Kiến thức - Giúp học sinh cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục.. -Học sinh: đọc bài, soạn b
Trang 1Tiết 78 KHI CON TU HÚ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức
- Giúp học sinh cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục
2 Kĩ năng
- Giúp học sinh cải thiện được khả năng đọc- hiểu văn bản
- Rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát
- Phân tích được các hình ảnh thơ và sức mạnh nghệ thuật của những câu tu từ
3 Thái độ
- Học sinh cảm nhận được lòng yêu đời, yêu lí tưởng cách mạng của Tố Hữu
II CHUẨN BỊ
-Giáo viên: nghiên cứu bài trong SGK, SGV, tìm hiểu về Tố Hữu và tập thơ “Từ
ấy”
-Học sinh: đọc bài, soạn bài trong SGK và dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ và kiểm tra bài soạn ở nhà của học sinh
+Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung chính của bài thơ
“Nhớ rừng” của Thế Lữ
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1 Giáo viên giới thiệu
bài mới, khái quát tác giả, tác
phẩm.
Hình thức: giáo viên giới thiệu tác
giả, tác phẩm bằng hình ảnh Sau
đó, thảo luận cùng học sinh về
Hoạt động 1 Học sinh đọc bài thơ và chú thích trong SGK.
I/ Giới thiệu chung:
Trang 2những vấn đề liên quan đến bài
thơ
-Giáo viên giới thiệu bài mới, gọi
một học sinh lên đọc chú thích
trong SGK/19, sau đó tóm tắt lại
tiểu sử của tác giả
+Em hãy tóm tắt lại tiểu sử của tác
giả?
+Nêu hoàn cảnh ra đời của bài
thơ?
-Bài thơ được sáng tác theo thể thơ
nào?
-Tìm bố cục của bài thơ và nêu ý
chính
-Học sinh đọc chú thích trong SGK và tóm tắt tiểu sử của tác giả
-Tác giả:
+Ông được kết nạp Đảng vào năm 1939
+Năm 1941 bị thực dân Pháp cầm
tù, vào ngục
+Sau CMT8 hoạt động ở Huế, Thanh Hóa, Việt Bắc, Hà Nội và giữ những trọng trách trong Đảng
và nhà nước
+Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, ông hay viết về Tổ quốc, Bác
Hồ, người lính
-Tác phẩm:
+07/1939, tại nhà lao Thừa Phủ (Thừa Thiên Huế)
+In trong tập thơ “Từ ấy”
-Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát
-Bố cục:
+6 câu đầu: cảnh mùa hè rộn ràng, nhộn nhịp trong lòng nhà thơ
+ 4 câu cuối: tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người cộng sản
1.Tác giả:
Chú thích */SGK trang 19
2.Tác phẩm
a, Hoàn cảnh ra đời xuất
xứ của bài thơ:
-07/1939, tại nhà lao Thừa Phủ (Thừa Thiên Huế) -In trong tập thơ “Từ ấy”
b, Thể thơ:
Lục bát (6-8)
c, Bố cục:
+6 câu đầu: cảnh mùa hè rộn ràng, nhộn nhịp trong lòng nhà thơ
+ 4 câu cuối: tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người cộng sản
Hoạt động 2 Giáo viên cho học
sinh đọc bài thơ “Khi con tu hú”
của Tố Hữu, phân tích từng đặc
sắc của mỗi khổ thơ.
Hình thức: giáo viên đưa ra những
Hoạt động 2 Học sinh đọc bài thơ và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu thơ, khổ thơ.
II/ Tìm hiểu văn bản 1.Bức tranh mùa hè tươi đẹp và thanh bình
-Hình ảnh:
Trang 3câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời
và chỉ ra những ý chính trong từng
khổ thơ
-Em có nhận xét gì về nhan đề bài
thơ?
*Gọi học sinh đọc khổ đầu của bài
thơ
-Tiếng chim tu hú đã thúc gọi tâm
hồn của người chiến sĩ trong tù từ
một khung cảnh mùa hè như thế
nào?
+Tìm những từ ngữ gợi tả khung
cảnh?
+Đó là một không gian như thế
nào?
-Trước khung cảnh thiên nhiên
tươi đẹp như vậy, hoàn cảnh của
người chiến sĩ như thế nào?
-Em có nhận xét gì về tâm hồn tác
giả?
*Gọi học sinh đọc khổ cuối của bài
thơ
-Em hãy nhận xét về cách ngắt
nhịp và cách dùng từ của tác giả ở
khổ thơ cuối này?
-Tâm trạng nhà thơ ở đoạn này
khác với đoạn trên như thế nào?
-Học sinh trả lời câu hỏi theo gợi
mở của giáo viên để tìm hiểu nội dung của bài thơ
-Nhan đề bài thơ: "Khi con tu hú"
– trạng ngữ chỉ thời gian
Nhan đề bài thơ để nửa chừng, bỏ ngỏ, gợi mở khiến cho người đọc
tò mò muốn khám phá nội dung bài thơ
-6 câu thơ đầu đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên tràn trề nhựa sống
+Những từ ngữ gợi tả:tiếng ve,lúa chiêm, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây đượm ngọt
+Tiếng chim tu hú đã thức dậy tất
cả Mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu chan hòa ánh sáng, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đãng tự do
-Thiên nhiên tươi đẹp,tràn đầy sức sống còn người tù trong bốn bức tường không
-Sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của tâm hồn trẻ trung, yêu đời và đang khao khát tự do, cháy bỏng
+ Đường nét: tiếng ve,lúa chiêm, bầu trời cao rộng +Màu sắc: bắp vàng, nắng đào, trời xanh
+Âm thanh: tu hú, ve ngân, diều sáo
+Hương vị: lúa chín, trái cây ngọt
-Mùa hè rực rỡ, âm thanh nhộn nhịp, chan hòa sắc màu
-Tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới nhà thơ vì
đó là tín hiệu của mùa hè,
là sự gọi mời của tự do, của trời cao lồng lộng vì thế tiếng chim tác động mạnh mẽ tới tình cảm, tâm
tư của nhà thơ
2.Tâm trạng của người chiến sĩ khi bị giam cầm.
Cách ngắt nhịp bất thường:
+6/2 câu 8
Trang 4-Tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ và
cuối bài thơ có gì khác nhau?
(Người chiến sĩ cảm thấy ngột ngạt
khi bị giam cầm, trong khi cuộc
sống ngoài kia thì hết sức sôi nổi
Tiếng chim tu hú như xoáy sâu vào
tâm trí của người tử tù Tất cả thể
hiện một khát khao tự do cháy
bỏng, khát khao được thoát ra khỏi
tù ngục.)
-Nội dung bài thơ là gì?
Hình thức: gọi học sinh đọc ghi
nhớ trong SGK/20
-Cách ngắt nhịp bất thường:
+6/2 câu 8
+3/3 câu 9
- Các động từ mạnh: đập, tan, uất
- Từ ngữ cảm thán:ôi, thôi, sao
-Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt
-Người chiến sĩ cách mạng quá trẻ, tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống và khát khao tự do
-Đoạn đầu: tiếng chim tu hú báo hiệu một mùa hè rực rỡ, thoáng đạt
-Đoạn cuối: tiếng chim tu hú chính là tiếng gọi của tự do, nỗi uất hận, khát khao sự sống
+3/3 câu 9
- Các động từ mạnh: đập, tan, uất
- Từ ngữ cảm thán:ôi, thôi, sao
- Tâm trạng đau khổ, uất
ức, ngột ngạt
- Người chiến sĩ cách mạng quá trẻ, tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống và khát khao tự do
-Tiếng chim tu hú chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi tha thiết của cuộc sống
III.Tổng kết.
-Nội dung: SGK/20
Trang 5- Nội dung:
+Cả hai đoạn thơ tả cảnh và tình đều truyền cảm
+Lòng yêu cuộc sống, khát khao
tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
-Nghệ thuật:
+Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt +Giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán khi sôi nổi, khi dằn vặt, u uất
IV CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
- Nắm vững nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
+Nội dung: thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do
cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
+ Nghệ thuật: Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt Giọng điệu
tự nhiên, cảm xúc nhất quán khi sôi nổi, khi dằn vặt, u uất
- Tìm và phân tích những hình ảnh thơ mà mình yêu thích
- Học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài mới: Câu nghi vấn (tiếp theo)
V BỔ SUNG VÀ RÚT KINH NGHIỆM