Do vậy để tăng cường hiệu quả sử dụng đất trong khu vực, quản lý chặt chẽ diện tích đất của dự án, tránh tình trạng xâm lấn của cư dân lân cận, trong giai đoạn đầu hoàn thiện các thủ tục
Trang 1THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
THUỘC CỤM NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI XUÂN THIỆN EA SUP –
GIAI ĐOẠN I
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - -
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THUỘC CỤM DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI
XUÂN THIỆN EA SÚP GIAI ĐOẠN I
CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH XUÂN THIỆN
ĐẮK LẮK
Tổng Giám đốc
MỤC LỤC
Trang 3CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I Giới thiệu về chủ đầu tư
Chủ đầu tư : Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk
Mã số thuế : 6001569329
Đại diện pháp luật : Mai Xuân Hương
Chức vụ : Tổng Giám đốc
TP Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lắk
Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk được thành lập trên nền tảng 4 Công
ty thuộc tập đoàn Xuân Thành Với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, Công ty được thành lập nhằm mục đích triển khai thực hiện đầu tư Cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea súp Cụm Dự án nhà máy điện mặt trời bao gồm 15 nhà máy điện độc lập, thực hiện triển khai xây dựng trong thời gian 12 năm hoàn thành toàn bộ 15 nhà máy Do vậy để tăng cường hiệu quả sử dụng đất trong khu vực, quản lý chặt chẽ diện tích đất của dự án, tránh tình trạng xâm lấn của cư dân lân cận, trong giai đoạn đầu hoàn thiện các thủ tục đầu tu Cụm nhà máy điện mặt trời, Công ty đã nghiên cứu dự án đầu tư nhà máy sản xuất chế biến nông sản và
tổ chức canh tác nông nghiệp trồng nông sản nguyên liệu trên khu vực chưa sử dụng để xây dựng nhà máy điện mặt trời Căn cứ tiến độ triển khai xây dựng của các nhà máy điện thuộc Cụm Dự án nhà máy điện mặt trời, diện tích canh tá sẽ được hoàn trả dần cho việc đầu tư xây dựng nhà máy điện Sau khi hoàn thành toàn bộ 15 nhà máy điện, việc canh tác nông nghiệp sẽ thực hiện trên các khu vực đất xen kẽ giữa các tấm pin mặt trời
II Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất chế biến nông sản thuộc Cụm Dự án nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp – Giai đoạn I
Địa điểm thực hiện dự án: Xã Ia Lốp và Ia Rvê Huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Trang 4R’vê là 2 xã kinh tế mới của huyện Ea Súp giáp với biên giới Campuchia, có khí hậu và đất đai rất khắc nghiệt so với các vùng khác trong tỉnh Chính vì vậy, việc phát triển nông nghiệp gặp nhiều hạn chế, đời sống của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn
Trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Bộ Quốc phòng, Bộ
Tư lệnh Quân Khu 5 và Chính quyền địa phương cho hai xã Ia Rvê, Ia Lốp huyện Ea Súp trong việc xây dựng địa bàn, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
và di dân, tái định cư và Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 737 đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên, các Chương trình, mục tiêu chính chưa đạt kết quả đề ra do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi
Huyện Ea Súp là địa bàn có tiềm năng tốt về điện mặt trời với địa hình bằng phẳng, diện tích lớn, dân cư ít, bức xạ nhiệt tốt Trong quá trình nghiên cứu địa điểm đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời tại huyện Ea sup, Chủ đầu tư đồng thời nghiên cứu thổ nhưỡng, cũng như khí hậu hai xã và nhận thấy, các loại cây như ngô, sắn, đậu tương , gừng và các loại cây dược liệu khác… vừa hợp với vùng đất gần biên giới này vừa mang giá trị kinh tế cũng như dinh dưỡng cao Việc xây dựng khu trồng nông sản để làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến phần nào tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho người dân
Trong nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND của HĐND Tỉnh Đắk Lắk ngày 13 tháng 12 năm 2014 về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, lãnh đạo tỉnh cũng đưa ra mục tiêu xây dựng Ea Súp trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp chất lượng cao và chế biến nông sản Đặc biệt, lãnh đạo hai xã Ya Lốp và Ia R’vê cũng có nêu rõ định hướng tạo nhiều điệu kiện để thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng nhà máy chế biến nông sản
Với mục đích trên, hiện nay tỉnh đang triển khai thực hiện xây dựng kênh tưới dẫn nước từ hồ Ia Mơ về làm tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp tại Ea Súp, đó là một thuận lợi rất lớn cho Công ty Xuân Thiện Đắk Lắk triển khai dự
án nông nghiệp kết hợp điện mặt trời
Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến nông sản thuộc Cụm dự án nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp – Giai đoạn I.” Là dự án nông nghiệp kết hợp với điện mặt trời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của toàn dự án
Trang 5Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 của Quốc hội
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 6 năm 2009 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk thời kỳ đến năm 2020
Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND của HĐND Tỉnh Đắk Lắk ngày 13 tháng 12 năm 2014 về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030
V Mục tiêu dự án
- Đầu tư xây dựng vùng trồng nông sản để làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến tại các khu vực xen kẽ giữa các tấm pin mặt trời Tại các khu vực hồ sẽ tập trung chăn nuôi thủy sản
- Xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến nông sản kết hợp nhà máy điện
Trang 6Ia Lốp và Ia Rvê nói riêng và vùng biên giới huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk nói
chung
Trang 7Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
1 Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km² nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107º28'57" đến 108º59'37" độ kinh Đông và từ 12º9'45" đến 13º25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh
350 km
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà
- Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông
- Phía Tây giáp Campuchia
2 Địa hình
Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc
3 Khí hậu
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà Khí hậu sinh thái nông nghiệp của tỉnh được chia ra thành 6 tiểu vùng:
- Tiểu vùng bình nguyên Ea Súp chiếm 28,43% diện tích tự nhiên
- Tiểu vùng cao nguyên Buôn Mê Thuột – Ea H’Leo chiếm 16,17% diện tích tự nhiên
Trang 8và trên 800 m khí hậu mát Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá
Khí hậu có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng
5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể
4 Tài nguyên thiên nhiên
- Nhóm đất phù sa (Fuvisols): Được hình thành và phân bố tập trung ven các sông suối trong tỉnh Tính chất của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của mẫu chất
- Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan)
Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk
Tài nguyên nước
a) Nguồn nước mặt
Trang 9Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân
bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ thống sông Ba, hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ khá dày đặc
b) Nguồn nước ngầm
Tập trung chủ yếu trong các thành tạo Bazan & Trầm tích Neogen đệ tứ, tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt Tổng trữ lượng ước tính: Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 - 0,5, pH = 7-
9 Loại hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua Magie, Can xi hay Natri
Tài nguyên rừng
Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha Rừng Đắk Lắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia Rừng Đắk Lắk phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng: cây gỗ, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa
có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai Rừng Đắk Lắk có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yok Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới Rừng
và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh
Tài nguyên khoáng sản
Đắk Lắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm Như sét cao lanh (ở M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana, M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát,
đá xây dựng, cát xây dựng phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh
I.2 Điều kiện xã hội vùng dự án
Trang 10chăn nuôi có kiểm soát; chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ, gia trại sang chăn nuôi công nghiệp trang trại quy mô lớn - công nghệ cao; khuyến khích các đơn
vị, doanh nghiệp nhập khẩu giống tốt, chất lượng cao phục vụ sản xuất
Ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 18.892 tỷ đồng, bằng 107,6% KH, tăng trưởng 4,25% (KH: 17.559 tỷ đồng, tăng 3,5-4%) Giá trị sản xuất của các loại cây trồng lâu năm và hằng năm trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 250,4 tỷ đồng, tương ứng giá trị tăng thêm 118 tỷ đồng
Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2016 thực hiện 13.750
tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2015, đạt 108,2% kế hoạch Công nghiệp cơ khí, luyện kim chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn như: bơm ly tâm, máy chế biến nông sản, máy bơm nước, có mức tăng trưởng khá do nhu cầu của người dân tăng cao Lĩnh vực công nghiệp trong năm 2016 gặp nhiều khó khăn nhưng do một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn như chế biến tinh bột sắn tăng cao nên giá trị sản xuất của ngành cả năm vẫn đạt
và vượt kế hoạch Các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn sản xuất ổn định, nguồn nguyên liệu dồi dào, thực hiện khoảng 150.000 tấn, đạt 115,4% kế hoạch năm Trong năm có 3 nhà máy tinh bột sắn đi vào hoạt động, sản lượng ước đạt 7.000 tấn tinh bột xuất khẩu
tỷ đồng Ngoài ra, tỉnh đã tiếp đón và hướng dẫn thủ tục đầu tư cho hơn 150 lượt nhà đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tiếp nhận 1 dự án, tổng vốn đăng
ký 0,23 triệu USD, nâng tổng số các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện tại lên 12 dự án với tổng vốn đăng ký 118,89 triệu USD
Ngoài ra, đánh giá về việc thực hiện 18 chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm
2016 cho thấy, có 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, nổi bật nhất là chỉ tiêu
về tăng trưởng kinh tế Cụ thể, tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) khoảng 44.571 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch; tăng trưởng kinh tế 7,02%
Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản đạt 44,81%; công nghiệp - xây dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68% (kế hoạch năm 2016 tương ứng là: 43 - 44%, 16 - 17%, 36 - 37%) Năm 2016 có 686 doanh nghiệp giải thể,
bỏ địa chỉ kinh doanh và ngừng hoạt động nhưng so với cùng kỳ năm 2015, số thành lập mới lại tăng 9,6% (720 doanh nghiệp dân doanh) với tổng số vốn đăng
ký 2.880 tỷ đồng, tăng 36,04% Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 130 chi nhánh và 29 văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Toàn tỉnh có 6.238 doanh nghiệp hoạt động (51 doanh nghiệp nhà nước,
Trang 116.180 doanh nghiệp dân doanh, 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); 1.088 chi nhánh và 261 văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Kết quả này cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp đang từng bước phục hồi sản xuất và khẳng định những tác động tích cực của công tác cải cách hành chính, qua đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tiếp tục tạo dựng niềm tin
trong cộng đồng doanh nghiệp
2 Xã hội
Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012 đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/ km² Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc Trong
đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk,
Ea Kar, Krông Ana Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các
Trang 12tăng trong các lĩnh vực như thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm Tại hội nghị, các diễn giả đã thảo luận một số đề tài như: thị trường tiêu thụ nguyên liệu tinh bột toàn cầu; sức cạnh tranh của đường tinh bột và đường mía; sản xuất tinh bột sắn dựa trên nguồn nguyên liệu tại Việt Nam, Indonexia, Ấn Độ…
Việt Nam hiện đang sản xuất hằng năm hơn 2 triệu tấn sắn củ tươi, đứng thứ 11 trên thế giới về sản lượng sắn, nhưng lại là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Indonesia Trong chiến lược toàn cầu cây sắn đang được xem là một loại cây lương thực dễ trồng, thích hợp với những vùng đất cằn cỗi, đây cũng là cây công nghiệp triển vọng có khả năng cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác Ở nước ta, cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng đóng vai trò là cây công nghiệp Sự hội nhập đang mở rộng thị trường sắn, tạo nên những cơ hội chế biến tinh bột, tinh bột biến tính bằng hoá chất và Enzim, sản xuất sắn lát, sắn viên để xuất khẩu và sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, trong sản xuất thức ăn gia súc và làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước Tinh bột sắn ở Việt Nam
đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng được chính phủ và các địa phương quan tâm Hiện nay cả nước có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn đi vào hoạt động và 7 nhà máy đang được xây dựng Diện tích, năng suất
và sản lượng sắn Việt Nam được thể hiện dưới bảng sau
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam
Trang 132 Dược liệu
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các nước đang phát triển sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như một lựa chọn hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh Với số dân lớn nên nhu cầu sử dụng thuốc hiệu quả cao ngày càng tăng Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới rất lớn, cả về số lượng và chất lượng Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển nói riêng và nhân loại nói chung
Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các loại thuốc mới trên thế giới Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới 50% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó khoảng 25% tổng số thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao Trong số 20 thuốc bán chạy nhất trên thế giới, có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản phẩm của nó đạt trên 100 tỷ đô la/năm Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới cũng đã trở lại quan tâm đến việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất sinh học từ thảo dược và sau đó là phát triển nó thành thuốc chữa bệnh Sự kết hợp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn cho việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cho quá trình tìm và phát triển thuốc mới
Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao Theo ước tính Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng
Trang 14Âu là 2, 4 tỷ USD/năm, Nhật bản là 2,7 tỷ USD/năm, các nước Châu Á khác khoảng 3 tỷ/USD năm
Một số dược liệu được ưa chuộng trên thị trường Mỹ như: Sâm Mỹ, Sâm Triều Tiên, Đương quy, Lô hội, ma hoàng, Valeriana, Bạch quả, tỏi, gừng, Các thị trường lớn tiêu thụ dược liệu : Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc,Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, ấn độ, Nhật Bản
Một trong những nước xuất khẩu nhiều dược liệu gồm Trung Quốc : 2tỷ USD/năm, Thái Lan : 47 triệu USD/năm
b) Thị trường trong nước
Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao Theo ước tính Việt Nam có khoảng trên 12000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao đã biết ở châu Á Trong số này, có khoảng 4000 loài thực vật
và 400 loài động vật được dùng làm thuốc Thế nhưng, các thuốc này mới chủ yếu được sử dụng trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam
Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tức là Dược liệu Đã có nhiều công ty phát triển rất tốt Sự phát triển này đã góp phần giúp chúng ta tự cung cấp được trên 40% nhu cầu sử dụng thuốc của đất nước, giúp giảm giá thành các loại thuốc sử dụng cho việc phòng và điều trị bệnh tật, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn cho nhân dân
Theo số liệu điều tra cơ bản nguồn dược liệu toàn quốc của Viện Dược Liệu-Bộ Y Tế (2003) Việt Nam có 3.830 loài thực vật làm thuốc chiếm khoảng 36% số thực vật có mặt ở Việt Nam Trong dự án “ Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2020 “ với nội dung quy hoạch,sản xuất dược liệu và xây dựng các vùng dược liệu chuyên canh nhằm đạt các mục tiêu chính sau:
- Đáp ứng nhu cầu 20.000 - 30.000 tấn dược liệu/năm từ cây thuốc cho Y học cổ truyền và 10.000 đến 15.000 tấn dược liệu cho công nghiệp chế biến thuốc đông dược
- Sản xuất trong nước cung ứng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho cộng đồng chủ yếu từ dược liệu - phải đạt 70% giá trị thuốc sử dụng( hiện mới đạt 20
Trang 15cách chủ động, Công ty chúng tôi ngoài việc kế thừa kinh nghiệm và thành quả hoạt động của mình Khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ có kế hoạch nhân
sự cụ thể để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, cung cấp cho thị trường
II.2 Quy mô đầu tư của dự án
- Giai đoạn 1: Xây dựng khu nông trại trồng cây nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy chế biến
- Xây dựng nhà máy chế biến nông sản, Công suất thiết kế: Chế biến 23.800 Tấn rau quả tươi mỗi năm, bao gồm: trồng cây nguyên liệu, cấp đông,
sản xuất tinh bột, sấy khô
- Giai đoạn 2: Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung Quy hoạch điện năng lượng mặt trời, Công ty sẽ đầu tư xây dựng Cụm nhà máy điện mặt trời (gồm 15 nhà máy) tổng công suất 2.000 MW
- Diện tích đất dự kiến sử dụng: 4.180 ha tại hai xã Ia lốp và Ia R’vê thuộc Cụm dự án các nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp Cây trồng canh tác xen kẽ với các tấm Pin mặt trời
II.2.1 Xây dựng:
Xây dựng Nhà điều hành, trạm biến áp, các xưởng chế biến, đường nội bộ
và hệ thống tưới tiêu phục vụ canh tác Canh tác trên khu vực đất trống chưa sử
Trang 16o Phòng kinh doanh hàng hóa
o Phòng quản lý sản xuất chế biến
b Trung tâm hỗ trợ canh tác:
Đây là một phân khu chuyên ươm mầm, canh tác trực tiếp kết hợp với sản xuất phân bón hữu cơ và lớp huấn luyện kỹ thuật canh tác được xây dựng và trang bị phù hợp tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn; bao gồm các hạng mục sau:
- Khu đất canh tác
- Khu vườn ươm
- Kho máy nông nghiệp
- Khu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
- Kho thuốc trừ sâu an toàn
- Lớp huấn luyện kỹ thuật canh tác
II.2.2 Máy móc thiết bị
- Hệ thống máy móc cho dây chuyền sấy: Thiết bị có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Nhật bản
- Hệ thống máy móc cho dây chuyền hấp: Thiết bị có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Việt Nam, Và Châu Âu
- Hệ thống máy móc cho dây chuyền đông lạnh IQF: Thiết bị có nguồn gốc
từ Châu Âu
- Hệ thống xử lý nước siêu sạch và nước tái sử dụng: Thiết bị nhập từ Hàn Quốc
- Hệ thống nước NaOCl: Thiết bị nhập từ Hàn Quốc
- Máy trồng trọt đa năng máy gieo hạt và trồng cây
- Hệ thống thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
- Thiết bị phục vụ điều hoà nhiệt độ cho vườn ươm
a) Công suất dây chuyền chế biến:
Trang 17- Dây chuyền chế biến tinh bột nhằm mục đích tiêu thụ toàn bộ nguyên liệu nông sản canh tác trong khu vực dự án, công suất khoảng 14 tấn sản phẩm tinh bột/ngày
- Dây chuyền cấp đông cho các sản phẩm như khoai lang, chanh leo công suất khoảng 50 tấn/ngày
- Dây chuyền sấy công suất 20 tấn SP/ngày
II.2.3 Phân bổ diện tích sử dụng:
- Giai đoạn I: Khi Dự án điện mặt trời chưa triển khai, toàn bộ diện tích 4.180 ha được sử dụng cho Dự án nông nghiệp
Giai đoạn II: Khi Dự án điện mặt trời có đủ điều kiện triển khai, Công ty sẽ hoàn trả dần diện tích canh tác nông nghiệp sang thi công xây dựng nhà máy điện mặt trời theo tiến độ chi tiết Diện tích sử dụng để xây dựng các công trình điện mặt trời vào khoảng 70% tổng diện tích đất
Diện tích sử dụng hoàn toàn cho mục đích nông nghiệp là 1.103 ha (Sau khi hoàn thành đầu tư toàn bộ Cụm nhà máy điện năng lượng mặt trời - 15 nhà máy)
- Xây dựng nhà máy chế biến khoảng 450.000m2, bao gồm: Văn phòng, nhà xưởng, trung tâm hỗ trợ canh tác (ươm cây giống, sản xuất phân bón hữu cơ, cơ
sở huấn luyện kỹ thuật canh tác)
- Khu nuôi trồng nông sản làm nguyên liệu sản xuất của nhà máy là 41.350.000 m2
Trang 18Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án
III.1 Địa điểm xây dựng
Dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất, chế biến nông sản thuộc Cụm Dự án nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp – Giai đoạn I” tại Xã Ia Lốp và Ia Rvê- Huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
III.2 Hình thức đầu tư
Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án
Trang 19Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất của dự án
- Cây dược liệu ( gừng và các loại khác) 5.450.000 13,04%
1.3 Giao thông nội khu, cây xanh phân cách 270.000 0,65%
- Nhà kho thiết bị, vật tư cơ khí nông nghiệp 1.500 0,004%
- Kho chứa thành phẩm, nguyên liệu 20.000 0,048%
- Đường giao thông nội bộ khu điều hành 500 0,001%
- Khu sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh 66.400 0,159%
Trang 20IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các vật tư đầu vào như: vậy xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự
án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời
Các máy móc, dây chuyền thiết bị được mua, chuyển giao 100% công nghệ nước ngoài như Hàn Quốc, Châu Âu
Về phần quản lý của dự án: nhân công lao động và duy trì hoạt động của
dự án tương đối dồi dào, các nguyên liệu đều có sẵn tại địa phương Xét tình hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản theo kỹ thuật canh tác hiện đại;
kỹ thuật canh tác của các loại nông sản này đa phần đều còn mới đối với nông dân hai xã , vì vậy, chúng tôi sẽ mở các lớp huấn luyện canh tác trong trung tâm
hỗ trợ canh tác địa phương nhằm truyền dạy kỹ thuật canh tác tiên tiến của Hàn Quốc cho người lao động địa phương Nông dân tham gia vào lớp huấn luyện canh tác sẽ được hướng dẫn các chủ đề sau:
- Sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng, phân vi sinh…
- Sử dụng phân bón hợp lý
- Kỹ thuật chăm sóc vườn - Chọn giống sạch bệnh
- Kỹ thuật bảo quản - Biện pháp cải tạo vườn tạp
- Bảo vệ dịch hại cây trồng
- Biện pháp IPM
- Chính sách hỗ trợ của nhà nước
- Sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP
V Giải pháp thực hiện dự án:
V.1 Giải pháp về cơ sở hạ tầng
V.1.1 Giải pháp về cơ sở hạ tầng của nhà máy chế biến
Các nguyên tắc cơ bản khi tiến hành xây dựng công trình:
Bố trí mặt bằng cần đảm bảo các nguyên tắc chính sau:
* Bố trí thuận tiện trong việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận như sản xuất, kiểm tra chạy thử, quản lý; Nhập hàng và xuất hàng;
* Từng bộ phận đảm bảo sự phối hợp hiệu quả, nhịp nhàng giữa các khâu, các công đoạn trong quá trình sản xuất chế biến nông sản
* Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng sản xuất sau này;
* Tiết kiệm đất xây dựng, các khu vực sản xuất chính được bố trí thoáng mát, các công trình phụ trợ như cấp nước, trạm xử lý nước thải gần nơi các đầu mối cung cấp và tiêu thụ;
* Đảm bảo quy phạm phòng cháy chữa cháy
Các hạng mục công trình:
Các công trình xây dựng trong các khu vực nhà máy chế biến
* Hạng mục chính:
Trang 21 Khu nhà xưởng chế biến nông sản;
Khu kho bãi;
Khu nhà xe khu văn phòng
* Hệ thống giao thông trong nhà máy:
Hệ thống giao thông trong nhà máy bố trí đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu đối nội cũng như đối ngoại cũng như việc đi lại trong nội bộ nhà máy được thuận tiện, đồng thời phải tiết kiệm được chiều dài và diện tích đường giao thông
* Hệ thống cung cấp nước trong nhà máy:
Nhu cầu cấp nước cho nhà máy:
Cấp nước sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên làm việc ở nhà máy;
Cấp nước sinh hoạt cho công nhân ở nhà nghỉ ca;
Cấp nước chữa cháy;
Cấp nước vệ sinh cho nhà máy, tưới cây, tưới đường
Mạng cấp nước sinh hoạt sẽ được bơm định kỳ theo giờ trong ngày
* Hệ thống thoát nước:
Thiết kế hệ thống thoát nước tách rời giữa nước thải và nước mưa Trong đó, nước thải vẫn phải qua bể xử lý trước khi được đổ chung vào
hệ thống thoát nước công cộng
Hệ thống thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước thải:
Nước thải được tập trung vào bể xử lý nước đặt ở phía Tây của dự
án, nối với các khu vực sản xuất bằng hệ thống ống dẫn nước Sau khi xử
lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam, nước được đổ ra hệ thống thoát nước xung
Trang 22 Bố trí biến thế và đường dây:
Dự án lắp đặt trạm biến áp trung tâm với công suất 500KVA sử dụng lưới điện Quốc gia để cung cấp cho hoạt động của toàn bộ dây chuyền máy móc của toàn bộ dự án
Đường dây sẽ được nối theo các trục đường giao thông
* Hệ thống đèn chiếu sáng:
Hệ thống chiếu sáng đường được bố trí đèn cao áp ánh sáng trắng,
có công suất 125W lắp đặt trên đỉnh cột đèn Việc chiếu sáng đường được
sử dụng loại cột đèn một cần đơn, đảm bảo khoảng cách giữa các cột là 50m
Giải pháp xây dựng công trình
* Giải pháp kiến trúc xây dựng:
- Căn cứ vào tính chất sử dụng, các hạng mục công trình của các nhà máy thuộc Dự án có thể chia thành 3 loại chủ yếu tương ứng với các giải pháp kiến trúc thích hợp
- Xưởng chế biến: Được xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh HACCP cho sản xuất và chế biến nông sản
- Nhà văn phòng, hành chính được thiết kế 2 tầng: tầng 1 dùng cho các bộ phận có nhiều mối quan hệ đối nội, đối ngoại và phòng trưng bày sản phẩm, bán hàng Tầng 2, là nơi làm việc của các lãnh đạo, các phòng ban phụ trợ cho lãnh đạo
- Nhà ăn bao gồm 1 tầng: bố trí kho, bếp nấu, gia công thực phẩm và phòng ăn riêng cho khách
V.1.2 Giải pháp cơ sở hạ tầng của xưởng sản xuất phân bón hữu cơ
Các nguyên tắc cơ bản khi tiến hành xây dựng công trình:
Bố trí mặt bằng cần đảm bảo các nguyên tắc chính sau:
- Bố trí thuận tiện trong việc phối hợp hoạt động sản xuất,
- Đảm bảo thông thoáng, an toàn vệ sinh không ảnh hưởng tới khu dân cư
- Đảm bảo an toàn về sinh môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam
Các hạng mục công trình:
Trang 23Các công trình xây dựng trong các khu vực nhà máy chế biến
* Hạng mục chính:
Phân xưởng sản xuất;
Khu kho bãi;
* Hệ thống cung cấp nước trong nhà máy:
Nhu cầu cấp nước cho nhà máy:
Cấp nước sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên làm việc ở nhà máy;
Cấp nước chữa cháy;
Cấp nước vệ sinh cho nhà máy,tưới đường
* Hệ thống thoát nước:
Thiết kế hệ thống thoát nước tách rời giữa nước thải và nước mưa Trong
đó, nước thải vẫn phải qua bể xử lý trước khi được đổ chung vào hệ thống thoát nước công cộng
Hệ thống thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước thải:
* Hệ thống cấp điện:
Dự án lắp đặt trạm biến áp trung tâm với công suất 300KVA sử dụng lưới điện Quốc gia để cung cấp cho hoạt động của toàn bộ dây chuyền máy móc của toàn bộ dự án
V.2 Giải pháp quy hoạch sản xuất
Các hạng mục cần đầu tư cho mô hình sản xuất
- Về đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất:
+ Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng khép kín và tác động các giải pháp đồng bộ nhằm hình thành các vùng sản xuất tập trung trọng điểm
+ Các hạng mục đầu tư: xây dựng mới và nâng cấp hệ thống tưới - tiêu; nhà lưới; hệ thống điện cho sản xuất; Nhà sơ chế bảo quản, đóng gói phân loại,
hệ thống thu gom phế liệu và xử lý môi trường,…
Trang 24+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn; chứng nhận, công bố sản xuất rau an toàn phù hợp theo tiêu chuẩn GlobalGAP; chứng nhận, công bố chế biến rau an toàn phù hợp HACCP;
V.3 Giải pháp công nghệ nông trại
V.3.4.1 Máy nông nghiệp
Để đảm bảo yếu tố chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đầu tư các hệ thống máy nông nghiệp phục vụ cho sản xuất tại nông trại và cho nhân dân thuê lại:
Dưới đây là bảng một số loại máy nông nghiệp của công ty dự kiến sẽ đầu tư:
Máy nông nghiệp đa năng:
Động cơ: D1703-M-DI Dung tích (cc): 2,001 Công xuất động cơ(HP): 89
Hệ thống điều khiển thuỷ lực:
Lưỡi lên luống 50 -120 cm Lưỡi rải giấy bóng có công năng dải giấy
bóng và khoan lỗ theo kích thước yêu cầu
Trang 26V.3.4.2 Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Sơ đồ công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Hình ảnh sơ bộ về công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh:
Hệ thống giữ ẩm và ô xy cho phân xưởng sản xuất Hệ thống tưới phân chuồng
Hệ thống trộn men lần 1 Hệ thống tưới ẩm và men lần 2
Nhân giống Giống gốc
Nguyên liệu hữu cơ Phân nền hữu cơ Phân nền hữu cơ hỗn hợp vi lượng, axít hữu
cơ(humix)
Trộn đều
Tạo thành phân nền hữu cơ
Trộn đều
Tạo thành phân PHHC vi sinh
Đóng bao (PP+PE)
50, 20, 10
Kiểm tra chất lượng Phân vô cơ NPK
phù hợp
Trang 27Mặt cắt đứng nhà xưởng sản xuất phân bón
Mặt cắt đứng của nhà xưởng sản xuất phân bón vi sinh cho ta thấy rõ được nguyên lý khử mùi trong xưởng như sau:
Mùi hôi được hút vào hệ thống khử mùi, trong hệ thống khử mùi có các lõi lọc thô và lọc tinh có tác dụng lọc sạch mùi Sở dĩ có thể khử được mùi là do tại các lõi lọc thô và tình có các hạt khử mùi chuyên dụng Không khí có chứa mùi sau khi được khử sẽ được hệ thống quạt tuabin hút và thải ra ngoài không khí Lượng không khí khi thải ra môi trường hoàn toàn đảm bảo được các tiêu chí về an toàn môi trường
Để đảm bảo được tính năng sử lý mùi trước khi thải ra không khí thì kết cấu của hệ thống khử mùi có các đường ống kín hoàn toàn, hệ thống lõi lọc được thay định kỳ, các bơm đảm bảo công xuất và được bảo dưỡng theo lịch yêu cầu của thiết bị
Trang 28Mặt cắt ngang nhà xưởng sản xuất phân bón
Trang 29Một cảnh mẫu nhà kính
Vươn ươm
Trang 30- Khung nhà bằng thép, chiều cao 2-3m (từ nền đến xà)
- Vườn ươm từ hạt, từ hom, nhỏ, tạm thời
3 Khu vực Luống cây:
- Luống cây nền cứng: Là luống nền láng bê tông và được xây gờ bao quanh, có lỗ thoát nước đóng mở được, nền luống phải được láng phẳng và hơi dốc về phía lỗ thoát nước, tháo được kiệt nước Gờ luống nên xây bằng gạch cao 10 - 12 cm và trát vữa xi măng cẩn thận Tùy theo địa hình cụ thể của nơi đặt vườn ươm mà xây luống dài ngắn khác nhau Một luống bình thường có kích thước 10m dài x 1 mét rộng có thể xếp được 4.500 bầu cây với đường kính bầu 4,5 cm Luống cây nên xây thành từng cụm 4 -5 luống, các cụm cách nhau 1,5 mét và giữa các luống cách nhau khoảng 50 cm là phù hợp trong quá trình sản xuất cây con
- Luống cây nền mềm: Luống nền mềm cũng được xây dựng theo kích thước như nền cứng, dài 10 mét, rộng 1 mét Gờ bao quanh luống có thể làm
Trang 31bằng khung gỗ, đan bằng tre nứa thậm trí bằng đá, gạch để giữ cho bầu cấy cây không bị đổ, hoặc nền luống làm thấp hơn mặt vườn khoảng 5 - 7 cm
Kỹ thuật các loại luống và giàn che gieo ươm cây
Nền không thấm nước (nền cứng)
5 - 10
Chiều cao gờ luống
Chiều rộng của khe
xung quanh đáy phía
trong bể (cm)
2 - 3 Chiều sâu của khe
xung quanh đáy phía
trong bể (cm)
1 - 2
Chênh cao giữa nền
chân luống và rãnh đi
xi măng
Trang 32xe tải 5 - 7 tấn đi lại
- Đường phân khu xây gạch chỉ, gạch đá vụn vữa xi măng rộng 2 - 2,5m xe cải tiến đi lại
Vườn ươm trung bình, lớn, bán lâu
dài
Giàn che nắng:
* Khung
Tre, gỗ nhỏ, cao 1,8 - 2,2m
Sắt hàn, cột bằng sắt, cao 2 - 2,5m, chân cột đổ bê tong
Mái bằng, đan bằng sắt f6 - 8 phủ ni lông, che 50 - 70% ánh sang
Sắt f6 - f8, phủ lưới
ni lông che 50 - 70% ánh sáng
Đối tượng áp
dụng
Vườn ươm nhỏ, tạm thời
Vườn ươm trung bình lớn, bán lâu dài
Vườn ươm lớn, trung bình, lâu dài
Trang 33Ống dẫn Ống dẫn nhựa chịu lực hoặc ống kẽm có lắp các đầu pép phun hoặc thiết bị điều khiển tự động phun
Bể chứa Xây gạch, xi măng cốt thép có hệ thống xử lý nước
Thoát nước:
+ Mương bao quanh vườn ươm, chiều rộng 30 -50cm, sâu 20 - 30cm, độ dốc 2 - 3%
+ Mương bao quanh các khu của đất được sản xuất, dọc hai bên đường
ở trong vườn ươm, chiều rộng 20 - 30cm, sâu 10 - 20cm, độ dốc 1 - 2%
+ Xây gạch xi măng, có cống chìm thông qua đường để thoát nước
7 Làm mát bay hơi áp suất âm (phương pháp đóng cửa):
+ Với nhà xưởng phải kín, không khí chỉ lọt vào thông qua tấm cooling pad + Hệ thống lắp đặt đơn giản rẻ tiền, dễ bảo trì bảo dưỡng
+ Một đầu nhà xưởng đặt hệ thống Cooling pad và đầu còn lại đặt hệ thống
Trang 34bề mặt, tăng hiệu quả tiếp xúc với luồng không khí
o Khi không khí nóng, khô đi qua hệ thống mành nước, sẽ bị hệ thống này hấp thụ nhiệt thông qua hiệu ứng bay hơi của nước
o Nhiệt độ của không khí giảm xuống từ 4-8 độ C, cùng với tốc độ của gió
sẽ làm cho cảm giác nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đã giảm ở trên
Như vậy hệ thống trên gồm 2 bộ phận chính:
o Hệ thống tấm cooling pad và hệ thống bơm phân phối nước
o Hệ thống quạt hút hướng trục công nghiệp tạo ra sự luân chuyển của dòng không khí từ Cooling pad vào bên trong nhà xưởng và qua quạt hút ra bên ngoài xưởng
Trang 35+ Phương Pháp Tính Toán:
Ví Dụ: Nhà xưởng có Dài x Rộng x Cao = 60 x 50 x 4
- Số lần trao đổi không khí trong 1 giờ theo tiêu chuẩn = 50 lần/h đến 60 lần/h
1 Làm Mát Theo Phương pháp Đóng Cửa:
+ Có hiệu suất làm mát cao hơn phương pháp mở cửa, nên tiết kiệm điện hơn, nhiệt hạ xuống 4-6oC
+ Chọn số lần trao đổi không khí là 60 lần => lượng không khí cần hút ra khỏi xưởng trong 1 giờ là 60 x 50 x 4 x 60 = 720.000 m3/h (lấy quạt đặt cao 4 mét) + Chọn quạt hút công nghiệp có lưu lượng hút là 44.500 m3/h, công suất 1,1 Kw/h => Số lượng quạt hút = 720.000/44.500 = 16 cây quạt
+ Vận tốc gió qua tấm Cooling pad lấy nhỏ hơn 3 m/s Lấy vận tốc gió là 2,5 m/s = 9000 m/h => diện tích tổng các tấm cooling pad là 720.000/9000 = 80 m2 Chiều cao trung bình 1 tấm là 1,8 m cao => 80/1,8 = 45 mét ngang
+ Công Suất điện tổng = quạt + Bơm Nước (2x2 Kw) = 16 x 1,1 + 4 = 21,6 Kw điện
Trang 36Điều hòa không khí
hệ thống quạt ly tâm
Quạt gắn trần Khả năng cung ứng 16000m
3 /h, 120Pa
40000000 BTU/h
4000m3/h, 350Pa
1400mm, 2m3/h
Thay đổi không
khí trên giờ 30 Recirculation 30 Recirculation
I Phương pháp kỹ thuật trồng các cây nông sản
Trang 38Giống sắn để trồng trên diện rộng hoặc sản xuất đại trà phải lấy từ những ruộng sản xuất tốt hoặc các ruộng nhân giống riêng (nếu có), tuổi của cây sắn trong các ruộng này đạt từ 8 tháng trở lên Cây sắn dùng làm giống phải khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu- bệnh, nhặt mắt, không buông lóng, khi chuẩn bị hom giống nên loại bỏ những cây giống bị khô (không có nhựa mủ) và bị trầy, xước trong quá trình vận chuyển
Thời gian bảo quản cây giống không quá 60 ngày (tính từ khi thu hoạch), sau khi thu hoạch vận chuyển và bảo quản ngay tại những nơi khô ráo và có bóng mát Có nhiều cách để bảo quản khác nhau như: bó từng bó để nằm hoặc dựng đứng cây giống trong bóng râm, hoặc có thể cắm thẳng từng cây xuống đất theo từng cụm từ 500- 1000 cây/cụm Trong thời gian bảo quản cây giống có thể
bị rệp sáp hoặc các loại côn trùng gây hại, vì thế có thể sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng phun định kì (tuần/ lần) để phòng trừ
Hom sắn để trồng lấy từ đoạn giữa thân cây sắn, chiều dài của hom sắn trồng sản xuất là 15- 20cm, đạt tối thiểu là 6- 8 mắt, không nên chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, những hom sắn mầm ngủ thể hiện không rõ phải lọai bỏ Khi chặt hom dùng các loại dụng cụ sắc- bén để chặt và tránh làm cho hom bị thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom
Để tránh cho hom giống bị sâu bệnh phá hoại nên xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách nhúng vào các hỗn hợp thuốc diệt nấm và côn trùng thông dụng hoặc rải thuốc trừ côn trùng theo hàng và hốc trước khi đặt hom sắn (Thiamethoxam, Gauclo 600Fs, Enalclo 40Fs, Ridomin)
Thời vụ trồng
Trang 39Khu vực Tây Nguyên thường có hai thời vụ trồng sắn: vụ đầu mùa mưa, xuống giống từ 30/04 đến 15/06, thu hoạch sau khi trồng 7- 11 tháng; vụ cuối mùa mưa, xuống giống 15/09 đến 15/10, thu hoạch vào cuối tháng 9, tháng 10 của năm sau Ngoài ra, cũng có thể trồng sắn vào thời điểm các ngày nắng trong năm nếu chủ động được nước tưới và đất trồng Vụ đầu mùa mưa, nên tranh thủ trồng sớm khi đất đủ ẩm độ, không nên trồng vào các thời điểm có mưa nhiều hoặc khô hạn làm giảm khả năng mọc mầm của hom sắn (do ẩm độ đất cao hoặc thấp, nhiệt độ thấp dẫn đến hom sắn nảy mầm kém, rễ sắn hô hấp kém, các tác nhân nấm- bệnh và côn trùng dễ tấn công và gây hại cho hom sắn)
Các vùng khác tùy theo mùa vụ của vùng mà xuống giống
Phương pháp trồng
Có ba phương pháp trồng hom sắn: Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng, ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước kém có thể kéo luống hoặc lên líp để trồng với các phương pháp hom xiên hoặc hom đứng Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng hoặc xiên
Khoảng cách và mật độ trồng
Tùy theo giống và theo đất để bố trí khoảng cách và mật độ trồng thích hợp, đối với các giống thân thẳng, ít hoặc không phân nhánh (như KM140, KM101, KM419…) là 1,0m x 0,8 - 0,7m hoặc 0,8 x0,8m, tương ứng mật độ là 12.500 cây – 15.625 cây/ ha Đối với các giống sắn có thân cong, phân cành nhiều (như KM94, KM414, KM98-5…) khoảng cách trồng thích hợp là 1,0m x 1,0m- 0,8m, tương ứng 10.000- 12.500 cây Đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0x 1,0m, tương đưong với 10.000 cây/ ha, đất xấu trồng với khoảng cách 1 m x 0,9 m hoặc 0,8 m x 0,8 m (tương đương với 12.500 cây và 15.625 cây/ha)
Bón phân, tưới nước
Phân bón
Tùy theo các loại đất mà bón với các công thức khác nhau, có thể kết hợp giữa bón phân vô cơ với phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh và các loại phân hữu cơ dạng lỏng
Trang 40+ Bón lót: toàn bộ vôi, phân chuồng hoặc (vi sinh), lân (tương đương 850
kg super lân) được bón trước khi cày lần 2
+ Bón thúc lần 1 vào giai đoạn từ 25- 30 ngày sau khi trồng: 1/3 phân đạm+ 1/3 phân kali
+ Bón thúc lần 2 vào giai đoạn sau khi trồng từ 50- 60 ngày: 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali
+ Bón thúc lần 3: toàn bộ lượng đạm và kali còn lại, bón ở thời điểm 80 –
90 ngày sau trồng
Thời điểm bón: bón khi đất có đủ ẩm độ, tránh bón phân vào lúc trời nắng
hoặc đang mưa lớn
Phương pháp và kỹ thuật bón: phân lân và phân hữu cơ bón lót khi cày
bừa hoặc bón theo hàng hay hốc trước khi trồng; phân đạm và phân kali bón theo hốc (cuốc hốc cách gốc hoặc hom sắn 15- 20cm rải phân xuống và lấp lại)
Tưới nước
Trong điều kiện chủ động được nước tưới có thể tưới bổ sung vào cuối mùa mưa hoặc trong những tháng bị khô hạn hoặc khi trồng vào mùa khô Thông thường có thể tưới nước cho cây sắn từ 6- 10 lần/ vụ; khoảng cách giữa các lần tưới từ 2- 3 tuần/ lần
Phòng trừ cỏ dại
Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 2,5Lít/ ha (phun ngay sau khi trồng, đảm bảo lượng nước phun và ẩm độ đất đủ cho thuốc có thể thấm xuống đất từ 2- 3cm), sau đó làm cỏ bằng tay 2 lần vào thời điểm 3 tháng sau trồng và 6 tháng sau trồng
Có thể làm cỏ bằng tay 1 lần sau khi trồng từ 25- 30 ngày, sau khi làm cỏ xong phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 1,5 lít/ ha
Đối với các chân ruộng luân canh với lúa nước cần xử lý cỏ dại trước khi trồng (bằng các nhóm thuốc diệt cỏ gốc Glyphosate)
Phòng trừ sâu bệnh
Một số bệnh hại trên sắn: bệnh cháy lá do vi khuẩn, bệnh đốm lá, bệnh chổi rồng Biện pháp phòng trừ tốt nhất là sử dụng cây giống sạch bệnh, bón phân cân đối, đầy đủ
Một số sâu hại trên sắn: mối, rệp sáp; trong đó mối là loại sâu hại chủ yếu
và quan trọng trên sắn Mối gây hại chủ yếu ở giai đoạn mới trồng và quá trình bảo quản Để phòng trừ mối gây hại, sử dụng Diazan 10H từ 3 - 5kg /ha rải vào đất khi cày bừa hoặc theo hốc lúc trồng
Thu hoạch, bảo quản
Thu hoạch đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của từng giống sắn), khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27- 30%, hoặc khi cây đã