số liệu 2008) xét nhiều phương diện mức tăng chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo thua xa so với nước phát triển giới khu vực Đó nguyên nhân làm cho khoảng cách tụt hậu giảm cách chậm chạp Bốn là, làm sâu sắc chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo Như biết, chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo chủ trương mang tầm chiến lược, không đáp ứng nhu cầu đào tạo to lớn bách mà tạo kênh dẫn vốn quan trọng thuộc khu vực kinh tế quốc doanh vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, để nhà nước có điều kiện tái cấu trúc ngân sách cho nghiệp giáo dục đào theo hình thức cơng lập Tuy nhiên, dù cơng lập hay ngồi cơng lập đích cuối đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao cho đất nước vậy, bên cạnh việc quan tâm đến trường công lập, cần thiết phải dành quan tâm thích đáng phát triển giáo dục đào tạo trường ngồi cơng lập Chỉ tính gọn 15 năm qua, đất nước ta hàng trăm sở đào tạo ngồi cơng lập thuộc nhiều cấp học ngành đời, tạo nên tranh nhiều màu sắc nghiệp giáo dục đào tạo Hàng năm, sở đào tạo thu hút hàng vạn em nhân dân lao động thuộc vùng, miền đất nước vào trường đại học, cao đẳng, trung cấp học nghề, với số lượng không nhỏ thu hút vào sở đào tạo ngồi cơng lập từ hàng năm cung ứng cho xã hội lao động chuẩn bị nghề nghiệp, bổ sung vào đội ngũ người lao động đào tạo vận hành ngành kinh tế nước, góp phần khắc phục bước đầu tình trạng thiếu nguồn lao động có chất lượng sở quan trọng để họ tiếp tục phát triển nâng cao trình độ chun mơn, thích ứng bước cho q trình cơng nghiệp hóa đại hóa kinh tế Những kết mà chủ trương xã hội hóa giáo dục mang lại khơng thể chối cải Nó khơng chứng minh thực tế tính đắn mang tầm trí tuệ Đảng nhà nước, sát hợp với tình hình thực tế nước ta, mà phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đào tạo giới từ đó, thu kết đáng khích lệ Tuy nhiên, trường ngồi cơng lập đứng trước cạnh tranh khơng bình đẳng với trường cơng lập, xuất phát từ chế, sách quan trọng cách nhìn sơ cán lãnh đạo phận dư luận Nhà giáo dục Hồng Xn Sính – Chủ tịch HĐQT Đại học Thăng Long lên rằng: “Chẳng có khổ nhà đầu tư giáo dục Ngậm ngùi, đắng cay trải qua, quãng đường mệt mỏi, có lúc muốn khuỵu xuống khó khăn q nhiều Nhưng chúng tơi đứng dậy, vươn lên để khẳng định nhiệt huyết mình, chúng tơi phần chiến thắng khó khăn.” Để khắc phục bất cập góp phần đưa trường Đại học phát triển, chắn có đóng góp khác nhà khoa học, nhà giáo nhà giáo dục khác Ở theo chúng tôi, để góp phần khắc phục bất cập xảy trường ngồi cơng lập đưa vị trường ngồi cơng lập ngang tầm với trường Đại học khác, cần thiết phải khắc phục có hiệu tồn tại, bất cập yếu xảy ra, thể thông qua thực tế sau đây: Như biết, đến khác ban đầu trường đại học cơng lập ngồi cơng lập chủ yếu khác trình độ chuẩn đầu vào Và khác khơng chi phối hồn tồn định đến chất lượng đào tạo kết cuối đầu ra, lẽ người thừa nhận, chất lượng chuẩn đầu vào, chất lượng đào tạo phụ thuộc vào số yếu tố nữa, là, chất lượng giảng dạy đội ngũ thầy giáo, chất lượng giáo trình sách giáo khoa, sở vật chất đào tạo liên kết bên bên ngồi q trình đào tạo v.v… Vì lẽ đó, việc quan tâm khác đến yếu tố định chất lượng đào tạo khác sở đào tạo, khoảng cách chất lượng đào tạo trường cơng lập ngồi cơng lập khác nhau, nghĩa thu hẹp khoảng cách làm giãn nở khoảng cách đó, điều có nghĩa khơng phải trường ngồi cơng lập chất lượng đầu phải trường công lập mà tùy thuộc vào quan tâm đến chất lượng đào tạo Mặc dù chưa có điều tra số liệu để nói chất lượng đào tạo trường ngồi cơng lập, qua số liệu số trường tỉ lệ sinh viên tổ chức sản xuất – kinh doanh thu nhận trước trường cao, có trường lên đến 90% (như Lạc Hồng, Văn Lang v.v…) chứng minh điều Trên sở đạt được, thiết nghĩ cần phải có sách phù hợp, sáng tạo nhằm làm sâu sắc chủ trương xã hội hóa giáo dụng đào tạo – yếu tố quan trọng góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta III KẾT LUẬN Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với yếu tố khác tạo nên phá để sớm đưa nước ta vượt qua “bẫy” nước có mức thu nhập trung bình hoài bảo hệ tương lai Mặc dù đưa nội dung liên quan đến phá này, nhiên vấn đề khó phức tạp Chính vậy, khép lại, đồng thời mở hướng nghiên cứu trăn trở đến vấn đề hệ trọng – vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta ... tạo nguồn nhân lực chất lượng cao II NHỮNG YẾU TỐ BỨC XÚC ĐỐI VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NƯỚC TA Từ sơ lược đề cập trên, cho thấy nguồn nhân lực có chất lượng cao trở thành... giáo khoa, sở vật chất đào tạo liên kết bên bên q trình đào tạo v.v… Vì lẽ đó, việc quan tâm khác đến yếu tố định chất lượng đào tạo khác sở đào tạo, khoảng cách chất lượng đào tạo trường cơng... định đến chất lượng đào tạo kết cuối đầu ra, lẽ người thừa nhận, chất lượng chuẩn đầu vào, chất lượng đào tạo phụ thuộc vào số yếu tố nữa, là, chất lượng giảng dạy đội ngũ thầy giáo, chất lượng

Ngày đăng: 20/03/2018, 17:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan