Bài 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀPHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN MỤC TIÊU Sau khi học xong bài, học sinh cần : - Nắm được tình hình xã hội và đời sống của nhân dân ở
Trang 1Bài 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài, học sinh cần :
- Nắm được tình hình xã hội và đời sống của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX về người lãnh đạo, thời gian, địa bàn, thành phần tham gia, kết quả Từ đó rút ra được đặc điểm của phong trào đấu tranh của nhân dân ở thời kì này
- Rèn luyện kĩ năng trình bày, kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, khai thác tranh ảnh lịch sử
- Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm với nhân dân, quan tâm đến cộng đồng
I HƯỚNG DẪN CHUNG
Bài học này được thiết kế theo chuỗi hoạt động của mô hình trường học mới gồm: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng Hoạt động khởi động vừa khởi lại những kiến thức đã biết và tạo mâu thuẫn nhận thức cho học sinh, trên cơ sở đó dẫn dắt (kết nối) với nội dung kiến thức mới mà học sinh cần tìm hiểu của bài học, đó là: Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX; Những nét chính về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX về người lãnh đạo, thời gian, địa bàn, thành phần tham gia, kết quả Từ đó rút ra được đặc điểm của phong trào đấu tranh của nhân dân ở thời kì này Trong bài học giáo viên cần vận dụng sáng tạo linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nhằm đặt mục tiêu được đặt ra
II HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
A HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1.Mục tiêu:
Với việc HS chơi trò chơi ô chữ có nội dung liên quan đến bài học mới, HS sẽ hiểu được phần nào tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX là không ôn định, các phong trào đấu tranh của nhân dân diễn
ra liên tục Tuy nhiên, nhưng các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết tại sao xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX lại không ổn định, và tại sao các phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở thời kì này lại nổ ra liên tục với số lượng lớn và nổ ra ngay từ khi triều Nguyễn mới thành lập Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học
2 Phương thức:
- GV giáo nhiệm vụ cho HS Cụ thể như sau:
Các em hãy tham gia chơi trò chơi ô chữ:
Câu 1: 6 chữ cái: Đây là thế lực có quyền hành ở nông thôn
thời phong kiến?
Câu 2: 4 chữ cái: Đây là từ chỉ số lượng nhiều?
Câu 3: 5 chữ cái: Đây là một trong những hình thức bóc lột
của giai cấp phong kiến Việt Nam?
Câu 4: 7 chữ cái: Vị vua đầu tiên của triều Nguyễn
có niên hiệu là gì?
Câu 5: 8 chữ cái: Em hãy điền từ thiếu trong câu ca dao sau:
“Con ơi, mẹ bảo con này,
Cướp đêm là giặc, ………là quan”
Trang 2Câu 6: 5 chữ cái: Đây là một trong hai giai cấp dưới triều Nguyễn?
3 Gợi ý sản phẩm:
HS trả lời các ô chữ theo hiểu biết mình GV đưa ra đáp án đúng và kết nối các ô chữ để làm tình huống kết nối vào bài mới
B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I Tình hình xã hội và đời sống nhân dân.
1 Mục tiêu: Trình bày được Tình hình xã hội và đời sống nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX
2 Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin SGK, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy :
- Hãy cho biết
- Dưới thời Nguyễn, xã hội được phân chia thành mấy giai cấp?
- Vua quan lúc này như thế nào?
- Ở nông thôn, bọn địa chủ, cường hào như thế nào?
- Tại sao dưới triều Nguyễn diễn ra tình trạng trên?
- Nội dung bài vè đương thời “
Cơm thì chẳng có Rau cháo cũng không Đất trắng ngoài đồng Nhà giàu niêm kín cổng Còn một bộ xương sống
Vơ vất đi ăn mày Ngồi xó chợ lùm cây Quạ kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa Thây thối bên cầu Trời ảm đạm u sầu Cảnh hoang tàn đói rét Dân nghèo cùng kiệt
Kẻ lưu lạc tha phương Người chết chợ chết đường
Là cái thời Tự Đức.”
- Những biểu hiện của cuộc sống khổ cực của nhân dân thời Nguyễn?
- So sánh đòi sống của nhân dân thời Nguyễn với các triều đại trước đó?
- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi để tìm hiểu về tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX Sau đó GV tổ chức cho HS trao đổi
đàm thoại để học sinh hiểu được tại sao dưới triều Nguyễn diễn ra tình trạng trên?(GV gợi ý: * Nhà
Nguyễn ra đời trong bối cảnh như thế nào? Trong bối cảnh ấy nhà Nguyễn đã làm gì để củng cố quyền lực của mình?)
- Sau khi trình bày xong tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX, GV tổ chức cho HS trao đổi đàm thoại
để nêu đời sống nhân dân trong giai đoạn này, so sánh với đời sống nhân dân ở giai đoạn trước
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn
3 Gợi ý sản phẩm:
Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là:
* Dưới thời Nguyễn, xã hội được phân chia thành mấy giai cấp?
- Sự phân chia giai cấp ngày càng rõ rệt:
+ Giai cấp thống trị: Vua quan, địa chủ, cường hào
+ Giai cấp bị trị: Gồm các tầng lớp nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân)
* Vua quan lúc này như thế nào?
- Tệ tham quan ô lại phổ biến
* Ở nông thôn, bọn địa chủ, cường hào như thế nào?.
- Ở nông thôn, địa chủ cường hào hoành hành, ức hiếp nhân dân
* Tại sao dưới triều Nguyễn diễn ra tình trạng trên?
Trang 3- Nhà Nguyễn lên ngôi sau một giai đoạn nội chiến ác liệt, tình hình chính trị- xã hội phức tạp, chế độ phong kiến đang trên bước đường suy tàn Bản thân nhà Nguyễn lại đại diện cho tập đoàn phong kiến thống trị cũ
- Nhà Nguyễn chủ trương duy trì tình trạng kinh tế xã hội cũ, tăng cường tính chuyên chế để bảo
vệ quyền thống trị của mình
* Nội dung bài vè: Đời sống khổ cực của nhân dân ta dười triều Nguyễn.
* Biểu hiện của đời sống khổ cực?
- Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng, lao dịch nặng nề
- Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra
=> Đời sống khổ cực => Phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân
II Phong trào đấu tranh của nhân dân, binh lính và đồng bào các dân tộc ít người.
1 Mục tiêu: Những nét chính về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX về người
lãnh đạo, thời gian, địa bàn, thành phần tham gia, kết quả Từ đó rút ra được đặc điểm của phong trào đấu tranh của nhân dân ở thời kì này, lý giải được nguyên nhân tại sao cả binh lính và đồng bào các dân tộc ít người tham gia khởi nghĩa? Hàng trăm cuộc khỏi nghĩa của nhân dân ta nổ ra dười triều Nguyễn chứng tỏ điều gì?
2 Phương thức:
GV chia HS làm 12 nhóm và yêu cầu HS đọc SGK mục 2, 3 (tr131, 132) kết hợp với quan sát lược đồ phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX và ghi nhớ những nét chính về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta dưới thời Nguyễn
- Thời gian đọc SGK là 7 phút
- Sau khi HS đọc xong SGK, GV yêu cầu HS gấp sách lại và tổ chức cho HS nắm kiến thức bằng trò chơi “Bộ óc thiên tạo” GV đưa ra các câu hỏi liên quan đến các cuộc KN của nhân dân, binh linh và đồng bào dân tộc ít người Nhiệm vụ của các nhòm là đưa ra đáp án Mỗi đáp án đúng được 10 điểm Kết thúc phần chơi, đội có số điểm cao nhất là đội chiến thắng Câu câu hỏi sử dụng trong trờ chơi như sau:
Câu 1 Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân ta đã nổ ra vào năm 1821 ở Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình) sau đó mở rộng hoạt động ra các trấn Hải Dương, An Quảng, cuối cùng bị triều đình nhà Nguyễn dập tắt ở làng Trà Lũ (Nam Định)?
Câu 2 Điền từ còn thiếu vào câu ca dao sau:
“ Trên trời có ông sao Tua,
Ở làng có vua Ba Vành”
Câu 3 Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành bị triều Nguyễn đàn áp vào năm nào?Ở đâu?
Câu 4 Cuộc khởi nghĩa nào đã bùng lên ở vùng Ứng Hòa (Hà Nội) vào năm 1854 sau đó mở rộng ra nhiều nơi khác ở Hà Nội, Hưng Yên
Câu 5 Cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát bị triều đình đàn áp năm nào?
Câu 6 “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”
Siêu và Quát ở câu trên nói về những nhân vật nào?
Câu 7 Quan sát hình ảnh sau và cho biết ông là ai?
Trang 4Câu 8 Cuộc khởi nghĩa do Lê Văn Khôi lãnh đạo bùng nổ vào năm nào và ở đâu?
Câu 9 Thành phần chủ yếu tham gia trong cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi là lực lượng nào? Câu 10 Cuộc khởi nghĩa của lê Văn Khôi bị đàn áp năm nào?
Câu 11 Cuộc nổi dạy của người Tày ở Cao Bằng vào những năm 1833 – 1835 do ai lãnh đạo? Câu 12 Cuộc khởi nghĩa của người Mường ở Hòa Bình và Tây Thanh Hóa với danh nghĩa Phù
Lê vào các năm 1832 – 1838 do ai lãnh đạo?
Câu 13 Trong các năm 1840 – 1848 ở vùng Tây Nam kì đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc nào ở nước ta?
Câu 14 Có khoảng bao nhiêu cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra trong nửa đầu thế kỉ XIX?
Câu 15 Kể tên 6 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Sau khi HS chơi xong, GV đưa ra bảng thồng kê về phong trào đấu tranh của nhân dân, binh lính và đồng bào các dân tộc thiểu số
- GV yêu cầu HS quan sát bảng thống kê và sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi để rút ra đặc điểm của phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ta thời kỳ này? (GV gợi ý: Thời gian, số lượng, thành phần tham gia, kết quả, quy mô)
- GV yêu cầu HS giải thích tại sao cả binh linh và đồng bào dân tộc ít người lại tham gia khởi nghĩa? Hàng trăm cuộc khỏi nghĩa của nhân dân ta nổ ra dười triều Nguyễn chứng tỏ điều gì?
3 Gợi ý sản phẩm
* Đối với các câu hỏi khia tổ chức trò chơi
Câu 1 Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân ta đã nổ ra v ào năm 1821 ở Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình) sau đó mở rộng hoạt động ra các trấn Hải Dương, An Quảng?
- Đáp án: Khởi nghĩa Phan Bá Vành
Câu 2 Điền từ còn thiếu vào câu ca dao sau:
“ Trên trời có ông sao Tua,
Ở làng có vua Ba Vành”.
- Đáp án: Minh Giám
Câu 3 Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành bị triều Nguyễn đàn áp vào năm nào?Ở đâu?
- Đáp án: Bị đàn áp năm 1827, ở làng Trà Lũ (Nam Định).
Câu 4 Cuộc khởi nghĩa nào đã bùng lên ở vùng Ứng Hòa (Hà Nội) vào năm 1854 sau đó mở rộng ra nhiều nơi khác ở Hà Nội, Hưng Yên.
- Đáp án: Khởi nghĩa Cao Bá Quát
Câu 5 Cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát bị triều đình đàn áp năm nào?
- Đáp án: Năm 1855
Câu 6 “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”
Siêu và Quát ở câu trên nói về những nhân vật nào?
- Đáp án: Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát.
Câu 7 Quan sát hình ảnh sau và cho biết ông là ai?
- Đáp án: Cao Bá Quát.
Trang 5Câu 8 Cuộc khởi nghĩa do Lê Văn Khôi lãnh đạo bùng nổ vào năm nào và ở đâu?
- Đáp án: Năm 1833, ở Phiên An (Gia Định)
Câu 9 Thành phần chủ yếu tham gia trong cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi là lực lượng nào?
- Đáp án: Binh lính.
Câu 10 Cuộc khởi nghĩa của lê Văn Khôi bị đàn áp năm nào?
- Đáp án: Năm 1835.
Câu 11 Cuộc nổi dạy của người Tày ở Cao Bằng vào những năm 1833 – 1835 do ai lãnh đạo?
- Đáp án: Nông Văn Vân.
Câu 12 Cuộc khởi nghĩa của người Mường ở Hòa Bình và Tây Thanh Hóa với danh nghĩa Phù
Lê vào các năm 1832 – 1838 do ai lãnh đạo?
- Đáp án: Tù trưởng họ Quách.
Câu 13 Trong các năm 1840 – 1848 ở vùng Tây Nam kì đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc nào ở nước ta?
- Đáp án: Khơ-me
Câu 14 Có khoảng bao nhiêu cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra trong nửa đầu thế kỉ XIX?
- Đáp án: Hơn 400 cuộc.
Câu 15 Kể tên 6 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Đáp án: 1 KN Phan Bá Vành.
2 KN Cao Bá Quát.
3 KN Lê Văn Khôi
4 KN Nông Văn Vân.
5 KN của người Mường ở Hòa Bình.
6 KN của người Khơ-me
- GV đưa ra bảng thông kê:
Tên cuộc KN Thời gian Xuất thân của người
lãnh đạo, lực lượng tham gia
Địa bàn hoạt động Kết quả
Bình, Hải Dương,
An Quảng
Thất bại
Cao Bá Quát 1854 – 1855 Nhà nho – Nông dân Ứng Hòa (Hà
Tây), -> Hà Nội, Hưng Yên
Thất bại
Lê Văn Khôi 1833-1835 Quan lại -
Binh lính, nông dân
Phiên An, Gia Định
Thất bại
Nông Văn Vân 1833-1835 Quan Tri châu -
Người Tày
Tù trưởng Họ
Quách
1832-1838 Tù trưởng – Người
Mường
Hòa Bình, Tây Thanh Hóa
Thất bại
Trang 6* Đặc điểm phong trào đấu tranh của nhân dân ta
- Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền
- Phong trào nổ ra liên tục, số lượng lớn
- Có các cuộc khởi nghĩa quy mô lớn, kéo dài như: KN Phan Bá Vành và KN Lê Văn Khôi
- Kết quả: Thất bại
- Thành phần tham gia: Nông dân, binh lính, các dân tộc ít người
* Tại sao binh lính và các dân tộc ít người trong thời kì này cũng tham gia đấu tranh chống lại nhà Nguyễn?
- Binh lính được tuyển dụng để phục vụ cho triều đình, họ thường phải đi đàn áp các cuộc khỏi nghĩa theo lệnh của triều đình Điều đó khiến nhiều binh sĩ bất bình và đã đứng lên đấu tranh
- Các dân tộc ít người nổi dậy đấu tranh vì:
+ Do ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của nhân dân ta lúc đó
+ Do đời sống của các dân tộc ít người cực khổ
* Hàng trăm cuộc khỏi nghĩa của nhân dân ta nổ ra dười triều Nguyễn chứng tỏ điều gì?
- Triều đình nhà Nguyễn đã thối nát đến cực độ, không quan tâm đến đời sống nhân dân, làm cho cuộc sống các tầng lớp nhân vô cùng cơ cực, mâu thuẫn giai cấp trở nên sau sắc Các cuộc khởi nghĩa
nổ ra làm cho chính quyền nhà Nguyễn sớm muộn cũng nhanh chóng sụp đổ
C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1 Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở
hoạt động hình thành kiến thức về: Tình hình xã hội và đời sống nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX và các
phong trào đấu tranh trong giai đoạn này
2 Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
1 So sánh tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII? Em có nhận xét gì về
đời sống nhân ta trong giai đoạn này so với các triều đại trước?
HS phải nêu được những những nét chính về tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX Từ
đó rút ra nhận xét về đời sống nhân dân ta thời kì này
2 Kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Nguyễn có điểm gì khác? Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào đấu tranh giai đoạn này?
Yêu cầu này nhằm củng cố kiến thức về phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX
3 Gợi ý sản phẩm:
1 So sánh tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII? Em có nhận xét gì về đời sống nhân ta trong giai đoạn này sovới các triều đại trước?
- Giống nhau :+ Chính quyền trung ương không thể ngăn chặn được sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Giai cấp thống trị ra sức cướp đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nhân dân hết sức Đời sống của nhân dân hết sức khổ cực
+ Mâu thuẫn trong xã hội, mà chủ yếu là mâu thuân giữa nông dân với giai cấp thống trị gồm vua quan, địa chủ, cường hào trở nên hết sức gay gắt
- Khác nhau :khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội gay gắt ở thế kỉ XVIII nổ ra vào thời kì tập đoàn phong kiến Lê — Trịnh - Nguyễn đang đi vào giai đoạn cuối Trong khi đó, mâu thuẫn xã hội dưới triều
Trang 7Nguyễn đã hết sức gay gắt, ngay sau khi nhà Nguyễn mới thành lập Đấy là điều hiếm xảy ra ở các triều đại trước đó
* Đời sống nhân dân:
- Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng, lao dịch nặng nề
- Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra
=> Đời sống khổ cực hơn so với các triều đại trước => Phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân
2 Kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân thời Nguyễn có điểm gì khác? Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào đấu tranh giai đoạn này?
- KN Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, An Quảng
- KN Cao Bá Quát nổ ra ở Ứng Hòa (Hà Tây), -> Hà Nội, Hưng Yên
- KN Lê Văn Khôi ở Phiên An, Gia Định
- KN Nông Văn Vân ở Cao Bằng
- KN của người Mường ở Hòa Bình, Tây Thanh Hóa
- KN của người Khơ-me ở Tây Nam Kì
* So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nông dân thời Nguyễn có điểm gì khác ?
- Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền
- Phong trào nổ ra liên tục, số lượng lớn
- Quy mô lớn, có cuộc KN kéo dài như: KN Phan Bá Vành và KN Lê Văn Khôi
- Thành phần tham gia: Nho sĩ, quan lại, nông dân, binh lính, các dân tộc ít người
* Nguyên nhân thất bại, của phong trào đấu tranh giai đoạn này?
- Phong trào còn phân tán, thiếu sự liên kết
- Thiếu người chỉ huy tài giỏi
- Triều đình nhà Nguyễn đàn áp dã man
* Ý nghĩa lịch sử: các cuộc đấu tranh là phản ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân trước những chính sách hà khắc và những nỗ lực kinh tế kém hiệu quả của nhà Nguyễn.+ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là giai cấp địa chủ phong kiến.+ để lại nhưng bài học xương máu sâu sắc cho những cuộc khởi nghĩa chống kẻ thù dân tộc-thực dân Pháp xâm lược- nở rộ sau này
D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1 Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề
mới trong học tập và thực tiễn về:
- Trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng đất nước
2 Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
1 Nếu em là một người giữ trọng trách ở triều Nguyễn, em sẽ làm gì để ổn định tình hình xã hội lúc
đó?
3 Gợi ý sản phẩm:
1 Nếu em là một người giữ trọng trách ở triều Nguyễn, em sẽ làm gì để ổn định tình hình xã hội lúc
đó?
- Quan tâm chăm lo đến đời sống nhân dân
- Chú trọng phát triển kinh tế, có nhiều chính sách cho phát triển kinh tế như đê điều, giống cây trồng, vật nuôi…
- Đoàn kết với các dân tộc ít người
Trang 8- Nghiêm khắc trừng trị bọn quan lại nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân.
E HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Nhằm giúp những HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm các nội dung, nhân vật lịch sử có
liên quan đến bài học
1 Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học như: Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, cuộc
KN của Cao Bá Quát, Cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi
2 Sưu tầm thơ ca về tình hình xã hội và đời sống nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX
- GV hướng dẫn các em có thể lựa chọn một trong số các nội dung dưới đây để tìm hiểu
- HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh…)
- HS chia sẻ với bạn bè bằng việc: trao đổi sản phảm cho bạn, trưng bày, triển lãm sản phẩm, gửi thư điện tử…
- Đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…