Mục đích nghiên cứu - Thứ nhất, hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận về quản lý vốn, quản lý tài sảntại DN, đặc biệt là việc quản lý vốn, tài sản tại các TCT XDGT tronggiai đoạn chuyển đổi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN
TẢI
NGUYỄN NGỌC SƠN
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY
XÂY DỰNG GIAO THÔNG
Chuyên ngành : Kinh tế Xây dựng
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH
TẾ
Trang 2Hà Nội - 2015
Trang 3Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh
Phản biện 1: GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành
Phản biện 2: PGS.TS Đinh Đăng Quang
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Bá Uân
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án, họp tại
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2015
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài MỞ ĐẦU
Trong ngành giao thông vận tải, vị trí chủ chốt về xây dựng các côngtrình giao thông thuộc về các tổng công ty xây dựng giao thông (TCTXDGT) Trong thời gian vừa qua, việc chuyển đổi mô hình hoạt động từcác doanh nghiệp nhà nước (Nhà nước sở hữu 100% vốn) sang hoạt độngtheo mô hình công ty mẹ - công ty con (hình thức đa sở hữu mà công ty mẹchiếm tỷ lệ vốn trên 50%), trước khi chuyển đổi sang hoạt động theo môhình công ty cổ phần (hoạt động theo luật doanh nghiệp) đòi hỏi công tácquản lý vốn và tài sản phải theo kịp sự thay đổi của mô hình hoạt động này
Vì vậy, việc tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty xây dựng giao thông” để nghiên cứu là rất cần thiết.
2 Mục đích nghiên cứu
- Thứ nhất, hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận về quản lý vốn, quản lý tài sảntại DN, đặc biệt là việc quản lý vốn, tài sản tại các TCT XDGT tronggiai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động từ TCT nhà nước sang hoạt độngtheo mô hình công ty mẹ-con
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn, quản lý tài sản tại
07 TCT XDGT thuộc Bộ GTVT, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫnđến những hạn chế trong quản lý vốn và tài sản tại các TCT
- Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn vàtài sản trong các TCT XDGT, đồng thời có những kiến nghị với Nhànước, với Bộ GTVT và với chính các TCT nhằm thực thi các giải pháp đó
3 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn liênquan đến quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp nói chung và của TCTXDGT thuộc Bộ GTVT nói riêng
Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý vốn và tài sản tại các TCTXDGT được giới hạn trong 07 TCT XDGT có quy mô lớn, chuyên ngànhchính là xây dựng các công trình giao thông thuộc Bộ GTVT trong giaiđoạn từ năm 2011-2013 và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sảntrong các TCT XDGT thuộc Bộ GTVT từ nay đến năm 2020 và tầm nhìndài hạn đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận án, tácgiả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng vàmột số phương pháp khác như phân tích thống kê, so sánh, phương pháptổng hợp vấn đề, phân tích ảnh hưởng của nhân tố, đồ thị và một số phươngpháp của thống kê học và toán học
4
Trang 55 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1.Ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về
quản lý vốn và tài sản tại các doanh nghiệp; đã đưa ra các giải pháp phùhợp có cơ sở khoa học để hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các TCTXDGT theo mô hình hoạt động mới
5.2.Ý nghĩa thực tiễn: Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lí vốn và tài
sản tại các TCT, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý vốn vàtài sản, tác giả đã chỉ ra được những hạn chế trong quản lý vốn và tài sản của
07 TCT XDGT thuộc Bộ GTVT, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản
lý vốn và tài sản của các TCT, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao
6 Kết cấu của luận án
Luận án chia thành 04 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp.Chương 3: Thực trạng quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công tyxây dựng giao thông
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổngcông ty xây dựng giao thông
7 Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa và làm phong phú thêm lý luận về quản lý vốn và tài sảndoanh nghiệp, trong đó: Đã đưa ra khái niệm đầy đủ về quản lý vốn và tàisản của doanh nghiệp; đã làm rõ sự chuyển hóa dòng tiền giữa VCĐ vàVLĐ trong doanh nghiệp; đã hệ thống hóa các nhóm chỉ tiêu phân tích tìnhhình quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp cũng như các nhân
tố tác động tới quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn và tài sản trong các TCTXDGT, giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động, trong đó luận án nêu bậtnhững thành công và chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý vốn và tàisản trong các TCT XDGT Đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại,hạn chế và các nhân tố tác động trong quản lý vốn và tài sản trong các TCTXDGT
- Đề xuất 04 nhóm giải pháp có tính khả thi về hoàn thiện công tác quản
lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT, bao gồm nhóm giải pháp hoànthiện quản lý VCĐ và TSLĐ; nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý VCĐ
và TSCĐ; nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn và nhóm giảipháp tái cơ cấu Tổng công ty
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ
TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu nhiều luận án và công trình khoa học đã công bố của các tácgiả trong nước chỉ ra rằng đã có một số luận án nghiên cứu về quản lý tàichính, quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp nói chung và của các TCTnhà nước nói riêng Tuy nhiên, chưa có luận án nào nghiên cứu trực tiếpvào vấn đề quản lý vốn và tài sản của các TCT XDGT sau khi đã cổ phầnhóa Đây là chỗ trống để tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu
1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Phần này tác giả đề cập tới một số các công trình nghiên cứu ở nướcngoài liên quan đến quản lí vốn, quản lí tài sản cũng như vấn đề quản línguồn vốn của doanh nghiệp Việc phân tích các nghiên cứu cũng như cáckết quả từ các nghiên cứu này giúp cho tác giả luận án có thêm những luận
cứ cần thiết khi đề xuất các giải pháp trong luận án này
1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý vôn và tài sản
Từ những kết quả đạt được (mục 1.3.1) và những tồn tại, hạn chế (mục1.3.2) trong các nghiên cứu về quản lý vốn và tài sản của các tác giả trong
và ngoài nước, có thể nói rằng, chủ đề quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp
đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu, theo nhiều khía cạnh và
phạm vi khác nhau Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng trống cần tiếp tục được nghiên cứu, đó là quản lý vốn và tài sản tại các TCT XDGT, đặc biệt
là những vấn đề đặt ra về quản lí vốn và tài sản sau công tác cổ phần hóa.
Do đó, đề tài luận án: “Hoàn thiện quản lý vốn và tài sản trong các Tổng công ty xây dựng giao thông” có chỗ đứng riêng, kế thừa nhưng không
trùng lặp với các luận án, công trình khoa học trước đó
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG
DOANH NGHIỆP 2.1 Khái quát về tài sản và vôn của doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm tài sản và vốn
Mục này tác giả đề cập đến các khái niệm tài sản và các đặc trưng củatài sản, khái niệm vốn và quá trình lưu chuyển vốn, khái niệm nguồn vốnkinh doanh
2.1.2 Phân loại vốn và tài sản
Trang 7chuyển vốn:
Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Phân loại vốn theo đặc luân chuyển Phân loại vốn theo nguốn hình thành Phân loại vốn dưới góc độ vật chất Phân loại dựa vào thời gian đầu tư Phân loại dựa vào hình thái biểu hiện
Vốn vay, vốn liên doanh liên kết Vốn tín dụng
Vốn trung hạn
Vốn dài hạn
Vốn hữu hình
Vốn vô hình
Phân loại nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Theo tính chất sở hữuTheo thời gian huy động và sử dụng vốnTheo phạm vi huy động vốn
Nguồn vốn thường xuyênNguồn vốn tạm thờiNguồn vốn bên trongNguồn vốn bên ngoài
Nợ phải trảNguồn vốn chủ sở hữu
2.1.2.1 Phân loại vốn
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp dùng vào SXKD có thể được phân
loại theo nhiều cách khác nhau Trong luận án tác giả đã trình bày một số
cách phân loại chủ yếu, trong đó đi sâu cách phân loại theo đặc điểm luân
Sơ đồ 2.1 Phân loại vôn kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.2.2 Phân loại nguồn vốn kinh doanh
Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau Trong luận án đã phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp
theo 3 tiêu chí sau:
Sơ đồ 2.3 Phân loại nguồn vôn kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 82.1.2.3.Phân loại tài sản
Tài sản của doanh nghiệp có thể được phân loại theo đặc điểm luânchuyển, theo thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi Nếu phân loại tài sảntheo đặc điểm luân chuyển, tài sản phân thành TSCĐ và TSLĐ Còn khiphân loại tài sản theo thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, tài sản phânthành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
2.2 Khái quát về quản lí vôn và tài sản trong doanh nghiệp
2.2.1 Khái niệm và nội dung của quản lí vốn và tài sản
2.2.1.1 Khái niệm quản lí vốn và tài sản
Kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong luận án tác giả đã
đưa ra khái niệm đầy đủ về quản lý vốn và tài sản: Quản lý vốn và tài sản trong các DN là tổng thể các tác động có hệ thống vào quá trình tổ chức, điều hành việc hình thành, sử dụng và thay thế tài sản và vốn của DN thông qua việc vận dụng linh hoạt các hình thức, công cụ và phương pháp quản lý thích hợp nhằm vừa đạt được mục tiêu đặt ra trong quá trình SXKD trước mắt, vừa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của DN và của cộng đồng 2.2.1.2 Nội dung của quản lí vốn và tài sản
Nội dung của quản lí vốn và tài sản được chia thành 3 nội dung cơ bản
Thứ nhất, triển khai các nghiệp vụ, phương pháp trực tiếp tác động vào
quá trình huy động cũng như sử dụng vốn và tài sản hay nói cách khác đó
là việc thực hiện cơ chế quản lí vốn và tài sản Ở đây, doanh nghiệp cầnxây dựng một số cơ chế quản lí vốn và tài sản cụ thể gồm:
- Cơ chế huy động và tạo lập vốn kinh doanh, bao gồm các phươngpháp, hình thức và công cụ để khai thác, huy động các nguồn vốn kinhdoanh cho doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ phải tìm câu trả lời cho các câuhỏi: lấy vốn từ đâu, huy động vốn như thế nào cho hiệu quả, các chi phí cơhội phải trả cho việc có được nguồn vốn kinh doanh là gì…
- Cơ chế sử dụng vốn kinh doanh, bao gồm các phương pháp quản lý, sửdụng tài sản, tiền vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp sao cho tiết kiệm
và có hiệu quả cao nhất Doanh nghiệp sẽ phải quan tâm đến nguồn vốn huyđộng được sẽ được sử dụng làm gì và sử dụng như thế nào Chẳng hạn vốn
để mua sắm thiết bị tài sản cho doanh nghiệp như thế nào, và các trang thiết
bị, tài sản sẽ được sử dụng, vận hành như thế nào, phần trả lương cho laođộng là bao nhiêu, phần vốn bị chiếm dụng bởi ai hay nợ phải trả cho ai…
Thứ hai, thực hiện các biện pháp tác động vào các nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình huy động cũng như sử dụng vốn và tài sản Việc quản lí vốn
Trang 9Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ
và tài sản không chỉ bao gồm những vấn đề trực tiếp liên quan đến việc huyđộng và sử dụng vốn và tài sản như thế nào, tức là các biện pháp, cách thức
cụ thể hay cơ chế huy động và sử dụng vốn Quản lí vốn và tài sản cònđược thể hiện thông qua các biện pháp tác động vào các nhân tố tác độngđến quá trình huy động cũng như sử dụng vốn và tài sản để từ đó tối đa hóalợi nhuận cho DN
Thứ ba, đánh giá hiệu quả huy động, sử dụng vốn và tài sản Đây là một
nội dung không thể thiếu trong công tác quản lí vốn và tài sản của doanhnghiệp Theo đó, các doanh nghiệp cần phải dựa trên các chỉ tiêu, tiêu chí đãđặt ra để đánh giá việc huy động nguồn vốn kinh doanh và sử dụng các loạivốn và tài sản có hiệu quả hay không, từ đó rút ra những kinh nghiệm trongviệc cải thiện nội dung đầu tiên của quản lí vốn và tài sản, tức là cải thiện cơchế quản lí vốn và tài sản cũng như xem xét các nhân tố tác động tới cơ chếnày
2.2.2 Phân loại quản lí vốn và tài sản
Trong luận án này, tác giả chỉ đi sâu phân loại quản lý vốn và tài sảntheo đặc điểm luân chuyển, nghĩa là phân thành 2 loại: Quản lý VCĐ vàTSCĐ (mục 2.2.2.1) và quản lý VLĐ và TSLĐ (mục 2.2.2.2) Cùng với đó,quản lý huy động nguồn vốn kinh doanh (mục 2.2.2.3) cũng được tác giảtrình bày trong luận án, tạo nên cách nhìn toàn diện hơn khi phân tích thựctrạng quản lý vốn và tài sản trong các TCT XDGT tại chương 3
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp
Trong luận án đã trình bày đầy đủ công thức tính toán, ý nghĩa của cácthành phần trong công thức cũng như ý nghĩa của từng chỉ tiêu đánh giáhiệu quả huy động, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp, bao gồm:
2.2.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp a) Hệ số tự tài trợ (hệ số vốn chủ sở hữu)
b) Hệ số nợ
2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ
Hiệu suất sử dụng VCĐHiệu suất sử dụng TSCĐHàm lượng sử dụng VCĐ
Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ
Sơ đồ 2.10 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ
Trang 102.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tài sản lưu
2.3.1 Các nhân tố tác động đến quản lí vốn cố định và TSCĐ
Trong luận án xem xét 5 nhân tố chính là: Các chính sách vĩ mô của nhànước (mục 2.3.1.1); Tác động của thị trường và môi trường kinh doanh (mục2.3.1.2); Tiến bộ khoa học kỹ thuật (mục 2.3.1.3); Ngành nghề và đặc điểmkinh doanh (mục 2.3.1.4); Trình độ tổ chức quản lý, trình độ lao động và ýthức trách nhiệm (mục 2.3.1.5)
2.3.2 Các nhân tố tác động đến công tác quản lí vốn lưu động và tài sản lưu động
Trong luận án xem xét 6 nhân tố chính sau đây: Thị trường tài chính(mục 2.3.2.1); Các yếu tố của thị trường (mục 2.3.2.2); Môi trường tự nhiên
và chu kỳ sản xuất kinh doanh (mục 2.3.2.3); Khả năng quản lý của cácTCT (mục 2.3.2.4); Quy mô vốn và tài sản của các doanh nghiệp (mục2.3.2.5); Trang bị kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý (mục 2.3.2.6)
Kết luận chương 2
Nội dung nghiên cứu của tác giả tại chương 2 đã góp phần làm sáng tỏ
lý luận về nội dung, vai trò cùng những nhân tố tác động và các chỉ tiêuđánh giá việc quản lý vốn và tài sản trong các doanh nghiệp, đặc biệt đãđưa ra khái niệm đầy đủ về quản lý vốn và tài sản trong các DN
Nghiên cứu cho phép khẳng định nội dung quan trọng nhất trong côngtác quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp là quản lý vốn cố định và tài sản cốđịnh, quản lý vốn lưu động và tài sản lưu động
Trang 11CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG 3.1 Tổng quan về các Tổng công ty xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướngChính phủ về việc thành lập thí điểm các TCT, Bộ GTVT đã thành lập 7TCT hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông
Trong quá trình hoạt động, các TCT đều tập trung hoạt động sản xuấtkinh doanh và đầu tư công nghệ, kỹ thuật mới cho ngành nghề chính, ngànhnghề truyền thống, là thế mạnh, tạo nên thương hiệu cho các doanh nghiệpxây dựng giao thông; đồng thời cũng tận dụng các cơ hội thích hợp để đadạng hóa ngành nghề, tạo nên thế mạnh mới cho doanh nghiệp
Nghiên cứu chỉ ra rằng: Việc sử dụng và quản lý vốn, tài sản của cácTổng công ty chưa hiệu quả, công nghệ sản xuất thi công còn chậm đổi mới,thiếu tính minh bạch về mặt kinh tế
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh và mô hình hoạt động của các TCT
Hiện nay, các TCT XDGT hoạt động kinh doanh trên 03 lĩnh vực chủyếu: Tổng thầu thiết kế, thi công các loại công trình giao thông, sản xuấtcung ứng vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, dịch vụ đào tạo côngnhân kỹ thuật, nghiệp vụ
Mô hình hoạt động của các TCT xây dựng thuộc Bộ GTVT là mô hìnhTCT nhà nước 3 cấp (kể từ năm 2013 trở về trước) Dưới TCT là các công
ty, dưới các công ty là các Xí nghiệp, các đội thi công Những đơn vị nàythường thực hiện chuyên môn hóa trong hoạt động xây dựng theo loại hìnhcông việc đặc thù
3.2 Thực trạng quản lý vôn và tài sản tại các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải
3.2.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của các TCT
Số liệu thống kê và kết quả tính toán của tác giả cho thấy: Trong giaiđoạn 2011-2013 tốc độ tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn so với tốc độ tănggiá vốn Điển hình là Cienco 1 Điều này chứng tỏ chi phí của doanhnghiệp bỏ ra rất cao, một phần do chi phí đầu vào tăng, một phần khác là docông tác quản lý chi phí của các TCT chưa chặt chẽ, lãng phí NVL, quản lýlao động kém và sử dụng tài sản chưa hiệu quả dẫn tới năng suất kém, tăngchi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay Tóm lại, các doanh nghiệp giao thônghiện nay dù đang rất nỗ lực tăng trưởng doanh thu nhưng công tác quản lýchi phí lại rất kém dẫn tới kết quả kinh doanh không mấy khả quan
Trang 123.2.2 Khái quát tình hình biến động tài sản của các Tổng công ty xây dựng giao thông
Trong giai đoạn 2011-2013, tổng tài sản của các TCT có sự biến động rõ rệt
Bảng 3.3 Giá trị tổng tài sản của 7 tổng công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
TCT 2011 2012 2013
2012 so với 2011 2013 so với 2012 Chênh
lệch % Chênh lệch %
Thăng Long 1,262,831 1,328,790 1,778,175 65,959 5.22 449,385 33.82Cienco 1 5,270,975 5,214,088 5,186,453 (56,887) -1.08 (27,635) -0.53Cienco 4 1,798,602 2,242,857 4,271,567 444,255 24.70 2,028,710 90.45Cienco 5 1,138,128 1,102,293 1,260,334 (35,835) -3.15 158,041 14.34Cienco 6 1,283,018 1,385,846 1,710,468 102,828 8.01 324,622 23.42Cienco 8 3,091,602 3,062,395 2,581,831 (29,207) -0.94 (480,564) -15.69Đường Thuỷ 1,890,281 1,743,210 1,890,860 (147,071) -7.78 147,650 8.47
(Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các TCT)
Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy:
Một số TCT có mức độ đầu tư vào tài sản rất cao (TCT xây dựng ThăngLong, Cienco 4…) Các TCT khác thì có xu hướng tăng giảm tương đốinhẹ, chẳng hạn như Cienco 5: năm 2013 chỉ tăng thêm 14.34% so với năm
2012 và đạt mức 1.260 tỷ đồng giá trị tổng tài sản
Tổng tài sản của các TCT đều tăng chứng tỏ các TCT đang mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh, cũng như đang thay đổi về quy mô tài chính củamình Tuy nhiên, đó chỉ đơn thuần là sự thay đổi về số lượng mà chưa giảithích gì về hiệu quả và chất lượng tài chính
Phân tích cơ cấu tài sản theo thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi theo 2loại tải sản ngắn hạn và tài sản dài hạn ở phần tiếp theo (bảng 3.4) sẽ giúp lígiải điều này
Bảng 3.4 Cơ cấu tài sản theo theo thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi
tại 7 TCT giai đoạn 2011-2013
Trang 13Theo số liệu tổng hợp ở bảng 3.4 cho thấy, tài sản ngắn hạn chiếm tỷtrọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, thường chiếm khoảng từ
70 -80% Kết hợp với xu hướng tăng tổng tài sản ở bảng trên thì ở đây tathấy rõ hầu hết tổng tài sản tăng là do tăng tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạnchỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ
Việc duy trì quá nhiều tài sản ngắn hạn mà đặc biệt đối với các doanhnghiệp xây dựng công trình giao thông thì chủ yếu tập trung vào hàng tồnkho và khoản phải thu khách hàng…Đây là hai khoản mục rất kém về khảnăng thanh khoản, trong khi TSCĐ cần thiết cho việc thực hiện dự án lạichiếm tỷ trọng nhỏ khiến cho các TCT rất dễ rơi vào tình trạng khó khăn vềtài chính
3.2.3 Thực trạng quản lí vốn cố định và tài sản cố định trong các Tổng công ty
Trên cơ sở số liệu tài chính của các TCT, tác giả tiếp tục đi sâu phântích công tác quản lý và đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, TSCĐ thông quamột số chỉ tiêu
3.2.3.1 Công tác quản lí VCĐ và TSCĐ
a) Quản lí tình hình tăng giảm giá trị TSCĐ
Bảng 3.5 Tình hình tăng giảm TSCĐ tại 7 TCT giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
TCT 2011 2012 2013
2012 so với 2011 2013 so với 2012 Chênh
lệch %
Chênh lệch %
Thăng
Long 21,757 20,136 54,614 (1,621) -7.45 34,478 171.23Cienco 1 825,144 767,873 694,240 (57,271) -6.94 (73,633) -9.59Cienco 4 635,661 681,061 1,459,562 45,400 7.14 778,501 114.31Cienco 5 42,723 171,250 325,485 128,527 300.84 154,235 90.06Cienco 6 31,442 63,391 303,391 31,949 101.61 240,000 378.60Cienco 8 169,156 139,687 134,795 (29,469) -17.42 (4,892) -3.50Đường
Thuỷ 507,732 413,189 435,364 (94,543) -18.62 22,175 5.37
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Trang 14Theo như phân tích ở trên, thì TSCĐ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốntrong cơ cấu tổng tài sản Một đặc điểm dễ nhận thấy ở các TCT xây dựngcông trình giao thông là TSCĐ luôn có hàm lượng vốn lớn.Tuy nhiên, hầuhết các doanh nghiệp này thường có tình trạng như: TSCĐ mua với vốn lớn
và có công suất lớn nhưng lại sử dụng trong công trình có quy mô nhỏ hoặccho hoạt động đầu tư khác Vì vậy, việc tăng lên của TSCĐ chưa hẳn đã làmột tín hiệu tốt đối với các doanh nghiệp này Nhìn trên sổ sách của các TCTcho thấy TSCĐ nhiều nhưng thực tế lại không được sử dụng để phục vụ thicông các công trình làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
b) Quản lí tình hình tăng giảm giá trị VCĐ
Bảng 3.6 Tình hình tăng giảm VCĐ tại 7 TCT giai đoạn 2011-2013
lệch %
Chênh lệch %
Thăng
Long 244,702 237,736 286,744 (6,966) -2.85 49,008 20.61Cienco 1 2,293,770 2,085,865 2,159,499 (207,905) -9.06 73,634 3.53Cienco 4 1,042,894 1,144,061 2,043,510 101,167 9.70 899,449 78.62Cienco 5 79,073 486,176 691,941 407,103 514.84 205,765 42.32Cienco 6 439,883 591,831 831,831 151,948 34.54 240,000 40.55Cienco 8 1,022,011 894,174 899,065 (127,837) -12.51 4,891 0.55Đường
Thuỷ 1,691,552 1,416,543 1,551,649 (275,009) -16.26 135,106 9.54
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các Tổng công ty)
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm xây dựng hay lắpđặt các TSCĐ của DN đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền Số vốn đầu tưứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vôhình tạo nên VCĐ của DN Xu hướng biến động của VCĐ cùng chiều với
xu hướng biến động của TSCĐ như ở Cienco 4, Cienco 6 và Cienco 5.Như đã đề cập ở trên, việc tăng VCĐ đã không mang lại hiệu quả chodoanh nghiệp do tình trạng đầu tư tràn lan không đúng mục đích cũng như
sử dụng các thiết bị không phù hợp với đặc điểm công trình Điều này dẫnđến tình trạng lãng phí trong việc sử dụng cũng như rất khó để thu hồi đủvốn dẫn đến mất vốn