1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

MẪU sổ SÁCH tổ CÔNG đoàn

30 4,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 114,92 KB

Nội dung

Nắm chắc những nội dungcủa thỏa ước lao động tập thể ở cơ sở, đây là căn cứ để tổ trưởng công đoàn vậnđộng, tổ chức cho CBGVLĐ và đoàn viên công đoàn trong tổ thực hiện.. Đồng thờilà cơ

Trang 1

BIỂU MẪU HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN

3 MẪU SỔ NGHỊ QUYẾT TỔ CÔNG ĐOÀN

5 BIÊN BẢN HỌP XÉT PHONG TRÀO 02 GIỎI

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN

I, VỊ TRÍ, VAI TRÒ

- Tổ công đoàn: Gồm tổ trưởng, tổ phó và các đoàn viên công đoàn

- Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của BCH Công đoàn nhà trường, Cấp ủy cùngcấp( Chi bộ trực thuộc); Được BCH công đoàn đánh giá xếp loại hằng năm; Chịu sựkiểm tra, giám sát của BCH CĐ, UBKT CĐ, Ban Thanh tra nhân dân; phối hợp với

tổ chuyên môn, Các chi đoàn trực thuộc Đoàn TN nhà trường (chi đoàn CBGV) tổchức cho đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

II NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

- Vận động đoàn viên công đoàn chấp hành tốt đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, chị thị nghị, nghị quyết của cấp trên

- Triển khai thực hiện nghị quyết, kế hoạch, chương trình công tác của CĐCS,cấp

ủy các cấp

- Vận động đoàn viên, người lao động chấp hành tốt chính sách, pháp luậtNhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị; thi đua hoàn thành kế hoạch công tác vànhiệm vụ SXKD được giao

Trang 2

-Tổ chức lấy ý kiến đoàn viên, lao động tham gia nội dung hội nghịCBCCVC, hội nghị NLĐ hàng năm; tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiệnThoả ước LĐTT và các quy chế nội bộ cơ quan, đơn vị.

- Tích cực tham gia đề xuất thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện làmviệc, bảo đảm việc làm, nâng cao đời sống cho đoàn viên, lao động

- Vận động đoàn viên, lao động thực hiện tốt nội quy làm việc, bảo đảm antoàn vệ sinh lao động; không để xảy ra tai nạn lao động và cháy nổ tại nơi làm việc

- Tham gia điều tra tai nạn lao động và giải quyết các tranh chấp lao động xảy

ra tại đơn vị (nếu có)

- Vận động đoàn viên và NLĐ tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tìnhnghĩa, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội

- Tổ chức sinh hoạt Tổ công đoàn; vận động đoàn viên nộp đoàn phí theo quyđịnh

III NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TRƯỞNG CÔNG ĐOÀN

Tổ trưởng công đoàn là người sống và làm việc hàng ngày với đoàn viên vàCBGVLĐ, do đoàn viên trong tổ bầu ra, đại diện trực tiếp cho đoàn viên, CBGVLĐtrong tổ Tổ trưởng công đoàn có trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp, chính đáng của đoàn viên, CBGVLĐ trong tổ; trực tiếp giải quyết các vướngmắc của đoàn viên, xây dựng cũng cố tập thể tổ đoàn kết, vận động các thành viêntrong tổ tích cực giảng dạy, thực hiện nghiêm các chế độ chính sách của Nhà nước,nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển Tổtrưởng công đoàn hoạt động tích cực, có hiệu quả thì tổ công đoàn sẽ mạnh vàngược lại

1 Tìm hiểu để nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ giảngg dạy, công tác ở tổ:

- Nghiên cứu, nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước có liên quan đến CBGVLĐ ở tổ, đặc biệt cần nắm vững những

Trang 3

quy định của Bộ luật lao động về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, về thờigiờ làm việc, nghỉ ngơi về chính sách bảo hiểm xã hội Nắm chắc những nội dungcủa thỏa ước lao động tập thể ở cơ sở, đây là căn cứ để tổ trưởng công đoàn vậnđộng, tổ chức cho CBGVLĐ và đoàn viên công đoàn trong tổ thực hiện Đồng thời

là cơ sở để tổ trưởng công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ các thành viên trong tổ ký giaokết hợp đồng lao động với Thủ trưởng đơn vị và đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp, chính đáng của CBGVLĐ trong tổ

- Nắm các quyền công đoàn được quy định trong luật Công đoàn Bộ luật laođộng và trong các Nghị định của Chính phủ để thực hiện quyền đại diện bảo vệquyền, lợi ích của CBGVLĐ trong tổ, quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sátthực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của côngnhân, lao động

- Nắm vững tình hình giảng dạy, công tác của đơn vị, chương trình kế hoạchhoạt động của CĐCS, để đề ra chương trình, kế hoạch hoạt động và tổ chức thựchiện chương trình, kế hoạch hoạt động tổ công đoàn cho phù hợp

2 Tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động của tổ công đoàn.

2.1 Chỉ đạo hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, giáo viên, lao động trong tổ:

- Giúp đỡ, hướng dẫn GVLĐ trong tổ kí giao kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ)với Thủ trưởng đơn vị theo đúng quy định của pháp luật

- Vận động, giúp đỡ GVLĐ thực hiện nghiêm những quy định trong hợp đồnglao động và thoả ước lao động tập thể

- Giám sát thực hiện đúng các điều khoản đã giao kết trong HĐLĐ và thực hiệncác chế độ, chính sách của Nhà nước Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những bứcxúc của GVLĐ để có biện pháp cụ thể trong tổ chức hoạt động tổ công đoàn, nhằmđáp ứng yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng của GVLĐ

Trang 4

- Tổ chức cho GVLĐ trong tổ tham gia quản lý nhà trường, tham gia thoả ướclao động tập thể (khi công đoàn cơ sở xây dựng xong dự thảo TƯLĐTT và lấy ýkiến người lao động).

- Đại diện CBGVLĐ trong tổ đề xuất, kiến nghị với Thủ trưởng đơn vị, cảithiện điều kiện làm việc, thực hiện nghiêm các chế độ chính sách đối với CBGVLĐ

2.2 Chỉ đạo công tác tham gia quản lý của tổ công đoàn:

a Các hình thức công đoàn tham gia quản lý.

- Tổ chức hội nghị CBGVLĐ trong tổ, để dân chủ bàn bạc, thảo luận nhữngvấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, công tác, đến thu nhập, cácbiện pháp đảm bảo đời sống của GVLĐ

- Tổ chức cho đoàn viên, CBGVLĐ tham gia xây dựng Thoả ước lao động tậpthể, tìm biện pháp thực hiện những nội dung của Thoả ước lao động tập thể, đảmbảo hài hoà lợi ích của người lao động, Thủ trưởng đơn vị và lợi ích Nhà nước

- Giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế cơ quan, nhà trường, cơ quan, đơn

vị, hợp đồng lao động, Thoả ước lao động tập thể, các chính sách, pháp luật của Nhànước có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của CBGVLĐ trong tổ

- Đề xuất, kiến nghị với CĐCS, với chuyên môn, tổ công tác, đặc biệt là vớiThủ trưởng đơn vị để họ quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn vệsinh lao động, quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa GVLĐ trong tổ, để người lao động có đủ điều kiện, năng lực thực hiện tốtnhiệm vụ được giao; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của CBGVLĐ, nhằmtạo động lực gắn bó với tập thể góp phần thúc đẩy dạy tốt

b Vận động, tổ chức GVLĐ trong tổ hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn cơ sở tổ chức, phát động.

Trang 5

-Tổ công đoàn cần tuyên truyền vận động để mọi GVLĐ nhận thức rõ tầmquan trọng của công tác thi đua, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội củathi đua để cổ vũ nâng cao tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên trong tổ nỗlực tham gia thi đua

-Tổ trưởng công đoàn cần cùng các thành viên trong tổ bàn bạc tìm các giảipháp tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung của phong trào thi đua

-Tổ công đoàn lựa chọn những cá nhân điển hình tiên tiến để đề nghị độngviên, khen thưởng kịp thời và để tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến

2.3 Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao năng lực làm chủ cho CNVC-LĐ.

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của cấp

ủy Đảng của công đoàn cấp trên, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quanđến quyền lợi, nghĩa vụ của GVLĐ

- Vận động, giúp đỡ CBGVLĐ học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn,nghiệp vụ

- Vận động, tổ chức đoàn viên, CBGVLĐ tham gia các hoạt động như: Vănnghệ, thể thao, tham quan, du lịch, các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt độngnhằm đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội, nhằm cải thiện đời sống tinh thần choCBGVLĐ góp phần nâng cao dân trí, xây dựng môi trường sống, làm việc lànhmạnh

2.4 Phân công đoàn viên hoạt động:

Nội dung công tác phân công đoàn viên đảm nhận một, hay một vài nội dunghoạt động công đoàn:

- Phân công cho cá nhân đoàn viên hoặc một nhóm đoàn viên đảm nhận từngnội dung hoạt động cụ thể như: phân công đoàn viên theo dõi giám sát việc thực

Trang 6

hiện chính sách, pháp luật, phân công đoàn viên theo dõi thực hiện các chỉ tiêu thiđua, theo dõi thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, phân công đoàn viên phụ tráchhoạt động văn nghệ, thể thao, phụ trách hoạt động trong lĩnh vực đời sống, thăm hỏiđoàn viên ốm đau hoặc gia đình đoàn viên có người ốm đau…

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ đoàn viên hoạt động để thực hiện

tốt những nội dung hoạt động đã được phân công

- Trong sinh hoạt tổ công đoàn, tổ trưởng công đoàn cần công khai nhận xét,

đánh giá khách quan những kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ giao cho đoàn viên,khi nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cần nêu rõ số lượng và chấtlượng công việc đã hoàn thành của từng người hoặc của mỗi nhóm đoàn viên, chútrọng động viên, khích lệ kịp thời những đoàn viên tích cực và có biện pháp giúp đỡnhững đoàn viên chưa hoàn thành nhiệm vụ giao

- Đề xuất với công đoàn cơ sở, khen thưởng những cá nhân, tập thể đạt kết quả

hoạt động xuất sắc ở tổ công đoàn

IV PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TRƯỞNG CÔNG ĐOÀN.

Để tổ trưởng công đoàn hoạt động tốt chức năng nhiệm vụ của mình, góp phầnxây dựng tổ công đoàn không ngừng lớn mạnh Trong tổ chức hoạt động, tổ trưởngcông đoàn cần nắm vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp hoạtđộng cơ bản sau:

1 Liên hệ chặt chẽ với đoàn viên, CBGVLĐ

Trong tổ chức hoạt động, tổ trưởng công đoàn cần có sổ công tác công đoàn, đểtheo dõi những nội dung, chương trình kế hoạch hoạt động của tổ trong từng thờigian cụ thể, theo dõi việc đoàn viên thực hiện những nội dung công việc đã đượcphân công, để nắm được những nội dung nào đã tổ chức thực hiện, những nội dungnào chưa tổ chức thực hiện, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chứchoạt động, cần tiếp tục tháo gỡ Thực tế trong tổ chức hoạt động công đoàn cho

Trang 7

thấy, nếu tổ trưởng công đoàn nào có sổ công tác công đoàn và tiến hành ghi chépmột cách chi tiết, khoa học những nội dung chương trình, kế hoạch công tác của tổcông đoàn thì hoạt động của tổ trưởng đó có chất lượng, hiệu quả vì vậy tổ côngđoàn ở đó càng mạnh.

2 Xây dựng chương trinh, kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn theo tháng, quý.

Tổ chức hoạt động theo chương trình, kế hoạch hoạt động là phương pháp tổchức hoạt động khoa học, nó giúp cho hoạt động không bị chồng chéo, bỏ sót nhữngnội dung cần tập trung tổ chức hoạt động, đồng thời giúp cho công đoàn có thể tậptrung được những nội dung hoạt động trọng tâm trong từng thời gian cụ thể

- Để tổ chức hoạt động của tổ công đoàn được tiến hành thường xuyên có kếhoạch, đạt hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong từng thời gian

cụ thể, tổ trưởng công đoàn cần quan tâm xây dựng chương trình, kế hoạch hoạtđộng cụ thể

Khi xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn, tổ trưởngcần căn cứ vào chỉ đạo hướng dẫn của công đoàn cơ sở căn cứ vào yêu cầu, nhiệm

vụ đặt ra cho tổ trong từng thời gian cụ thể, trên cơ sở đó xác định rõ những nộidung và thời điểm tổ công đoàn cần tổ chức hoạt động Khi đề ra nội dung hoạtđộng công đoàn ở từng thời điểm, tổ trưởng công đoàn cần xác định rõ mục tiêu cụthể của việc thực hiện nội dung đó, các phương pháp tổ chức hoạt động để thực hiệncác nội dung hoạt động và phân công người chịu trách nhiệm chính đối với từng nộidung hoạt động tổ công đoàn, cụ thể như: nội dung tổ chức sinh nhật cho đoàn viên,thì trong tháng có mấy đoàn viên sinh nhật, hình thức tổ chức sinh nhật như thế nào,

ai chịu trách nhiệm tổ chức? Đối với nội dung vận động đoàn viên thi đua laođộng, cần cụ thể nội dung thi đua, mục tiêu của thi đua, thời gian diễn ra thi đua, aichịu trách nhiệm chủ yếu trong tổ chức theo dõi thi đua…

Trang 8

- Tổ trưởng công đoàn phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và có biện pháphướng dẫn, giúp đỡ đoàn viên thực hiện chương trình, kế hoạch công tác theo đúngtiến độ Cần gần gũi đoàn viên, nắm được những khó khăn, thuận lợi của đoàn viênkhi thực hiện nhiệm vụ được giao, đánh giá đúng kết quả công tác của đoàn viên,CNVC-LĐ của nhóm đoàn viên, để động viên khích lệ kịp thời những đoàn viêntích cực hoạt động có hiệu quả, có biện pháp giúp đỡ, uốn nắn những hoạt động lệchlạc, chưa có hiệu quả của đoàn viên…

3 Duy trì sinh hoạt tổ công đoàn đều đặn ( 1 lần/ tháng).

Sinh hoạt tổ công đoàn có nề nếp sẽ tạo được bầu không khí dân chủ, tập hợpđược trí tuệ của các thành viên trong tổ để tổ chức hoạt động Đồng thời tạo chomọi đoàn viên gắn bó với tổ, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tham gia hoạtđộng công đoàn

- Sinh hoạt định kỳ: Là hình thức sinh hoạt được tiến hành theo đúng định kỳquy định, như sinh hoạt theo tháng, quý Khi tiến hành sinh hoạt tổ công đoàn theođịnh kỳ, tổ trưởng công đoàn có trách nhiệm chuẩn bị kỹ chương trình, nội dungsinh hoạt, chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động của tổ công đoàn thời gian qua,phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của tổ trong thời gian tới Tổ trưởng công đoàn

có trách nhiệm chủ trì để đoàn viên thảo luận, đánh giá kết quả hoạt động của tổcông đoàn theo nội dung chương trình đã đề ra, bàn quyết định chương trình, kếhoạch hoạt động tổ công đoàn thời giam tới Khi điều hành sinh hoạt tổ công đoàn,

tổ trưởng công đoàn cần khéo léo đặt vấn đề, gợi mở vấn đề để khuyến khích đoànviên phát biểu, cần chú ý hướng các ý kiến phát biểu của đoàn viên vào những vấn

đề trọng tâm Đặc biệt khi chủ trì sinh hoạt tổ công đoàn, phải chú ý tạo được bầukhông khí dân chủ cởi mở

- Sinh hoạt triển khai thực hiện chương trình công tác của công đoàn cấp trên,

là hình thức sinh hoạt để nghe phổ biến và bàn biện pháp triển khai chương trình, kếhoạch công tác của công đoàn cấp trên

Trang 9

- Trao đổi trực tiếp giữa tổ trưởng, tổ phó với đoàn viên, CBGVLĐ trong tổ.+ Hội ý trao đổi với đoàn viên, CBGVLĐ nhằm bàn biện pháp tháo gỡ khókhăn trong quá trình tổ công đoàn triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Hội ý, trao đổi với đoàn viên để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trongviệc thực hiện các nhiệm vụ của đoàn viên, CBGVLĐ đã được phân công, hoặc bàngiao tháo gỡ những vướng mắc trong nội bộ tổ công đoàn

+ Hội ý, trao đổi với đoàn viên, để thống nhất đánh giá kết quả hoạt động của

tổ công đoàn, thống nhất đề xuất, kiến nghị với công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận

để thống nhất đề xuất giải quyết những vướng mắc, đề xuất biểu dương khenthưởng những đoàn viên, CBGVLĐ hoạt động xuất sắc

- Thời gian sinh hoạt định kỳ: Kết hợp trước hoặc sau phần nội dung sinh hoạtchuyên môn, khoảng 35- 40 phút

- Nội dung cần thống nhất với tổ chuyên môn, tránh trùng lặp

V CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP TỔ TRƯỞNG TỔ CÔNG ĐOÀN

- Tổ trưởng tổ công đoàn: 0,05 lần lương cơ bản/tháng ( Thực hiện đối với cácđồng chí không là UV BCH CĐ hoặc UV UBKT CĐ)

- Chi trả từ nguồn tài chính Công đoàn vào cuối năm

VI HƯỚNG DẪN NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH KỲ;

- BCH công đoàn có hướng dẫn cụ thể về sinh hoạt chuyên đề theo từngtháng, năm đối với tổ công đoàn đăng tải trên gmai công đoàn trường:

VII HỒ SƠ, SỔ SÁNH TỔ CÔNG ĐOÀN

- Sổ Nghị quyết tổ, Sổ họp của tổ trưởng tổ Công đoàn ( Viết tay hoặc đánhmáy)

MỘT SỐ BIỂU MẪU QUAN TRỌNG

Trang 10

MẪU SỔ KẾ HOẠCH TỔ CÔNG ĐOÀN

Trang 11

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC……… CĐCS ……… ……….

_

SỔ

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

TỔ CÔNG ĐOÀN

Trang 14

ĐĂNG KÝ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Khenthưởngchuyên môncác cấp

Trang 15

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG THPT SC

- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp công đoàn, đảng ủy các cấp,

sự phối họp, tạo điều kiện của chuyên môn

- Được sự quan tâm và giúp đỡ của hội phụ huynh học sinh

2 Khó khăn

- Trường nằm trên địa bàn xã vùng sâu nên gặp rất nhiều khó khăn về thực hiện nhiệm

vụ giảng dạy, công tác; đời sống kinh tế chưa cao

- Đa số công đoàn viên còn trẻ cho nên kinh nghiệm chưa nhiều

- Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu các phòng chức năng nên gặp nhiềukhó khăn và nhiều bất cập trong hoạt động

Ngày đăng: 25/01/2018, 07:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w