Khi con người trò truyện với chính bản thân họ, quá trình giao tiếp này diễn ra trong bộ não. Nó bao gồm những suy nghĩ,
Phân loại giao tiếp Con người có rất nhiều cơ hội giao tiếp với những người khác. Giao tiếp có thể phân biệt thành nhiều loại khác nhau. 1) Giao tiếp nội tâm: Khi con người trò truyện với chính bản thân họ, quá trình giao tiếp này diễn ra trong bộ não. Nó bao gồm những suy nghĩ, ký ức, và nhận thức trong suốt quà trình giao tiếp. Hầu hết hành vi phản ứng đối với các cấp độ giao tiếp chủ yếu đều bắt nguồn từ giao tiếp nội tâm. Ở cấp độ này, chủ thể đặt ra những quy tắc cho bản thân và các kiểu mẫu giao tiếp. Giao tiếp nội tâm bao gồm: Giác quan – Ví dụ: các mô hình diễn giải, văn bản, ký hiệu, biểu tượng Giao tiếp không bằng lời nói – Ví dụ: các động tác, giao tiếp bằng mắt Giao tiếp giữa các bộ phận trên cơ thể – Ví dụ: “Bao tử của tôi nói với tôi là đã đến giờ ăn trưa rồi” Mơ mộng Giấc mơ ban đêm Những hình thức khác. 2) Giao tiếp ứng xử: Giao tiếp ứng xử được hiểu là việc giao tiếp giữa hai cá nhân riêng biệt. Hình thức giao tiếp này diễn ra khi hai con người giao tiếp với nhau hoặc giao tiếp theo nhóm. Điều này cũng có nghĩa là con người có thể nắm bắt được việc giao tiếp với những con người khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau và làm cho người đó cảm thấy hài lòng. Những động tác như giao tiếp bằng mắt, vận động cơ thể, và các động tác tay cũng là một phần của giao tiếp ứng xử. Các chức năng phổ biến nhất của việc giao tiếp ứng xử là nghe, nói và giải quyết mâu thuẫn. Phân loại giao tiếp ứng xử đi từ giao tiếp ngôn ngữ đến phi ngôn ngữ và từ tình huống này đến tình huống khác. Giao tiếp ứng xử bao gồm việc giao tiếp trực diện có mục đích và thích hợp. 3) Giao tiếp theo nhóm nhỏ: Giao tiếp theo nhóm nhỏ là một quá trình tác động qua lại diễn ra theo nhóm ba người hoặc nhiều hơn để đưa ra được những mục tiêu chung bao gồm giao tiếp trực diện và các loại giao tiếp qua trung gian. Loại giao tiếp này thỉnh thoảng cũng bao gồm giao tiếp ứng xử chỉ có một điểm khác biệt chủ yếu là số lượng người tham gia vào quá trình này. Giao tiếp theo nhóm nhỏ có thể là buổi nói chuyện giữa các thành viên gia đình trong bữa ăn tối, hoặc một buổi họp được diễn ra bởi một vài thành viên trong tổ chức. 4) Giao tiếp cộng đồng: Khi một người gửi thông điệp cho một bộ phận khán giả, không phân biệt những cá nhân khác nhau. Không giống với các cấp độ giao tiếp kể trên, người phát ngôn đóng vai trò chủ yếu trong quá trình giao tiếp này. 5) Giao tiếp tập trung: Quá trình giao tiếp tập trung diễn ra khi một nhóm người nhỏ gửi thông điệp cho một bộ phận tiếp nhận lớn thông qua một phương tiện truyền thông cụ thể. Quá trình này biểu hiện sự hình thành và truyền bá một thông điệp đến một bộ phận tiếp nhận lớn thông qua phương tiện truyền thông. 6) Giao tiếp phi ngôn ngữ: Trong giao tiếp phi ngôn ngữ, con người truyền những thông điệp cho nhau không sử dụng ngôn ngữ. Họ giao tiếp thông qua những biểu hiện trên gương mặt, vị trí đầu, tay và cử động tay, cử động của cơ thể, vị trí của chân và bàn chân. Con người cũng có thể dùng “khoảng cách” để diễn đạt một thông điệp. Bằng cách để ý đến giao tiếp phi ngôn ngữ, một người có thể hiểu được những thông điệp từ người khác, và chuyển thông điệp đến người khác. Sự chú ý đến việc giao tiếp phi ngôn ngữ giúp con người: Diễn đạt sự tự tin và hiểu biết. Chứng minh được sức mạnh và tầm ảnh hưởng. Diễn tả lòng chân thành, sự hứng thú và tinh thần hợp tác. Tạo dựng lòng tin. Nhận ra tâm trạng của bản thân và của những người khác. Khám phá sự khác biệt giữa những gì người khác đang nói và những điều người đó đang nghĩ. Thay đổi hành vi và không gian giao tiếp để tạo nên những cuộc thảo luận có hiệu quả hơn. 03 châm ngôn về giao tiếp Châm ngôn 1: Giao tiếp là phương thuốc thần kỳ chữa lành mọi tai họa của chúng ta – Panacea Châm ngôn 2: Giao tiếp có thể phá vỡ (Điều này có thể trái ngược với quan niệm giao tiếp không thể bị phá vỡ trong khi máy móc có thể bị phá vỡ). Châm ngôn 3: Giao tiếp đơn thuần là việc xây dựng một kỹ năng. Giao tiếp là một quá trình phức tạp cần phải nắm bắt và thấu hiểu một cách toàn diện. . Phân loại giao tiếp Con người có rất nhiều cơ hội giao tiếp với những người khác. Giao tiếp có thể phân biệt thành nhiều loại khác nhau. 1) Giao tiếp. 2) Giao tiếp ứng xử: Giao tiếp ứng xử được hiểu là việc giao tiếp giữa hai cá nhân riêng biệt. Hình thức giao tiếp này diễn ra khi hai con người giao tiếp