Đề cuối kỳ Môn công nghệ mỏ Khoan khai thác trường Đại học Bách Khoa

1 203 0
Đề cuối kỳ Môn công nghệ mỏ  Khoan khai thác trường Đại học Bách Khoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HCM KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ BỘ MÔN KHOAN KHAI THÁC THI HỌC KỲ MÔN: CÔNG NGHỆ MỎ THỜI GIAN: 90 phút Câu 1 (1đ) Xét một môi trường rỗng gồm các hạt (matrix) hình cầu, bán kính r, được sắp xếp đều đặn như ở hình bên dưới. Tính độ rỗng trung bình của môi trường này. Đáp án: Xét một phần tử khối lập phương của hệ thống bao bọc 8 hạt hình cầu. Các hạt tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với các mặt của khối lập phương tại tâm của mặt. Gọi: Vb là thể tích của khối lập phương đang xét Vm là tổng thể tích các hạt hình cầu Vp là thể rỗng của khối lập phương đang xét Ta có: Vb = (4 r)3 0.25 Vm = 8 (43 π r3) 0.25 Vp = Vb – Vm = 43r3 (1 π6) 0.25 Độ rỗng của phần tử đang xét là  = Vp Vb = 1 π6 = 47.64 % 0.25 Câu 2 (1.5đ) a) Phát biểu nguyên lý chồng chất áp dụng trong phân tích số liệu thử vỉa tích áp (buildup test). Nguyên lý chồng chất áp dụng trong phân tích số liệu thử vỉa tích áp được phát biểu như sau: Chênh áp của toàn bộ quá trình thử vỉa bằng tổng chênh áp của từng giai đoạn thành phần. 0.25đ Phần giải thích chi tiết về các giai đoạn thành phần của quá trình thử vỉa tích áp được mô tả trong phần trả lời cho câu hỏi 1b. b) Giải thích chi tiết lý do sử dụng nguyên lý chồng chất trong phân tích số liệu thử vỉa tích áp. Trong thử vỉa tích áp, giếng được đóng và quá trình phục hồi áp suất được ghi nhận theo mối quan hệ hàm giữa giá trị áp suất đáy giếng và thời gian. Do giếng đóng nên không có dòng vào giếng trong quá trình thử vỉa tích áp trong khi đó lời giải Constant Terminal Rate Solution (CTRS) chỉ áp dụng khi có dòng từ vỉa vào giếng. 0.25đ Để có thể sử dụng CTRS trong việc minh giải số liệu thử vỉa, người ta mô tả quá trình thử vỉa tích áp gồm 2 giai đoạn: (a) giai đoạn mở giếng (tp + t) cho dòng vào giếng với lưu lượng Q 0.25đ; (b) giai đoạn mở giếng (t) cho dòng từ giếng vào vỉa với lưu lượng –Q 0.25đ, trong đó tp là thời gian cho dòng vào trước khi đóng giếng và t là thời gian đóng giếng. Tổng hợp lưu lượng trong khoảng thời gian t cho cả hai giai đoạn (a) và (b) là Q + (Q) = 0, tương ứng với việc đóng giếng trong giai đoạn tích áp. 0.25đ Bằng cách này, quá trình thử vỉa tích áp gồm 2 giai đoạn (a) (b) đều có dòng giữa giếng và vỉa nên CTRS có thể được sử dụng để minh giải số liệu thử vỉa tích áp. 0.25đ Câu 3 (3đ) a) Hãy mô tả những điểm giống nhau cơ bản giữa phương pháp MDH và Horner trong phân tích số liệu thử vỉa. Những điểm giống nhau cơ bản giữa phương pháp MDH và Horner là: Cùng thuộc nhóm phương pháp SemiLog 0.5đ trong đó chênh áp trong quá trình thử vỉa được biểu diễn là hàm của logarithm thời gian Cùng thuộc nhóm phương pháp đồ thị trực quan trong đó hồi quy tuyến tính được ứng dụng để tìm ra phương trình đường thẳng mô tả quan hệ chênh áp với logarithm của thời gian 0.5đ từ đó xác định các thuộc tính của vỉa theo các thông số của đường thẳng vừa nêu. b) Hãy chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa các đường type curves của Agarwal và Gringarten. Type curve của Agarwal được vẽ trên đồ thị log(PD)= flog(tDrD2) 0.5đ trong khi đường cong của Gringarten được vẽ trên đồ thị log(PD)= flog(tDCD) 0.5đ trong đó PD, tD và rD là các biến không thứ nguyên tương ứng với các đại lượng áp suất, thời gian và không gian thực. CD là biến không thứ nguyên tương ứng với hệ số tích chứa. c) Từ định nghĩa về đạo hàm áp suất của Bourdet, hãy nêu rõ ý nghĩa của đại lượng này trong việc cung cấp thêm thông tin giúp người kỹ sư công nghệ mỏ minh giải số liệu thử vỉa. Đạo hàm áp suất của Bourdet cung cấp thêm các thông tin sau đây về ứng xử của dòng chảy trong vỉa trong quá trình thử vỉa: Thông tin về giai đoạn ảnh hưởng của hiệu ứng tích chứa: Trong giai đoạn tích chứa, do góc nghiêng của đường áp suất và đạo hàm áp suất bằng nhau nên thời điểm 2 đường cong này tách khỏi nhau xác định thời điểm kết thúc giai đoạn chịu ảnh hưởng của hiệu ứng tích chứa. 0.5đ Thông tin về giai đoạn dòng Infinite Acting Radial Flow (IARF): Do đường đạo hàm áp suất Bourdet trong giai đoạn IARF là đường nằm ngang yIARF=12 nên đây là thông tin bổ sung giúp nhận diện giai đoạn này từ số liệu thử vỉa. 0.5đ Câu 4 (4.5đ) Một phần số liệu thử vỉa tích áp (buildup test) tại giếng X được trình bày trong bảng dưới đây. Hãy trình bày chi tiết các tính toán cần thiết để: a) Biểu diễn quá trình tích áp trong khoảng thời gian đã cho trên đồ thị semilog b) Vẽ đường cong tích áp và đạo hàm áp suất Bourdet trong khoảng thời gian đã cho trên cùng đồ thị loglog. T P (hrs) (psi) 24.000 3824.030 24.003 3837.320 24.017 3891.280 24.054 4015.170 24.172 4282.900 24.544 4609.790 25.720 4784.680 29.400 4872.900 Cho biết thời gian khai thác trước khi đóng giếng là 24 giờ và áp suất dòng chảy vào giếng ngay trước khi đóng giếng là 3824.03 psi. Hết

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ Độc lập – Tự – Hạnh phúc BM ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ TP Hồ Chí Minh , ngày 22 tháng năm 2012 ĐỀ THI CUỐI KỲ ( VIẾT ) HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2011 – 2012 LỚP DC09KK MÔN HỌC : ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN Thời gian làm : 60 phút Ngày thi : Cán đề : PGS TS Trần Vónh Tuân NỘI DUNG Cho biết : Tại bề mặt , Rw = 0,174 Ohm.m @ 20,30C , Gradient địạ nhiệt GT = 3,20 C/100m Tài liệu log cho đo qua vỉa cát kết ( 1763m – 1773m ) Dung địch khoan gốc nước mặn Tìm giá trị trung bình Rt ( 3điểm ) ; độ rỗng ф (3 điểm ) độ bảo hòa nước Sw (4 điểm ) vỉa ( Được sử dụng tài liệu tham khảo ) Chủ nhiệm Bộ môn Cán đề PGS TS Trần Vónh Tuân

Ngày đăng: 17/03/2018, 11:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan