1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU

10 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 25,31 KB

Nội dung

GIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆUGIÁO ÁN CHƯƠNG 7 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU

Trang 1

GIÁO ÁN SỐ: 07 Thời gian thực hiện: 180 phút

Môn học: ĐIỆN- ĐIỆN TỬ Ô TÔ

Chương 7:HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG – TÍN HIỆU

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi hoàn tất chương này, sinh khi có khả năng hiểu và mô tả:

 Vận hành và cấu trúc của đèn ô tô

 Sự khác biệt giữa các loại đèn hàn kín, đèn halogen, đèn phức hợp, đèn chiếu sáng cường độ cao

 Mạch đèn đầu

 Vận hành của đèn tín hiệu và báo nguy

ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Đồ dùng dạy học:

- Phấn, bảng

- Bài giảng điện tử ắc quy khởi động (Power Point)

- Giáo trình ( tham khảo nội dung có liên quan trong các tài liệu)

Phương pháp dạy học :

- Thuyết trình có minh họa và giải thích

- Phát vấn

I ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2’

Kiểm tra sỉ số lớp: Số sinh viên vắng: Tên:

Tài liệu phát tay ( một số hình vẽ sơ đồ khối)

II THỰC HIỆN BÀI HỌC:

Trang 2

1 Bài giảng mới

T

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

THỜI GIAN

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN

1 Dẫn nhập:

Hệ thống chiếu sáng-tín hiệu là

một hệ thống quan trọng trên ô tô,

nó giúp người tài xế gặp nhiều

thuận lợi khi đi trên đường và xử

lý những sự cố dễ dàng hơn

5’

2 Giảng bài mới

7.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân

loại hệ thống chiếu sáng

7.1.1 Nhiệm vụ

Hệ thống chiếu sáng của xe bao

gồm các đèn chiếu sáng và các

thiết bị tạo tín hiệu được lắp hoặc

được tích hợp vào các bộ phận

khác nhau trên xe Các đèn này

được bố trí ở phía trước, ở thành

bên, phía sau, và bên trong xe

Mục đích của hệ thống chiếu sáng

nhằm cung cấp đủ ánh sáng cho

tài xế và hành khách trong điều

kiện vận hành không đủ sáng

Điều này cho phép vận hành xe

an toàn khi trời tối, và làm cho xe

dễ được nhận thấy Hệ thống

chiếu sáng – tín hiệu cũng thông

báo về sự hiện diện của xe, vị trí,

kích thước, ý định của tài xế về

hướng đi và tốc độ di chuyển

7.1.2 Yêu cầu

Hệ thống chiếu sáng phả đáp ứng

2 yêu cầu:

- Có cường độ sáng đủ lớn

- Không làm lóa mắt tài xế xe

ngược chiều

+ Giảng viên giới thiệu với sinh viên

về nhiệm vụ hệ thống chiếu sáng

+ Giảng viên giới thiệu với sinh viên

về yêu cầu hệ thống chiếu sáng

Sinh viên chú ý lắng nghe, quan sát, tiếp thu và ghi chép

Sinh viên chú ý lắng nghe, quan sát, tiếp thu và ghi chép

10’

10’

Trang 3

7.1.3 Phân loại

Phân loại theo mục đích sử dụng

của đèn:

- Chiếu sáng: đèn đầu, đèn

lái, đèn sương mù, đèn vào cua,

- Tín hiệu và thông báo: đèn

dừng đỗ, đèn chạy ban

ngày, đèn kích thước, đèn

báo rẽ, đèn phanh, đèn báo

nguy,…

Các đèn chiếu sáng có thể được

phân thành 2 loại: theo kiểu châu

Âu và theo kiểu Mỹ

Phân loại theo vị trí lắp đặt:

- Chiếu sáng trong xe: đèn

trần, soi sáng capo,

- Chiếu sáng ngoài xe: đèn

đầu, đèn hậu, đèn kích

thước, đèn báo rẽ, đèn báo

nguy, đèn báo hiệu xe lùi,

đèn phanh, đèn biển số,

7.2 Các loại bóng đèn đầu

Có 4 loại đèn đầu được sử dụng

phổ biến trên ô tô: đèn hàn kín

tiêu chuẩn, đèn halogen, đèn đầu

phức hợp, và đèn phát sáng

cường độ cao (high instensity

discharge (HID))

7.2.1 Đèn hàn kín tiêu chuẩn

Đèn hàn kín là một khối độc lập

cấu tạo gồm dây tóc, gương phản

chiếu (chóa đèn) và thấu kính, và

vỏ đèn Vỏ đèn được hàn kín với

thấu kín Dây tóc đèn không có

bóng bảo vệ riêng Khi dây tóc

đèn bị đứt, phải thay thế nguyên

khối đèn

(Hình 7.1)

Thấu kính làm bằng thủy tinh,

+ Giảng viên giới thiệu với sinh viên

về phân loại hệ thống chiếu sáng

Liệt kê các loại đèn chiếu sáng trên ô tô?

+ Giảng viên giới thiệu với sinh viên

về đèn hàn kín tiêu chuẩn

Sinh viên chú ý lắng nghe, quan sát, tiếp thu và ghi chép

SV thảo luận và trả lời câu hỏi của GV

+ Nghe giảng

+ Ghi bài

+Nêu lên những điểm chưa hiểu để

GV giải đáp

15’

10’

Trang 4

được thiết kế để tạo ra chùm sáng

rộng và phẳng Gương phản chiếu

có hình dạng parabol, bề mặt phủ

một lớp vật liệu phản xạ tốt như

bạc hoặc nhôm Dây tóc được

làm bằng volfram, được nối với

hai dây dẫn để cung cấp dòng

điện đến Hai dây dẫn này được

gắn chặt vào nắp đặp bằng đồng

hoặc nhôm Ô xy bên trong bong

đèn được loại bỏ để ngăn dây tóc

bị oxy hóa Để tăng cường độ ánh

sáng của đèn, bóng đèn được

bơm đầy khí argon với áp suất

tương đối nhỏ

Khi hoạt động ở một điện áp định

mức, nhiệt độ dây tóc đạt khoảng

23000C, và phát ra ánh sáng

trắng Ánh sáng từ dây tóc sau

khi được phản xạ bởi gương phản

chiếu sẽ đi qua các lăng kính lõm

trên thấu kính, để tạo ra chùm

sáng rộng, phẳng, và hướng

xuống

Bằng cách đặt dây tóc ở các vị trí

khác nhau đối với gương phản

chiếu, hướng của chùm sáng phát

ra từ đèn sẽ thay đổi Trên các

đèn có 2 dây tóc, các dây tóc này

sẽ được lắp ở các vị trí khác nhau

so với gương phản chiếu để tạo ra

chùm sáng mong muốn

a Đèn hệ châu Âu

Trên các bóng đèn hệ châu Âu có

hai dây tóc, các dây tóc đèn được

bố trí song song với trục quang

học của gương phản chiếu Dây

tóc đèn chiếu xa (đèn pha) được

đặt sau tiêu cự của gương phản

chiếu Dây tóc đèn cốt (đèn chiếu

gần) được đặt trước tiêu cự của

gương phản chiếu bên dưới có

miếng phản chiếu nhỏ nhằm ngăn

+ Giảng viên giới thiệu với sinh viên

về đèn hệ châu âu

+ Nghe giảng

+ Ghi bài

+Nêu lên những điểm chưa hiểu để

GV giải đáp

10’

Trang 5

không cho tia sáng từ phía dưới

dây tóc đến gương phản xạ, tránh

việc tạo ra các chùm ánh sáng

phản chiếu hướng lên làm lóa mắt

người đi xe ngược chiều Dây tóc

đèn chiếu gần có công suất nhỏ

hơn dây tóc đèn chiếu xa khoảng

30-40%

(Hình 7.2)

b Đèn đầu hệ Mỹ

Trên các đèn hệ Mỹ, hai dây tóc

ánh sáng gần và xa có được bố trí

ngay tại tiêu cự của gương phản

chiếu Dây tóc ánh sáng chiếu xa

được đặt trên trục quang học của

gương phản chiếu Dây tóc ánh

sáng gần được đặt lệch về phía

trên so với mặt phẳng trục quang

học, để tạo chùm ánh sáng phản

chiếu hướng xuống

(Hình 7.3)

7.2.2 Đèn halogen

Đèn pha của hầu hết các xe ôtô

hiện nay đều dùng loại bóng

halogen, có 1 hoặc 2 dây tóc nằm

trong một bầu thủy tinh được nạp

khí trơ (hay còn gọi là khí

halogen) với áp suất cao Các dây

tóc làm bằng tungten, bóng thủy

tinh được làm từ thạch anh chịu

được nhiệt độ cao

Khí halogen được nạp vào bên

trong bầu thủy tinh, làm cho dây

tóc có khả năng chịu được nhiệt

độ cao hơn, ánh sáng phát ra của

đèn halogen có cường độ lớn hơn

khoảng 25% so với đèn dây tóc

thông thường

Để tăng tuổi thọ của bóng đèn

halogen, một lượng nhỏ khí

Xenon được nạp vào bầu thủy

tinh cùng với khí halogen Do khí

+ Giảng viên giới thiệu với sinh viên

về đèn hệ châu mỹ

+ Giảng viên giới thiệu với sinh viên

về đèn Halogen

+ Nghe giảng

+ Ghi bài

+Nêu lên những điểm chưa hiểu để

GV giải đáp

+ Nghe giảng

+ Ghi bài

+Nêu lên những điểm chưa hiểu để

GV giải đáp

10’

10’

Trang 6

Xenon có trọng lượng nguyên tử

là 131.30, gấp hơn ba lần trọng

lượng nguyên tử của Argon là

39.95 nên mật độ của hỗn hợp khí

sẽ tăng lên đáng kể

(Hình 7.4)

7.2.3 Đèn đầu phức hợp

Hệ thống đèn đầu phức hợp sử

dụng bóng đèn halogen có thể

thay thế được Do đó, có thể tạo

được các dạng thấu kính như

mong muốn Điều này cải thiện

tính khí động, tiết kiệm nhiên

liệu, đa dạng về kiểu dáng

(Hình 7.5)

7.2.4 Đèn phóng điện cường độ

cao

Đèn phóng điện cường độ cao

(đèn HID) bao gồm các loại đèn

phóng điện qua khí, trong đó khí

gas được sử dụng để khuếch đại

ánh sáng sinh bởi sự phóng điện

hồ quang điện giữa hai điện cực

(Hình 7.6)

Hệ thống đèn HID sử dụng bộ

đánh lửa và chấn lưu để tạo ra

dòng điện chứa năng lượng cao

để tạo ra hồ quang điện giữa các

điện cực Bộ đánh lửa thường

được lắp vào đế của đèn HID, sẽ

cung cấp tia lửa ban đầu có điện

áp 15000 – 25000V qua khe hở

không khí giữa 2 điện cực

(Hình 7.7)

7.3 Các mạch đèn đầu cơ bản

7.3.1 Mạch điều khiển đèn kiểu

dương chờ

Hoạt động: Khi bật công tắc điều

khiển đèn (LCS: Light control

switch) ở vị trí TAIL: dòng điện

đi từ:  → W1 → A2 → A11 →

mass, cho dòng từ:  accu → cọc

+ Giảng viên giới thiệu với sinh viên

về đèn đầu phức hợp

+ Giảng viên giới thiệu với sinh viên

về đèn phóng điện cường độ cao

+ Giảng viên gợi

ý để sinh viên tìm hiểu về mạch đèn đầu loại dương chờ

+ Nghe giảng

+ Ghi bài

+Nêu lên những điểm chưa hiểu để

GV giải đáp

+ Nghe giảng

+ Ghi bài

+Nêu lên những điểm chưa hiểu để

GV giải đáp

SV thảo luận và một SV sẽ lên bảng vẽ sơ đồ theo sự hướng dẫn của GV

10’

10’

30’

Trang 7

4’, 3’ → cầu chì → đèn kích

thước sáng

Khi bật công tắc sang vị trí

HEAD, mạch đèn kích thước vẫn

sáng bình thường, đồng thời có

dòng từ:  accu  W2  A13 

A11  mass, rờ le đóng 2 tiếp

điểm 3 và 4, lúc đó có dòng từ: 

accu  4’, 3’  cầu chì  đèn pha

hoặc cốt Nếu công tắc đảo pha ở

vị

trí HU, đèn pha sáng, ngược lại,

đèn cốt sáng khi công tắc đảo pha

ở vị trí HL

Khi bật FLASH:  accu  W2 

A14  A12  A9  mass, đèn pha

sáng lên Do đó đèn flash không

phụ thuộc vào vị trí bậc của công

tắc LCS

Đối với mạch đèn đầu dương chờ

ở đèn đầu (tức âm chờ ở công

tắc), đèn báo pha được nối với

tim đèn cốt Lúc này, do công

suất cuat đèn báo pha rất nhỏ

(<5W) nên tim đèn cốt đóng vai

trò dây dẫn để đèn báo pha sáng

lên trong lúc mở đèn pha

(Hình 7.8)

7.3.2 Mạch đèn đầu âm chờ

Khi bậc công tắc LCS ở vị trí

HEAD, đèn kích thước sáng,

đồng thời có dòng:  accu  W2 

A13  A11  mass, rờ le đóng hai

tiếp điểm 3 và 4 Lúc đó có dòng

từ:  accu 4, 3  W3  A12 Nếu

công tắc chuyển pha ở vị trí HL,

dòng qua cuộn dây không thể về

mass, dòng điện đi qua tiếp điểm

thường đóng 4, 5 của rờ le

dimmer → cầu chì → tim đèn cốt

→ mas, đèn cốt sáng Nếu công

tắc đảo pha ở vị trí HU, dòng qua

W3 → A12→ mass, hút tiếp điểm

+ Giảng viên gợi

ý để sinh viên tìm hiểu về mạch đèn đầu loại âm chờ

SV thảo luận và một SV sẽ lên bảng vẽ sơ đồ theo sự hướng dẫn của GV

20’

Trang 8

4 tiếp xúc với tiếp điểm 3, dòng

qua tiếp điểm 4, 3 → cầu chì →

tim đèn pha → mass, đèn pha

sáng Lúc này đèn báo pha sáng,

do được mắc song song với đèn

pha

(Hình 7.9)

7.4 Hệ thống đèn báo rẽ và

cảnh báo nguy hiểm

7.4.1 Nguyên lý hoạt động đèn

báo rẽ

Khi công tắc đèn báo rẽ hoạt

động, các công tắc đèn bộ nháy,

đèn báo rẽ bật đèn báo rẽ bên trái

và bên phải làm cho đèn báo rẽ ở

phía đó nhấp nháy Để báo cho

người lái biết hệ thống đèn báo rẽ

đang hoạt động, một âm thanh

được phát ra bởi hệ thống này

Khi công tắc đèn báo rẽ được

dịch chuyển về bên trái, thì cực

EL của bộ nháy đèn báo rẽ và đất

được nối thông Dòng điện đi tới

cực LL và đèn báo rẽ bên trái

nhấp nháy

Khi công tắc đèn báo rẽ dịch

chuyển về bên phải thì cực EL

của bộ nháy đèn báo rẽ được tiếp

mass Dòng điện đi tới cực LR và

đèn báo rẽ bên phải nhấp nháy

Nếu một bóng đèn báo rẽ bị cháy,

thì cường độ dòng điện giảm

xuống, tần số nhấp nháy tăng lên

để thông báo cho tài xế biết

7.4.2 Nguyên lý hoạt động của

đèn báo nguy hiểm

Khi công tắc đèn báo nguy hiểm

được bật ON, thì cực EHW của

đèn báo rẽ được tiếp mass Dòng

điện đi tới cả hai cực LL và LR

làm cho tất cả các đèn báo rẽ

nhấp nháy

7.4.3 Bộ tạo nháy

+ Giảng viên gợi

ý để sinh viên tìm hiểu nguyên lý hoạt động đèn báo rẽ

+ Giảng viên gợi

ý để sinh viên tìm hiểu nguyên lý hoạt động đèn báo nguy hiểm

+ Nghe giảng

+ Ghi bài

+Nêu lên những điểm chưa hiểu để

GV giải đáp

+ Nghe giảng

+ Ghi bài

+Nêu lên những điểm chưa hiểu để

GV giải đáp

10’

10’

Trang 9

Bộ tạo nháy làm cho các đèn báo

rẽ nháy theo một tần số định

trước Bộ tạo nháy dùng cho cả

đèn báo rẽ và báo nguy

7.5 Đèn kích thước

Đèn kích thước được sử dụng để

thông báo về sự hiện diện của xe

khi đi vào đường chính từ các

đường nhánh Ngoài ra đèn kích

thước còn có công dụng là thông

báo cho các tài xế khác về kích

thước của xe, và giúp tài xế xe đi

ngược chiều có thể định vị được

xe khi đi dưới trời mưa hay nhá

nhem tối Thấu kính đèn kích

thước phía trước phải có màu

vàng, và thấu kính đèn kích thước

phía sau phải có màu đỏ

Phương pháp phổ biến để đấu

mạch đèn kích thước là mắc đèn

kích thước song song với đèn báo

đỗ xe Trong trường hợp này, đèn

kích thước chỉ được bật sáng khi

công tắc điều khiển đèn đầu ở vị

trí PARK (dừng đỗ) hoặc ở vị trí

HEADLIGHT

Trên một số ô tô, đèn kích thước

được đấu nối sao cho khi đèn báo

rẽ được bật thì đèn kích thước sẽ

nhấp nháy

+ Giảng viên gợi

ý để sinh viên tìm hiểu nguyên lý hoạt động đèn kích thước

+ Nghe giảng

+ Ghi bài

+Nêu lên những điểm chưa hiểu để

GV giải đáp 10’

3 Củng cố kiến thức và kết thúc

+Vận hành và cấu trúc của đèn ô

+Sự khác biệt giữa các loại đèn

hàn kín, đèn halogen, đèn phức

hợp, đèn chiếu sáng cường độ cao

+Mạch đèn đầu

+Vận hành của đèn tín hiệu và

báo nguy

4 Hướng dẫn tự học Giảng viên hướng dẫn sinh viên tham

Trang 10

khảo thêm một số tài liệu về các vấn

đề liên quan tới hệ thống chiếu sáng- tín hiệu

5 Tài liệu tham khảo

Rút kinh nghiệm:

- Phương pháp dạy học:

- Phương tiện dạy học:

- Phân bố thời gian:

- Hình thức ví dụ:

Ngày tháng năm 2017

(ký và ghi rõ họ tên)

Ngày đăng: 23/01/2018, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w