Đặc biệt đối với giáo viên THCS cần phải biết cách hướngdẫn, gợi ý giúp học sinh biết nâng cao tính sáng tạo họa tiết trang trí thì học sinhcó đủ tự tin hơn trong học vẽ trang trí.. về t
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ 2017
Trang 2Nâng cao tính sáng tạo hoạ tiết trong phân môn Vẽ trang trí là một trongnhững vấn đề không thể thiếu được trong việc dạy-học mĩ thuật đối với giáoviên và học sinh THCS Sáng tạo hoạ tiết giúp cho người học tính độc lập suynghĩ về một họa tiết vừa nắm bắt được cấu trúc, hình dáng của sự vật để vẽ trangtrí đồng thời rèn luyện óc quan sát, kĩ năng ghi chép tốt tạo cảm xúc trong quátrình vẽ trang trí Đặc biệt đối với giáo viên THCS cần phải biết cách hướngdẫn, gợi ý giúp học sinh biết nâng cao tính sáng tạo họa tiết trang trí thì học sinh
có đủ tự tin hơn trong học vẽ trang trí Trong phần này nhằm cung cấp một sốkiến thức chung về cách hướng dẫn cho học sinh nâng cao sáng tạo hoạ tiết giúpngười học hiểu được khái niệm, mục đích, vai trò của việc sáng tạo trong dạy -học phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS Giới thiệu một số cách thức nângcao tính sáng tạo cơ bản về hoa lá, động vật, đồ vật giúp người dạy và ngườihọc hiểu biết đầy đủ về phân môn, từ đó xác định nhiệm vụ dạy-học tốt hơn
- Cần hiểu được mục đích, vai trò của việc nâng cao tính sáng tạo hoạ tiết ởphân môn Vẽ trang trí trong dạy-học mĩ thuật
- Nắm được cách sáng tạo họa tiết cơ bản thông qua đường nét, hình khối, màusắc của sự vật trong tự nhiên
- Việc nâng cao tính sáng tạo họa tiết trong trang trí giúp cho học sinh phát triển
tư duy, tính độc lập suy nghĩ và tích cực hơn nữa trong việc học phân môn Vẽtrang trí Ngoài ra các em còn biết vận dụng vào các bài vẽ trang trí đạt kết quảtốt hơn
Trang 3II: NỘI DUNG
1 Nâng cao tính sáng tạo hoạ tiết trang trí
Phần lớn trong quá trình dạy-học phân môn Vẽ trang trí các em thường gópnhặt, sao chép các họa tiết có sẵn trên sách , báo và thông tin trên mạng chứ các
em chưa tự giác suy nghĩ và chưa biết cách sáng tạo nên họa tiết trang trí tốtcho bài vẽ của mình Nghệ thuật trang trí là một phần không thể thiếu trong việcgiáo dục thẩm mĩ cho học sinh nói chung và chương trình mĩ thuật bậc THCSnói riêng Đối với người dạy và người học cần phải nắm vững kiến thức cơ bản
Trang 4về trang trí mới phát huy và nâng cao được năng lực sáng tạo, óc thẩm mĩ vốn có trong mỗi
người và uốn nắn được thị hiếu cho đúng hướng
- Giáo viên cần phải biết gợi ý, hướng dẫn cho học sinh biết cách nâng cao tính sáng tạohọa tiết trang trí theo suy nghĩ và tính độc lập suy nghĩ của mình, nhưng chú ý đến nội dungbài dạy, đối tượng học sinh để đưa họa tiết hướng dẫn cho phù hợp Cần phải hướng dẫn từngbước cụ thể, cũng tùy thuộc vào nội dung bài mà chọn họa tiết hướng dẫn cách vẽ và cáchsáng tạo hoạ tiết Giáo viên có thể chọn những họa tiết trang trí cho từng bài đồng thời gợi ý
và hướng dẫn cho học sinh tự tìm tòi và sáng tạo hoạ tiết để đưa vào bài trang trí của mình saocho hợp lí Tuyệt đối giáo viên không vẽ trên bảng để các em vẽ theo mà để học sinh tự suynghĩ và tự sắp xếp nội dung bài tập theo cảm xúc của mình qua đó cũng tập dần dần cho các
em cách nhìn, cách nghĩ và tính sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình
- Giáo viên gợi ý cho học sinh thông qua đường nét, đặc điểm cơ bản của sự vật bằngnhiều cách, thông qua các dạng hình hình học như hình vuông, hình tròn, đường gấp khúc…hay sự kết hợp hài hòa giữa các đường đó lại với nhau Có thể vẽ minh họa trực tiếp lên bảngcho học sinh quan sát, trong quá trình minh họa vừa vẽ vừa phân tích về hình dáng, cấu trúc,cách sắp xếp bố cục như thế nào cho hợp lý Trong quá trình hướng dẫn phải phù hợp với nộidung bài dạy đối với lớp 6,7 nhưng đối với học sinh các lớp 8,9 có thể hướng dẫn những phần
cơ bản trong bài giảng cũng có thể gợi ý cho các em tự nâng cao tính sáng tạo trong họa tiếttrang trí
Bài vẽ của học sinh các em sao chép họa tiết trang trí trên túi xách
Trang 5Bài vẽ của học sinh các em biết sáng tạo nên họa tiết trang trí nhưng còn ở dạng đơngiản
2 Phương pháp nâng cao tính sáng tạo hoạ tiết trang trí
2.1 Hướng dẫn cách nâng cao tính sáng tạo họa tiết cần lưu ý
- Nâng cao tính sáng tạo họa tiết trang trí nhằm phát huy trí tưởng tượng, làm giàu cảmxúc thẩm mĩ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản về trangtrí Học sinh có khả năng cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh quanhững hình tượng được khái quát hoá, điển hình hoá bằng ngôn ngữ đặc trưng của hội hoạ làhình mảng, đường nét, màu sắc đậm nhạt theo nguyên tắc của nghệ thuật trang trí Nâng caotính sáng tạo họa tiết trang trí còn giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộcsống phong phú và đa dạng hơn
- Chương trình dạy phân môn trang trí ở bậc THCS không có bài lí thuyết dành riêng chomột tiết, thường lí thuyết được giảng trước khi học sinh làm bài Thời gian này chỉ chiếmkhoảng 15 đến 17 phút Do đó giáo viên chỉ gợi ý cho học sinh cách sáng tạo họa tiết nhanh đểcác em có thời gian suy nghĩ và sáng tạo họa tiết trang trí theo cảm xúc, tình cảm của mình.Tuy nhiên, giáo viên có thể tổ chức mở rộng kiến thức cho học sinh vào các buổi ngoại khoá,chuyên đề…Căn cứ vào yêu cầu của bài để giảng cho học sinh, có bài cần rất nhiều thời giannhư: Phương pháp sắp xếp bố cục, phương pháp và cách dùng màu trong trang trí, phươngpháp sáng tác tranh cổ động Dù thời gian dài hay ngắn thì bài lí thuyết dạy trang trí cũng phảilưu ý:
+ Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu khái niệm cơ bản, sử dụng những dẫn chứng thực tế, hìnhảnh, đồ vật cụ thể có tác dụng và sức thuyết phục cao để tập các em biết tạo ra những hoa tiếttrang trí đẹp
Trang 6+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài trang trí: Nhằm phân biệt bài trang trí thuộcloại nào: trang trí cơ bản hay trang trí ứng dụng Nếu là trang trí cơ bản thì bố cục, hoạ tiết,màu sắc luôn có sự tìm tòi để có một bài vẽ trang trí có bố cục đẹp, hài hoà Còn nếu là bàitrang trí ứng dụng thì phải lưu ý đến tính thực tiễn khi sử dụng như: Hoạ tiết, màu sắc, bố cụcphù hợp với nội dung yêu cầu sử dụng Mỗi nội dung bài trang trí đều có những kiến thức chủyếu thông qua giảng dạy giúp học sinh hiểu được lí thuyết, nắm được cách làm Vì vậy mỗinội dung bài dạy giáo viên phải cân nhắc, suy nghĩ để chọn những kiến thức trọng tâm nhấtsao cho phù hợp với nội dung yêu cầu và đảm bảo thời gian bài học
- Hướng dẫn học sinh tìm các mảng hình: Tạo thói quen cho học sinh suy nghĩ trước khitìm mảng hình và bước đầu phải tìm các đường, nét, mảng hình kỉ hà nhằm tạo nên bố cục hợp
lí
- Tuỳ theo đối tượng và nội dung từng bài học cụ thể mà giáo viên có thể gợi ý, hướngdẫn cho học sinh cách sáng tạo hoạ tiết cho bài trang trí sao cho phù hợp và đẹp mắt Trước khitìm hoạ tiết đưa vào trang trí, ta phải xác định diện tích cần trang trí thuộc hình gì: hình vuông,hình tròn, hình tam giác…Dựa trên cơ sở đó, ta tìm hoạ tiết hoa lá, hay động vật…có hìnhdáng tương tự mà đơn giản hay cách điệu hoạ tiết vẽ vào cho phù hợp với diện tích trên Mỗibài dạy vẽ trang trí phải đảm bào đúng kiến thức cơ bản, có trọng tâm, mang đặc trưng môn
học Biết mở rộng kiến thức trong mỗi bài dạy bằng sự hướng dẫn học sinh tìm tòi, sáng tạo
+ Phương pháp quan sát có một vai trò quan trọng đối với phân môn vẽ trang trí, sử dụng
phương pháp này học sinh được quan sát tìm hiểu đối tượng, tìm ra vẻ đẹp của đối tượng từ đó
có tính chọn lọc tạo điều kiện cho bài vẽ trang trí đẹp và có tính sáng tạo hơn Học sinh cũng
có thể quan sát những công trình kiến trúc, những sản phẩm mĩ thuật ứng dụng, những bàitrang trí cơ bản đến phức tạp để có cách nhận xét, đánh giá, cảm nhận được tính thẩm mĩ Từ
đó học sinh có kinh nghiệm để làm bài hoặc vận dụng bài trang trí đã học vào thực tế cuộcsống Giáo viên phải có sự hướng dẫn cụ thể cách quan sát, phân tích các sản phẩm mĩ thuật
về bố cục, đường nét, màu sắc… để học sinh có được phương pháp quan sát tốt, góp phần hìnhthành tính thẩm mĩ, trong cách nhìn nhận đánh giá cho học sinh Học sinh phải có được kĩnăng quan sát mọi sự vật hiện tượng xung quanh để nắm bắt được đặc điểm, giúp cho trí tưởngtượng được phát triển phong phú, làm tăng cảm xúc thẩm mĩ, tránh phản ánh sai lệch hiện thựccuộc sống Thông qua quan sát, nhận xét góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh ,phát huy tính sáng tạo và bồi dưỡng tình cảm trân trọng cái đẹp Phương pháp quan sát thườngđược áp dụng trong hoạt động quan sát nhận xét, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát phântích nhận xét các tư liệu tham khảo cho bài học như tranh ảnh từ sách báo, bài vẽ trang trí củahoạ sĩ hoặc của học sinh Nhưng giáo dục các em không được sao chép hoàn toàn họa tiết trênsách báo mà cần suy nghĩ sáng tạo nên họa tiết của riêng mình
+ Học vẽ trang trí, học sinh phải được làm nhiều bài tập, có thể là các bài tập sẽ trùng lặp nộidung, yêu cầu, cách tiến hành, song mỗi bài học sinh phải tìm ra cách vẽ khác nhau: về khaithác nội dung yêu cầu bài học, tìm hoạ tiết, bố cục, xây dựng hình tượng, cách xử lý màu, đậm
Trang 7nhạt… Vẽ trang trí thường thể hiện rõ sự tưởng tượng, sáng tạo chủ quan, sự khái quát hoá đốitượng theo cách vẽ trang trí được thể hiện bằng mảng bẹt, bố cục theo cách sắp xếp của trangtrí như: đối xứng, xen kẽ, nhắc lại, mảng hình không đều Hình mảng, đường nét, màu sắc đượccách điệu hoá
Vẽ trang trí sẽ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng
vẽ hình, chỉnh hình, kĩ năng vẽ đậm nhạt và vẽ màu và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.Hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên cần tìm ra những thiếu sót về bố cục, vẽ hình, vẽ màu,gợi ý cho các em suy nghĩ và tự tìm ra cách sửa chữa, điều chỉnh theo khả năng, phù hợp vớitừng dạng bài của mỗi em Cần có kế hoạch làm việc với từng đối tượng học sinh; giỏi, khá,trung bình, yếu kém Mỗi đối tượng học sinh cũng có những sáng tạo hoạ tiết khác nhau trongquá trình vẽ trang trí
2.2 Cách hướng dẫn nâng cao tính sáng tạo họa tiết trang trí Bước 1: Phác hình khung hình tổng thể
Đây là bước quan trạng, tùy theo nội dung bài học trang trí giáo viên có thể hướng dẫncho học sinh xác định được nội dung yêu cầu của bài trang trí và bài trang trí đó nằm trongdạng hình hình học nào Từ đó các em mới xác định khung hình chung để trang trí họa tiết Sau
đó, các em chọn họa tiết cho bài trang trí của mình sao cho phù hợp với khung hình chung đó.Họa tiết các em có thể thuộc hoặc ghi chép được trong tự nhiên hoặc đã được học ở các bàitrước Đối với một chủ đề cách điệu, người vẽ nên lựa chọn góc nhìn cho phù hợp với tính chấttrang trí có bố cục mảng lớn, nhỏ, có điểm tập trung chính thu hút hướng nhìn và mang theonét đặc trưng của vật mẫu Góc nhìn cũng là một điểm quan trọng, lựa chọn được góc đẹp, giúpcho người vẽ dễ dàng hơn trong thao tác cách điệu tiếp theo
Phác khung hình bên ngoài của vật mẫu bằng chì Ở bước này, xác định ngay bố cục đốixứng hoặc tự do cho vật mẫu được cách điệu Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh bằng nhiềudạng hình hình học khác nhau ví dụ: nâng cao tính sáng tạo họa tiết hình con gà, giáo viên cóthể gợi ý học sinh vẽ thân gà là một hình chữ nhật, hình elip hay hình tam giác…tương tự nhưvậy tìm phần cổ, đuôi, mào….có như vậy học sinh mới đào sâu suy nghĩ và tìm tòi sáng tạonên họa tiết đẹp và phong phú trong bài học trang trí (Xem phần tham khảo trang 8 )
Bước 2: Giản lược mảng hình và chia lại bố cục hình
Dựa trên khung hình hình học trên đã phân chia mảng lớn cơ bản, ta hướng dẫn cho họcsinh đi tìm những mảng hình được chọn lọc khi đã được lược bỏ những chi tiết thừa, khôngquan trọng đến hình mẫu chủ đề Không có những chi tiết thừa, vật mẫu vẫn được nhận ra vàgiữ được đặc trưng tiêu biểu mang theo hình ảnh mà người vẽ nhằm hướng tới Tùy theo khảnăng của từng học sinh mà giáo viên có thể gợi ý, hướng dẫn, phân tích để các em tự tập trungsuy nghĩ và phân chia mảng hình cơ bản nhưng vẫn giữ đặc điểm chính của sự vật đó Cốt saocho hình có bố cục cân đối về đường nét và có sự hài hòa chung đẹp mắt
Nhìn vào tổng thể, mẫu cách điệu cần được phân chia lại các mảng hình lớn nhỏ sao chomảng hình có kích thước, hình dạng rõ ràng, gãy gọn không dư thừa Nếu trong họa tiết cách
Trang 8điệu có khoảng trống giữa các mảng thì những khoảng trống đó cần được vẽ rõ hình, hạn chế
quá nhiều, quá nhỏ sẽ gây nát hay vụng về hình.(Xem phần tham khảo trang 8) Bước 3:
Cách điệu mảng, nét và tìm nhịp điệu
Trong quá trình phân chia mảng cần chú ý đến mảng chính, phụ trên họa tiết được cáchđiệu Có thể dùng những đường thẳng liên kết với nhau tạo nên họa tiết Cũng có thể dùngnhững đường cong đươc sắp xếp xen đan nhau tạo thành nhịp điệu, hài hòa trong họa tiết.Hoặc
sự kết hợp các đường nét thẳng, cong hay gấp khúc phối hợp với nhau tạo nên họa tiết Tùytheo đối tượng và khả năng sáng tạo của các em ta có thể hướng dẫn dựa trên cơ sở khả năngcủa em đó Có nhiều phương thức cách điệu khác nhau mà tùy theo mục tiêu, phong cách
người vẽ cũng như đối tượng được cách điệu mà áp dụng phương thức cho phù hợp - Nâng
cao: Nâng cao tính sáng tạo họa tiết trang trí nhằm giúp cho học sinh luôn luôn suy nghĩ và
sáng tạo họa tiết trong trang trí Bởi đây là môn học các em rất yêu thích, vì trang trí vừa gầngũi, vừa quyến rũ bởi màu sắc, đường nét sinh động và hấp dẫn Giáo viên có thể gợi ý vàhướng dẫn cá em sắp xếp vào nhau bằng những hình hình học mà các em cảm thấy thích hợpcho họa tiết.Theo hình thái tự nhiên của vật mẫu, những nét điển hình được giữ lại và đơn giản
những nét bên trong sao cho phát huy được tính trang trí trong phần cách điệu - Giản lược:
Đối với học sinh THCS chúng ta cũng không nên quá đòi hỏi sự cách điệu một cách quá trừutượng Tùy khả năng từng em chúng ta chỉ cần hướng dẫn chung cho cả lớp cách nâng cao tínhsáng tạo họa tiết bằng những mảng hình cơ bản sao đó để các em tự tìm hình tiếp Hình ảnhđược cách điệu không chỉ được giản lược ở đường nét mà còn được xây dựng ở bố cục đơn
giản Làm đẹp hơn cho đối tượng bởi đường nét và các mảng hình sinh động - Cường điệu:
Dựa trên tiền đề giản lược, người vẽ tiếp tục cường điệu họa tiết dựa trên những phần đặc trưngđược chọn lọc lại và khoa trương chúng lên Những phần có hình lớn thì sẽ thật lớn, cong lạicàng được vẽ cong hơn và nét thẳng sẽ càng thẳng, dứt khoát hơn… Cường điệu ở hình thức làcách dễ nhận biết và gây ấn tượng cho vật được cách điệu
Họa tiết được cách điệu có hiệu quả khi nhận biết được tính nhịp điệu trong quá trình cáchđiệu: sự lặp lại, tăng dần, giảm xuống ở đường nét, mảng hình, các chi tiết được sắp xếp tronghọa tiết được cách điệu Đối với các chi tiết ngẫu hứng cùng với sự kết hợp với sự thay đổi từ
độ đậm nhạt, đường lượn tạo cho người xem cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát giúp nâng caohiệu quả của nhịp điệu trong cách điệu
Tính hài hòa giữa nóng - lạnh, sáng – tối, nặng – nhẹ giữa chi tiết chính và phụ trong họatiết
Bước 4: Phối màu
Phác thảo đen trắng là công đoạn chuẩn bị tốt nhất để có thể phối được màu sắc hợp lý,hài hòa về sáng - tối, đường nét và nền, nóng - lạnh Khi phân nhiều mảng nhỏ trong mảngchính nên lưu ý không làm mảng chính bị vụn, nên tạo cảm giác nhiều lớp màu nhưng vẫn giữđược độ chung Làm sao nổi bật được chi tiết chính trên tổng thể họa tiết cũng như hấp dẫn khimang theo tình cảm thể hiện qua màu sắc họa tiết
Hướng dẫn cách sử dụng màu sắc giáo viên cũng cần nhắc các em chọn môt gam màu chủđạo nóng hay lạnh làm tổng thể chung cho toàn bài vẽ trang trí Bài vẽ cần có màu sắc hài hòa,
Trang 9độ đậm nhạt rõ ràng, thể hiện được nhóm chính, nhóm phụ trong bài vẽ trang trí Màu sắc cũngđược nâng cao nhiều em còn lệ thuộc vào màu sắc của tự nhiên như: lá phải là màu xanh, convoi phải màu xám…các em chưa dám bức phá màu sắc trong trang trí Do đó, giáo viên cầnphải biết cách hướng dẫn để hình thành trong các em cảm nhận về màu sắc trong trang trí và đãđược cường điệu hóa màu sắc làm cho bài trang trí sinh động và hấp dẫn người xem hơn.(Xemphần tham khảo trang 8)
2.3 Nâng cao tính sáng tạo hoạ tiết trang trí đối với các bài vẽ cơ bản
Trước hết ta cần nắm được nội dung và yêu cầu của một bài trang trí: trang trí hình vuông,hình tròn, hay hình chữ nhật…Từ đó ta phân chia mảng chính, phụ và tìm hoạ tiết đưa vàotrang trí sao cho phù hợp với hình mảng đó Do vậy trước khi vẽ minh hoạ trên bảng giáo viêncần hướng dẫn cho học sinh tìm và nghiên cứu kĩ các mảng có dạng hình gì, từ đó ta suy nghĩ
và chọn hoạ tiết đưa vào sao cho phù hợp với mảng hình đó Trên mỗi mảng hình cần tìm saocho hoạ tiết hoa, lá, côn trùng, chim thú…có hình dạng tương ứng với mảng hình đó đồng thờihoạ tiết phải được đơn giản hay cách điệu nhờ vậy bài vẽ mới phong phú và đẹp mắt
Ví dụ: cùng một bài trang trí hình vuông nhưng ta có thể hướng dẫn cho học sinh cách tìmhoạ tiết khác nhau ở nhóm chính cũng như nhóm phụ Bởi nhóm chính hay nhóm phụ trongquá trình phân chia các mảng tuỳ theo cảm súc và tư duy sáng tạo của học sinh mà ta có thể gợi
ý hay hướng dẫn cách tìm hoạ tiết cho phù hợp Hoạ tiết ở nhóm chính có thể là hình tamgiác,hình tròn, hình vuông hay hình thoi… từ đó ta phác những đường nét đơn giản để tìmhình - Đối với những bài học trang trí cơ bản như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhậthay đường diềm…Ta có thể hướng dẫn học sinh cách tìm hoạ tiết có hình dáng, cấu trúc đẹp,đường nét phong phú phù hợp với nội dung từng bài học
- Việc đầu tiên đối với cách làm bài trang trí cơ bản trên, ta nên phân
chia các hình cơ bản đó ra những phần bằng nhau đồng thời biểu hiện rõ nhóm
chính, nhóm phụ Dựa trên các mảng hình đã phân chia ta chọn và tìm hoạ tiết để
đưa vào mảng hình đó cho hợp lí
- Cùng một hình vuông, chữ nhật , hay hình tròn…ta có thể hướng
dẫn cho học sinh có cách suy nghĩ và phân chia theo ý thích của mình nhưng
phải có sự cân đối, hài hoà và đẹp mắt Chúng ta không nên phân chia quá vụn
vặt làm cho bài trang trí bị xé nhiều mảng thiếu sự cân đối và hài hoà cho bài
trang trí
- Trên mỗi mảng hình ở nhóm chính hay nhóm phụ ta căn cứ vào
diện tích và cấu trúc của hình mảng đó mà ta tìm và chọn hoạ tiết đưa vào cho
phù hợp Việc đầu tiên ta có thể phác nhẹ bằng các đường thẳng, đường cong
hay đường gấp khúc cơ bản sau đó ta chỉnh sửa để có hoạ tiết mang tính trang trí
tốt nhất
Trên mỗi mảng tương ứng với một hoạ tiết mà ta cần tìm để trang trí Sao cho
hoạ tiết được sắp xếp cân đối và hợp lí
Trang 10Dựa trên cơ sở đó giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tìm hoạ tiết
theo ý thích của mình Thông qua đó giúp cho các em có tính tự giác, độc lập suy
nghĩ và sáng tạo nên những hoạ tiết đưa vào bài trang trí của mình Có như vậy
kết quả bài làm các em trong lớp sẽ phong phú và đa dạng về màu sắc, hoạ tiết,
đường nét và cách sắp xếp bố cục của từng bài Cũng từ đó tạo đà cho các em tập
sáng tạo nên hoạ tiết cho bài trang trí tốt hơn đồng thời giúp cho các em phát
triển về cách nhìn và cách nghĩ sáng tạo nên cái đẹp trong bài vẽ trang trí
Trang trí hình tròn trang trí hình vuông
Trang trí hình chữ chữ nhật
2.4 Nâng cao tính sáng tạo hoạ tiết trang trí đối với các bài vẽ ứng dụng Những bài vẽ
trang trí ứng dụng có thể dùng những nguyên tắc đăng đối qua trục, đồng tâm hay vẽ tự do vềhình mảng Đối với bài trang trí ứng dụng học sinh có thể tự do sáng tạo họa tiết hoa lá, chim
Trang 11thú sao cho phù hợp Các em có thể sáng tạo một hay nhiều họa tiết trong bài vẽ ứng dụng củamình cốt sao cho hài hòa, cân đối và đẹp mắt Những bài trang trí ứng dụng như; trang trí cáiquạt giấy, trang trí mặt nạ, trang trí túi xách, trang trí tranh cổ động…cũng có khi không cầnphải phân mảng qua các đường trục đều nhau như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhât Mà ta
có thể phân mảng theo diện tích cấu trúc của từng bài sao cho bài vẽ có sự cân đối về mảngđậm, nhạt và hoạ tiết cần phải phù hợp trong diện tích cần trang trí
Trước khi vẽ hoạ tiết cần phải xác định bố cục chung cho toàn bài vẽ trang trí sao cho có mảng chính, mảng phụ Đồng thời xác định diện tích cần trang trí để đưa họa tiết nào vào cho phù hợp Hoạ tiết định trang trí hoa lá, côn trùng hay chim thú cần phải được đơn giản hay cáchđiệu để bài trang trí sinh động hơn
Trang trí lều trại
Trang trí cổng trại
Trang 12Trang trí quạt
Trang trí vải hoa