1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Mo dau hoa hoc

7 292 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 188,5 KB

Nội dung

Bài 1: MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC I. Hoá học là gì? 1. Thí nghiệm a) Quan sát thí nghiệm. b) Nhận xét. - Qua quá trình quan sát thí nghiệm ta nhận thấy có các hiện tượng xảy ra phản ứng. + Toả nhiệt, phát sáng… + Tạo chất mới có mầu sắc khác chất ban đầu * Rút ra kết luận: Có sự biến đổi từ chất này thành chất khác. II. Hoá học có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống của chúng ta? 1. Trả lời câu hỏi + Em hãy kể 5 vật dụng làm bằng sắt trong gđ + Em hãy kể 3 vật dụng làm bằng nhôm… + Em hãy kể 5 vật dụng làm bằng sản phẩm Hoá học phục vụ trực tiếp cho quá trình htập. 2. Kết luận - Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.( máy móc, đồ dùng, phân bón…) III. Các em cần làm gì để học tốt môn hoá học 1.Khi học tập môn hoá học cần chú ý thực hiện các hoạt động sau: - Thu thập tìm kiến thức - Xử lí thông tin - Vận dụng - Ghi nhớ: học thuộc phần kết luận, chữ in nghiêng. 2. Phương pháp học tập mônhoá học ntn? - Quan sát thí nghiệm - Làm thí nghiệm - Vận dụng kiến thức giải thích các htượng. Bài 2: CHẤT I. Chất có ở đâu? - Em hãy quan sát quanh ta, những gì thấy được, nhà cửa, đồ dùng,quần áo, sách vở… + Khi ăn mía em thấy có vị gì? - Trong mía có chất đường gọi là saccarozơ… + Nước biển có vị gì? - Nước biển có muối, natri clorua có vị mặn. KL: Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể Là ở đó có chất. II. Tính chất của chất 1. Chất có những tính chất nhất định. + Nước cất sôi ở 100 0 c + Rượu uống sôi ở 78,3 0 c. + Lưu huỳnh nóng chảy 113 0 c… - Có những chất không dẫn điện như thuỷ tinh, nhựa, nước cất… - Có những chất dẫn điện rất tốt như: đồng, nhôm, sắt … * Mỗi chất có một tính chất nhất định. 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? a) Giúp ta phân biệt chất này với chất khác. - Phân biệt cồn và nước. b) Biết cách sử dụng chất. - Axit rất nguy hiểm,không đựơc để axit bắn vào da thịt, quần áo có thể bị bỏng nặng. c). Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống xuất. III. Chất tinh khiết. 1. Hỗn hợp VD1: Nước khoáng - Gồm có nước cất và một số các chất khác như muối, chất khoáng… VD2: Nước trong tự nhiên - Nước trong tự nhiên là hỗn hợp gồm nhiều chất… + Kết luận từ 2 hay nhiều chất trộn lẫn nhau được gọi là hỗn hợp. 2. Chất tinh khiết. - Nước cất là chất tinh khiết vì sao? Kết luận: Chất mà không lẫn chất nào khác gọi là chất tinh khiết. 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Ngày đăng: 01/08/2013, 05:41

Xem thêm

w