1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân xẹp đốt sống trước và sau điều trị bơm xi măng tại khoa phẫu thuật cột sống BV hữu nghị việt đức năm 2015

47 377 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 726,08 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Phòng đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công Cộng Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp bộ môn Kinh tế y tế Tôi xin cam đ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường và bệnh viện Nhân dịp hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học, Phòng Công tác học sinh sinh viên trường Đại học Y Hà Nội

Bộ môn Kinh tế y tế trường Đại học Y Hà Nội

Ban Giám đốc bệnh viện Việt Đức

Khoa Phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Ths Nguyễn Văn Khương, PGS, TS Phạm Huy Tuấn Kiệt – bộ môn Kinh tế y tế, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Và cuối cùng, kết quả học tập này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ và người thân – những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và chỉ bảo tôi thành người, đã chia sẻ và động viên những lúc tôi khó khăn nhất, để tôi có thể tiếp tục bước trên con đường tôi đã, đang và sẽ đi qua

Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2015

Đỗ Mạnh Cường

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:

Phòng đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công Cộng Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp bộ môn Kinh tế y tế

Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân xẹp đốt sống trước và sau khi điều trị bơm xi măng tại khoa Phẫu thuật cột sống bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2015” là do tôi thực hiện,

các số liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố tại bất kì nghiên cứu nào

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015

Đỗ Mạnh Cường

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

EQ-5D European Quality of Life-5 Dimensions

QUALY quality-adjusted life-year(Số năm sống được

hiệu chỉnh theo chất lượng cuộc sống)

THĐSQD Tạo hình đốt sống qua da

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Loãng xương, phân loại loãng xương và xẹp đốt sống do loãng xương 3 1.1.1 Định nghĩa loãng xương 3

1.1.2 Phân loại loãng xương 3

1.1.3 Nguyên nhân gây loãng xương 4

1.1.4 Phân loại xẹp đốt sống 5

1.1.5 Triệu chứng xẹp đốt sống 5

1.1.6 Chẩn đoán xẹp đốt sống 6

1.2 Tạo hình đốt sống qua da 6

1.2.1 Lịch sử nghiên cứu 6

1.2.2 Một số ứng dụng phổ biến của tạo hình đốt sống qua da 7

1.2.3 Những lợi ích và rủi ro 8

1.2.4 Những hạn chế của kỹ thuật tạo hình đốt sống qua da 9

1.3 Chất lượng cuộc sống 9

1.3.1 Định nghĩa 9

1.3.2 Chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người 10

1.3.3 Bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống 11

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 12

Trang 5

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 12

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 12

2.2 Phương pháp nghiên cứu 13

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 13

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu 13

2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 13

2.2.4 Các biến số và chỉ số 13

2.2.5 Sử lý và phân tích số liệu 14

2.2.6 Sai số và cách khác phục sai số 14

2.2.7 Đạo đức nghiên cứu 15

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 16

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 16

3.1.1 Nguyên nhân vào viện 16

3.1.2 Tỷ lệ sử dụng loại bơm xi măng theo giới 16

3.1.3 Tỷ lệ bơm xi măng theo nhóm tuổi 17

3.1.4 Tỷ lệ bơm xi măng theo nghề nghiệp 18

3.2 Chất lượng cuộc sống 18

3.2.1 Khả năng vận động của bệnh nhân trước và sau tạo hình đốt sống qua da 18

3.2.2 Khả năng tự chăm sóc bản thân trước và sau khi tạo hình đốt sống qua da 19

3.2.3 Tình trạng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân trước vào sau khi tiến hành tạo hình đốt sống qua da 20

Trang 6

3.2.4 Tình trạng đau và khó chịu trước và sau tạo hình đốt sống qua da

20

3.2.5 Tình trạng lo lắng hay u sầu của bệnh nhân trước và sau khi tiến hành tạo hình đốt sống qua da 21

3.2.6 Trạng thái sức khỏe của bệnh nhân theo từng loại bơm xi măng 22 3.3 Một số yếu tố liên quan 23

3.3.1 Liên quan giữa một số yếu tố và chất lượng cuộc sống 23

3.3.2 Liên quan giữa phương pháp can thiệp và chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau khi điều trị 24

3.3.3 Liên quan giữa tình trạng sức khỏe theo thang điểm VAS trước và sau khi tiến hành can thiệp thủ thuật 24

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 25

4.1 Đặc điểm chung 25

4.1.1 Nguyên nhân vào viện 25

4.1.2 Kỹ thuật bơm xi măng và giới 25

4.1.3 Tuổi 26

4.1.4 Nghề nghiệp 27

4.2 Chất lượng cuộc sống 27

4.3 Một số yếu tố liên quan 29

4.4 Hạn chế của nghiên cứu 29

KẾT LUẬN 30

KHUYẾN NGHỊ 32

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Nguyên nhân vào viện của người bệnh 16 Bảng 3.2 Trạng thái sức khỏe của bệnh nhân theo từng loại bơm xi măng 22

Bảng 3.3 Mối liên quan giữa một số yếu tố và chất lượng cuộc sống

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ sử dụng loại bơm xi măng theo giới 16 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ bơm xi măng theo nhóm tuổi 17 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ bơm xi măng theo nghề nghiệp 18 Biểu đồ 3.4 Khả năng vận động của bệnh nhân trước và sau THĐSQD 18

Biểu đồ 3.5 Khả năng tự chăm sóc bản thân trước và sau khi THĐSQD 19

Biểu đồ 3.6 Tình trạng sinh hoạt thường lệ của bệnh nhân trước vào sau khi tiến hành THĐSQD 20

Biểu đồ 3.7 Tình trạng đau và khó chịu trước và sau THĐSQD 20 Biểu đồ 3.8 Tình trạng lo lắng hay u sầu của bệnh nhân trước và sau khi tiến hành THĐSQD 21

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xẹp đốt sống (XĐS) hay gãy lún đốt sống là một bệnh lý nguy hiểm thường do loãng xương Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh và một số người hay dùng thuốc có tác dụng không mong muốn làm loãng xương như corticoid Ngoài ra, ở người trẻ tuổi có thể gặp XĐS do chấn thương (tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt) Khi một người bị bệnh XĐS, đốt sống bị lún xuống gây chèn ép các rễ thân kinh làm bệnh nhân đau, có thể gây liệt, mất cảm giác vùng do nhánh thần kinh bị chèn ép chi phối, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của bệnh nhân và có thể phải nằm liệt một chỗ XĐS ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống và trở thành gánh nặng kinh tế cho người bệnh, cho gia đình và cho toàn xã hội [1], [2], [3]

Theo thống kê, mỗi năm nước Mỹ có 10 triệu người bị loãng xương, trong đó 45% là phụ nữ da trắng trên 50 tuổi Ước tính có khoảng 700.000 bệnh nhân bị loãng xương có liên quan đến XĐS Xảy ra hàng năm làm cho 150.000 bệnh nhân phải nhập viện [4] XĐS ảnh hưởng tới khoảng 25% tất cả các phụ nữ sau mãn kinh ở hoa kỳ với 40% ở phụ nữ 80 tuổi [5] Theo số liệu thu thập được năm 1995, chi phí cho điều trị XĐS do loãng xương tại Hoa kỳ ước khoảng 5 - 10 tỷ đô la, và tăng lên 13,8 tỷ đô la trong năm 2001 [6] Tại Trung Quốc, tỷ lệ XĐS phụ nữ gia tăng sau 50 tuồi và sau 80 tuổi ở nam giới, trong đó tỷ lệ điều trị XĐS phụ nữ trên 65 tuổi là 20% và nam giới là 12,5% [7]

Tạo hình đốt sống qua da (THĐSQD) hay còn gọi là đổ xi măng đốt sống là kĩ thuật bơm vào thân đốt sống bị xẹp hỗn dịch xi măng qua ống thông được chọc qua da dưới hướng dẫn của X-quang Kỹ thuật này được tiến hành lần đầu tiên tại Pháp do giáo sư H Deramond vào năm 1984 Hiện hay

nó đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới Tại Việt Nam, năm 1999, nhờ sự giúp đỡ của tác giả, giáo sư H Deramond, khoa chẩn

Trang 10

đoán hình ảnh bệnh viện Bạch mai là đơn vị đầu tiên áp dụng thành công kĩ thuật này Từ năm 1993, xi măng hóa học được thay thế bởi xi măng sinh học

và được thực hiện ngày càng phổ biến cho tới nay Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng xi măng sinh học gần giống với chất xương, phù hợp với đặc tính sinh học của cơ thể sống Do vậy phương pháp này sẽ làm bền vững thân đốt sống và ít tác dụng phụ cho bệnh nhân [8] Hiện nay có 2 phương pháp THĐSQD đã được phát triển là bơm xi măng không bóng năm 1987 và bơm

xi măng có bóng năm 1998 [9]

Trong những năm gần đây, số người XĐS có xu hướng ngày càng tăng (tuổi thọ ngày càng cao, tỷ lệ tai nạn sinh hoạt, giao thông tăng) Kỹ thuật THĐSQD là một phương pháp đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới Tại Việt Nam, kỹ thuật này đã được áp dụng tại các trung tâm phẫu thuật y tế chuyên sâu thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội Các nghiên cứu chi phí

Y tế, đặc biệt là sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau khi sử dụng dịch vụ còn hạn chế Vì vậy, xuất phát từ thực tế trên chúng tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân xẹp đốt sống trước và sau điều trị bơm xi măng tại khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức năm 2015” với 2 mục tiêu sau:

1 Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân xẹp đốt sống trước và sau điều trị bằng bơm xi măng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức năm 2015

2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân trên

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Loãng xương, phân loại loãng xương và xẹp đốt sống do loãng xương

1.1.1 Định nghĩa loãng xương

Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng

tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này [10]

1.1.2 Phân loại loãng xương

1.1.2.1 Loãng xương nguyên phát

(chiếm khoảng 80%) gồm loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và loãng xương do tuổi già

 Loãng xương sau mãn kinh là loãng xương xuất hiện sau tuổi mãn kinh trong vòng 6 hoặc 8 năm, tổn thương loãng xương nặng ở phần xương xốp,

do đó thường thấy các biểu hiện ở cột sống như lún đốt sống, gù, còng, gẫy đầu dưới xương quay

 Loãng xương tuổi già xuất hiện ở cả nam và nữ, thường trên 70 tuổi với

tỷ lệ nữ so với nam là 2/1 Đây là hậu quả của sự mất xương từ từ trong nhiều năm do ở người già có sự mất cân bằng giữa tạo xương và huỷ xương Biểu hiện gãy xương hay gặp là gãy cổ xương đùi, gãy lún đốt sống do tổn thương xuất hiện đồng đều trên xương đặc (xương vỏ) cũng như xương xốp (xương bè) [11]

Trang 12

1.1.2.2 Loãng xương thứ phát

(chiếm khoảng 20%): Là loãng xương liên quan đến những bệnh lý, những yếu tố có thể gây ra hậu quả loãng xương, kiểu loãng xương này có thể thấy ở mọi lứa tuổi

Những bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến mật độ xương: cường giáp, sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, suy sinh dục, cắt tử cung buồng trứng sớm, cắt

dạ dày ruột, viêm loét dạ dày ruột, liệt nửa người, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp dinh dưỡng kém, nghiện rượu, thuốc lá… Đặc biệt loãng xương hay gặp ở những người phải điều trị kéo dài bằng glucocorticoid, heparin, thuốc chống co giật…[11]

1.1.3 Nguyên nhân gây loãng xương

Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:

 Vấn đề tuổi tác: Người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu, xương bị thoái hóa

 Hormon cận giáp: Do calci trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ calci cần thiết trong máu, khi đó hormon cận giáp tiết ra để điều hòa calci trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ calci trong máu Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng

 Dinh dưỡng thiếu: calci, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương

 Suy giảm miễn dịch: cũng góp phần gây chứng loãng xương

Trang 13

 Hormon sinh dục nữ giảm: phụ nữ sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển calci từ xương vào máu [10]

1.1.4 Phân loại xẹp đốt sống

Năm 1990, Kannis và cộng sự đã phân loại XĐS làm 3 loại [2] [3]:

- Loại 1: Xẹp hình chêm là dạng hay gặp nhất, giảm chiều cao bờ trước từ 20% trở lên so với chiều cao bờ sau của thân đốt sống

- Loại 2: Xẹp hình lõm hai mặt trên và dưới, có giảm chiều cao phần giữa thân đốt sống từ 20% trở lên so với bờ trước và sau

- Loại 3: Lún xẹp khi chiều cao toàn bộ thân đốt sống giảm từ 20%

trở lên so với đốt sống kề cận

1.1.5 Triệu chứng xẹp đốt sống

Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất trong XĐS bệnh lý là đau cột sống, đau khu trú tại vùng tổn thương, tính chất đau dai dẳng tăng dần Đau cột sống do nguyên nhân loãng xương, bệnh nhân thường đáp ứng tốt với thuốc giảm đau

Giảm chiều cao thường gặp trong trường hợp XĐS, với tổn thương trên nhiều đốt sống, mức độ xẹp thường lớn Biến dạng cột sống xảy ra ở XĐS nửa trước thân đốt sống làm cột sống thường cong ra trước, gây biến dạng cột, dễ gây nguy cơ gù, vẹo cột sống, trượt đốt sống… Song hành cùng với đau, những bệnh nhân XĐS thường có hạn chế về vận động, có những bệnh nhân không thể ngồi, đứng dậy và đi lại được, đặc biệt là sau khi bị chấn thương cột sống Khi XĐS ở mức độ nặng, bệnh nhân đến muộn có thể gây tổn thương vào tủy sống hay rễ thần kinh, dẫn đến triệu chứng chèn ép rễ, rối loạn hô hấp, thậm chí liệt hoàn toàn Với bệnh nhân bị loãng xương, khi gặp chấn thương cột sống nhẹ có thể gây nên XĐS, với biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau tại nơi tổn thương [2], [3]

Trang 14

1.1.6 Chẩn đoán xẹp đốt sống

X - quang thường quy: Cột sống được chụp ở hai tư thế thẳng và

nghiêng cho phép đánh giá vị trí đốt sống bị xẹp, phân loại XĐS, chấn thương cột sống và những biến dạng cột sống Phim X - quang cũng cho phép đánh giá mức độ loãng xương của cột sống

Chụp cắt lớp vi tính: Cắt lớp vi tính có độ nhạy cao hơn X-quang

thường quy, có tác dụng khẳng định những tổn thương phát hiện trên phim quang, phát hiện những tổn thương nhỏ mà X-quang thường quy không phát hiện được Đây là phương pháp tốt để đánh giá các tổn thương xương ở thân đốt và cung sau, cho phép đánh giá mức độ phồng của tường sau thân đốt sống, mức độ vỡ, phá hủy tường sau thân đốt, tình trạng tổn thương của cuống sống

Chụp cộng hưởng từ: Chụp cộng hưởng từ không chỉ giúp xác định vị

trí XĐS, mà còn phản ánh tình trạng phù nề thân đốt sống Đây chính là nguyên nhân chính gây đau cho bệnh nhân và có chỉ định THĐSQD Có những trường hợp bệnh nhân bị XĐS mà không gây phù nề thân đốt, thường

do tổn thương cũ, ít gây đau lưng Ngoài ra phim cộng hưởng từ cũng cho phép đánh giá các tổn thương phối hợp gây chèn ép tủy sống, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống…[8], [9], [12], [13], [14], [15], [16]

Đo mật độ xương: Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh

nhân loãng xương, thông qua đo mật độ khoáng trong xương [3], [17]

Trang 15

khối u cột sống lành tính Một bản báo cáo được thực hiện trên 6 bệnh nhân xuất bản vào năm 1987 và được giới thiệu tại Hoa Kỳ vào đầu những năm

1990 [18]

1.2.1.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của tác giả, giáo sư H Deramond, năm

1999, khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đầu tiên áp dụng thành công kĩ thuật này [19]

Từ tháng 8/2002 đến tháng 1/2008, Phạm Minh Thông và cộng sự đã tạo hình đốt sống qua da bằng bơm xi măng hóa học để điều trị 31 bệnh nhân:

12 trường hợp xẹp đốt sống do loãng xương, 10 trường hợp do u máu đốt sống, 3 trường hợp ung thư di căn đốt sống, với kết quả tốt là 66,7% [9] Năm 2008, Nguyễn Văn Thạch và cộng sự tại khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện thành công kỹ thuật THĐSQD bằng bơm xi măng sinh học cho những bệnh nhân bị XĐS do loãng xương và chấn

thương cột sống [20]

Tháng 5/2013, khoa phẫu thuật cột sống của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phối hợp các chuyên gia đến từ Pháp và Israel tổ chức chương trình phẫu thuật “Ứng dụng robot định vị chính xác trong phẫu thuật bơm cement sinh học thân đốt sống và chỉnh vẹo cột sống cho các bệnh nhân”

1.2.2 Một số ứng dụng phổ biến của tạo hình đốt sống qua da

THĐSQD được sử dụng để điều trị đau gãy xương nén đốt sống trong cột sống, thường là hậu quả của bệnh loãng xương

Thông thường, THĐSQD được khuyến cáo sau khi điều trị nội khoa ít xâm lấn, như nghỉ ngơi tại giường, một nẹp lưng hoặc thuốc giảm đau, không hiệu quả Nó có thể được thực hiện ngay lập tức ở bệnh nhân đau nhiều, không thể nằm viện hoặc do các điều kiện hạn chế nghỉ ngơi tại giường

THĐSQD cũng được thực hiện trên bệnh nhân:

Trang 16

Là người già có khả năng đã bị suy giảm liền xương sau gãy xương

cơ bắp hơn [21]

Với phương pháp THĐSQD ứng dụng robot định vị - là công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay, đạt độ chính xác tới 99%, định vị chính xác trong phẫu thuật bơm xi măng thân đốt sống và chỉnh vẹo cột sống Tỷ lệ xuất hiện biến chứng của kỹ thuật này là 1 - 2% trong trường hợp bệnh lý loãng xương Trong trường hợp di căn cột sống, tỷ lệ biến chứng khoảng 5%, chủ yếu do sự thay đổi cấu trúc của cột sống [22]

1.2.3.2 Rủi ro

Các nguy cơ nhiễm trùng tại ví trí da xuyên thủng Một lượng nhỏ của

xi măng chỉnh hình có thể bị rò rỉ ra khỏi thân đốt sống, tai biến này thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng, trừ khi xi măng rò rỉ di chuyển vào một vị

Trang 17

trí có khả năng nguy hiểm như các kênh cột sống hoặc các mạch máu Các biến chứng khác có thể bao gồm chảy máu, tăng đau lưng và các triệu chứng thần kinh như tê hoặc ngứa ran (tê liệt là rất hiếm) Khoảng 10% bệnh nhân

có thể phát triển gãy xương nén bổ sung sau khi THĐSQD Khi điều này xảy

ra, bệnh nhân thường có giảm nhẹ các triệu chứng trong một vài ngày, nhưng phát triển cơn đau tái phát ngay sau đó Tỷ lệ phản ứng dị ứng với thuốc, với

xi măng thấp[21]

1.2.4 Những hạn chế của kỹ thuật tạo hình đốt sống qua da

THĐSQD không thể áp dụng cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh hoặc chèn ép tủy sống và mất thần kinh chức năng

THDDSQD không thể áp dụng chữa cong vẹo cột sống do các nguyên nhân

THĐSQD cũng không áp dụng cho những bệnh nhân bị hẹp khe giữa thân đốt sống [21]

Ngoài ra, THĐSQD là phương pháp có chi phí điều trị cao Tại Việt Nam, chi phí cho mỗi ca phẫu thuật vào khoảng 1000 đô la Mỹ Nếu phẫu thuật một ca bệnh tương tự bằng kỹ thuật này tại Singapor, chi phí khoảng 3.000 đô la Mỹ mỗi ca hoặc cao hơn nữa tùy theo mỗi nước [1]

1.3 Chất lượng cuộc sống

1.3.1 Định nghĩa

Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng về thể chất, tâm thần và xã hội Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao

Trang 18

chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lực của các nhà nước (chính phủ), xã hội và cả cộng đồng

WHO định nghĩa chất lượng cuộc sống là sự hài lòng của cá nhân với

vị trí của họ trong cuộc sống, bối cảnh, văn hóa và hệ thống giá trị Trong đó

họ sống và ràng buộc với mục tiêu, hi vọng, tiêu chuẩn và sự lo lắng của họ

Đó là một định nghĩa có tầm ảnh hưởng rộng với nhiều thành phần: sức khỏe

cá nhân, trạng thái tâm lý, niềm tin cá nhân, mối quan hệ xã hội và mối quan

hệ với các đặc điểm nổi bật của môi trường sống [23]

1.3.2 Chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người

Mục tiêu cuối cùng của chăm sóc sức khỏe là duy trì và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người Sức khỏe được xác định là một yếu tố quan trọng của chất lượng cuộc sống một con người mặc dù nó không phải là yếu

tố duy nhất Nhiều yếu tố khác như văn hóa, tôn giáo, môi trường, giáo dục và tài chính, kinh tế cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống nhưng chúng nằm ngoài phạm vi của chăm sóc sức khỏe Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe là mối quan tâm chính của các chuyên gia sức khỏe và đang trở

thành một chỉ số đầu ra quan trọng [24] [25], [26]

Chất lượng cuộc sống và hạnh phúc hiện tại của con người tùy thuộc vào mức thu nhập vào các điều kiện kinh tế và tài chính Nhưng vấn đề là điều kiện sống có thoải mái hay không? Điều đó tùy thuộc vào sức khỏe, vào môi trường xã hội, vào kiến thức của từng người, các hoạt động văn hóa, thời gian giải trí, nói chung là vào rất nhiều yếu tố không thể cân, đong, đo, đếm bằng tiền bạc [27]

Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe là một khái niệm đa chiều bao gồm các lĩnh vực liên quan đến thể chất, tinh thần, tình cảm và chức năng

xã hội Nó nằm ngoài đo lường trực tiếp về sức khỏe dân số, tuổi thọ, nguyên

Trang 19

nhân tử vong và tập trung vào sự ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe tới chất lượng cuộc sống [28]

1.3.3 Bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống

EQ-5D là một công cụ tiêu chuẩn để sử dụng như một biện pháp chung của chất lượng cuộc sống và sức khỏe liên quan đến các kết quả sức khỏe Nó được gắn liền với QALY (số năm sống hiệu chỉnh theo chất lượng cuộc sống) Nó được thiết kế để tự động hoàn thành bằng cách trả lời và rất thích hợp để sử dụng trong các cuộc điều tra y tế và các cuộc phỏng vấn trực tiếp [29]

VAS là một phương pháp đồ họa cho phép đánh giá tình trạng sức khỏe trực tiếp sử dụng thang đo trạng thái sức khỏe trực quan để bệnh nhân tự mô

tả trạng thái sức khỏe của mình Thang đo sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 100 Trong đó điểm 100 tương đương với trạng thái sức khỏe tốt nhất (hoàn toàn khỏe mạnh), điểm 0 tương đương với trạng thái sức khỏe xấu nhất

Trang 20

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức là bệnh viện ngoại khoa hàng đầu của Việt Nam Khoa Phẫu thuật cột sống, thuộc Viện Chấn thương Chỉnh hình, được xây dựng tháng 9 năm 2007, là cơ sở tiên phong ở Việt Nam thực hiện tiếp nhận chuyển giao và áp dụng những công nghệ can thiệp ít xâm lấn tiên tiến nhất trên thế giới trong điều trị phẫu thuật cột sống nói chung và điều trị XĐS nói riêng

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân XĐS điều trị bằng THĐSQD đồng

ý tham gia nghiên cứu Toàn bộ bệnh nhân đó được điều tra chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị bơm xi măng

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Đối tượng đủ 18 tuổi trở lên

- Những người điều trị XĐS bằng THĐSQD tại khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Đối tượng mắc bệnh không có khả năng trả lời (mất trí nhớ, đãng trí…)

- Đối tượng vắng mặt tại khoa trong thời gian tiến hành thu thập thông tin

Trang 21

- Đối tượng không đồng ý tham gia

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả định lượng, đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân XĐS điều trị tại khoa Phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức Thời gian thu thập: từ 01/03/2015 - 01/04/2015

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích Toàn bộ đối tượng tham gia vào nghiên cứu được chẩn đoán là XĐS và điều trị tại khoa Phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức

2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin

Sử dụng bộ câu hỏi đã được chuẩn bị để điều tra chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau khi thực hiện thủ thuật THĐSQD tại Khoa Phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức

Thời điểm thu thập trước can thiệp: 1 ngày trước can thiệp

Thời điểm thu thập sau can thiệp : 7 ngày sau can thiệp

2.2.4 Các biến số và chỉ số

Thông tin

chung

Tuổi Tuổi trung bình (nam/nữ) điều trị bơm xi măng (có bóng/không có bóng)

Giới Tỷ lệ % của nam/nữ điều trị bơm xi măng

(có bóng/không có bóng)

Nghề nghiệp Tỷ lệ % điều trị bơm xi măng theo nghề

nghiệp Trình độ học vấn Tỷ lệ % điều trị bơm xi măng theo trình độ

học vấn

Trang 22

Biến số Chỉ số

Nguyên nhân vào

Tỷ lệ % bênh nhân không gặp vấn đề, hơi khó khăn và không thể thực hiện các sinh

hoạt hàng ngày Đau/ khó chịu Tỷ lệ % bênh nhân không đau/khó chịu, khá đau/khó chiu,rất đau/khó chịu

Lo lắng, u sầu Tỷ lệ % bệnh nhân không lo lắng,khá lo

lắng và rất lo lắng Trạng thái sức

khỏe của bệnh nhân

Điểm trung bình

2.2.5 Sử lý và phân tích số liệu

Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm IBM SPSS10

Vơi mục tiêu 1: sử dụng các test thống kê mô tả

Với mục tiêu 2: Tìm hệ số tương quan giữa tuổi và chất lượng cuộc sống và sử dụng mô hình hôi quy tuyến tính đơn biến regress

2.2.6 Sai số và cách khác phục sai số

- Sai số:

o Sai số do bị từ chối không trả lời câu hỏi

Trang 23

o Sai số do điều tra viên : điều tra viên bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông tin, sai số phỏng vấn, khi ghi chép thông tin Sai số do đối tượng cung cấp thông tin không chính xác

- Cách khắc phục:

o Tập huấn điều tra viên: Điều tra viên cần được tập huấn kỹ lưỡng về bộ câu hỏi, những điểm cần lưu ý trong bộ câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn

o Áp dụng các chuẩn công cụ quốc tế EQ-5D về phỏng vấn chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

o Làm sạch số liệu trước khi nhập liệu

2.2.7 Đạo đức nghiên cứu

 Nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng đạo đức nghiên cứu khoa học của bệnh viện Hữu Nghị Việt – Đức

 Xin phép được phỏng vấn

 Giải thích rõ mục đích nghiên cứu cho bệnh nhân

 Chỉ phỏng vấn khi đối tượng đồng ý tham gia

 Bảo đảm các thông tin được dữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu

Ngày đăng: 07/03/2018, 13:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Minh Thu (2008), "Bơm xi măng sinh học điều trị xẹp đốt sống", Bệnh viện đa khoa gia đình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bơm xi măng sinh học điều trị xẹp đốt sống
Tác giả: Minh Thu
Năm: 2008
2. Phạm Ngọc Hoa và Lê Văn Phước (2008), CT cột sống, NXB Y Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: CT cột sống
Tác giả: Phạm Ngọc Hoa và Lê Văn Phước
Nhà XB: NXB Y Học
Năm: 2008
4. T. A. Predey, L. E. Sewall và S. J. Smith (2002), "Percutaneous vertebroplasty: new treatment for vertebral compression fractures", Am Fam Physician, 66(4), tr. 611-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Percutaneous vertebroplasty: new treatment for vertebral compression fractures
Tác giả: T. A. Predey, L. E. Sewall và S. J. Smith
Năm: 2002
5. L. J. Melton, 3rd (1997), "Epidemiology of spinal osteoporosis", Spine (Phila Pa 1976), 22(24 Suppl), tr. 2S-11S Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epidemiology of spinal osteoporosis
Tác giả: L. J. Melton, 3rd
Năm: 1997
7. K.-S. Tsai và cộng sự (1996), "Prevalence of Vertebral Fractures in Chinese Men and Women in Urban Taiwanese Communities", tr. tập 59, số 4, 249-253 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence of Vertebral Fractures in Chinese Men and Women in Urban Taiwanese Communities
Tác giả: K.-S. Tsai và cộng sự
Năm: 1996
6. Browner WS Kado DM1, Palermo L, Nevitt MC, Genant HK, Cummings SR., "Vertebral fractures and mortality in older women: a prospective study. Study of Osteoporotic Fractures Research Group&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w