tài liệu uy tín được biên soạn bởi giảng viên đại học Bách Khoa TPHCM, thuận lợi cho qua trình tự học, nghiên cứu bộ tự động hóa, điện tử, cơ điện tử, cơ khí chế tạo máy, lập trình nhúng, Tài liệu được kiểm duyệt bởi giảng viên, phòng đào tạo trường đại học bách khoa, lưu hành nội bộ
Trang 27.1 Tổng quan về opamp
2
Biên soạn: Tống Văn On – Bộ môn Điện tử - ĐHBK TP HCM
Trang 3Mạch khuếch đại tính toán (operational amplifier) gọi tắt là opamp có
ký hiệu vẽ ở hình 1a Opamp có 2 ngõ vào, ngõ vào đảo (‒) và ngõ vào không đảo (+), và một ngõ ra Hầu hết các opamp hoạt động bằng 2 nguồn cấp điện DC, một dương và một âm như ta thấy ở hình 1b (mặc
dù cũng có một số opamp sử dụng nguồn cấp điện DC đơn) Thông
thường những nguồn cấp điện này không được vẽ trong sơ đồ mạch nhằm mục đích đơn giản, nhưng phải hiểu rằng chúng vẫn hiện diện
Trang 4Để mô tả hoạt động, trước tiên ta xem xét các đặc tính lý tưởng của opamp Dĩ nhiên opamp thực tế không thể đạt được những chuẩn lý tưởng này, nhưng chúng giúp ta dễ dàng tìm hiểu và phân tích linh
kiện Trước tiên opamp lý tưởng có độ lợi điện áp là ∞ , dải thông (hay băng thông) là ∞ Opamp này cũng có tổng trở ngõ vào là ∞ sao cho không lấy tải của nguồn tín hiệu Sau cùng, opamp lý tưởng có tổng trở
Opamp lý tưởng
Hình 2 Các biểu diễn opamp cơ bản (a) lý tưởng (b) thực tế
4
Trang 5Điện áp ngõ vào Vin hiện diện giữa hai ngõ vào (‒) và (+), điện áp ngõ ra là
AvVin được chỉ ra bằng ký hiệu nguồn điện áp bên trong
Mặc dù opamp thực tế đạt được giá trị các thông số có thể xem là lý
tưởng trong nhiều trường hợp, ta vẫn không bao giờ có được opamp lý tưởng Linh kiện nào cũng có những giới hạn, và opamp cũng không
ngoại lệ Opamp có cả hai giới hạn về điện áp và dòng điện Điện áp ngõ
ra đỉnh-đỉnh thường nhỏ hơn một ít so với hai điện áp cấp điện Dòng điện ngõ ra cũng bị giới hạn bởi những hạn chế bên trong như tiêu tán công suất và phẩm chất linh kiện Các đặc tính của opamp thực tế là: độ
(noise) cũng là vấn đề đối với opamp thực tế
Sơ đồ khối của opamp
Hình 3 cho ta sơ đồ khối điển hình của một opamp Tầng khuếch đại vi sai
sẽ khuếch đại sai biệt điện áp của 2 ngõ vào (‒) và (+), tầng khuếch đại điện áp cung cấp thêm độ lợi (có thể có vài tầng khuếch đại điện áp)
Tầng khuếch đại đẩy kéo lớp B dùng để nâng dòng và giảm tổng trở ngõ
ra
Opamp thực tế
5
Trang 6Hoạt động vi sai
Hình 4 minh họa hoạt động vi sai một đầu cuối của opamp, còn hình 5
là vi sai hai đầu cuối Đây là hoạt động khuếch đại tín hiệu mong muốn
Các thông số của opamp
Hình 3 Sơ đồ khối cơ bản của opamp
Hình 4 Hoạt động vi sai một đầu cuối
Tầng khuếch đại ngõ vào
vi sai
Các tầng khuếch đại
độ lợi điện
áp
Tầng khuếch đại ngõ ra đẩy kéo
6
Trang 7Hoạt động cách chung
Hình 6 minh họa hoạt động cách chung của opamp Tín hiệu không
mong muốn xuất hiện trên cả hai ngõ vào (‒) và (+), ta không muốn tín hiệu này xuất hiện ở ngõ ra
Các thông số của opamp
Hình 5 Hoạt động vi sai hai đầu cuối
Trang 8Tỷ lệ loại bỏ cách chung (common mode rejection ratio) CMRR
CMRR = A𝐯
A𝐜𝐦 , với Av là độ lợi điện áp vi sai vòng hở, Acm là độ lợi cách chung
Như vậy, Av càng lớn và Acm càng bé càng tốt
Độ lợi điện áp (vi sai) vòng hở Av
Av thường lớn hơn 105 Ta có: Vout = Av(V+ ‒ V‒)
Dao động điện áp ngõ ra cực đại Vmax
Nếu không có tín hiệu ngõ vào, ngõ ra của opamp lý tưởng có điện áp
là 0 V gọi là điện áp tĩnh Khi có tín hiệu ngõ vào, giới hạn lý tưởng của
điện áp ngõ ra đỉnh-đỉnh là ± VCC Vmax thực tế không đạt được giá trị
VCC này và thay đổi theo tải RL ở ngõ ra của opamp Thí dụ, opamp 741
có Vmax điển hình là ± 13 V đối với VCC = ± 15 V và RL = 2 kΩ, Vmax tăng
lên ± 14 V khi RL = 10 k Ω
Điện áp bù (offset) ngõ vào
Các thông số của opamp
8
Biên soạn: Tống Văn On – Bộ môn Điện tử - ĐHBK TP HCM
Trang 9Opamp lý tưởng sẽ tạo ra 0V ở ngõ ra khi các ngõ vào có điện áp là 0V Tuy nhiên với opamp thực tế, một điện áp lệch DC nhỏ Vout(error) xuất hiện ở ngõ ra khi không có điện áp ngõ vào vi sai đưa đến opamp Điện
áp bù ngõ vào (input offset voltage) Vos là sai biệt điện áp DC cần có giữa hai ngõ vào (‒) và (+) để buộc ngõ ra có điện áp 0V Giá trị điển hình của Vos là 2 mV hoặc nhỏ hơn Độ trôi (drift) điện áp bù ngõ vào là lượng thay đổi của Vos khi nhiệt độ thay đổi 1oC Giá trị điển hình trong tầm từ 5 µV đến 50 µV/oC
Dòng phân cực ngõ vào Ibias
Các thông số của opamp
Hình 7 Dòng phân cực ngõ vào I1, I2 9
Trang 10Tổng trở ngõ vào
Tổng trở ngõ vào vi sai (hình 8a) và tổng trở ngõ vào cách chung (hình 8b)
Dòng bù ngõ vào Ios
Các thông số của opamp
Hình 8a Tổng trở ngõ vào vi sai Hình 8b Tổng trở ngõ vào cách chung
Hình 9 Dòng bù ngõ vào Ios
và ảnh hưởng của dòng này
Ios = I1 − I2
10
Trang 11Opamp lý tưởng có dòng phân cực ở các ngõ vào (‒) và (+) bằng nhau Hai dòng này khác nhau đối với opamp thực tế Ios = I1 − I2
Điện áp bù ngõ vào được suy ra từ dòng bù ngõ vào Ios
Vos = I1Rin – I2Rin = I1 − I2 Rin = IosRinSai biệt được tạo ra bởi Ios này được khuếch đại bởi độ lợi Av của
opamp và xuất hiện ở ngõ ra:
Vout(error) = AvIosRinDòng bù ngõ vào thay đổi khoảng 0.5 nA/oC
Tổng trở ngõ ra
Các thông số của opamp
Hình 10 Tổng trở ngõ ra 11
Trang 12Tốc độ chuyển trạng thái ngõ ra
Tốc độ thay đổi điện áp ngõ ra tối đa đối với điện áp ngõ vào dạng nấc được gọi là slew rate (tốc độ xoay) của opamp, tốc độ này phụ thuộc vào đáp ứng tần số của từng tầng khuếch đại bên trong opamp
Slew rate = ΔV𝐨𝐮𝐭
Δt với ΔVout = 2Vmax Đơn vị của slew rate là V/µs
Các thông số của opamp
Hình 11 Đo tốc độ chuyển trạng thái ngõ ra của opamp
12
Trang 14Các thông số của opamp
Hình 13 So sánh một số opamp 14
Trang 157.2 Mạch khuếch đại hồi tiếp âm
15
Biên soạn: Tống Văn On – Bộ môn Điện tử - ĐHBK TP HCM
Trang 16Hồi tiếp âm là quá trình qua đó một phần điện áp ngõ ra của mạch
khuếch đại được đưa ngược về ngõ vào với góc pha đảo ngược 180o so với tín hiệu ngõ vào Hồi tiếp âm được minh họa ở hình 14
Độ lợi điện áp vòng hở của opamp rất lớn (thường lớn hơn 105), do vậy điện áp ngõ vào vô cùng nhỏ cũng kích opamp đến trạng thái điện áp ngõ ra bão hòa (ta gọi là opamp bão hòa) Trên thực tế, ngay cả điện
áp bù ngõ vào opamp cũng làm cho linh kiện này bão hòa
Hồi tiếp âm
Hình 14 Minh họa hồi tiếp âm
Mạch hồi tiếp
âm
Nghịch đảo bên trong làm cho
Vf đảo pha 180o so với Vin
16
Trang 17Thí dụ, giả sử Vin = 1 mV và Av = 105, VinAv = (1 mV).(100000) = 100 V Do điện áp ngõ ra của opamp không bao giờ đạt đến 100 V (tối đa chỉ bằng
VCC) nên opamp đạt trạng thái bão hòa và điện áp ngõ ra bị giới hạn bởi các mức điện áp ngõ ra cực đại như được minh họa ở hình 15 cho cả hai điện áp ngõ vào dương và âm
Hồi tiếp âm
Hình 15.Không có hồi tiếp âm, opamp bị kích bão hòa và hoạt động phi tuyến
Opamp hoạt động không hồi
tiếp âm thường hữu dụng
trong mạch so sánh
Độ lợi điện áp có hồi tiếp (vòng
kín) Avf sẽ giảm, ổn định và
được điều khiển sao cho
opamp hoạt động như là mạch
khuếch đại tuyến tính Hồi tiếp
âm cũng điều khiển tổng trở
ngõ vào, tổng trở ngõ ra và dải
dụng opamp
Opamp bão hòa dương
Opamp bão hòa âm
17
Trang 18Tóm tắt:
tuyến tính, tổng trở ngõ vào rất cao, tổng trở ngõ ra rất thấp, dải thông
hẹp
tiếp âm, tổng trở ngõ vào có thể tăng hay giảm còn tổng trở ngõ ra
giảm đến giá trị mong muốn tùy vào loại mạch hồi tiếp, dải thông rộng
Trang 19Điện áp hồi tiếp: Vf = Ri
Ri+Rf Vout Sai biệt điện áp giữa các ngõ vào (‒) và (+) được khuếch đại bởi Av, ta
Mạch hồi tiếp
19
Trang 20Độ lợi vòng kín Avf của mạch khuếch đại không đảo là:
Trang 21Mạch khuếch đại không đảo
điện áp ngõ ra được đưa trực tiếp về ngõ
vào (‒), ta có mạch theo điện áp
(voltage-follower) ở hình 19 Độ lợi vòng kín:
Avf = 1 Mạch này có tổng trở ngõ vào rất lớn và
tổng trở ngõ ra rất nhỏ Đây là mạch đệm
Trang 22Thay vì sử dụng cách tính như trong mạch khuếch đại không đảo, ta có thể tính đơn giản hơn bằng cách sử dụng khái niệm tổng trở ngõ vào rất lớn xem như bằng ∞ Tổng trở ngõ vào bằng ∞ kéo theo dòng điện
ở ngõ vào (‒) bằng 0, do vậy không có giảm áp giữa ngõ vào (‒) và ngõ vào (+) Điều này có nghĩa là điện áp tại chân ngõ vào (‒) bằng 0 vì chân ngõ vào (+) nối đất Ta bảo chân ngõ vào (‒) là điểm đất ảo (hình 21) Dòng điện qua Ri và dòng điện qua Rf bằng nhau (do I1 = 0): If = Iin
22
Trang 23Mạch khuếch đại đảo dấu
Hình 21 (a) Điểm đất ảo (b) Các dòng điện trong mạch
I f
Điểm đất ảo (0 V)
Vin < 0
23
Trang 25Tổng trở ngõ ra
Ta có: Vout = AvVd – ZoutIout , Vd = Vin – Vf và giả sử AvVd >> ZoutIout
Vout ≈ Av(Vin – Vf) = Av(Vin – BVout) = AvVin – AvBVout
AvVin ≈ (1 + AvB)Vout
Vì tổng trở ngõ ra của mạch khuếch đại không đảo là ZoutF = Vout/Iout
nên ta thay ZoutF.Iout cho Vout
AvVin = (1 + AvB) ZoutF.Iout (AvVin)/Iout = (1 + AvB) ZoutF
Tổng trở của mạch khuếch đại không đảo
Hình 23 Mô hình tính tổng trở ngõ ra
AvVd
ZoutF=Vout/Iout
25
Trang 26Số hạng bên trái chính là tổng trở ngõ ra vòng hở Zout của chính opamp khi không có hồi tiếp, do vậy Zout = (1 + AvB) ZoutF
ZoutF = (1 + AZout
vB) Thí dụ:
Mạch khuếch đại không đảo có Ri = 10 kΩ, Rf = 220 kΩ Giả sử opamp
có Zin = 2 MΩ, Zout = 75 Ω và Av = 200000 Tính Avf, ZinF và ZoutF
Trang 27Tổng trở ngõ vào
Tổng trở ngõ vào của mạch khuếch đại đảo dấu:
ZinF ≈ Ri Tổng trở ngõ ra
Tương tự như trong mạch khuếch đại không đảo, tổng trở ngõ ra của
mạch khuếch đại đảo dấu là:
ZoutF = (1 + AZout
v.B)
Tổng trở của mạch khuếch đại đảo dấu
Hình 24 Mô hình tương đương ngõ vào
Trang 28Tổng trở của mạch khuếch đại đảo dấu
Hình 25 Mạch khuếch đại đảo dấu với opamp
Trang 29Ảnh hưởng của dòng phân cực ngõ vào
Hình 26a Dòng phân cực ngõ vào tạo ra điện
áp lệch ngõ ra I1Rf trong mạch khuếch đại đảo
dấu
Hình 26b Dòng phân cực ngõ vào tạo ra điện
áp lệch ngõ ra –I1RS trong mạch khuếch đại theo điện áp
Hình 27 Dòng phân cực ngõ vào tạo ra điện
áp lệch ngõ ra I1Rf trong mạch khuếch đại không đảo
29
Trang 30Bổ chính dòng phân cực ngõ vào
Hình 28 Điện trở Rc bổ chính dòng phân cực ngõ vào cho mạch khuếch đại (a) không đảo (b) đảo dấu
Hình 29 Bổ chính dòng phân cực cho mạch theo điện áp Điện áp lệch ngõ ra
I𝟏 − I𝟐 Rs bằng 0 khi I1 = I2
30
Trang 31Ảnh hưởng của điện áp bù ngõ vào
Hình 30 Điện áp bù ngõ vào (input offset voltage)
VIO tạo ra điện áp lệch ngõ ra Vout(error) Trong trường hợp tổng quát: Vout(error) = Avf.VIO. Ở hình này, Avf = 1
Vout(error)
Hình 31 Bổ chính điện áp bù ngõ vào cho opamp 741
Av
31
Trang 32Giới hạn dải thông của opamp
Trang 33Ảnh hưởng của hồi tiếp âm lên dải thông
Tần số tới hạn vòng kín (có hồi tiếp âm) của opamp là:
fcf = fc(1 + B.Av(mid)) với Av(mid) là Av trong dải thông
Do tần số thấp nhất của tín hiệu mà opamp khuếch đại được là 0 Hz nên dải thông vòng hở của opamp BW là fc, dải thông vòng kín của
opamp BWf là fcf : BWf = BW(1 + B.Av(mid))
Trang 377.3 Mạch tính toán
37
Biên soạn: Tống Văn On – Bộ môn Điện tử - ĐHBK TP HCM
Trang 38Ở hình 37a, IT = I1 + I2, và do Vout = ‒ IT.Rf, ta có:
Vout = ‒ (I1 + I2)Rf = ‒ V𝐈𝐍𝟏
R𝟏 + V𝐈𝐍𝟐
R𝟐 Rf Nếu cả 3 điện trở đều bằng nhau, R1 = R2 = Rf = R
Vout = ‒ V𝐈𝐍𝟏
R + V𝐈𝐍𝟐
R R = ‒ (VIN1 + VIN2) Trong trường hợp mạch cộng có n ngõ vào (hình 37b),
Trang 39Thí dụ:
Chứng minh rằng mạch cộng ở hình 38 là mạch tính trung bình cộng các điện áp ngõ vào
Giải:
Vì các điện trở ngõ vào bằng nhau R1 = R2 = R3 = R4 = R = 100 kΩ,
Vout= ‒ (Rf/R)(VIN1 + VIN2 + VIN3 + VIN4) = ‒ 2.5 V
Trung bình cộng các điện áp ngõ vào cũng là 2.5 V
Trang 40Áp dụng nguyên lý chồng chập điện áp Cho VIN2 = 0, tính Vout1 theo VIN1
Trang 41Mạch khuếch đại đo lường
Hình 40a
41
Trang 42Với R1 = R2 = R3 = R4 = R5 = R6 = R, ta có:
Opamp A1 cho: Av= 1 + (R1/RG), opamp A2 cho: Av = R2/RG
Vậy: Avf = 1 + (R1/RG) + R2/RG = 1 + (2R/RG)
Avf là độ lợi mong muốn, ta có: RG = 2R/(Avf – 1)
Mạch khuếch đại đo lường
Hình 40b
Vout = Avf(VIN2 – V IN1)
42
Trang 43Mạch tích phân lý tưởng
Điện áp VC giữa 2 đầu tụ C (hình 41b): VC = I𝐂
C t Dòng điện Iin qua Ri: Iin = V𝐢𝐧
R 𝐢 Ta có IC = Iin Nếu Vin là hằng số Iin sẽ là hằng số nên IC cũng là dòng điện không đổi, do vậy tụ C nạp điện tuyến tính và tạo ra điện áp VC thay đổi tuyến tính ngang qua tụ C Hình 41b minh họa chiều của các dòng điện Iin, IC và cực tính của VC khi Vin < 0 và không đổi
Điện áp ngõ ra Vout là điện áp cực còn lại của tụ điện C
Mạch tích phân
Hình 41 (a) Mạch tính phân (b) Chiều dòng điện khi Vin < 0
+
43
Trang 44Như vậy, nếu Vin có dạng hàm nấc như ở hình 42, Vout sẽ giảm tuyến
tính từ 0 đến giá trị – Vmax rồi đạt trạng thái bão hòa
Tốc độ thay đổi điện áp ngõ ra
Đây chính là tốc độ nạp của tụ điện, do vậy chính là độ dốc của điện áp
ngõ ra được thiết lập bởi IC/C Do IC = Vin/Ri nên tốc độ thay đổi điện áp ngõ ra ΔVout/Δt là:
Trang 45Hình 43 cho ta dạng sóng điện áp ngõ ra của mạch tích phân lý tưởng,
biết tín hiệu ngõ vào có dạng xung vuông biên độ 2.5 V, độ rộng 200 µs
và điện áp ngõ ra ban đầu bằng 0
Mạch tích phân
Tốc độ thay đổi điện áp ngõ
ra trong thời gian ngõ vào bằng + 2.5 V (C nạp điện):
∆V𝐨𝐮𝐭
∆t = − V𝐢𝐧
R𝐢C = − 25 mV/µs
Tốc độ thay đổi điện áp ngõ
ra trong thời gian ngõ vào bằng − 2.5 V (C nạp điện theo chiều ngược lại):
Trang 46Mạch tích phân lý tưởng được vẽ lại như sau (hình 44)
Tại thời điểm t = 0, ta cho Vin = 0 (ngắn mạch ngõ vào), khóa K mở và quan sát thấy điện áp ngõ ra Vout biến đổi tuyến tính theo thời gian
Trang 47Sau một thời gian ngắn tùy thuộc vào loại opamp thực tế, Vout sẽ đạt giá trị bão hòa +Vmax hoặc −Vmax Do các thông số của opamp thực tế nên ngay cả khi ta ngắn mạch ngõ vào, ngõ ra vẫn có điện áp khác 0 phụ thuộc vào điện áp bù giữa 2 ngõ vào (+) và (−) cũng như dòng
phân cực ngõ vào của opamp Do vậy mạch hình 44 không sử dụng
được trong thực tế
Ta khảo sát thí nghiệm với mạch hình 45, cho R = 100 kΩ, C = 100 nF,
Vin = 0 V và nguồn cấp điện là ± 15 V Opamp sử dụng lần lượt là 741
và TL081 Khóa K đóng, điện áp trên tụ C là 0 V Tại thời điểm t = 0, ta
mở khóa K và quan sát điện áp ngõ ra Vout trên máy hiện sóng
Kết quả thu được như sau:
Mạch tích phân
V out (t)
V out (t)
47
Trang 49Điện áp bù ngõ vào Vos của opamp 741 là Vos = 2 mV, của opamp TL081
là 0.2 mV Trong chế độ tuyến tính (hồi tiếp âm), ε ≈ 0 và Av >> 1
Dòng phân cực ngõ vào của opamp 741 là i1 ≈ i0 = 80 nA, của opamp TL081 là i1 ≈ i0 = 50 pA
Hình 47 cho ta đồ thị của Vout(t) biến đổi tuyến tính theo thời gian và đạt trạng thái điện áp ngõ ra bão hòa, dựa vào kết quả thu được ở
trên
Mạch tích phân
Hình 47 Đồ thị của Vout theo thời gian 49
Trang 50Từ hình 47 ta thấy độ dốc của TL081 là −30 mV.s −1 và của 741 là 0.4 mV.s−1 Bây giờ ta sẽ giải thích nguồn gốc của việc trôi điện áp ngõ ra theo thời gian Định luật nút tại ngõ vào (−) của opamp:
0 − V −
d(V𝐨𝐮𝐭 − V−)
dt − i𝟎 = 0 Trước tiên ta xét ảnh hưởng của dòng phân cực ngõ vào, bỏ qua điện áp
bù ngõ vào Thay V− = 0 ta có: dV𝐨𝐮𝐭
dt = i𝟎
C hay Vout = i𝟎
C t Ta tính được độ dốc của Vout cho 741 là 0.8 mV.s −1 và cho TL081 là 0.5 mV.s−1 Điều này không giải thích rõ nguồn gốc của hiện tượng trôi điện áp ngõ ra
Bây giờ ta xét ảnh hưởng của điện áp bù ngõ vào, bỏ qua dòng phân cực ngõ vào Thay V− = −Vos và i0 = 0 vào phương trình nút ở trên ta có:
Trang 51Để hạn chế hiện tượng trôi điện áp ngõ ra, ta mắc điện trở Rf song
song với tụ điện C để thường xuyên phóng điện tích trên tụ (hình 48) Hàm truyền của mạch với giả thiết opamp lý tưởng là:
H(jω) = − R𝐟
R
1 1+jR𝐟Cω Đây là bộ lọc thông thấp bậc 1 có fH = 1/(2πRfC) Khi tín hiệu ngõ vào có chu kỳ T << RfC, tín hiệu ngõ ra vẫn là tích phân của tín hiệu ngõ vào
Mạch tích phân
Hình 48.Mạch tích phân thực tế
51
Trang 52là dốc dương, điện áp ngõ ra là hằng số âm, tương tự khi điện áp ngõ vào là dốc âm, điện áp ngõ ra là hằng số dương như được vẽ ở hình
50 Chiều của dòng điện được trình bày trong hình ứng với thời gian điện áp ngõ vào là dốc dương và dốc âm