1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế Âu tàu - Chương 14

2 444 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 183,14 KB

Nội dung

Âu tàu là công trình thủy công đưa tàu bè qua nơi có mực nước chênh lệch bằng cách cho tàu vào trong buồng âu và thay đổi mực nước trong buồng âu cân bằng dần dần với mực nước thượng, hạ lưu. K

Trang 1

Chương 14: Thiết bị bến của âu và kênh dẫn

Chương 14

THIẾT BỊ BẾN CỦA ÂU VÀ KÊNH DẪN

14.1 Ở trên các âu và kênh dẫn để buộc tàu bè cần phải có thiết bị bến: trụ buộc tàu, các vòng (móc) buộc tàu di động và cố định

14.2 Các trụ và vòng (móc) phải được tính với tải trọng bằng lực kéo đứt dây cáp buộc tàu, có đường kính không lớn hơn 15,5mm đối với lực buộc tàu bằng 5 và 8T (với lực kéo đứt là 13,7T) và đường kính không lớn hơn 22mm - đối với lực buộc tàu bằng 8T (với lực kéo đứt là 25T)

Khi tính trụ buộc tàu thì lực kéo đứt dây cáp thuộc về những tải trọng chủ yếu, còn đối với các móc di động - thuộc về những tải trọng đặc biệt

14.3 Các vòng (móc) di động nên làm theo kiểu phao

14.4 Khi bố trí các vòng (móc) kiểu phao phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:

a) Vòng (móc) cần làm trong điều kiện dao động mực nước thông tàu trong buồng âu lớn hơn 6m ;

b) Vòng (móc) không được nhô ra khỏi mặt tường buồng âu, phải chuyển động tự do theo các cái dẫn hướng khi mực nước thay đổi và phải có các thiết bị để treo; c) Độ vượt cao trên mặt nước của chân buộc cáp vào vòng hoặc của móc (ở trạng thái không chịu tải) phải tương ứng với độ vượt cao của chân cột buộc cáp của các tàu tính toán trong trạng thái đầy hàng, áng chừng có thể lấy độ vượt cao bằng 1,6 ÷ 2m (đối với âu loại I và II)

d) Góc ngoài của khe lõm đặt vòng (móc) trên toàn bộ chiều cao phải được bảo vệ bằng lớp áo kim loại

Hình dạng của khe lõm trên mặt bằng phải được lựa chọn theo điều kiện sao cho không để dây cáp sát vào tường khi góc giữa hướng dây cáp và trục dọc của âu lớn hơn 150

e) Khe lõm của vòng (móc) phải có lắp đậy Vị trí trên cùng của vòng (móc) được giới hạn bởi dầm tì đặt ở trên nắp Dầm tì phải tháo lắp được để có thể lấy vòng (móc) ra khỏi khe lõm khi sửa chữa Vị trí dưới cùng của vòng (móc) cũng được giới hạn bởi dầm đỡ

g) Khi dao động mực nước trong buồng âu lớn hơn 10m vòng (móc) phải được chiếu sáng

h) Để có thể buộc được tàu có thành cao khi không chở hàng, đề nghị dùng loại vòng móc có móc thẳng đứng (bổ sung thêm và móc nằm ngang)

14.5 Khi cần thiết phải nâng cao khả năng thông tàu của âu, đề nghị dùng các thiết bị để tăng nhanh việc dắt và hãm các bè và các tàu không tự hành (đầu máy chạy bằng điện, tời điện )

14.6 Các trụ buộc tàu phải được bố trí trên các tường hướng tàu ở cả hai bên âu và theo các tuyến bến

Vị trí đặt các trụ ở buồng âu phải được chọn có xét đến việc phân chia tường ra từng đoạn, còn trên các kênh dẫn - có xét đến vị trí các cọc đỡ của tuyến bến, sao cho khoảng cách giữa các trụ buộc tạm kề nhau không lớn hơn nửa chiều dài của tàu tính toán và không vượt quá 35m

14-1

Trang 2

Chương 14: Thiết bị bến của âu và kênh dẫn

14.7 Vòng (móc) kiểu di động phải được thiết kế ở các buồng âu có tường bằng bê tông cốt thép, và phải được bố trí gần các trụ buộc tàu

Vòng (móc) kiểu cố định chỉ được làm ở các công trình bến, các vòng (móc) được bố trí cách nhau 1,5m theo chiều cao

14.8 Trên các tường bê tông và bê tông cốt thép và tường bằng cừ thép các trụ buộc tàu phải bố trí càng gần mặt tường càng tốt nhưng phải đảm bảo sao cho thân trụ không nhô ra khỏi mặt phẳng của lan can, trên các tường gỗ xếp theo kiểu cũi lợn được phép bố trí trụ buộc tàu ở khoang thứ 2 kể từ mặt ngoài của tường Ở các vị trí đặt trụ buộc tàu làn can phải đứt đoạn, những khoảng đứt đoạn đó phải có vật chắn tháo và lắp được

Đối diện với mỗi trụ buộc tàu, mặt ngoài phía trên tường âu và lan can, ở chỗ gập khúc của dây cáp và ở hai bên của các khoảng trống đứt đoạn phải được bảo vệ bằng lớp áo kim loại có dạng lượn cong

14-2

Ngày đăng: 17/10/2012, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN