1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG

31 862 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH- Đau khớp vai, bả vai, đau đám rối thần kinh cánh tay, liệt dây mũ.. Thần môn Tâm kinh - Trên lằn chỉ cổ tay, huyệt ở chỗ lõm giữa xương đậu và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Trang 2

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên phải có khả năng:

1 Trình bày được định nghĩa về huyệt, các đơn vị đo lường và phương pháp xác định huyệt.

2 Trình bày được vị trí, cách châm cứu, tác dụng điều trị của các huyệt thường gặp.

Trang 3

NỘI DUNG BÀI HỌC

Trang 4

1 ĐẠI CƯƠNG

Huyệt là nơi thần khí ra vào, tà khí xâm nhập Thông qua huyệt giúp chẩn đoán, phòng và chữa bệnh.

1.1 Định nghĩa

Trang 5

1 ĐỊNH NGHĨA

1.2 Tác dụng

- Sinh lý: huyệt góp phần giữ cho các hoạt động sinh lý của cơ thể luôn ở

trong trạng thái bình thường.

- Bệnh lý: tà khí thường xâm nhập vào cơ thể qua huyệt Khi bệnh lý ở

tạng phủ, kinh lạc cũng được phản ánh ra ở huyệt như: đau nhức, ấn vào đau, thay đổi màu hoặc hình thái.

- Chẩn đoán: dựa vào thay đổi bệnh lý ở huyệt giúp cho việc gợi ý chẩn

đoán vị trí bệnh.

- Phòng chữa bệnh: thông qua những kích thích tác động thích hợp lên

huyệt có thể điều hòa được khí huyết, sơ thông kinh lạc, phù chính khu tà, tái lập lại cân bằn âm dương, nghĩa là tái lập lại các các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

Trang 6

2 ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG XÁC ĐỊNH HUYỆT

2.1 Tấc đồng thân ngón giữa và bốn ngón tay

Tấc đồng thân ngón giữa

(còn gọi là thốn) Chiều ngang bốn ngón tay

Trang 7

2 ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG XÁC ĐỊNH HUYỆT

2.2 Cốt độ pháp

Dùng để đo lấy huyệt theo chiều dọc của đầu,

ngực, bụng, chân, tay và chiều ngang của đầu,

ngực; nhằm xác định huyệt vị chính xác.

Dựa vào các mốc xương để chia cơ thể thành

nhiều phần, mỗi phần được chia ra làm nhiều

đoạn bằng nhau, mỗi đoạn là một thốn (thốn ở

đây có độ dài khác nhau tùy từng người và từng

phần cơ thể).

Trang 8

3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

HUYỆT

3.1 Phương pháp đo để lấy huyệt

3.2 Phương pháp dựa vào các mốc giải phẫu hay hình thể tự nhiên để lấy huyệt

- Dựa vào các cấu tạo cố định: Tai, mắt, mũi, miệng, lông mày.

Ví dụ: huyệt Thừa tương ở chỗ lõm dưới môi dưới.

- Dựa vào các nếp nhăn của da làm mốc lấy huyệt

Ví dụ: huyệt Thừa phù ở giữa nếp lằn mông.

- Dựa vào đặc điểm xương làm mốc lấy huyệt

Ví dụ: huyệt Đại chùy ở dưới mỏm gai đốt sống cổ 7.

- Dựa vào đặc điểm gân, cơ làm mốc lấy huyệt

Ví dụ: huyệt Nội quan ở trên cổ tay 2 thốn, giữa hai gân cơ gan tay lớn

và gan tay bé.

Trang 9

3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

HUYỆT

3.3 Phương pháp dựa vào tư thế hoạt động của một bộ phận

Ví dụ: huyệt Khúc trì ở đầu tận cùng ngoài của nếp gấp khuỷu khi gấp cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để trước ngực.

3.4 Phương pháp dựa vào cảm giác khi dùng ngón tay đè và

di chuyển trên da

- Cảm giác của bệnh nhân: Khi ấn trên da bệnh nhân có cảm giác tê

tức tại chỗ hoặc lan dọc theo một đường.

Ví dụ: ấn huyệt Hoàn khiêu, bệnh nhân cảm giác như dòng điện chạy tới gót chân.

- Cảm giác của thầy thuốc: Khi ấn trên da vùng huyệt, thầy thuốc

cảm giác dưới da bệnh nhân có bó cơ cứng chắc hơn vùng bên cạnh.

Trang 10

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

- Đau khớp vai, bả vai, đau đám rối thần kinh cánh tay, liệt dây mũ

2 Khúc trì

(Đại trường kinh)

Gấp khuỷu tay 450, huyệt ở tận cùng phía ngoài nếp gấp khuỷu

- Đau dây thần kinh quay, đau khớp khuỷu, liệt chi trên, sốt, viêm họng

3 Xích trạch

(Phế kinh)

- Trên rãnh nhị đầu ngoài, bên ngoài gân cơ nhị đầu, bên trong cơ ngửa dài, huyệt trên đường ngang nếp khuỷu

- Ho, sốt, viêm họng, cơn hen phế quản, sốt cao co giật ở trẻ em

4 Khúc trạch

(Tâm bào lạc kinh)

- Trên rãnh nhị đầu trong, bên trong gân cơ nhị đầu, trên đường ngang nếp khuỷu

- Sốt cao, đau dây thần kinh giữa, đau khớp khuỷu, say sóng, nôn mửa

Trang 11

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

4.1 Huyệt vùng tay

5 Nội quan

(Tâm bào lạc kinh)

- Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn, huyệt

ở giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé

- Đau khớp cổ tay, đau dây thần kinh giữa, rối loạn thần kinh tim, mất ngủ, đau dạ dày

6 Thái uyên

(Phế kinh)

- Trên lằn chỉ cổ tay, bên ngoài gân cơ gan tay lớn, huyệt ở phía ngoài mạch quay

- Ho, ho ra máu, hen, viêm phế quản, viêm họng, đau dây thần kinh liên sườn

7 Thống lý

(Tâm kinh)

- Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 1 thốn, huyệt nằm trên đường nối từ huyệt Thiếu hải đến huyệt Thần môn

- Rối loạn thần kinh tim, tăng huyết áp, mất ngủ, đau thần kinh trụ, đau khớp cổ tay, câm

8 Thần môn

(Tâm kinh)

- Trên lằn chỉ cổ tay, huyệt ở chỗ lõm giữa xương đậu và đầu dưới xương trụ, phía ngoài chỗ bám gân cơ trụ trước

- Đau khớp khuỷu, cổ tay, nhức nửa đầu, đau vai gáy, cảm mạo, sốt cao

Trang 12

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

4.1 Huyệt vùng tay

9.Ngoại quan

(Tam tiêu kinh)

- Huyệt ở khu cẳng tay sau, từ Dương trì đo lên 2 thốn, gần đối xứng huyệt nội quan

- Đau khớp khuỷu, cổ tay, nhức nửa đầu, đau vai gáy, cảm mạo, sốt cao

10 Dương trì

(Tam tiêu kinh)

- Trên nếp lằn cổ tay, bên ngoài gân cơ duỗi chung - Đau khớp cổ tay, nhức nửa đầu,

ù tai, điếc tai, cảm mạo

11 Hợp cốc

(Đại trường kinh)

- Đặt đốt II ngón cái bên kia, lên hồ khẩu bàn tay bên này, nơi tận cùng đầu ngón tay là huyệt, hơi nghiêng về phía ngón tay trỏ

- Nhức đầu, ù tai, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, sốt cao, cảm mạo, đau răng (hàm trên), ho

Trang 14

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

- Đau khớp háng, đau dây thần kinh toạ, liệt chi dưới

- Là điểm gặp của đường ngang qua khớp

mu và đường dọc qua gai chậu trước trên

- Đau khớp háng, liệt chi dưới

4 Thừa phù

(Bàng quang kinh)

- ở mặt sau đùi, giữa nếp lằn mông - Đau thần kinh toạ, đau lưng, liệt

chi dưới

Trang 15

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

4.2 Huyệt vùng chân

5 Huyết hải

(Kinh Tỳ)

- Từ điểm giữa bờ trên xương bánh chè

đo lên một thốn, đo vào trong hai thốn

- Đau khớp gối, đau dây thần kinh đùi, rối loạn kinh nguyệt, dị ứng, xung huyết

6 Lương khâu

(Kinh vị)

- Từ điểm giữa bờ trên xương bánh chè

đo lên 2 thốn, đo ra ngoài một thốn

- Đau khớp gối, đau dây thần kinh đùi, đau

dạ dày, viêm tuyến vú

- Điểm giữa nếp lằn trám khoeo - Đau lưng (từ thắt lưng trở xuống) đau khớp

gối, sốt cao, đau dây thần kinh toạ

Trang 16

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

12 Tam âm giao

(Kinh Tỳ)

- Từ lồi cao mắt cá trong xương chày đo lên 3 thốn, huyệt ở cách bờ sau trong xương chày 1 khoát ngón tay

- Rong kinh, rong huyết, doạ xảy, bí đái, đái dầm, di tinh, mất ngủ

13 Huyền chung

(Kinh đởm)

- Từ lồi cao mắt cá ngoài xương chày đo lên 3 thốn, huyệt nằm ở phía trước của xương mác

- Điều trị đau dây thần kinh toạ, liệt chi dưới, đau khớp cổ chân, đau vai gáy

14 Thừa sơn

(Bàng quang kinh)

ở giữa cẳng chân sau, trên cơ dép, nơi hợp lại của hai ngành cơ sinh đôi trong và sinh đôi ngoài

- Đau thần kinh toạ, chuột rút, táo bón

Trang 17

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

và gân cơ duỗi chung ngón chân

- Đau khớp cổ chân, đau dây thần kinh toạ, liệt chi dưới

Trang 18

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

4.2 Huyệt vùng chân

Trang 19

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

- Liệt VII ngoại biên, chắp, viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến lệ

(Tam tiêu kinh)

- Chỗ lõm đầu ngoài cung lông mày - Nhức đầu, bệnh về mắt, liệt VII ngoại

biên

Trang 20

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

- Nhức đầu, đau răng, viêm màng tiếp hợp

8 Nghinh hương

(Đại trường kinh)

- Từ chân cách mũi đo ra ngoài 4mm (hoặc kẻ một đường thẳng ngang qua chân cánh mũi, gặp rãnh mũi má là huyệt)

- Viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, chảy máu cam, liệt VII ngoại biên

Trang 21

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

- Từ góc xương hàm dưới đo vào 1 thốn,

từ Địa thương đo ra sau 2 thốn về phía góc hàm Huyệt ở chỗ lồi cao cơ cắn

- Liệt dây VII, đau răng, đau dây thần kinh V, cấm khẩu

(Tam tiêu kinh)

- ở chỗ lõm giữa xương hàm dưới và xương chũm, (ấn dái tái xuống tới đâu là huyệt tại đó)

- Liệt dây VII, ù tai, điếc tai, viêm tuyến mang tai, rối loạn tiền đình

Trang 22

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

- Chữa đau đầu vùng đỉnh, cảm cúm, các chứng sa

(Tiểu trường kinh)

- Thẳng dưới khoé mắt ngoài, chỗ lõm bờ dưới xương gò má

- Chữa đau dây V, đau răng, liệt dây VII

20 Phong trì

(Kinh Đởm)

- Từ giữa xương chẩm và cổ I đo ngang ra 2 thốn, huyệt ở chỗ lõm phía ngoài cơ thang, phía sau cơ ức đòn chũm

- Đau vai gáy, tăng huyết áp, bệnh về mắt, cảm mạo, nhức đầu

Trang 24

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

- Từ rốn đo ngang ra 2 thốn - Rối loạn tiêu hoá, cơn đau dạ dày, sa dạ

dày, nôn mửa, cơn đau do co thắt đại tràng

Trang 25

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

4.4 Huyệt vùng ngực - lưng

Trang 26

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

- Hạ huyết áp, đái dầm, bí đái, viêm tinh hoàn, sa trực tràng

2 Khí hải

(Mạch Nhâm)

- Từ rốn đo xuống 1,5 thốn, trên đường trắng giữa dưới rốn

-Đái dầm, bí đái, di tinh, ngất, hạ huyết

áp, suy nhược cơ thể

Trang 27

4 CÁC HUYỆT THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

4.5 Huyệt vùng hạ vị - thắt lưng – cùng

5 Thận du

(Bàng quang kinh)

- Từ giữa LII - LIII đo ngang ra 1,5 thốn - Đau lưng, đau thần kinh toạ, đau

thần kinh đùi, ù tai, điếc tai, giảm thị lực, hen phế quản

- Di tinh, đái dầm, đau lưng, rong kinh, rong huyết, thống kinh, doạ xảy

9 Trường cường

(Mạch Đốc)

- ở đầu chót của xương cụt - ỉa chảy, trĩ, sa trực tràng, đau lưng,

phạm phòng

Trang 28

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

1 Huyệt nào sau đây có tác dụng chữa chuột rút:

A Túc tam lý B Thừa sơn

C Côn lôn D Ủy trung

2 Các huyệt ở khớp gối, khớp cổ chân và ngón chân nên sử dụng phương pháp châm cứu nào:

A Châm thẳng B Châm nghiêng

C Châm ngang D Cứu

3 Gấp cẳng tay và cánh tay 1 góc 900, huyệt ở tận cùng phía ngoài nếp gấp khuỷu tay là huyệt:

A Kiên ngung B Khúc trạch

C Khúc trì D Thiếu hải

Trang 29

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

4 Chỗ lõm đầu ngoài cung lông mày là huyệt:

A Toản trúc B Đồng tử liêu

C Ngư yêu D Ty trúc không

5 Từ hõm dưới xương chẩm đo ngang ra 2 thốn, ở lõm ngoài cơ thang sau

Trang 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Nhược Kim (Chủ biên), (2014), Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.

2 Nguyễn Nhược Kim (Chủ biên), (2011), Bài giảng Y học cổ truyền, tập 2, Nhà xuất bản Y học.

3 Nguyễn Tài Thu (1984), Châm cứu học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4 Nguyễn Thị Tân (Chủ biên), (2015), Giáo trình Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Đại học Huế.

5 Nguyễn Thị Tân (Chủ biên), (2012), Giáo trình Các hình thức châm cứu 1, Nhà xuất bản Đại học Huế.

Ngày đăng: 25/01/2018, 20:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w