Ngày soạn: 25/03/09 Ngày dạy: 27/03/09 Tuần29 Tiết 29 ÔN TẬP TĐN : TĐN SỐ 8 NHẠC LÝ:ẬGM TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG ÂMNHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ HUY DU VÀ BÀI HÁT “ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI“ I. MỤC TIÊU: Trong tiết học này sẽ giúp học sinh: 1. Kiến thức: - HS ôn tập và trình bày thuần thuộc bài TĐN số 8. - Nắm được kiến thực cơ bản về gam trưởng, giọng trưởng - HS có thêm hiểu biết về nền âmnhạc VN qua phần giới thiệu về nhạc sĩ Huy Du . 2. Kỹ năng : - Luyện tập kỹ năng năng đọc nhạc. 3. Thái độ : - Giáo dục HS có thái độ trân trọng với những nhạc sĩ của âmnhạc Việt Nam. III. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành - Trực quan - Hỏi đáp . III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : - Đàn Organ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh, thanh phách ( song loan )… 2. Học sinh : - Sách giáo khoa, thanh phách. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ : Tiến hành kiểm tra đan xen trong quá trình dạy 3. Bài mới : - GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài Hoạt động của GV - HS Nội dung HĐ 1 : Hướng dẫn HS ôn tập bài TĐN số 8 - GV yêu cầu : Em hãy nhắc lại một số điểm cầ chú ý ở bài TĐN số 8 - HS nhắc lại - GV nhận xét, bổ sung - GV yêu cầu: Các em đọc nhạc và hát loài bài TĐN kết hợp gõ phách nhịp 4/4 - HS thực hiện - GV nhận xét, sử sai. HS chú ý để sửa sai - GV chỉ đinh – HS thực hiện: +Nhóm , tổ trình bày +Cá nhân trình bày - GV nhận xét và cho điểm - GV thực hiện đọc nhạc và hát lời bài TĐN ch học sinh nghe lại một lần - HS nghe và tự điều chỉnh. HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu phần nhạc lí I. Ôn tập TĐN số 8 : Chú chim nhỏ dễ thương - Bài TĐN được viết ở nhịp 4/4, gồm 4 câu, câu 1 và 2 được nhắc lại. trong bài có sử dụng dáu quay lai. +Nhóm , tổ trình bày +Cá nhân trình bày II. Nhạc lí: Gam trưởng - giọng trưởng - GV chỉ định: 1 em lên bảng xá định khoảng cách cung giữa các nốt nhạc sau( Đồ-rê-mi- pha-son-la si-đố liền bậc). – HS thực hiện - GV sửa - GV hỏi: Các em thấy các nốt trên đi theo thứ tự hay cách bậc? ( Thứ tự liền bậc) - HS trả lời - GV dẫn dắt đi đến đinh nghĩa - HS theo dõi và ghi bài HĐ 3 : Hướng dẫn Hs tìm hiểu về nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường Chúng Ta Đi. - GV chỉ định - HS đọc SGK - GV yêu cầu học sinh thảo luận trong 5 phút và trả lời các câu hỏi sau: + Nhạc sĩ Huy Du sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu? + Hãy kể tên các sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt ? + Ông đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng gì ? + Bài hát :” Đường Chúng ta đi” được sáng tác vào năm nào ? ? Bài hát được viết ở nhịp mấy ? Có tính chất như thế nào ? - HS thảo luận và trả lời câu hỏi - Gv nhận xét , giới thiệu thêm - Giáo viên thực hiện trình bày cho học sinh nghe qua bài hát một lần và một vài tác phẩm khác của nhạc sĩ Hoàng Việt 1. Gam trưởng: a. Định nghĩa: Gam trưởng là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc. Hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau: I II III IV V V VII (I) 1c 1c 1/2 c 1c 1c 1c 1/2c VD: Gam đô trưởng ( Gam ở phần dẫn dắt) - Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (âm bậc I). Ví dụ như ở gam trên thì âm ổn định là âm đô. - Tên gọi của gam được gọi theo tên của âm chủ 2.Giọng trưởng: - Các bậc trong gam trưởng được xử dung để xây dựng giai điệu một bài hát hay một bản nhạc, người ta gọi bài hát hay bản nhạc đó được viết ở giọng trưởng III. Âmnhạc thường thức: Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường Chúng Ta Đi 1. Nhạc sĩ Huy Du : - Nhạc sĩ Huy Du sinh ngày 1-12-1926 .Quê ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh - Ông sáng tác rất nhiều ca khúc nổi tiếng : Ba Vì năm xưa, anh vẫn hành quân, nổi lửa lên em… - Năm 1996, Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về Văn học - Nghệ thuật. 2. Bài hát : “ Đường Chúng Ta Đi” - Được sáng tác năm 1968 - Viết ở nhịp 4/4, chia thành 3 đoạn. Đoạn 1 tiết tấu nhạc dàn trải, mô tả cảnh tươi đẹo của đất nước. Đoạn 2 tiết tấu sôi động như thúc dục lòng người. Đoạn 3 trở lại với không khí của đoạn 1. 4. Củng cố : - Gv nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : -Các em về nhà tìm thêm các sáng tác của nhạc sĩ Huy Du, xem trước nội dung bài học tiết sau. V. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. . soạn: 25/03/09 Ngày dạy: 27/ 03/09 Tuần 29 Tiết 29 ÔN TẬP TĐN : TĐN SỐ 8 NHẠC LÝ:ẬGM TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ HUY DU VÀ BÀI HÁT. dắt) - Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (âm bậc I). Ví dụ như ở gam trên thì âm ổn định là âm đô. - Tên gọi của gam được gọi theo tên của âm chủ