ôn tập phần III sinh học tế bào

74 306 0
ôn tập phần III sinh học tế bào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần III.Sinh học tế bào 1. Nguyên tố có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác tạo nên vô số các hợp chất hữu cơ là: A. Canxi B. Ni tơ C. Hiđrô D. Các bon E. Ôxi 2. Trong cơ thể sống các nguyên tố phổ biến là: A. C, H, O, N, Ca, P B. C, H, N, Ca, K, S C. C, H, O, Ca, K, P D. O, N, C, Cl, Mg, S E. C, H, O, K, P, S 3. Các nguyên tố C, H, O được coi là nguyên tố sinh học phổ biến vì: A. Có tính chất lý hoá phù hợp với cơ thể sống. B. Có thể kết hợp với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên nhiều loại phân tử hữu cơ. C. Cấu tạo nên cơ thể sống. D. Chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong cơ thể sống. E. Cả A, B, C và D đều đúng 4. Đặc điểm của nguyên tố vi lượng là: A. Có vai trò khác nhau đối với từng loài sinh vật. B. Tham gia vào thành phần các enzim. C. Chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tế bào. D. Tất cả đều đúng 5. Để biết chính xác một loại cây cần nhiều nguyên tố khoáng nào ta dùng phương pháp: A. Trồng cây bằng biện pháp thuỷ canh. B. Trồng cây trong dung dịch thiếu khoáng. C. Phân tích tro của cây trồng. Website : luyenthithukhoa.vn 132 D. A và C E. A và B 6. Để phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng ta dựa vào A.Vai trò của nguyên tố đó trong tế bào B. Sự có hay không có nguyên tố đó trong tế bào C. Mối quan hệ giữa các nguyên tố trong tế bào D. Hàm lượng nguyên tố đó trong tế bào là lớn hơn hay nhỏ hơn 0,01% E. Không có phương án nào đưa ra là đúng 7. Đối với sự sống nước có vai trò: A. Điều hoà thân nhiệt sinh vật và môi trường. B. Dung môi hoà tan, nguyên liệu cho các phản ứng trao đổi chất. C. Tạo lực hút mao dẫn, giúp vận chuyển nước trong cơ thể thực vật. D. Chỉ có A và B E. Cả A, B và C 8. Liên kết hoá học giữa các phân tử nước là: A. Liên kết anhiđrit B. Liên kết ion C. Liên kết Vanđe Van D. Liên kết hiđrô 9. Để nước bay hơi phải cung cấp năng lượng: A. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước B. Phá vỡ liên kết hiđrô giữa các phân tử nước C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước D. Phá vỡ liên kết đồng hoá trị của các phân tử nước E. Tất cả đều sai 10.Ở 0°C tế bào bị chết do: A. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường không thực hiện được B. Nước trong tế bào đóng băng, phá huỷ cấu trúc tế bào C. Liên kết hiđrô giữa các phân tử nước bền vững, ngăn cản sự kết hợp với phân tử các chất khác D. Các enzim bị mất hoạt tính, mọi phản sinh hoá trong tế bào không được thực hiện Website : luyenthithukhoa.vn 133 E. Tất cả các phương án trên 11.Các nguyên tố cấu tạo nên đại phân tử cacbohiđrat là: A. C, H, O B. C, H, O đôi khi có N, P C. C, H, O, N, P D. C, H, O đôi khi có S, P E. Tất cả đều sai 12.Thuật ngữ “cacbohiđrat” có nghĩa là: A. Đường đa (Pôlisaccarit) B. Đường đôi (Đisaccarit) C. Đường đơn (Mônôsaccarit) D. Chỉ có A và B E. Cả A, B và C 13.Cacbohiđrat có chức năng: A.Tham gia xây dựng cấu trúc tế bào B. Kết hợp với prôtêin vận chuyển các chất qua màng tế bào C. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào D. Tham gia vào thành phần của axit nuclêic E. Tất cả các phương án trên 14. Lactôzơ là loại đường có trong: A. Mạch nha B. Mía C. Sữa động vật D. Nho E. Tất cả các phương án trên 15.Tên gọi khác của đường lactôzơ là: A. Đường vận chuyển B. Đường đôi C. Đường sữa D. Đisaccarit E. Tất cả các phương án trên Website : luyenthithukhoa.vn 134 16.Glucôzơ là đơn vị cấu trúc của hợp chất: A. Mantôzơ B. Phôtpholipit C. Saccarôzơ D. Tinh bột 17.Đặc điểm của đường đơn (mônôsaccarit) là: A. nguyên liệu xây dựng nên đường đôi và đường đa B. có tính khử mạnh C. có vị ngọt D. tan trong nước E. tất cả các phương án trên 18.Chức năng của đường đôi (đisaccarit) là: A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào B. Đơn vị cấu trúc nên đường đa C. Là dạng đường vận chuyển trong cơ thể D. Tham gia vào thành phần axit nuclêic E. Cả A, B, C 19.Đường Fructôzơ là: A. Đường Pentôzơ B. Một loại Đisaccarit C. Đường Hexôzơ D. Một loại axit béo E. Một loại Pôlysaccarit 20.Dưới tác động của enzim hoặc nhiệt độ đường Saccarôzơ bị thuỷ phân sẽ cho những sản phẩm đường đơn: A. Galactôzơ và Fructôzơ B. Glucôzơ C. Galactôzơ D. Glucôzơ và Fructôzơ E. Glucôzơ và Galactôzơ 21.Đường đa (Pôlisacarit) có chức năng: A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào Website : luyenthithukhoa.vn 135 B. Kết hợp với prôtêin vận chuyển các chất qua màng tế bào C. Tham gia vào cấu trúc tế bào D. Tất cả các phương án trên 22. Đường đa (Pôlisaccarit) có đặc điểm: 1. Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O 2. Tan trong nước 3. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào 4. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit 5. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Câu trả lời đúng là: A. 1, 2, 4, 5 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4 E. 1, 2, 3, 5 23. Ví dụ về “đường đa” là: A. Tinh bột B. Glycôgen C. Kitin D. Xenlulôzơ E. Tất cả các phương án trên 24. Xenlulôzơ, tinh bột, glicôgen đều có đặc điểm chung là: 1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân 2. Đơn vị cấu trúc là glucôzơ 3. Không tan trong nước 4. Giữa các đơn phân là liên kết glicôzit 5. Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào. Câu trả lời đúng là: A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 2, 4, 5 C. 2, 3, 4, 5 Website : luyenthithukhoa.vn 136 D. 1, 3, 4, 5 E. 1, 2, 3, 4 Có các chất sau đây: 1. Glucôzơ 2. Glicôgen 3. Fructôzơ 4. Xenlulôzơ 5. Galactôzơ 6. Pentôzơ 7. Tinh bột 8. Kitin Chọn phương án đúng nhất (A, B, C, D, E) để trả lời các câu hỏi (25, 26) 25. Đường đơn (mônôsaccarit) gồm các chất A. 2, 4, 7, 8 B. 1, 3, 5, 6 C. 3, 4, 7, 8 D. 1, 3, 4, 6 E. 5, 6, 7, 8 26. Đường đa (pôlisaccarit) gồm các chất: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 4, 6, 8 C. 2, 4, 7, 8 D. 3, 5, 6, 7 E. 5, 6, 7, 8 27. Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại? A. Lipit B. Dầu C. Phôtpho Lipit D. Sterôit E. Triglyxêrit 28. Lipit có chức năng: A. Tham gia vào thành phần vitamin B. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào C. Tham gia cấu tạo màng tế bào D. Tham gia vào thành phần hooc môn Website : luyenthithukhoa.vn 137 E. Tất cả các phương án trên 29.Loại lipit có vai trò cấu trúc màng sinh học là: A. Sterôit B. Mỡ C. Phôtpholipit D. Dầu 30.Phôtpholipit có chức năng chính là: A. Tham gia vào thành phần của hoocmon sinh dục B. Tham gia cấu tạo các loại màng tế bào C. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào D. Tham gia vào thành phần các vitamin 31. Lipit và Cacbohiđrat có đặc điểm chung là: A. Tham gia xây dựng cấu trúc tế bào B. Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O C. Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào D. Dễ phân huỷ để cung cấp năng lượng cho tế bào E. Cả A, B, C 32. Điểm khác nhau giữa Lipit và Cacbohiđrat: 1. Lipit không tan trong nước còn cacbohiđrat tan trong nước 2. Lipit cung cấp nhiều năng lượng hơn cacbohiđrat khi phân huỷ 3. Giữa các đơn phân của lipit là liên kết este còn giữa các đơn phân của cacbohiđrat là liên kết glicôzit 4. Phân tử lipit có ít ôxi hơn phân tử cacbohiđrat 5. Lipit có vai trò điều hoà và giữ nhiệt cho cơ thể còn cacbohiđrat thì không Câu trả lời đúng là: A. 1, 3, 5 B. 2, 3, 5 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 4, 5 E. 1, 2, 3, 5 33. Điểm giống nhau giữa Cacbohiđrat và Lipit: 1. Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O Website : luyenthithukhoa.vn 138 2. Không tan trong nước 3. Tham gia vào cấu trúc tế bào 4. Là đại phân tử sinh học 5. Dễ phân huỷ để cung cấp năng lượng cho tế bào Câu trả lời đúng là: A. 1, 3, 4 B. 3, 4, 5 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 5 E. 1, 2, 3 34. Điểm khác nhau giữa phôtpholipit và mỡ: 1. Phôtpholipit có số phân tử axit béo ít hơn mỡ 2. Phôtpholipit tham gia cấu tạo màng tế bào còn mỡ là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào 3. Phôtpholipit là loại lipit phức tạp, còn mỡ là loại lipit đơn giản 4. Cấu tạo của Phôtpholipit có nhóm phôtphat và nhóm alcol phức còn mỡ thì không 5. Phôtpholipit chỉ tan trong dung môi hữu cơ, còn mỡ thì không tan Câu trả lời đúng là: A. 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2. 4, 5 E. 1, 2, 3, 5 35. Đặc điểm của Lipit là: 1. Cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O 2. Tan trong dung môi hữu cơ 3. Tham gia cấu tạo màng tế bào 4. Là nguồn năng lượng dự trữ của động, thực vật 5. Khi phân huỷ cung cấp nhiều năng lượng Câu trả lời đúng là: A. 1, 2, 3, 4 Website : luyenthithukhoa.vn 139 B. 1, 2, 3, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 2, 3, 4, 5 E. 1, 2, 4, 5 36. Động vật dự trữ năng lượng ở dạng lipit mà không dự trữ năng lượng ở dạng tinh bột vì: A. Lipit dễ chuyển hoá để cung cấp năng lượng hơn tinh bột B. Tổng hợp lipit đơn giản hơn tổng hợp tinh bột C. Lipit là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào D. Khi phân huỷ, lipit cung cấp năng lượng nhiều gấp đôi tinh bột E. Tất cả các phương án trên 37. Trong tế bào prôtêin được cấu tạo từ các nguyên tố: A. C, H, O, N, P B. C, H, O, N đôi khi có S, P C. C, H, O D. C, H, O, N đôi khi có S E. C, H, O đôi khi có N, P 38. Phân tử prôtêin được cấu tạo từ: A. Chuỗi cơ bản B. Chuỗi pôlypeptit C. Chuỗi nuclêôxôm D. Chuỗi pôlynuclêôtit E. Tất cả đều sai 39. Tính chất hoá học của axit amin được quy định bởi: A. Nhóm –NH2 B. Nguyên tử hiđrô C. Nguyên tử cacbon α D. Gốc R E. Nhóm – COOH 40. Trong phân tử prôtêin, liên kết peptit trên mạch pôlypeptit là liên kết: A. Giữa nhóm amin của axit amin này với nhóm cacboxyl của axit amin kế tiếp B. Giữa nhóm amin của axit amin này với nhóm gốc của axit amin kế tiếp Website : luyenthithukhoa.vn 140 C. Giữa các nhóm gốc của các axit amin kế tiếp nhau D. Giữa nhóm cacboxyl của axit amin này với nhóm amin của axit amin kế tiếp E. Giữa các nhóm cacboxyl của các axit amin kế tiếp nhau 41. Trong phân tử prôtêin chuỗi pôlypeptit có chiều: A. Bắt đầu bằng nhóm cacbon và kết thúc bằng nhóm cacboxyl B. Bắt đầu từ nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacboxyl C. Khi thì bắt đầu bằng nhóm cacboxyl, khi thì bắt đầu bằng nhóm amin D. Bắt đầu từ nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacboxyl E. Tất cả đều sai 42. Yếu tố quy định tính đa dạng của prôtêin là: A. Liên kết peptit B. Nhóm R của các axit amin C. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin D. Nhóm amin của các axit amin E. Liên kết hiđrô 43. Hêmôglôbin là loại prôtêin: A. Có 4 chuỗi pôlipeptit B. Có cấu trúc bậc 4 C. Vận chuyển O2 và CO2 D. Tạo nên hồng cầu E. Cả A, B, C, D 44.Prôtêin có chức năng: A. Tham gia vào thành phần kháng thể B. Tham gia vào thành phần các hooc mon C. Tham gia vào thành phần cấu tạo tế bào D. Tham gia vào thành phần các enzim E. Tất cả các phương án trên 45. Hooc mon insulin do tuyến tuỵ tiết ra có thể tăng hoặc giảm lượng glucôzơ trong máu minh hoạ cho A. Chức năng bảo vệ B. Chức năng điều hoà C. Chức năng vận chuyển Website : luyenthithukhoa.vn 141 D. Chức năng xúc tác E. Chức năng cấu trúc 46. Prôtêin kêratin là thành phần tạo nên lông, tóc, móng ở động vật minh hoạ cho: A. Chức năng bảo vệ B. Chức năng điều hoà C. Chức năng vận chuyển D. Chức năng xúc tác E. Chức năng cấu trúc 47. Tế bào động vật tiết ra inteferon chống lại sự nhiễm vi rút là ví dụ minh hoạ cho: A. Chức năng bảo vệ B. Chức năng điều hoà C. Chức năng vận chuyển D. Chức năng xúc tác E. Chức năng cấu trúc 48. Phân tử Hêmôglôbin có khả năng kết hợp với O2 mang tới các tế bào trong cơ thể là ví dụ minh hoạ cho: A. Chức năng bảo vệ B. Chức năng điều hoà C. Chức năng vận chuyển D. Chức năng xúc tác E. Chức năng cấu trúc 49.Enzim catalaza phân huỷ tinh bột thành glucôzơ là ví dụ minh hoạ cho: A. Chức năng bảo vệ B. Chức năng điều hoà C. Chức năng vận chuyển D. Chức năng xúc tác E. Chức năng cấu trúc 50. Đại phân tử hữu cơ tham gia thực hiện nhiều chức năng sinh học nhất là: A. Cacbohiđrat B. Lipit C. Prôtêin D. Axit nuclêic Website : luyenthithukhoa.vn 142 E. Prôtêin và axit nuclêic 51. Cấu trúc bậc 1 trong phân tử prôtêin có vai trò: A. Là bản phiên dịch mã di truyền B. Là cơ sở xây dựng nên cấu trúc bậc 2 và bậc 3 của prôtêin C. Quy định tính đặc thù và đa dạng của prôtêin D. Là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu bệnh lý phân tử. E. Cả B và C đều đúng 52. Cấu trúc bậc 2 của phân tử prôtêin là: A. Chuỗi pôlypeptit dạng mạch dài B. Hai hay nhiều chuỗi pôlypeptit phối hợp với nhau C. Chuỗi pôlypeptit có dạng xoắn α hay dạng xoắn β D. Chuỗi pôlypeptit có cấu trúc cuộn khúc E. Cả C và D đều đúng. 53. Hoócmôn insulin người được tổng như một prôtêin tiền thân sau đó prôtêin này được biến đổi trước khi được tiết ra ngoài. Insulin gồm hai chuỗi polypeptit. Điều khẳng định nào dưới đây về các chuỗi plypeptit này là đúng ? A. Chúng được tổng hợp ở các ribôxôm tự do và sau đó được biến đổi ở bộ máy Gôngi B. Chúng được tổng hợp ở ribôxôm trên mạng lưới nội chất hạt sau đó được biến đổi ở bộ máy Gôngi C. Một chuỗi được tổng hợp ở ribôxôm tự do, một được tổng hợp ở ribôxôm lưới nội chất hạt và sau đó được biến đổi ở bộ máy Gôngi D. Chúng được tổng hợp ở ribôxôm tự do sau đó được biến đổi trong xoang của lyzôsôm E. Chúng được tổng hợp ở ribôxôm tự do và biến đổi trong tế bào chất . 54. Phân tử prôtêin có những đặc điểm: 1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân 2. Có cấu trúc nhiều bậc 3. Các đơn phân nối với nhau bằng liên kết peptit 4. Có tính đa dạng và đặc trưng 5. Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P Tổ hợp đúng là: A. 2, 3, 4, 5 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4 Website : luyenthithukhoa.vn 143 D. 1, 2, 4, 5 E. 1, 2, 3, 5 55.Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi A. Nhóm amin của các axit amin. B. Nhóm R của các axit amin. C. Liên kết peptit. D. Số lượng, thành phần và trật tự axit amin trong phân tử prôtêin. E. Cấu trúc không gian. 56. Cấu trúc của phân tử prôtêin có thể bị biến tính bởi A. Liên kết phân cực của các phân tử nước. B. Nhiệt độ. C. Sự có mặt của khí O2. D. Sự có mặt của khí CO2. E. Các phương án trên đều sai. 57. Các nuclêotit cấu tạo nên phân tử ADN giống nhau ở: A. Thành phần bazơnitric B. Đường C5H10O4 C. Axit H3PO4 D. Chỉ có B và C đúng E. Cả A, B, C đều đúng 58. Trong phân tử ADN các nuclêotit trên mạch đơn liên kết với nhau bằng: A. Liên kết glicozit B. Liên kết hiđrô C. Liên kết cộng hoá trị D. Liên kết phôtphodieste E. Liên kết peptit 59. Liên kết hoá trị giữa các nuclêotit trên một mạch đơn của phân tử ADN là: A. Axit H3PO4 của nuclêotit này liên kết với đường C5H10O4 của nuclêotit kế tiếp B. Axit H3PO4 của nuclêotit này liên kết với axit H3PO4 của nuclêotit kế tiếp C. Đường C5H10O4 của nuclêotit này liên kết với axit H3PO4 của nuclêotit kế tiếp D. Bazơnitric của nuclêotit này liên kết với axit H3PO4 của nuclêotit kế tiếp Website : luyenthithukhoa.vn 144 E. Bazơnitric của nuclêotit này liên kết với bazơnitric của nuclêotit kế tiếp 60. Phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc: A. Nguyên tắc đa phân B. Nguyên tắc bổ sung C. Nguyên tắc bán bảo toàn D. A và B đều đúng E. Cả A, B, C đều đúng 61. Phân tử ADN có đặc trưng riêng là: A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B. Các đơn phân giữa hai mạch đơn liên kết theo nguyên tắc bổ sung C. Có tính đa dạng và đặc trưng D. Có kích thước và khối lượng phân tử lớn E. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị 62. ADN có chức năng A. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền B. Truyền đạt thông tin về cấu trúc các chất hữu cơ C. Sinh tổng hợp prôtêin D. A, B và C đều đúng 63. Phân tử ARN được cấu tạo từ đơn phân: A. Nuclêôtit B. Nuclêôzit C. Nuclêôxôm D. Bazơ nitric E. Axit amin 64. Một đơn phân ARN được cấu tạo bởi: A. Một bazơ nitric, một axit H3PO4, một đường ribôrơ B. Một bazơ nitric, một axit H3PO4, một đường đeoxiribôrơ C. Một axit amin, một axit H3PO4, một đường ribôrơ D. Một nhóm amin, một nhóm cacboxyl, một đường đeoxiribôrơ E. Một axit amin, một bazơ nitric, một đường ribôrơ 65. Loại liên kết hoá học có trong phân tử mARN là: A. Liên kết hiđrô B. Liên kết phôtphođieste C. Liên kết ion D. Liên kết peptit E. A và B đều đúng 66. Chức năng của ARN là: A. Vật chất chứa thông tin di truyền ở virut, vi khuẩn B. Truyền thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất ở sinh vật nhân chuẩn C. Tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin ở sinh vật D. Tham gia vào cấu trúc của ribôxôm E. Tất cả đều đúng 67. Chức năng của tARN là: A. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm B. Vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin C. Truyền thông tin di truyền từ ADN tới ribôxôm Website : luyenthithukhoa.vn 145 D. Chứa thông tin di truyền ở một số loài virut, vi khuẩn E. Xúc tác quá trình tổng hợp ADN 68. Chức năng của mARN là: A. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp prôtêin B. Vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin C. Truyền thông tin di truyền từ ADN tới ribôxôm D. Chứa thông tin di truyền ở một số loài virut, vi khuẩn E. Xúc tác quá trình tổng hợp ADN 69. Chức năng của rARN là: A. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp prôtêin B. Vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin C. Truyền thông tin di truyền từ ADN tới ribôxôm D. Chứa thông tin di truyền ở một số loài virut, vi khuẩn E. Xúc tác quá trình tổng hợp ADN 70. Cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin đều giống nhau ở điểm: A. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân liên kết lại B. Mỗi đơn phân cấu tạo gồm 3 thành phần hoá học khác nhau C. Được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN D. Đều có các liên kết cộng hoá trị E. Tất cả các đặc điểm trên 71. Điểm giống nhau giữa cacbohiđrat, lipit, prôtêin: 1. Là đại phân tử có khối lượng và kích thước lớn 2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân 3. Đều có các liên kết cộng hoá trị 4. Tham gia vào cấu trúc màng tế bào 5. Là chất dự trữ của tế bào Tổ hợp đúng là: A. 1, 3, 4 B. 3, 4, 5 C. 1, 3, 5 D. 2, 4, 5 E. 1, 2, 3 72. ADN và prôtêin đều giống nhau ở điểm: 1. Được tổng hợp trong nhân tế bào 2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân 3. Có tính đa dạng và đặc trưng 4. Có khối lượng và kích thước lớn 5. Được tổng hợp theo khuôn mẫu của ADN Tổ hợp đúng là A.1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5 E. 1, 2, 3, 5 73. Prôtêin, ADN, cacbohiđrat, lipit đều có điểm chung là: 1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Website : luyenthithukhoa.vn 146 2. Có kích thước và khối lượng phân tử lớn 3. Được tổng hợp trong nhân tế bào 4. Đều có các liên kết cộng hoá trị 5. Tham gia vào thành phần cấu tạo tế bào Tổ hợp đúng là: A. 1, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 2, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5 E. 1, 3, 4, 5 74. Cấu trúc của ADN và ARN khác nhau cơ bản ở: A. Đường pentôzơ B. Bazơ nitric : ADN có T còn ARN có U C. ADN có cấu trúc xoắn kép còn ARN có cấu trúc xoắn đơn D. A và C đều đúng E. Cả A, B, C đều đúng 75. Chức năng không phải của ADN là A. Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin B. Nhân đôi để duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể C. Có vai trò quan trọng trong tiến hoá thông qua các đột biến gen D. Mang thông tin di truyền quy định sự hình thành các tính trạng của cơ thể E. Mang các gen tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin 76. D – H + A  D – H ...A Sơ đồ trên mô tả: A. Liên kết ion B. Liên kết kị nước C. Liên kết Vanđe Van D. Liên kết hiđrô E. Liên kết photphođieste 77. Liên kết cộng hoá trị xuất hiện khi: A. Electron chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác B. Các phân tử kị nước ở gần nhau C. Hình thành các cặp điện tử dùng chung cho các nguyên tử cùng loại hoặc khác loại D. Các nhóm chức mang điện tích trái dấu ở gần nhau E. Nguyên tử hiđrô mang điện tích dương gần một nguyên tử khác mang điện tích âm 78. Liên kết hoá học được hình thành khi hai phân tử kết hợp với nhau đồng thời giải phóng một phân tử nước được gọi là: A. Liên kết cộng hoá trị B. Liên kết kị nước C. Liên kết anhiđrit D. Liên kết photphođieste E. Liên kết cao năng 79. Đặc điểm của liên kết ion: A. Hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích ngược dấu Website : luyenthithukhoa.vn 147 B. Cần ít năng lượng để hình thành (hoặc phá huỷ) C. Là liên kết hoá học yếu D. Cùng các liên kết khác tạo nên tính mềm dẻo, linh hoạt của các đại phân tử sinh học E. Tất cả các phương án trên đều đúng 80. Đặc điểm của liên kết kị nước: A. Xuất hiện khi các phân tử không hoà tan trong nước (kị nước) ở gần nhau. B. Tham gia vào cấu trúc bậc 3 của prôtêin C. Cần ít năng lượng để hình thành (hoặc phá vỡ) D. Cùng các liên kết yếu khác tạo nên tính mềm dẻo, linh hoạt của các đại phân tử sinh học E. Tất cả các phương án trên đều đúng 81. Điểm khác nhau giữa liên kết hoá học yếu với liên kết hoá học mạnh là 1. Liên kết hoá học yếu duy trì tính mềm dẻo, linh hoạt của các đại phân tử sinh học, còn liên kết hoá học mạnh duy trì độ bền vững, tính ổn định của chúng. 2. Liên kết hoá học yếu cần ít năng lượng để hình thành (hoặc phá vỡ) còn liên kết hoá học mạnh cần nhiều năng lượng để hình thành (hoặc phá vỡ) 3. Liên kết hoá học yếu có góc liên kết thay đổi, lực liên kết yếu, còn liên kết hoá học mạnh có góc liên kết bền vững, lực liên kết mạnh 4. Số liên kết hoá học yếu thay đổi tuỳ thuộc vào cấu trúc phân tử, (yếu tố môi trường), còn số lượng liên kết cộng hoá trị phụ thuộc vào hoá trị của nguyên tố 5. Liên kết hoá học yếu chỉ tham gia vào cấu trúc không gian của các đại phân tử sinh học, còn liên kết hoá học mạnh thể hiện ngay ở cấu trúc bậc 1 của các đại phân tử sinh học Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4, 5 E. 1, 2, 4, 5 82. Những liên kết hoá học 1. Liên kết hiđrô 2. Liên kết Vanđe Van 3. Liên kết anhiđrit 4. Liên kết kị nước 5. Liên kết ion Tổ hợp các liên kết yếu là A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 2, 3, 4, 5 E. 1, 2, 3, 5 83. Để phân biệt liên kết hoá học mạnh và liên kết hoá học yếu dựa vào: A. Thời gian tồn tại của liên kết hoá học B. Năng lượng cần để hình thành (hoặc phá vỡ) liên kết hoá học C. Vai trò của liên kết hoá học đối với cấu trúc các đại phân tử sinh học Website : luyenthithukhoa.vn 148 D. A và B đều đúng E. Cả A, B, C đều đúng 84. Vai trò của liên kết hiđrô: 1. Tham gia vào cấu trúc không gian của ADN và prôtêin 2. Tham gia vào tương tác enzim – cơ chất 3. Tham gia vào quá trình tái bản ADN, ARN 4. Tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin 5. Liên kết các phân tử nước với nhau 6. Tham gia vào cấu trúc màng tế bào Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 4, 5, 6 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 3, 4, 5, 6 E. 1, 2, 3, 4, 6 85. Trong cấu trúc màng sinh học, lớp phân tử kép phốtpholipit quay đầu ưa nước ra ngoài, còn đuôi kị nước quay vào trong, tạo ra liên kết A. Liên kết kị nước B. Liên kết ion C. Liên kết hiđrô D. Liên kết Vanđe Van E. Liên kết peptit 86. Liên kết hoá học của các nuclêôtit giữa hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép ADN là A. Liên kết kị nước B. Liên kết ion C. Liên kết hiđrô D. Liên kết Vanđe Van E. Liên kết peptit 87. Trong cấu trúc ADN –prôtêin liên kết hoá học hình thành giữa các nhánh bên mang điện tích âm của các histôn với các nhóm phôtphat mang điện tích dương của ADN gọi là A. Liên kết kị nước B. Liên kết ion C. Liên kết hiđrô D. Liên kết Vanđe Van E. Liên kết peptit 88. Trong phân tử prôtêin, nhóm cacbôxin của axit amin này liên kết với nhóm amin của axit amin kế tiếp đồng thời loại đi một phân tử nước gọi là: A. Liên kết kị nước B. Liên kết ion C. Liên kết hiđrô D. Liên kết Vanđe Van E. Liên kết peptit 89. Trong phân tử ADN, liên kết hoá học xuất hiện khi các nguyên tử ở gần nhau gọi là: A. Liên kết kị nước B. Liên kết ion C. Liên kết hiđrô Website : luyenthithukhoa.vn 149 D. Liên kết Vanđe Van E. Liên kết peptit 90. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực là: A. Kích thước nhỏ B. Hình dạng có thể giống nhau hay khác nhau C. Thành phần chính một tế bào gồm: màng, tế bào chất và các bào quan, nhân D. Là đơn vị cơ bản xây dựng nên cơ thể đa bào E. Tất cả các phương án trên đều đúng 91.Cấu trúc không chứa axit nuclêic là A. Nhân tế bào B. Ti thể C. Lục lạp D. Ribôxôm E. Lưới nội chất trơn 92. Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ: A. Lớp kép phôtpholipit và prôtêin B. Peptiđôglican C. Xenlulôzơ D. Kitin E. Hêmixenlulôzơ 93. Vật chất di truyền ở tế bào vi khuẩn là: A. ADN dạng thẳng kết hợp với histôn B. ADN trần, dạng vòng. C. ARN D. Plasmit E. B và C đều đúng 94. Thành tế bào vi khuẩn có chức năng: A. Bảo vệ tế bào B. Giữ ổn định hình dạng tế bào vi khuẩn C. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào vi khuẩn và môi trường D. A và B đều đúng E. Cả A, B, C đều đúng Website : luyenthithukhoa.vn 150 95. Đặc điểm của tế bào vi khuẩn: 1. Thành tế bào cấu tạo từ peptiđôglican 2. Màng sinh chất cấu tạo bởi lipôprôtêin 3. Vật chất di truyền là AND trần, dạng vòng 4. Có bào quan chưa có màng bao bọc: ribôxôm 5. Bắt màu bởi thuốc nhuộm Gram 6. Có ribôxôm loại 80s và loại 70s Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 6 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 3, 4, 5, 6 E. 1, 2, 4, 5, 6 96. Tế bào nhân sơ được phân biệt với tế bào nhân chuẩn bởi dấu hiệu: A. Có hay không có ribôxôm B. Có hay không có thành tế bào C. Có hay không có các bào quan được bao bọc bởi lớp màng D. Có hay không có lông và roi E. Có hay không có cấu trúc ADN 97. Đa số tế bào có kích thước rất nhỏ, vì 1. Đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên 2. Tế bào nhỏ có tỷ lệ SV lớn giúp trao đổi chất với môi trường thuận lợi 3. Tế bào nhỏ giúp vận chuyển nhanh chóng các chất trong tế bào 4. Tế bào nhỏ dễ biến đổi hình dạng 5. Tế bào nhỏ có khả năng phân chia nhanh chóng Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5 E. 1, 3, 4, 5 Website : luyenthithukhoa.vn 151 98. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc tế bào nhân sơ so với tế bào nhân chuẩn là: A. Tế bào nhân sơ chưa có màng nhân, nhân chưa phân hoá còn tế bào nhân chuẩn đã có màng nhân, nhân đã phân hoá B. Tế bào nhân sơ có ribôxôm loại 70s, còn tế bào nhân chuẩn có ribôxôm loại 70s và loại 80s C. Tế bào nhân sơ chưa có các bào quan có màng bao bọc, còn tế bào nhân chuẩn có các bào quan có màng bao bọc D. A và B đều đúng E. Cả A, B, C đều đúng 99. Cấu tạo của nhân tế bào gồm: 1. Màng nhân 2. Dịch nhân 3. Lỗ nhân 4. Nhân con 5. Chất nhiễm sắc Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5 E. 1, 2, 3, 5 100. Nhân tế bào có chức năng: A. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào B. Mang thông tin di truyền C. Tổng hợp prôtêin D. A và B đều đúng E. B và C đều đúng 101. Hầu như tất cả các tế bào trong một cơ thể động vật đều chứa các gen giống nhau. Các tế bào này khác nhau về cấu trúc và chức năng vì chúng tổng hợp ...... khác nhau. A. Các phân tử tARN B. Các phân tử mARN C. Các histôn Website : luyenthithukhoa.vn 152 D. Các ribôxôm 102. Các túi tiết của mạng lưới nội chất trơn trông giống như đang trên đường đến ..... A. mạng lưới nội chất nhám B. lizôxôm C. bộ máy Gôngi D. không bào của tế bào thực vật 103. Sự khác biệt chủ yếu giữa không bào và túi tiết là: A. Màng không bào thì dày còn màng túi tiết thì mỏng B. Túi tiết được tách ra từ màng tế bào còn không bào được tách ra từ bộ máy Gôngi C. Màng không bào chứa cacbohiđrat còn màng túi tiết thì chứa prôtêin D. Không bào nằm gần nhân còn túi tiết nằm gần bộ máy Gôngi E. Không bào di chuyển tương đối chậm còn túi tiết di chuyển nhanh 104. Trong tế bào loại chất nào sau đây có một đầu phân cực và đuôi không phân cực? A. Triglixêrit B. Lipit trung tính C. Sáp D. Phôtpholipit E. Tất cả các chất trên 105. Điều khẳng định nào dưới đây là sai khi mô tả bộ ba mã hoá (codon) A. Nó gồm 3 nuclêôtit B. Nó là đơn vị cơ bản của mã di truyền C. Có thể có nhiều hơn một bộ ba mã hoá cho cùng một axit amin D. Nó nằm trên tARN E. Nó không bao giờ ghi mã cho hơn một axit amin 106. Mã di truyền là A. tập hợp các gen của tế bào B. trình tự các nuclêôtit của gen C. sự biểu hiện của gen D. qui tắc tương ứng giữa trình tự các nuclêôtit và các axit amin 107. Số lượng lớn các ribôxôm được quan sát thấy trong các tế bào chuyên hoá trong việc sản xuất A. lipit Website : luyenthithukhoa.vn 153 B. pôlisaccarit C. prôtêin D. glucô 108. Điều nào dưới đây về vật chất di truyền là không đúng? A. Hệ gen của virut đều là ARN B. Các bào quan của tế bào có hệ gen ADN của riêng mình C. Trong các tế bào vi khuẩn vật chất di truyền có thể nằm ngoài NST D. Vật chất di truyền của sinh vật nhân chuẩn đều là ADN E. Việc thu nhận ADN lạ vào trong tế bào không nhất thiết phải gây chết cho tế bào, đặc biệt trong trường hợp tế bào nhân chuẩn 109. Điều không phải vai trò trao đổi chất của chu trình axit ba cácbon là A. Hoàn thành việc oxi hoá chất đường (cacbohidrat) B. Tạo ra các chất trao đổi chất tiền thân cho quá trình sinh tổng hợp của các amin C. Cung cấp NADH cho chuỗi hô hấp D. Cung cấp NADPH cho các phản ứng sinh tổng hợp E. Tạo ra ATP hoặc GTP 110. Điều không đúng về thuyết hoá thẩm là: A. Trong khi các điện tử trong chuỗi truyền điện trở đi qua các kênh xuyên màng nằm ở màng trong của ti thể thì prôton được bơm ra khỏi chất nền trong ti thể bằng phức hợp hô hấp I, II, II và IV. B. Thuyết này giải thích sự oxi hoá luôn đi kèm với quá trình phôtphorin hoá C. Các prôton trở lại chất nền ti thể qua kênh ATP synthase phụ thuộc prôton. D. Thuyết này đúng với sự hình thànhATP trong chuỗi truyền điện tử trong quang hợp . E. Sự vận chuyển prôton hô hấp được thực hiện bằng sự giao động về cấu hình của lớp màng kép 111. Nhận định không đúng với ribôxôm là A. Được bao bọc bởi màng đơn B. Thành phần hoá học gồm ARN và Prôtêin C. Là nơi sinh tổng hợp prôtêin cho tế bào D. Đính ở mạng lưới nội chất hạt E. Mỗi ribôxôm được cấu tạo từ hai tiểu đơn vị 112. Ribôxôm hay gặp ở nhiều tế bào chuyên sản xuất: A. Lipit B. Prôtêin C. Glucô D. Đường đa E. Tất cả đều sai Website : luyenthithukhoa.vn 154 113. Điểm khác nhau giữa ribôxôm ở tế bào nhân sơ so với ribôxôm ở tế bào nhân chuẩn là: A. Tế bào nhân sơ có ribôxôm loại 70s, còn tế bào nhân chuẩn có ribôxôm loại 70s và 80s B. Tế bào nhân sơ có ribôxôm ở trạng thái tự do, còn tế bào nhân chuẩn đa số ribôxôm ở trạng thái liên kết. C. Ribôxôm ở tế bào nhân sơ có kích thước lớn hơn ribôxôm ở tế bào nhân chuẩn D. A và B đều đúng E. B và C đều đúng 114. Ribôxôm trong tế bào chất của tế bào nhân chuẩn có: A. Thành phần và kích thước giống tế bào nhân sơ B. Thành phần khác tế bào nhân sơ nhưng kích thước thì tương tự C. Thành phần giống tế bào nhân sơ nhưng kích thước lớn hơn D. Thành phần giống tế bào nhân sơ nhưng kích thước nhỏ hơn E. Tất cả đều sai 115. Cấu trúc của mạng lưới nội chất là: A. Một hệ thống xoang dẹt thông với nhau trong tế bào nhân chuẩn B. Một hệ thống ống và xoang dẹt thông với nhau trong tế bào nhân chuẩn C. Một hệ thống ống và xoang dẹt xếp cạnh nhau và tách biệt trong tế bào nhân chuẩn D. Một hệ thống ống phân nhánh trong tế bào nhân chuẩn E. Tất cả đều sai 116. Mạng lưới nội chất hạt có chức năng: A. Tổng hợp prôtêin B. Vận chuyển nội bào C. Tổng hợp lipit D. Điều hoà hoạt động tế bào E. A và B đều đúng 117. Tế bào có mạng lưới nội chất hạt phát triển là A. Tế bào cơ B. Tế bào gan Website : luyenthithukhoa.vn 155 C. Tế bào bạch cầu D. Tế bào thần kinh E. Tế bào biểu bì 118. Chức năng của mạng lưới nội chất trơn là A. Tổng hợp photpholipit và cholesterol, gắn đường vào prôtêin, khử độc B. Tổng hợp prôtêin, phôtpholipit, axit béo C. Phân huỷ phôtpholipit, lipôprôtêin, glicôgen D. Tổng hợp các prôtêin và lipit phức tạp E. Tổng hợp ribôxôm 119. Mạng lưới nội chất trơn phát triển trong: A. Tế bào gan B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào cơ D. Tế bào thần kinh E. Tế bào biểu bì 120. Prôtêin di chuyển ra khỏi tế bào theo hướng: A. Màng nhân  lưới nội chất trơn  lưới nội chất hạt  bộ máy Gôngi B. Màng nhân  lưới nội chất hạt  lưới nội chất trơn  bộ máy Gôngi  màng sinh chất C. Màng nhân  lưới nội chất trơn  bộ máy Gôngi  màng sinh chất D. Lưới nội chất trơn lưới nội chất hạt  lizôxôm  màng sinh chất E. Lưới nội chất hạt  lưới nội chất trơn  bộ máy Gôngi  màng sinh chất 121. Bộ máy Gôngi có cấu tạo là: A. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau B. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và thông với nhau C. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và không thông với nhau D. Một hệ thống túi dẹt tách biệt nhau và xếp song song với nhau E. Tất cả đều sai 122. Chức năng của bộ máy Gôngi 1. Hoàn thiện tổng hợp prôtêin 2. Tiêu hóa nội bào Website : luyenthithukhoa.vn 156 3. Bài tiết sản phẩm độc hại trong tế bào 4. Tổng hợp glycôprôtêin, polisaccarit, hoocmôn 5. Tạo lizôxôm Tổ hợp đúng là A.1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 3, 4, 5 D. 1, 4, 5 E. 1, 3, 5 123. Ví dụ về sự vận động cuả các vi sợi trong các tế bào không phải là các tế bào cơ của động vật: A. Co lỗ chân lông B. Vận động của roi C. Phân chia tế bào chất D. Phân ly của các NST trong giảm phân. E. Sự rung của lông 124. Chức năng của lục lạp là A. Chuyển hoá năng lượng mặt trời thành hoá năng trong chất hữu cơ B. Sản xuất hyđratcacbon từ các nguyên liệu CO2 và H2O C. Điều hoà tổng hợp prôtêin riêng của lục lạp D. A và B đều đúng E. A, B và C đều đúng 125. Lục lạp là cấu trúc 1. Có ở tế bào thực vật 2. Có ở tế bào nhân thực 3. Có nguồn gốc từ vi khuẩn quang hợp hiếu khí nội cộng sinh 4. Có vai trò chuyển hoá năng lượng trong tế bào 5. Có chứa hệ sắc tố khiến thực vật có màu Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 3, 4, 5 Website : luyenthithukhoa.vn 157 E. 1, 2, 4, 5 126. Số lượng lục lạp trong tế bào lá của cây trồng trong bóng râm so với cây cùng loài trồng ngoài nắng là: A. Bằng nhau B. Nhiều hơn C. Ít hơn D. Có lúc nhiều hơn có lúc ít hơn E. Tất cả đều sai 127. Hình vẽ sau đây miêu tả cấu trúc của A. Lục lạp B. Ti thể C. Bộ máy gôngi D. Lizôxôm E. Ribôxôm 128. Trong tế bào, ti thể có đặc điểm: A. Được bao bọc bởi màng kép B. Trong cấu trúc có ADN, ARN, ribôxôm C. Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP D. Có số lượng khác nhau ở các loại tế bào E. Tất cả các phương án trên đều đúng 129. Điểm khác nhau giữa ti thể và lục lạp là: 1. Lục lạp đảm nhận chức năng quang hợp, còn ti thể đảm nhận chức năng hô hấp 2. Màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành nhiều mấu lồi, còn màng trong của lục lạp thì trơn, không gấp nếp. 3. Ti thể không có hệ sắc tố, còn lục lạp có hệ sắc tố 4. Ti thể có ở cả tế bào động vật và thực vật còn lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật 5. Ti thể có chứa ADN còn lục lạp không có Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 4, 5 Website : luyenthithukhoa.vn 158 B. 1, 2, 3, 5 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 3, 4, 5 E. 1, 2, 3, 4 130. Điểm giống nhau giữa lục lạp và ti thể 1. Có màng kép bao bọc 2. Trong cấu trúc có chứa ADN, ARN, ribôxôm 3. Tham gia chuyển hoá năng lượng trong tế bào 4. Số lượng phụ thuộc vào loại tế bào và điều kiện môi trường 5. Có trong tế bào động vật và thực vật Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4, 5 E. 1, 2, 4, 5 131. Tế bào chứa nhiều ti thể nhất là A. Tế bào gan B. Tế bào cơ C. Tế bào tim D. Tế bào xương E. Tế bào biểu bì 132. Đặc điểm của lizôxôm trong tế bào là: A. Có màng đơn bao bọc B. Chứa hệ enzim thuỷ phân C. Tham gia tiêu hoá nội bào D. Có ở tế bào nhân chuẩn E. Tất cả các phương án trên đều đúng 133. Chức năng chính của lizôxôm trong tế bào là: A. Phân huỷ chất độc B. Tiêu hoá nội bào Website : luyenthithukhoa.vn 159 C. Bảo vệ tế bào D. Avà B đều đúng E. B và C đều đúng 134. Tế bào có nhiều lizôxôm nhất là A. Tế bào cơ B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào hồng cầu D. Tế bào thần kinh E. Tất cả các phương án trên đều đúng 135. Đặc điểm của perôxixôm trong tế bào nhân chuẩn: A. Có màng đơn bọc B. Chứa enzim xúc tác tổng hợp và phân huỷ H2O2 C. Kích thước nhỏ D. Được hình thành từ bộ máy Gôngi E. Tất cả các phương án trên đều đúng 136. Trong quá trình biến thái của ếch, đuôi nòng nọc rụng ra nhờ: A. Enzim thuỷ phân của bộ máy Gôngi B. Enzim thuỷ phân của lizôxôm C. Enzim thuỷ phân của perôxixôm D. Enzim thuỷ phân của gliôxixôm E. Tất cả các phương án trên đều đúng 137. Vận chuyển nội bào, tổng hợp prôtêin và lipit là chức năng của A. Lục lạp B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy Gôngi E. Mạng lưới nội chất 138. Tiêu hoá nội bào là chức năng của A. Lục lạp B. Ti thể C. Lizôxôm Website : luyenthithukhoa.vn 160 D. Bộ máy gôngi E. Mạng lưới nội chất 139. Biến đổi năng lượng dự trữ trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP cho tế bào là chức năng của A. Lục lạp B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy gôngi E. Mạng lưới nội chất 140. Thực hiện quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào là chức năng của A. Lục lạp B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy gôngi E. Mạng lưới nội chất 141. Đóng gói, chế biến, phân phối các sản phẩm prôtêin, lipit là chức năng của: A. Lục lạp B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy Gôngi E. Mạng lưới nội chất 142. Đặc điểm của không bào là: A. Có màng đơn bao bọc B. Phổ biến ở tế bào thực vật C. Có chức năng khác nhau tuỳ loại tế bào D. A và B đều đúng E. Cả A, B, C đều đúng 143. Không bào ở tế bào thực vật có thể chứa: A.Sắc tố B. Chất thải độc hại C. Muối khoáng Website : luyenthithukhoa.vn 161 D. Chất dinh dưỡng dự trữ E. Tất cả các phương án trên đều đúng 144. Đặc điểm của trung thể trong tế bào là: A. Gồm hai trung tử có cấu tạo hình trụ đứng vuông góc với nhau B. Gặp phổ biến ở tế bào động vật C. Tham gia vào quá trình phân chia tế bào D. A và B đều đúng E. Cả A, B, C đều đúng 145. Trung tử ở tế bào thực vật bậc thấp và tế bào động vật có vai trò quan trọng trong quá trình A. Sinh tổng hợp prôtêin B. Hình thành thoi vô sắc C. Tiêu hoá nội bào D. Hô hấp nội bào E. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường 146. Một hệ thống ống siêu vi được cấu tạo theo công thức (9 + 2) là mô hình cấu tạo của cấu trúc A. Lông B. Roi C. Trung tử D. A và B đều đúng E. Cả A, B, C đều đúng 147. Chức năng của lông và roi trong tế bào nhân chuẩn: A. Bảo vệ tế bào B. Giúp tế bào chuyển động C. Giúp lưu thông dịch lỏng trên bề mặt tế bào D. B và C E. A và B 148. Bộ khung tế bào được cấu tạo từ: A. Vi ống B. Vi sợi Website : luyenthithukhoa.vn 162 C. Sợi trung gian D. A và B E. Cả A, B, C đều đúng 149. Chức năng của bộ khung tế bào: A. Giữ cho tế bào có hình dạng ổn định B. Giữ các bào quan ở vị trí nhất định trong tế bào C. Giúp tế bào chuyển động D. A và B E. Cả A, B, C đều đúng 150. Cấu trúc liên quan tới sự vận động của tế bào là A. Vi sợi, vi ống, lông và roi, trung thể B. Vi sợi, vi ống, lông và roi, khung tế bào C. Vi ống, lông và roi, trung thể, khung tế bào D. Vi sợi, lông và roi, trung thể, khung tế bào E. Vi ống, vi sợi, trung thể, khung tế bào 151. Cấu tạo màng tế bào cơ bản gồm: A. Lớp phân tử kép photpholipit được xen kẽ bởi những phân tử prôtêin và một lượng nhỏ pôlysaccarit B. Hai lớp phân tử prôtêin và một lớp phân tử lipit ở giữa C. Các phân tử lipit xen kẽ đều đặn với các phân tử prôtêin D. Hai lớp phân tử photpholipit trên có các lỗ nhỏ được tạo bởi các phân tử prôtêin xuyên màng E. Tất cả đều sai 152. Màng sinh chất có chức năng: A. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường B. Bảo vệ tế bào C. Tiếp nhận và truyền thông tin giữa các tế bào D. Ghép nối các tế bào thành mô nhờ prôtêin màng E. Tất cả các phương án trên đều đúng 153. Trong cấu trúc màng sinh chất, loại prôtêin giữ chức năng nào dưới đây chiếm số lượng nhiều nhất? Website : luyenthithukhoa.vn 163 A. Vận chuyển B. Kháng thể C. Enzim D. Hooc môn E. Cấu tạo 154. Màng sinh chất được gọi là “màng khảm động” vì: A. Màng được cấu tạo chủ yếu từ hai lớp phân tử phôtpholipit trên đó có điểm thêm prôtêin và các phân tử khác. Các phân tử prôtêin không đứng yên tại chỗ mà có thể di chuyển trong phạm vi của màng. B. Màng được cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit không đứng yên tại chỗ mà có thể di chuyển trong phạm vi của màng. C. Màng được cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit đứng yên tại chỗ, còn prôtêin và các phân tử khác có thể chuyển động trong phạm vi của màng D. Màng được cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit cũng như các phân tử prôtêin có thể di chuyển bên trong lớp màng. 155. Hiện tượng có thể xảy ra ở màng tế bào khi lai tế bào của chuột với tế bào người là A. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin người và chuột nằm riêng biệt ở hai phía tế bào B. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin người và chuột nằm xen kẽ nhau C. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người nằm ngoài, các phân tử prôtêin của chuột nằm trong D. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của chuột nằm ngoài, các phân tử prôtêin của người nằm trong Quan sát hình vẽ vận chuyển các chất qua màng sinh chất: Website : luyenthithukhoa.vn 164 156. Chất đánh số 1 có thể là: A. Prôtêin B. CO2 C. H2O D. Axit amin E. Glicôprôtêin 157. Chất đánh số 2 có thể là: A. Prôtêin B. O2 C. H2O D. Phôtpholipit E. Axit amin 158. Chất hữu cơ đánh số 3 có thể là: A. Prôtêin B. Cacbonhyđrat C. Colesterol D. Phôtpholipit E. Glucôzơ 159. Ghi chú đánh số 4 là: A. vận chuyển thụ động B. vận chuyển chủ động C. vận chuyển tích cực D. Bơm Natri Kali E. Bơm proton 160. Ghi chú đánh số 5 là: A. Khuếch tán nhanh B. Thực bào C. Ẩm bào D. Xuất bào E. Sự thẩm thấu 161. Chức năng của thành tế bào: Website : luyenthithukhoa.vn 165 A. Bảo vệ tế bào B. Xác định hình dạng và kích thước tế bào C. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường D. A và B đều đúng E. Cả A, B, C đều đúng 162. Thành của tế bào thực vật có cấu tạo từ: A. Xenlulôzơ B. Colesterol C. Hêmixenlulôzơ D. Kitin E. Peptiđôglican 163. Cấu tạo chủ yếu của chất nền ngoại bào gồm: A. Các loại sợi glicôprôtêin B. Các chất vô cơ C. Các chất hữu cơ D. Cả A và B E. Cả A, B và C 164. Chức năng của chất nền ngoại bào: A. Thu nhận thông tin cho tế bào B. Liên kết các tế bào với nhau tạo thành các mô nhất định C. Bảo vệ tế bào D. A và B E. A và C 165. Các tế bào ở động vật liên kết với nhau tạo nên các mô bằng kiểu: A. Ghép nối kín B. Ghép nối hở C. Ghép nối đexđêmôxôm D. A và B E. A, B, C 166. Cấu trúc có mặt trong tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào vi khuẩn: A. Màng sinh chất và ribôxôm Website : luyenthithukhoa.vn 166 B. Mạng lưới nội chất và ti thể C. Mạng lưới nội chất và không bào D. Mạng lưới nội chất và lục lạp E. Màng sinh chất và thành tế bào 167. Những đặc điểm chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật: 1. Màng xenlulô 2. Lục lạp 3. Tự dưỡng 4. Không bào lớn 5.Trung thể Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 5 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 3, 4, 5 E. 1, 2, 4, 5 168. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường diễn ra theo phương thức: A. Vận chuyển thụ động B. Vận chuyển chủ động C. Xuất nhập bào D. A và B E. A, B, C đều đúng 169. Vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào là: 1. Quá trình vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao 2. Quá trình vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp 3. Quá trình vận chuyển tiêu tốn năng lượng ATP 4. Quá trình vận chuyển nhờ các kênh prôtêin đặc hiệu 5. Quá trình vận chuyển mang tính chọn lọc Tổ hợp đúng là: Website : luyenthithukhoa.vn 167 A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 3, 4, 5 E. 3, 4, 5 170. Khi vận chuyển chủ động qua màng tế bào, mỗi loại prôtêin có thể: A. Vận chuyển một chất riêng B. Vận chuyển một lúc hai chất cùng chiều C. Vận chuyển một lúc hai chất ngược chiều D. A và B E. A, B và C 171. Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động: 1. Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ kênh prôtêin 2. Vận chuyển glucô đồng thời natri qua màng tế bào 3. Vận chuyển các chất có kích thước lớn qua màng tế bào 4. Vận chuyển CO2 qua màng tế bào 5. Vận chuyển Na+ , K+ bằng bơm prôtêin qua màng tế bào Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 2, 3, 5 D. 1, 3, 4 E. 3, 4, 5 172. Đặc điểm của vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào là: A. Quá trình vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp B. Quá trình vận chuyển các chất có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ màng C. Quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào không tiêu hao năng lượng D. A và B đều đúng E. Cả A, B và C đều đúng 173. Đặc điểm của phương thức khuếch tán qua màng tế bào: A. Xảy ra khi có sự chênh lệch nồng độ dung dịch giữa trong và ngoài màng Website : luyenthithukhoa.vn 168 B. Có hai hình thức khuếch tán mang tính chọn lọc (qua kênh prôtêin) và khuếch tán không mang tính chọn lọc (qua lớp kép phôtpholipit) C. Mang tính thụ động không tiêu hao năng lượng D. Tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với diện tích khuếch tán E. Tất cả các phương án trên đều đúng 174. Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất. Hiện tượng xảy ra là A. Tế bào hồng cầu không thay đổi B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại E. Tất cả đều sai 175. Khi cho tế bào thực vật vào một loại dung dịch, một lát sau tế bào có hiện tượng co nguyên sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là: A. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan cao hơn nồng độ dịch tế bào B. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan thấp hơn nồng độ dịch tế bào C. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan bằng nồng độ dịch tế bào D. Phản ứng tự vệ của tế bào trong môi trường lạ 176. Nhận định nào sau đây không đúng với ribôxôm ? A. Được bao bọc bởi màng đơn B. Thành phần hoá học gồm ARN và prôtêin C. Là nơi sinh tổng hợp prôtêin cho tế bào D. Đính ở mạng lưới nội chất hạt E. Mỗi ribôxôm được cấu tạo từ hai tiểu đơn vị 177. Vi ống có thể tham dự vào những quá trình : Vẫy lông roi Di chuyển các nhiễm sắc thể Điều hoà áp suất thẩm thấu Di chuyển của các bào quan trong các tế bào sống A. + + + B. + C. + + + D. + E. + + + Website : luyenthithukhoa.vn 169 178. Khi tổ hợp ngẫu nhiên của 20 axit amin tự nhiên có thể tạo ra số loại chuỗi polypeptit có chiều dài 10 axit amin có cấu trúc bậc 1 khác nhau là A. 10 B. 200 C. 40 00 D. 10 000 000 000 000 = 1014 E. 100 000 000 000 000 000 000 000 = 1020 179. Trình tự nào dưới đây là đúng với quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại sự nhiẫm vi rút ? Mã : 1. Sự hoạt hoá tế bào 2. Tạo kháng thể 3. Hoạt hoá tế bào T gây độc 4. Sự xâm nhập của vi rút Thời gian : A. 4 2 3 1 B. 1 4 3 2 C. 3 2 1 4 D. 4 1 3 2 E. 4 3 2 1 Website : luyenthithukhoa.vn 170 180. Đồ thị bên cho thấy sơ đồ đơn giản hoá bao gồm 3 bước ( P,Q R ) của quá trình hô hấp hiếu khí. Các chất X, Y và Z là: X Y Z A. Acetyl NADH2 Axit lactic B. Nước CO2 Dehydrogenaza C. NADH2 CO2 Dehydrogenaza D. NADH2 Nước Peroxydaza E. Piruvat CO2 NADH2 181. Một số gen trong hệ gen của vi khuẩn được sắp xếp trong các operon. Điều khẳng định nào dưới đây về operon là đúng ? A. Các gen của operon được sắp xếp theo kiểu nhám bao gồm exon xen lẫn intron B. Tất cả các gen của operon đều bắt đầu dịch mã tại cùng một bộ ba khởi đầu C. Tất cả các gen của operon không biểu hiện cùng một lúc D. Các prôtêin mã hoá bởi các gen cùng một operon được dịch mã từ một phân tử mARN chung. E. Sự dịch mã của tất cả các gen của cùng một operon được kết thúc cùng một mã kết thúc chung. 182. Thành phần nào dưới đây là không cần thiết cho sự sao chép ADN trong cơ thể sống A. Sợi ADN làm khuôn một mạch đơn B. Các deoxy nucleozid một phốtpho ( dAMP, dcMP, dGMP, dTMP) C. ADN polymeaza primaza D. Protein bám sợi ADN đơn E. ADN polymeraza 183. Nhiều nhóm sinh vật có các gen phân mảnh thành các exon và intron. Điều khẳng định nào dưới đây về sự biểu hiện của gen là đúng ? A. Chỉ có thông tin di truyền của một số intron được sử dụng để tổng hợp protein Website : luyenthithukhoa.vn 171 B. Mỗi một exon có một promoter riêng C. Trong quá trình tinh chế ARN các trình tự intron sẽ bị loại bỏ khỏi mARN tiền thân D. Sự dịch mã cuả exon được bắt đầu từ bộ ba khởi đầu của từng exon E. Trong quá trình dịch mã các riboxon nhảy qua vùng intron của mARN 184. Điều khẳng định nào liên quan đến hàm lượng ADN của hệ gen (M) trong chu kỳ tế bào là đúng ? A. MDNA G1 = MDNA Tiền kỳ giảm phân I B. MDNA Tiền kỳ giảm phân II = MDNA Tiền kỳ giảm phân I C. MDNA G1 = MDNAG2 D. MDNA G2 sau nguyên phân = MDNA G2 sau giảm phân E. MDNA kỳ cuối của nguyên phân = MDNA kỳ cuối của giảm phân I 185. Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào là: A. Tế bào là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất và di truyền B. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống C. Tế bào chỉ được sinh ra từ chính tế bào đang tồn tại D. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của cơ thể sống E. Tất cả các phương án trên 186. Cặp quan hệ nào dưới đây là không đúng? A. Ribôxôm tổng hợp ARN B. Ti thể hình thành ATP C. Bộ máy Gôngi tích tụ các sản phẩm bài tiết. D. Lizôxôm tích tụ các enzym tiêu hoá. E. Trung thể hình thành thoi vô sắc. 187. Nếu một tế bào cơ của châu chấu chứa 24 nhiễm sắc thể, thì trứng châu chấu sẽ chứa số nhiễm sắc thể là A. 3 B. 6 C. 12 D. 24 E. 48 188. Trình tự nào sau đây diễn ra trong quá trình nguyên phân ở tế bào động vật và thực vật? I. Màng nhân bị phá vỡ II. Các NST chuyển động về “xích đạo” của thoi vô sắc III. Các ống siêu vi gắn vào các tâm động IV. Các NST con chuyển động về các cực của tế bào Trình tự đúng là A. I, II, III, IV. B. II, III, I, IV. C. I, III, II, IV. D. IV, III, II, I. 189. Một nhà sinh hóa đo hàm lượng ADN của các tế bào đang sinh trưởng trong phòng thí nghiệm và thấy lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp đôi: A. giữa pha đầu và pha sau của nguyên phân Website : luyenthithukhoa.vn 172 B. giữa pha G1 và G2 trong chu kỳ tế bào C. trong pha M của chu kỳ tế bào D. giữa pha đầu I và pha đầu II của giảm phân E. giữa pha sau và pha cuối của nguyên phân 190. Những gì sau đây không thuộc về giảm phân ở người? A. Sửa chữa những thương tổn. B. Sinh trưởng. C. Tạo giao tử. D. Thay thế các tế bào bị mất hay bị thương tổn. E. Nhân bội các tế bào xôma. 191. Vi ảnh của một tế bào đang phân chia từ một tế bào giảm phân rõ 19 nhiễm, mỗi nhiễm gồm 2 cromatit con. Giai đoạn phân bào đó là A. Pha đầu của nguyên phân. B. Pha cuối II của giảm phân. C. Pha đầu I của giảm phân. D. Pha sau của nguyên phân. E. Pha đầu II của giảm phân 192. Xytochalasin B là một hóa chất phá hủy sự hình thành các vi ống. Nó có thể can thiệp vào: A. nhân đôi ADN B. tạo thoi nguyên phân C. phân cắt D. tạo đĩa tế bào E. trao đổi chéo 193. Khó quan sát các nhiễm sắc thể riêng biệt trong gian kỳ vì: A. ADN vẫn còn chưa nhân đôi. B. Chúng giãn xoắn hình thành các dải dài và mảnh. C. Chúng rời nhân và bị phân tán vào trong các thành phần khác của tế bào. D. Các nhiễm sắc thể tương đồng vẫn còn chưa kết cặp cho đến tận khi bắt đầu phân chia. 194. Tế bào xôma ruồi giấm chứa 8 nhiễm sắc thể. Điều này có nghĩa là có thể có số tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử của nó là A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 E. 64 195. Xét 1 tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBbDd. Tế bào đó tạo ra số loại tinh trùng là A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại. Website : luyenthithukhoa.vn 173 196. Xét 1 tế bào sinh dục cái của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBb. Tế bào đó tạo ra số loại trứng là A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại. 197. Quan sát 1 hợp tử của 1 loài động vật đang thực hiện nguyên phân, số tế bào có ở kỳ sau của lần nguyên phân thứ ba là A. 2 tế bào. B. 4 tế bào. C. 6 tế bào. D. 8 tế bào. 198. Hình thái đặc trưng của NST quan sát thấy ở thời điểm: A. NST duỗi xoắn cực đại. B. NST nhân đôi. C. NST bắt đầu đóng xoắn. D. NST đóng xoắn cực đại. 199. Trong loài thấy có 2 loại tinh trùng với ký hiệu gen và NST giới tính là AB DE HI X và ab de hi Y. Bộ NST lưỡng bội của loài là: A. 2n = 4 B. 2n = 8 C. 2n = 12 D. 2n = 16 200. Ở lúa nước 2n = 24, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ sau của nguyên phân là: A. 0 B. 12 C. 24 D. 48 201. Ở đậu Hà Lan, 2n = 14, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ giữa của nguyên phân là: A. 0 B. 7 C. 14 D. 28 Website : luyenthithukhoa.vn 174 202. Khi quan sát quá trình phân bào ở 1 loài động vật người ta thấy các NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào. Các tế bào đó đang ở: A. Kỳ cuối của ngyên phân. B. Kỳ sau của giảm phân I. C. Kỳ sau của giảm phân II. D. Kỳ cuối của giảm phân II. 203. Một tế bào sinh tinh trùng của ruồi giấm đực ở trạng thái dị hợp về các gen xác định các tính trạng thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Tế bào đó giảm phân bình thường thì cho ra số loại tinh trùng là: A. 1 loại B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại. 204. Một cơ thể ruồi giấm đực ở trạng thái dị hợp về các gen xác định các tính trạng thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cơ thể đó có thể cho tối đa số loại tinh trùng là: A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại. 205. Xét 1 cơ thể ruồi giấm đực có kiểu gen là ABab. Trong trường hợp giảm phân bình thường thì có thể cho ra tối đa số loại giao tử là: A. 1 loại B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại. 206. Xét 1 cơ thể ruồi giấm cái có kiểu gen là AbaB. Trong trường hợp giảm phân bình thường thì có thể cho ra tối đa số loại giao tử là: A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại D. 8 loại. 207. Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm 2n = 8. Trong trường hợp không xảy ra trao đổi chéo, số loại giao tử tối đa được tạo ra do sự tổ hợp các NST khác nhau về nguồn gốc là A. 4 B. 8 Website : luyenthithukhoa.vn 175 C. 16 D. 32 208. Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm 2n = 8. Trong trường hợp không xảy ra trao đổi chéo thì tỉ lệ kiểu giao tử chứa tất cả các NST có nguồn gốc từ bố là: A. 14 B. 18 C. 116 D.132 209. Điểm nào sau đây báo

Phần III Sinh học tế bào Nguyên tố có khả kết hợp với nguyên tố khác tạo nên vô số hợp chất hữu là: A Canxi B Ni tơ C Hiđrô D Các bon E Ôxi Trong thể sống nguyên tố phổ biến là: A C, H, O, N, Ca, P B C, H, N, Ca, K, S C C, H, O, Ca, K, P D O, N, C, Cl, Mg, S E C, H, O, K, P, S Các nguyên tố C, H, O coi nguyên tố sinh học phổ biến vì: A Có tính chất lý hố phù hợp với thể sống B Có thể kết hợp với với nguyên tố khác tạo nên nhiều loại phân tử hữu C Cấu tạo nên thể sống D Chiếm tỷ lệ nhiều thể sống E Cả A, B, C D Đặc điểm nguyên tố vi lượng là: A Có vai trò khác loài sinh vật B Tham gia vào thành phần enzim C Chiếm tỷ lệ nhỏ tế bào D Tất Để biết xác loại cần nhiều ngun tố khống ta dùng phương pháp: A Trồng biện pháp thuỷ canh B Trồng dung dịch thiếu khống C Phân tích tro trồng Website : luyenthithukhoa.vn 132 D A C E A B Để phân biệt nguyên tố đa lượng nguyên tố vi lượng ta dựa vào A.Vai trò nguyên tố tế bào B Sự có hay khơng có nguyên tố tế bào C Mối quan hệ nguyên tố tế bào D Hàm lượng nguyên tố tế bào lớn hay nhỏ 0,01% E Khơng có phương án đưa Đối với sống nước có vai trò: A Điều hồ thân nhiệt sinh vật mơi trường B Dung mơi hồ tan, ngun liệu cho phản ứng trao đổi chất C Tạo lực hút mao dẫn, giúp vận chuyển nước thể thực vật D Chỉ có A B E Cả A, B C Liên kết hoá học phân tử nước là: A Liên kết anhiđrit B Liên kết ion C Liên kết Vanđe - Van D Liên kết hiđrô Để nước bay phải cung cấp lượng: A Cao nhiệt dung riêng nước B Phá vỡ liên kết hiđrô phân tử nước C Thấp nhiệt dung riêng nước D Phá vỡ liên kết đồng hoá trị phân tử nước E Tất sai 10.Ở 0°C tế bào bị chết do: A Sự trao đổi chất tế bào môi trường không thực B Nước tế bào đóng băng, phá huỷ cấu trúc tế bào C Liên kết hiđrô phân tử nước bền vững, ngăn cản kết hợp với phân tử chất khác D Các enzim bị hoạt tính, phản sinh hố tế bào khơng thực Website : luyenthithukhoa.vn 133 E Tất phương án 11.Các nguyên tố cấu tạo nên đại phân tử cacbohiđrat là: A C, H, O B C, H, O đơi có N, P C C, H, O, N, P D C, H, O có S, P E Tất sai 12.Thuật ngữ “cacbohiđrat” có nghĩa là: A Đường đa (Pơlisaccarit) B Đường đơi (Đisaccarit) C Đường đơn (Mơnơsaccarit) D Chỉ có A B E Cả A, B C 13.Cacbohiđrat có chức năng: A.Tham gia xây dựng cấu trúc tế bào B Kết hợp với prôtêin vận chuyển chất qua màng tế bào C Dự trữ cung cấp lượng cho tế bào D Tham gia vào thành phần axit nuclêic E Tất phương án 14 Lactơzơ loại đường có trong: A Mạch nha B Mía C Sữa động vật D Nho E Tất phương án 15.Tên gọi khác đường lactôzơ là: A Đường vận chuyển B Đường đôi C Đường sữa D Đisaccarit E Tất phương án Website : luyenthithukhoa.vn 134 16.Glucôzơ đơn vị cấu trúc hợp chất: A Mantôzơ B Phôtpholipit C Saccarôzơ D Tinh bột 17.Đặc điểm đường đơn (mônôsaccarit) là: A nguyên liệu xây dựng nên đường đôi đường đa B có tính khử mạnh C có vị D tan nước E tất phương án 18.Chức đường đôi (đisaccarit) là: A Dự trữ cung cấp lượng cho tế bào B Đơn vị cấu trúc nên đường đa C Là dạng đường vận chuyển thể D Tham gia vào thành phần axit nuclêic E Cả A, B, C 19.Đường Fructôzơ là: A Đường Pentôzơ B Một loại Đisaccarit C Đường Hexôzơ D Một loại axit béo E Một loại Pôlysaccarit 20.Dưới tác động enzim nhiệt độ đường Saccarôzơ bị thuỷ phân cho sản phẩm đường đơn: A Galactôzơ Fructôzơ B Glucôzơ C Galactôzơ D Glucôzơ Fructôzơ E Glucôzơ Galactôzơ 21.Đường đa (Pôlisacarit) có chức năng: A Dự trữ cung cấp lượng cho tế bào Website : luyenthithukhoa.vn 135 B Kết hợp với prôtêin vận chuyển chất qua màng tế bào C Tham gia vào cấu trúc tế bào D Tất phương án 22 Đường đa (Pôlisaccarit) có đặc điểm: Cấu tạo từ nguyên tố C, H, O Tan nước Là nguồn dự trữ cung cấp lượng cho tế bào Các đơn phân liên kết với liên kết glicôzit Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Câu trả lời là: A 1, 2, 4, B 2, 3, 4, C 1, 3, 4, D 1, 2, 3, E 1, 2, 3, 23 Ví dụ “đường đa” là: A Tinh bột B Glycôgen C Kitin D Xenlulôzơ E Tất phương án 24 Xenlulơzơ, tinh bột, glicơgen có đặc điểm chung là: Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Đơn vị cấu trúc glucôzơ Không tan nước Giữa đơn phân liên kết glicôzit Là nguồn lượng dự trữ tế bào Câu trả lời là: A 1, 2, 3, B 1, 2, 4, C 2, 3, 4, Website : luyenthithukhoa.vn 136 D 1, 3, 4, E 1, 2, 3, Có chất sau đây: Glucôzơ Glicôgen Fructôzơ Xenlulôzơ Galactôzơ Pentôzơ Tinh bột Kitin Chọn phương án (A, B, C, D, E) để trả lời câu hỏi (25, 26) 25 Đường đơn (mônôsaccarit) gồm chất A 2, 4, 7, B 1, 3, 5, C 3, 4, 7, D 1, 3, 4, E 5, 6, 7, 26 Đường đa (pôlisaccarit) gồm chất: A 1, 2, 3, B 1, 4, 6, C 2, 4, 7, D 3, 5, 6, E 5, 6, 7, 27 Thuật ngữ bao gồm tất thuật ngữ lại? A Lipit B Dầu C Phôtpho - Lipit D Sterôit E Triglyxêrit 28 Lipit có chức năng: A Tham gia vào thành phần vitamin B Dự trữ cung cấp lượng cho tế bào C Tham gia cấu tạo màng tế bào D Tham gia vào thành phần hooc môn Website : luyenthithukhoa.vn 137 E Tất phương án 29.Loại lipit có vai trò cấu trúc màng sinh học là: A Sterơit B Mỡ C Phơtpholipit D Dầu 30.Phơtpholipit có chức là: A Tham gia vào thành phần hoocmon sinh dục B Tham gia cấu tạo loại màng tế bào C Dự trữ cung cấp lượng cho tế bào D Tham gia vào thành phần vitamin 31 Lipit Cacbohiđrat có đặc điểm chung là: A Tham gia xây dựng cấu trúc tế bào B Được cấu tạo từ nguyên tố C, H, O C Là nguồn lượng dự trữ tế bào D Dễ phân huỷ để cung cấp lượng cho tế bào E Cả A, B, C 32 Điểm khác Lipit Cacbohiđrat: Lipit không tan nước cacbohiđrat tan nước Lipit cung cấp nhiều lượng cacbohiđrat phân huỷ Giữa đơn phân lipit liên kết este đơn phân cacbohiđrat liên kết glicơzit Phân tử lipit có ơxi phân tử cacbohiđrat Lipit có vai trò điều hồ giữ nhiệt cho thể cacbohiđrat khơng Câu trả lời là: A 1, 3, B 2, 3, B 200 C 40 00 D 10 000 000 000 000 = 1014 E 100 000 000 000 000 000 000 000 = 1020 179 Trình tự với trình đáp ứng miễn dịch chống lại nhiẫm vi rút ? Mã : Sự hoạt hoá tế bào Tạo kháng thể Hoạt hoá tế bào T gây độc Sự xâm nhập vi rút Thời gian : A B C D E Website : luyenthithukhoa.vn 170 180 Đồ thị bên cho thấy sơ đồ đơn giản hoá bao gồm bước ( P,Q &R ) q trình hơ hấp hiếu khí Các chất X, Y Z là: XYZ A Acetyl NADH2 Axit lactic B Nước CO2 Dehydrogenaza C NADH2 CO2 Dehydrogenaza D NADH2 Nước Peroxydaza E Piruvat CO2 NADH2 181 Một số gen hệ gen vi khuẩn xếp operon Điều khẳng định operon ? A Các gen operon xếp theo kiểu nhám bao gồm exon xen lẫn intron B Tất gen operon bắt đầu dịch mã ba khởi đầu C Tất gen operon không biểu lúc D Các prơtêin mã hố gen operon dịch mã từ phân tử mARN chung E Sự dịch mã tất gen operon kết thúc mã kết thúc chung 182 Thành phần không cần thiết cho chép ADN thể sống A Sợi ADN làm khuôn mạch đơn B Các deoxy- nucleozid phốtpho ( dAMP, dcMP, dGMP, dTMP) C ADN polymeaza- primaza D Protein bám sợi ADN đơn E ADN polymeraza 183 Nhiều nhóm sinh vật có gen phân mảnh thành exon intron Điều khẳng định biểu gen ? A Chỉ có thơng tin di truyền số intron sử dụng để tổng hợp protein Website : luyenthithukhoa.vn 171 B Mỗi exon có promoter riêng C Trong trình tinh chế ARN trình tự intron bị loại bỏ khỏi mARN tiền thân D Sự dịch mã cuả exon ba khởi đầu exon E Trong trình dịch mã riboxon nhảy qua vùng intron mARN 184 Điều khẳng định liên quan đến hàm lượng ADN hệ gen (M) chu kỳ tế bào ? A MDNA [G1] = MDNA [Tiền kỳ giảm phân I] B MDNA [Tiền kỳ giảm phân II] = MDNA [Tiền kỳ giảm phân I] C MDNA [G1] = MDNA[G2] D MDNA [G2 sau nguyên phân ] = MDNA [G2 sau giảm phân ] E MDNA [kỳ cuối nguyên phân ] = MDNA [kỳ cuối giảm phân I] 185 Nội dung học thuyết tế bào là: A Tế bào nơi diễn trình trao đổi chất di truyền B Tế bào đơn vị cấu tạo nên thể sống C Tế bào sinh từ tế bào tồn D Tế bào đơn vị cấu trúc chức thể sống E Tất phương án 186 Cặp quan hệ không đúng? A Ribôxôm - tổng hợp ARN B Ti thể - hình thành ATP C Bộ máy Gơngi - tích tụ sản phẩm tiết D Lizơxơm - tích tụ enzym tiêu hố E Trung thể - hình thành thoi vô sắc 187 Nếu tế bào châu chấu chứa 24 nhiễm sắc thể, trứng châu chấu chứa số nhiễm sắc thể A B C 12 D 24 E 48 188 Trình tự sau diễn trình nguyên phân tế bào động vật thực vật? I Màng nhân bị phá vỡ II Các NST chuyển động “xích đạo” thoi vơ sắc III Các ống siêu vi gắn vào tâm động IV Các NST chuyển động cực tế bào Trình tự A I, II, III, IV B II, III, I, IV C I, III, II, IV D IV, III, II, I 189 Một nhà sinh hóa đo hàm lượng ADN tế bào sinh trưởng phòng thí nghiệm thấy lượng ADN tế bào tăng lên gấp đôi: A pha đầu pha sau nguyên phân Website : luyenthithukhoa.vn 172 B pha G1 G2 chu kỳ tế bào C pha M chu kỳ tế bào D pha đầu I pha đầu II giảm phân E pha sau pha cuối nguyên phân 190 Những sau khơng thuộc giảm phân người? A Sửa chữa thương tổn B Sinh trưởng C Tạo giao tử D Thay tế bào bị hay bị thương tổn E Nhân bội tế bào xôma 191 Vi ảnh tế bào phân chia từ tế bào giảm phân rõ 19 nhiễm, nhiễm gồm cromatit Giai đoạn phân bào A Pha đầu nguyên phân B Pha cuối II giảm phân C Pha đầu I giảm phân D Pha sau nguyên phân E Pha đầu II giảm phân 192 Xytochalasin B hóa chất phá hủy hình thành vi ống Nó can thiệp vào: A nhân đôi ADN B tạo thoi nguyên phân C phân cắt D tạo đĩa tế bào E trao đổi chéo 193 Khó quan sát nhiễm sắc thể riêng biệt gian kỳ vì: A ADN chưa nhân đơi B Chúng giãn xoắn hình thành dải dài mảnh C Chúng rời nhân bị phân tán vào thành phần khác tế bào D Các nhiễm sắc thể tương đồng chưa kết cặp tận bắt đầu phân chia 194 Tế bào xôma ruồi giấm chứa nhiễm sắc thể Điều có nghĩa có số tổ hợp nhiễm sắc thể khác giao tử A B C 16 D 32 E 64 195 Xét tế bào sinh dục đực lồi động vật có kiểu gen AaBbDd Tế bào tạo số loại tinh trùng A loại B loại C loại D loại Website : luyenthithukhoa.vn 173 196 Xét tế bào sinh dục loài động vật có kiểu gen AaBb Tế bào tạo số loại trứng A loại B loại C loại D loại 197 Quan sát hợp tử loài động vật thực nguyên phân, số tế bào có kỳ sau lần nguyên phân thứ ba A tế bào B tế bào C tế bào D tế bào 198 Hình thái đặc trưng NST quan sát thấy thời điểm: A NST duỗi xoắn cực đại B NST nhân đôi C NST bắt đầu đóng xoắn D NST đóng xoắn cực đại 199 Trong lồi thấy có loại tinh trùng với ký hiệu gen NST giới tính AB DE HI X ab de hi Y Bộ NST lưỡng bội loài là: A 2n = B 2n = C 2n = 12 D 2n = 16 200 Ở lúa nước 2n = 24, số NST đơn có tế bào kỳ sau nguyên phân là: A B 12 C 24 D 48 201 Ở đậu Hà Lan, 2n = 14, số NST đơn có tế bào kỳ nguyên phân là: A B C 14 D 28 Website : luyenthithukhoa.vn 174 202 Khi quan sát trình phân bào loài động vật người ta thấy NST đơn phân ly cực tế bào Các tế bào ở: A Kỳ cuối ngyên phân B Kỳ sau giảm phân I C Kỳ sau giảm phân II D Kỳ cuối giảm phân II 203 Một tế bào sinh tinh trùng ruồi giấm đực trạng thái dị hợp gen xác định tính trạng thân xám, cánh dài, mắt đỏ Tế bào giảm phân bình thường cho số loại tinh trùng là: A loại B loại C loại D loại 204 Một thể ruồi giấm đực trạng thái dị hợp gen xác định tính trạng thân xám, cánh dài, mắt đỏ Cơ thể cho tối đa số loại tinh trùng là: A loại B loại C loại D loại 205 Xét thể ruồi giấm đực có kiểu gen AB/ab Trong trường hợp giảm phân bình thường cho tối đa số loại giao tử là: A loại B loại C loại D loại 206 Xét thể ruồi giấm có kiểu gen Ab/aB Trong trường hợp giảm phân bình thường cho tối đa số loại giao tử là: A loại B loại C loại D loại 207 Bộ NST lưỡng bội ruồi giấm 2n = Trong trường hợp không xảy trao đổi chéo, số loại giao tử tối đa tạo tổ hợp NST khác nguồn gốc A B Website : luyenthithukhoa.vn 175 C 16 D 32 208 Bộ NST lưỡng bội ruồi giấm 2n = Trong trường hợp không xảy trao đổi chéo tỉ lệ kiểu giao tử chứa tất NST có nguồn gốc từ bố là: A 1/4 B 1/8 C 1/16 D.1/32 209 Điểm sau báo cho ta biết tế bào nhân sơ hay nhân chuẩn? A Có hay khơng có vách tế bào B Có bị hay không bị màng chia thành nhiều phận C Có khơng có ribơxơm D Tế bào có tiến hành, khơng tiến hành trao đổi chất tế bào E Tế bào chứa không chứa ADN 210 Cấu trúc không trực tiếp tham gia vào nâng đỡ hay vận động tế bào A vi sợi B roi C vi ống D lyzôm E vách tế bào 211 Ở lúa nước 2n = 24, số NST kép có tế bào kỳ cuối giảm phân A B.12 C 24 D 48 212 Ở cải bắp 2n = 18, số NST đơn có tế bào kỳ sau giảm phân A 36 B 18 C D 213 Lượng H+ dung dịch pH = so với dung dịch pH = A H + nhiều lần B H + nhiều lần C H + nhiều 100 lần D H + lần E H + 100 lần 214 Hầu hết đặc tính độc đáo nước kết từ kiện sau phân tử nước: A Là nhỏ Website : luyenthithukhoa.vn 176 B Gắn vào liên kết hóa trị C Dễ tách phân tử khỏi phân tử khác D Không thay đổi chuyển động E Có khuynh hướng dính vào 215 Một lon coca cola hầu hết đường hòa tan nước, nạp số khí đioxyt cacbon CO2 để tạo bọt pH Dùng thuật ngữ hóa học, xem cola dung dịch nước, nước đường .còn đioxyt cacbon làm cho dung dịch có A dung mơi, chất tan, tính bazơ B chất tan, dung mơi, tính bazơ C dung mơi, chất tan, tính axit D chất tan, dung mơi, tính axit E khơng đủ thơng tin để kết luận 216 Nhận định phản ứng hóa học? A Đường khí oxy kết hợp để tạo đioxyt cacbon nước B Natri kim loại khí clo hợp để tạo clorua natri C Khí hyđro kết hợp với khí oxy tạo nên nước thể lỏng D Khối nước đá tan thành nước thể lỏng E Đioxyt lưu huỳnh nước liên kết để tạo nên axit sunfuaric 217 Nếu dùng chất cônsixin để ức chế tạo thoi phân bào 10 tế bào tiêu có số lượng tế bào giai đoạn kì cuối A 20 B C 40 D 80 218 Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN 6.109 cặp nuclêôtit.Tế bào G1 chứa số cặp nuclêôtit A 109 B (6  2)  109 C (6  3)  109 D (6  4)  109 219 Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN 6.109 cặp nuclêôtit Tế bào G2 chứa số cặp nuclêôtit A 109 B (6  2)  109 C (6  3)  109 D (6  4)  109 220 Một phân tử glucoza so với tinh bột tựa như: A Một steroit so với lipit B Một protein so với axit amin C Một axit nucleic so với polypeptit D Một nucleotit so với axit nucleic E Một axit amin so với axit nucleic 221 Cái làm cho axit béo trở thành axit? Website : luyenthithukhoa.vn 177 A Khơng hòa tan nước B Có khả liên kết với phân tử khác để hình thành chất béo C Có nhóm cacboxyl ion hyđro vào dung dịch D Chỉ chứa hai nguyên tử oxy E Là polyme cấu tạo đơn vị bé 222 Tế bào lại có kích cỡ nhỏ, A Nếu tế bào mà lớn hơn, chúng bị vỡ B Các tế bào có kích cỡ nhỏ để bị thương tổn hay bệnh tật dễ thay C Các tế bào có kích cỡ nhỏ cho phép hấp thụ cần thiết D Chỉ lượng nguyên liệu để tạo tế bào có kích cỡ bé E Tế bào kích cỡ bé dễ thay đổi hình dạng ... giống hay khác C Thành phần tế bào gồm: màng, tế bào chất bào quan, nhân D Là đơn vị xây dựng nên thể đa bào E Tất phương án 91.Cấu trúc không chứa axit nuclêic A Nhân tế bào B Ti thể C Lục lạp... hoá trị phân tử nước E Tất sai 10.Ở 0°C tế bào bị chết do: A Sự trao đổi chất tế bào môi trường không thực B Nước tế bào đóng băng, phá huỷ cấu trúc tế bào C Liên kết hiđrô phân tử nước bền vững,... màng sinh học là: A Sterôit B Mỡ C Phơtpholipit D Dầu 30.Phơtpholipit có chức là: A Tham gia vào thành phần hoocmon sinh dục B Tham gia cấu tạo loại màng tế bào C Dự trữ cung cấp lượng cho tế bào

Ngày đăng: 08/02/2018, 17:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan