Lời mở đầuKhi nghiên cứu sự hình thành, phát triển con người trong quá trình lịch sử, triết học Mác đã khẳng định bên cạnh mặt chủ đạo của con người là sang tạo còn có hiện tượng tha hóa con người. Triết học Mác nói chung, triết học Mác Lê Nin nói riêng đã chia bản chất của con người, sự tha hóa của con người từ đó là vấn đề giải phóng con người, từ giải phóng những con người cụ thể sẽ tiến đến giải phóng nhân loại. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây em xin trình bày đề tài: “Phân tích hiện tượng tha hóa của con người, vấn đề giải phóng con người trong triết học MácLê Nin”.
Trang 1ĐỀ BÀI :Phân tích hiện tượng tha hóa của con người, vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác-Lê Nin
Lời mở đầu
Khi nghiên cứu sự hình thành, phát triển con người trong quá trình lịch sử, triết học Mác đã khẳng định bên cạnh mặt chủ đạo của con người là sang tạo còn
có hiện tượng tha hóa con người Triết học Mác nói chung, triết học Mác- Lê Nin nói riêng đã chia bản chất của con người, sự tha hóa của con người từ đó là vấn đề giải phóng con người, từ giải phóng những con người cụ thể sẽ tiến đến giải phóng nhân loại Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây em xin trình bày đề tài: “Phân tích hiện tượng tha hóa của con người, vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác-Lê Nin”
I.Hiện tượng tha hóa con người trong triết học Mác - Lênin
1.Khái niệm tha hóa con người
Phạm trù “tha hoá” là đã được nhiều nhà triết học nghiên cứu và lý giải một cách có hệ thống như Hê-ghen hay Phoi-ơ-bắc Kế thừa tinh thần của các nhà triết học tiền bối, C.Mác cũng đã đưa ra quan điểm của mình về tha hóa con người trên
cơ sở phân tích tha hóa trong quan hệ nền tảng giữa con người với con người, giữa con người với sản xuất vật chất, giữa con người với hoạt động kinh tế Theo đó, tha hóa là khái niệm nói lên quá trình mà trong đó những sản phẩm do con người tạo ra (sản phẩm lao động, đồng tiền, các quan hệ xã hội…) cũng như những thuộc tính hoặc năng lực nào đó của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định, lại biến thành những thứ độc lập với con người và chi phối lại con người Theo
C.Mác: “Tha hóa là quá trình con người tự đánh mất “những năng lực bản chất người” của mình, trở thành một thực thể khác” 1 Như vậy, tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trong đó, hoạt động của con người và nhữn sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chống lại con người
1 C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.20 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.687.
Trang 22.Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa
Bàn về vấn đề con người, triết học C.Mác chỉ ra rằng xã hội tư bản chủ nghĩa
đã làm cho lao động bị tha hóa Xuất phát từ tình cảnh sống và lao động của giai cấp công nhân, trên cơ sở tiếp thu có phê phán các học thuyết triết học trước đó về con người, về sự tha hóa nói chung, C.Mác đã nêu lên quan niệm duy vật về sự tha hóa Đó là lao động bị tha hóa, đồng thời, ông đã chỉ ra con đường giải phóng lao động khỏi sự tha hóa C.Mác bắt đầu xây dựng lý luận của mình bằng cách sử dụng khái niệm “tha hóa”, cắt nghĩa tình trạng tha hóa của con người và vạch ra con đường khắc phục sự tha hóa Nhưng khác với Phoi-ơ -bách, Mác tìm nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa bản chất con người từ “lao động bị tha hóa” Điều đó biểu hiện:
- Sản phẩm do lao động của người lao động tạo ra trở thành cái đối lập, chi phối cuộc sống của con người
- Có tình trạng đó bởi vì bản thân hoạt động lao động đã không còn là biểu hiện bản chất sáng tạo mà trở thành lao động cưỡng bức, do đó, trong lao động của mình con người không tự khẳng định mình mà lại phủ định mình
- Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ngay cả sức lao động, cái năng lực bản chất của con người cũng đã thuộc về người khác
Có thể thấy, “lao động tha hóa” làm cho con người tha hóa khỏi con người, mỗi cá thể trở thành xa lạ với cá thể khác trong đời sống tính loài và đời sống cá nhân xa lạ với nhau Nếu lao động, với tư cách là niềm kiêu hãnh của con người, thì trong xã hội có giai cấp nói chung và xã hội tư bản chủ nghĩa nói riêng, nó đã bị tha hóa Lao động bị tha hóa làm cho sản phẩm do người lao động tạo ra trở thành cái xa lạ, đối lập, chi phối cuộc sống của họ; Sở dĩ, có tình trạng đó vì bản thân hoạt động lao động đã không còn biểu hiện bản chất sáng tạo của con người, không mang lại hạnh phúc cho người lao động mà đã trở thành lao động cưỡng bức, lao động phủ định bản chất con người; lao động bị tha hóa làm cho con người tha hóa khỏi con người, quan hệ giữa người với người cũng bị tha hóa, đời sống có tính loài và đời sống cá nhân cũng xa lạ với nhau
Nguồn gốc của sự tha hóa là do sự phát triển của phân công lao động xã hội
và sự xuất hiện của chế độ tư hữu Triết học Mác đã chỉ ra những dấu hiệu đặc
Trang 3trưng của sự tha hóa từ các phương diện: sự tha hóa của điều kiện lao động và kết quả của sự lao động, sự tha hóa của thiết chế chính trị - xã hội và tư tưởng2 Mặt khác, tha hóa còn là quá trình con người tự tước bỏ năng lực sáng tạo của mình, trở nên thụ động trước thế giới khách quan, do chính những tiện ích xã hội con người sáng tạo nên chiều hư con người Chế độ tư hữu từ chỗ là kết quả của sự tha hóa của lao động lại trở thành nguyên nhân cho sự tồn tại và phát triển trong chế độ sở hữu tư nhân mà chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ ngĩa là hình thức cao nhất
Như vậy, sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với chế độ tư bản về chế độ sản xuất đã tập trung những tư liệu sản xuất cơ bản của chủ nghĩa xã hội vào tay một số nhà tư bản, một số tập đoàn tư bản làm tuyệt đại đa số người lao động trở nên vô sản Nhu cầu sinh tồn đã buộc những con người không có tư liệu sản xuất tự nguyện một cách cưỡng bức đến với các nhà tư sản và họ làm thêm cho nhà tư bản Và do quá trình người bóc lột người, quá trình lao động bị tha hóa đã diễn ra Phân công lao động có tính chất đối kháng trong chủ nghĩa tư bản, làm cho con người bị lệ thuộc, bị nô dịch bởi điều kiện lao động và trở thành những con người bị phát triển phiến diện Sự phát triển của xã hội đã khiến con người không
tự kiểm soát được hoạt động của chính mình
3.Các hình thức tha hóa của con người
Theo Các Mác, con người có ba hình thức tha hóa sau:
- Tha hóa tôn giáo và tha hóa chính trị - xã hội:
+ Tha hóa tôn giáo là biểu hiện của tha hóa ý thức tư tưởng, thể hiện ở chỗ con
người đang làm mình nghèo đi, đang tước bỏ những đặc điểm riêng của mình để phản chiếu chúng vào trí tuệ mình Sản phẩm đó mang hình thức của một tín ngưỡng xã hội, nó tự “tri hóa” sự tồn tại của nó đối với chính kẻ sáng tạo ra nó, biểu hiện ra với con người như một thế lực xa lạ, nhiểu lúc đối nghịch và thống trị con người
+ Tha hóa chính trị - xã hội:
Sự tha hoá xã hội - chính trị biểu hiện tập trung nhất là ở sự tha hoá nhà nước Nhà nước, với tư cách là một bộ máy cưỡng chế có khả năng thống trị và
2 C.Mác và Ph.Ăngghen Sđd., t.3, tr.9 - 10
Trang 4kiểm soát mọi cá nhân “nổi loạn”, và càng ngày càng là hiện thực của bộ máy tha hoá cai quản những sự vật không tách rời khỏi sự cai trị con người Cuộc đấu tranh của Mác và Ăng Ghen chống sự tha hoá trong chủ nghĩa tư bản gắn liền với quan điểm về việc xoá bỏ nhà nước tư sản- xoá bỏ sự thống trị chính trị, đồng thời gắn liền vớisự “tiêu vong” của nhà nước trong chủ nghĩa xã hội Quan niệm của C.Mác
về sự tha hoá này xuất phát từ chính quan niệm của ông về sự “rạn nứt” nội tại diễn
ra trong con người xuất hiện trong hai vai trò, nhưng dưới một hình thức duy nhất
và như nhau
Tha hóa lao động là biểu hiện tập trung của tha hoá kinh tế Chính tha hoá kinh tế là cơ sở của tha hoá xã hôi-chính trị, chính nó quy định sự tha hoá ý thức tư tưởng Trong tha hoá kinh tế Mác tập trung lý giải nhân tố cơ bản nhất của nó là lao động Mác đưa ra quan niệm của mình về tha hoá lao động trên những bình diện sau:
+ Sự tha hoá của người công nhân đối với sản phẩm lao động của mình: Sự tha hoá thể hiện ở chỗ, người công nhân quan hệ với sản phẩm lao động của mình như một vật xa lạ Sản phẩm lao động đứng đối lập với lao động như một tồn tại xa lạ, như một lực lượng không phụ thuộc vào người sản xuất Bên cạnh đó, sự tha hoá biểu hiện ở sự thống trị của sản phẩm lao động đối với người sản xuất Từ chỗ là chủ thể của sản phẩm lao động, con người trở thành phụ thuộc vào sản phẩm, phục tùng các quy luật riêng của nó, thậm chí uy hiếp sự tồn tại của con người
+ Sự tha hoá của người công nhân biểu hiện trong hành vi lao động của mình Khi lao động không còn là nhu cầu mà trở thành một lực lượng xa lạ, đối lập và gánh nặng cho con người, nó chỉ còn là phương tiện để thoả mãn nhu cầu tồn tại thể xác của con người Vì vậy lao động của người công nhân trở thành lao động cưỡng bức, và bản thân người lao động cũng né tránh lao động Người lao động chỉ cảm thấy tự do khi ở ngoài quá trình lao động Lao động tha hoá còn biểu hiện ở chỗ lao động đó không thuộc về bản thân người lao động mà thuộc về người khác
Trang 5Vì vậy hoạt động lao động của người lao động là hoạt động tự đánh mất bản thân mình Đó là quá trình tự tha hoá.3
+ Lao động bị tha hoá dẫn tới giới tự nhiên chỉ còn là phương tiện để duy trì
sự tồn tại thân xác cuả con người Lao động bị tha hoá làm cho lao động trở thành đối lập với giới tự nhiên, lao động không còn là hoạt động cải tạo tự nhiên, chiếm lĩnh tự nhiên phục vụ cho đời sống con người, từ đó con người mất cơ hội hoàn thiện chính bản thân mình Lao động tha hoá loại bỏ những hoạt động tinh thần khác nhau ra khỏi đời sống con người Như vậy lao động tha hoá đã biến cái thế hơn của con người so với con vật thành cái tiêu cực đối với con người
+ Kết quả trực tiếp của việc con người bị tha hoá với sản phẩm lao động của mình, với hoạt động sinh sống của mình, là sự tha hoá của con người với con người Như vậy chính lao động bị tha hoá dẫn đến tha hoá bản chất con người, biến cái vốn có của con người thành cái bị tách khỏi con người, đứng đối lập với con người như một cái xa lạ Đồng thời sự tha hoá lao động cũng dẫn tới tha hoá của mỗi người với người khác
Tha hóa của con người để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với tiến trình phát triển của lịch sử loài người Nó làm kìm hãm và cản trở sự sáng tạo và phát triển nhận thức của con người, khiến con người tự đánh mất “những năng lực bản chất người” của mình, trở thành một thực thể khác xa lạ, thấp kém Hoạt động của con người và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chống lại con người, con người xa lạ với con người, gây ra sự hỗn loạn và biến đổi trong mọi mặt của đời sống.4
4 Khắc phục sự tha hóa
Khắc phục sự tha hóa là một quá trình lâu dài mà trước hết là phải gắn liền với việc xóa bỏ chế độ tư hữu Triết học Mác- Lê Nin chính là lý luận triết học về khắc phục sự tha hóa của con người, trước hết là lý luận giải phóng con người khỏi
3 V.I.Lênin Toàn tập, t.4 Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.232.
4 Hoàng Đình Phu Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hoá Nxb Khoa học - kỹ thuật, Hà Nội, 1998, tr.119.
Trang 6mọi sự áp bức, bóc lột Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóa
bỏ tha hóa để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình Cách mạng vô sản là điều kiện của sự khác phục tha hóa và phát triển con người
II Vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác Lênin
Tiền đề nghiên cứu triết học của Mác và Ăngghen là xuất phát từ con người hiện thưc – sống và hoạt động thực tiễn Logic lý luận của Mác và Ăngghen là đưa thực tiễn vào triết học, có quan niệm đúng đắn về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với đời sống xã hội, từ đó, giải đáp được những bí ẩn, bế tắc của mọi lý luận triết học cũ Nguyên lý đầu tiên của chủ nghĩa duy vật lịch sử là sản xuất vật chất, đây là cơ sở, nền tảng của sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội Tiền đề mọi lịch
sử xã hội là con người hiện thực, con người thực tiễn, trước hết là thực tiễn lao động sản xuất Sản xuất vật chất là phương thức cơ bản biểu hiện bản chất con người và lối sống xã hội
1 Nội dung vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác - Lênin
Triết học Mác-Lênin không phải là triết học đầu tiên đề cập đến vấn đề giải phóng con người Lịch sử đã ghi nhận nhiều học thuyết, nhiều quan điểm về giải phóng con người song do điều kiện lịch sử, do sự ràng buộc về giai cấp, do cách hiểu về con người, nguồn gốc và bản chất con người, v.v khác nhau nên xác định giải phóng con người là giải phóng đối tượng nào?, giải phóng bằng cách nào?, giải phóng như thế nào? v.v cũng rất khác nhau.5
Triết học Mác-Lênin xác định:Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ
là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người,là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hoá
Đối với phương thức và lực lượng giải phóng con người, triết họcMác-Lênin khẳng định:Giải phóng con người là xoá bỏ tha hoá, xoá bỏ người bóc lột người để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình Song
5 Nguyễn Duy Quý Nhận thức thế giới vi mô Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999, tr.14.
Trang 7con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội Việc giải phóng con người phải được thực hiện trong xã hội loài người
Nguyên nhân sản sinh ra tha hoá là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuấtnên xoá
bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu với tính cách là sự khẳng định sinh hoạt của con người là sự xoá bỏ một cách tích cực mọi sự tha hoá.Điều này cũng có nghĩa là lực lượng thực hiện nó chính là những người bị tước đoạt tư liệu sản xuất – những người vô sản Sức mạnh giải phóng của họ không phải là sức mạnh của những cá nhân đơn độc mà như C.Mác chỉ rõ, chỉ khi nào họ nhận thức được và tổ chức được “những lực lượng của bản thân” thành những lực lượng xã hội – cũng chính
là thành những lực lượng chính trị – thì giải phóng con người mới thực hiện được Giải phóng xã hội khỏi sở hữu tư nhân, khỏi sự nô dịch trở thành hình thức chính trị của sự giải phóng giai cấp vô sản, song ở đây không chỉ là sự giải phóng cho họ
vì sự giải phóng của họ bao hàm sự giải phóng toàn thể nhân loại
Lênin nhận định: Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người thực hiện sứ mệnh giải phóng con người
Mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa
là giải phóng con người, giải phóng xã hội Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở
ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người mà từng bước thực hiện việc giải phóng con người trên thực tế, biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do, tạo nên một thể liên hiệp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi con người
là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người Sự tự do đem lại cho con người quyền được lao động, được phân phối công bằng của cải vật chất và tinh thần, được tham gia vào các công việc xã hội, được phát triển và vận dụng các năng lực của mình với tư cách sự thực hiện những nhu cầu cơ bản, quyền được nghỉ ngơi Tự do cá nhân trong chủ nghĩa xã hội không chỉ biểu hiện trong các quyền cá nhân được hưởng mà còn được biểu hiện trong nghĩa vụ, trách nhiệm cá
Trang 8nhân Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là giải pháp tối ưu cho các vấn đề xã hội liên quan tới sự phát triển xã hội và con người
2 Ý nghĩa của việc giải phóng con người
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con
người Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh Song, điều quan trọng hơn cả là: con người luôn luôn là chủ thể của lịch
sử - xã hội C.Mác đã khẳng định “ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần
phải được giáo dục” Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cũng
cho rằng : “ thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu
và nhu cầu do con người đặt ra Không có hoạt động của con người thì cũng
Trang 9không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người 6
Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động, biến đổi cũng không phải thay đổi cho phù hợp Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống
mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người Mặc dù là “tổng hoà các quan
hệ xã hội”, con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng ( mặc dù không trùng khắp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là toàn
bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch
sử xã hội loài người Và đó cũng là lý do tại sao vấn đề phát triển con người cần được phát triển, nghiên cứu kế thừa từ những cái đã có và hoàn thiện hơn nữa
6 Hoàng Đình Phu Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hoá Nxb Khoa học - kỹ thuật, Hà Nội, 1998, tr.112
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.3 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.9.
2 C.Mác và Ph.Ăngghen Sđd., t.3, tr.9 - 10.
3 V.I.Lênin Toàn tập, t.29 Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.207.
4 Xem: V.I.Lênin Sđd., t.18, tr.117.
5 Xem: V.I.Cúpxốp Vai trò của triết học trong nhận thức khoa học, 1976 (Đỗ Bá
dịch) Học viện Chính trị Quân sự, tài liệu số TL - 5653, tr.6
6 V.I.Lênin Toàn tập, t.18 Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.147.
7 Đ.P.Goócki Phép biện chứng của sự nhận thức khoa học Tư liệu dịch, ký hiệu
T1138 (người dịch Đỗ Thiên Kính, hiệu đính Tô Duy Hợp), Phòng Thông tin và
Tư liệu, Viện Triết học, tr.15
8 C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.20 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994,
tr.687
9 Nguyễn Duy Quý Nhận thức thế giới vi mô Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1999, tr.14
10 C.Mác và Ph.Ăngghen Sđd., t.3, tr.12.
11 V.I.Lênin Toàn tập, t.4 Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.232.
12 Hoàng Đình Phu Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hoá Nxb Khoa
học - kỹ thuật, Hà Nội, 1998, tr.119