1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SKKN khắc phục những rắc rối thường gặp trong soạn thảo văn bản ở môn tin học 6

22 574 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 590 KB
File đính kèm SKKN-2016-2017.rar (435 KB)

Nội dung

Công việc soạn thảo văn bảngiờ đây đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người, nhưng lại không đơn giảnvới một số người, vì không phải ai cũng nắm vững các nguyên tắc gõ văn bản cơbản, g

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I- Sơ lược lý lịch tác giả:

- Ngày tháng năm sinh: 10/02/1982

- Nơi thường trú: Hưng Thới – Đào Hữu Cảnh – Châu Phú – An Giang

- Đơn vị công tác: THCS Đào Hữu Cảnh

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên

- Lĩnh vực công tác: Dạy môn Tin học 6 – Trung tâm HTCĐ

II Tên sáng kiến: “Khắc phục những rắc rối thường gặp trong soạn thảo văn bản ở môn Tin học 6”

III Lĩnh vực: Môn Tin học lớp 6

IV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:

1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

Máy tính từ lâu đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong các cơquan, công sở phục vụ cho các công việc văn phòng, công tác quản lí, trong đósoạn thảo văn bản là một trong những nhiệm vụ chính, cơ bản nhất

Ngày nay chúng ta khó có thể tìm thấy một văn bản chính thức nào củanhà nước mà không được thực hiện trên máy tính Công việc soạn thảo văn bảngiờ đây đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người, nhưng lại không đơn giảnvới một số người, vì không phải ai cũng nắm vững các nguyên tắc gõ văn bản cơbản, gõ đúng thể thức và giải quyết được một số rắc rối trong khi soạn thảo vàluyện gõ như thế nào khoa học

Bản thân tôi đã quan sát và nhận thấy trong quá trình giảng dạy môn Tinhọc 6, khi dạy đến chương IV “Soạn thảo văn bản”, nội dung của chương này làgiới thiệu cho học sinh về các quy tắc trong việc gõ văn bản, định dạng văn bản,

chỉnh sửa văn bản cơ bản,… nhưng đến Bài thực hành 5 “Văn bản đầu tiên của

em” thì đa số các em học sinh đều gõ sai qui tắc Đến bài thực hành 6 “Em tập

chỉnh sửa văn bản”, bài thực hành 7, bài thực hành 8, bài thực hành 9, bài thực

hành tổng hợp, … thì học sinh lại sai sót, lúng túng và gặp nhiều rắc rối tronglúc thực hành, không thể hoàn thành bài văn bản như yêu cầu hoặc hoàn thành

Trang 2

nhưng nhìn không bắt mắt, dòng đoạn loạt soạt, hiện tượng dấu ngắt câu đứng ởđầu dòng hoặc dấu mở ngoặc đứng ở cuối dòng xảy ra.

Thật ra các qui tắc soạn thảo này rất dễ hiểu, khi biết và nhớ rồi thì sẽkhông bao giờ lặp lại các lỗi này khi soạn thảo văn bản Một điều nữa rất quantrọng muốn nói: Các qui tắc soạn thảo văn bản này luôn đúng và không phụthuộc vào phần mềm soạn thảo hay hệ điều hành cụ thể nào Khi thực hiện đúng

các quy tắc gõ này sẽ giúp cho phần mềm soạn thảo văn bản kiểm soát được việc

tự động ngắt dòng, dàn trang văn bản một cách hợp lí nhất, biểu hiện rõ nhất làkhi ta chỉnh sửa, thêm, xoá một phần văn bản thì phần mềm soạn thảo sẽ tự độngchỉnh sửa, ngắt lại dòng, dàn lại trang sao cho căn xứng và phù hợp

2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Qua nhiều năm được phân công giảng dạy bộ môn Tin học 6, bản thân đã

đúc kết một số phương pháp, giải quyết vấn đề trong giảng dạy ở chương “Soạn

thảo văn bản” rồi tổng hợp thành kinh nghiệm “Khắc phục những rắc rối thường gặp trong soạn thảo văn bản ở môn Tin học 6” để học sinh dễ dàng

soạn thảo, không gõ sai nguyên tắc, những sai sót mắc phải từ nội dung lẫn hìnhthức gõ trong soạn thảo văn bản

3 Nội dung sáng kiến :

3.1- Thời gian thực hiện: Năm học 2015 – 2016

3.2- Tiến trình thực hiện, biện pháp:

3.2.1 Nghiên cứu thực trạng qua các thao tác gõ văn bản của học sinh 02 lớp 6A5 và 6A6.

- Áp dụng thử cho 61 học sinh: ở 2 lớp 6A5 và 6A6 (được phân công trựctiếp giảng dạy)

- Phân loại đối tượng học sinh:

+ Gõ chữ đúng nhưng còn chậm (chỉ gõ bằng hai ngón thay vì mười ngón như đã học), còn sai chính tả.

+ Gõ chữ sai nhưng sửa thì thao tác còn lúng túng Phần nhiều các em sai

ở khoảng cách giữa các từ do dùng dấu cách nhiều lần, văn bản loạn xoạn khôngphân biệt được dòng, đoạn, cách đặt các dấu ngắt câu, dấu ngoặc sai vị trí,…

+ Tư thế gõ chưa đúng, một số em gõ thường quên gõ dấu Tiếng Việttrong phần lớn văn bản

Trang 3

+ Một số em nhút nhát không trực tiếp gõ văn bản, mà chỉ ngồi quan sátbạn thực hiện.

Trước khi thực hiện chuyên đề, bản thân đã khảo sát các lớp thông quagiờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ Khi tổng hợp kếtquả thu được:

+ Chỉ có khoảng 30% học sinh trong một lớp học là nhớ hết các quy tắc

và gõ đúng các quy tắc trong lúc soạn thảo văn bản

+ Khoảng 50% học sinh là nhớ đầy đủ các quy tắc để soạn thảo nhưng

không áp dụng các quy tắc này khi soạn thảo vì còn ngời ngợi, lúng túng

+ Còn 20% học sinh còn lại là không nhớ và không để ý phải soạn thảo

như thế nào cho đúng quy tắc

3.2.2 Áp dụng một số quy tắc soạn thảo văn bản cơ bản và các luật về định dạng từ ngữ, quy luật đối thoại nhân vật, miêu tả, … giúp người soạn thảo thực hiện đúng thể thức văn bản.

Khi dạy Bài 14 “Soạn thảo văn bản đơn giản”, nội dung của tiết này là

giới thiệu cho học sinh về các quy tắc trong việc gõ văn bản, giáo viên đã chohọc sinh xác định rõ các nguyên tắc gõ văn bản cơ bản nhất sau đây:

a) Khái niệm ký tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang:

+ Khi làm việc với văn bản, đối tượng chủ yếu ta thường xuyên phải tiếp

xúc là các ký tự (Character) Các ký tự phần lớn được gõ vào trực tiếp từ bàn

phím và nó đơn vị nhỏ nhất của mọi văn bản

+ Nhiều ký tự khác ký tự trắng (Space) ghép lại với nhau thành một từ

(Word)

+ Tập hợp các từ kết thúc bằng dấu ngắt câu, ví dụ dấu chấm (.) gọi là câu

(Sentence)

+ Nhiều câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo

thành một đoạn văn bản (Paragraph).

Trong các phần mềm soạn thảo, đoạn văn bản được kết thúc bằng cáchnhấn phím Enter, phím Enter dùng khi cần tạo ra một đoạn văn bản mới Đoạn làthành phần rất quan trọng của văn bản Nhiều định dạng sẽ được áp đặt cho đoạn

Trang 4

như căn lề, kiểu dáng,… Nếu trong một đoạn văn bản, ta cần ngắt xuống dòngdưới một phần văn bản nhưng không phải là tách ra đoạn mới, lúc đó ta dùng tổhợp Shift+Enter Thông thường, giãn cách giữa các đoạn sẽ lớn hơn giữa cácdòng trong đoạn.

Đoạn văn bản hiển thị trên màn hình sẽ được chia thành nhiều dòng tùythuộc vào kích thước trang giấy in, kích thước chữ Có thể tạm định nghĩa

dòng là một tập hợp các ký tự nằm trên cùng một đường cơ sở từ bên trái sang

bên phải màn hình soạn thảo

Phần văn bản trên một trang in gọi là trang văn bản.

Các thành phần được khái niệm ở trên là những đơn vị xử lí cơ bản củaphần mềm soạn thảo, đa số các tính năng của phần mềm soạn thảo đều tập trung

xử lí các đơn vị cơ bản này

b) Nguyên tắc tự xuống dòng của từ:

Trong quá trình soạn thảo văn bản, khi gõ đến cuối dòng, phần mềm sẽthực hiện động tác tự xuống dòng Nguyên tắc của việc tự động xuống dòng làkhông được làm ngắt đôi một từ Do vậy nếu không đủ chỗ để hiển thị cả từ trêndòng, máy tính sẽ ngắt cả từ đó xuống dòng tiếp theo Vị trí của từ bị ngắt dòng

Hình 1 Các thành phần cơ bản của văn bản

Trang 5

do vậy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như độ rộng trang giấy in, độrộng cửa sổ màn hình, kích thước chữ Do đó, nếu không có lý do để ngắt dòng,

ta cứ tiếp tục gõ dù con trỏ đã nằm cuối dòng Việc quyết định ngắt dòng tại đâu

sẽ do phần mềm soạn thảo lựa chọn

Cách ngắt dòng tự động của phần mềm hoàn toàn khác với việc ta sửdụng các phím tạo ra các ngắt dòng "nhân tạo" như các phím Enter, Shift + Enterhoặc Ctrl + Enter Nếu ta sử dụng các phím này, phần mềm sẽ luôn ngắt dòng tại

vị trí đó

Nguyên tắc tự xuống dòng của từ là một trong những nguyên tắc quantrọng nhất của soạn thảo văn bản trên máy tính Đây là đặc thù chỉ có đối vớicông việc soạn thảo trên máy tính và không có đối với việc gõ máy chữ hay viết

tay Chính vì điều này mà đã nảy sinh một số qui tắc mới đặc thù cho công việc

soạn thảo trên máy tính

c) Một số quy tắc gõ văn bản cơ bản

QT1 Khi gõ văn bản không dùng phím Enter để điều khiển xuống dòng.

Phím Enter chỉ dùng để kết thúc một đoạn văn bản hoàn chỉnh ngữ nghĩa

QT2 Giữa hai từ chỉ dùng một ký tự trắng (Space) để phân cách Không

sử dụng dấu cách trắng ở đầu dòng cho việc căn chỉnh lề hay thụt đầu dòng:

- Do Word tự điều chỉnh khoảng cách giữa các từ với nhau Một dấutrắng là đủ để phần mềm phân biệt được các từ Nếu bạn sử dụng quá nhiềuphím cách giữa 2 từ Word sẽ ngầm hiểu dấu cách đó là 1 từ và sẽ phân chiakhoảng cách phím cách đó và các từ Do đó khoảng cách giữa các từ bị thay đổi

và văn bản của bạn nhìn không được đều và khoa học

QT3 Các dấu ngắt câu như chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phẩy (;), chấm than (!), hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo

là một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung.

Lý do đơn giản của qui tắc này là nếu như các dấu ngắt câu khôngđược gõ sát vào ký tự của từ cuối cùng, phần mềm sẽ hiểu rằng các dấu nàythuộc vào một từ khác và do đó có thể bị ngắt xuống dòng tiếp theo so với câuhiện thời và điều này không đúng với ý nghĩa của các dấu này

Trang 6

Ví dụ: Trời nắng , ánh mặt trời rực rỡ  Sai

Trời nắng ,ánh mặt trời rực rỡ  Sai Trời nắng,ánh mặt trời rực rỡ  Sai Trời nắng, ánh mặt trời rực rỡ Đúng

QT4 Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải được hiểu là ký tự đầu từ,

do đó ký tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này Các dấu đóng ngoặc và đóng nháy hiểu là ký tự cuối từ và được viết sát vào bên phải của ký tự cuối cùng của từ bên trái.

Giáo viên cho học sinh lấy ví dụ trực tiếp ngay trong giờ dạy lý thuyết.

Câu hỏi: Em hãy cho ví dụ về gõ sai quy tắc ?

Ví dụ:

Sai: Nước Việt Nam( thủ đô là Hà Nội)

Sai: Nước Việt Nam(thủ đô là Hà Nội)

Câu hỏi: Một học sinh khác hãy sửa lại câu của bạn cho đúng quy tắc ?

Em học sinh khác nhận ra ngay chỗ sai của bạn và sửa lại câu của bạn

Đúng: Nước Việt Nam (thủ đô là Hà Nội)

QT5 Quy tắc dấu gạch ngang “-“

Trước và sau dấu gạch ngang đều phải có khoảng cách, trừ trường hợpđặt ở đầu đoạn văn thì chỉ có dấu cách đặt phía sau

Ví dụ: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngoại lệ trong trường hợp dấu gạch ngang dùng tạo nên một danh từphức hợp hoặc tên phiên âm nước ngoài thì không có dấu cách

Ví dụ: Lê-nin, Lê-nin-grát, Phi-đen Cát-xtơ-rô, La Ha-ba-na,…

Khi dạy thực hành, giáo viên hệ thống trước các bài tập thực hành,

đề ra các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách

cụ thể, yêu cầu các em nhắc lại các quy tắc đã học trong giờ lý thuyết, hướng dẫn theo từng nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và thực hành cho đúng.

Trang 7

Từ những nguyên tắc gõ văn bản cơ bản nhất, tôi yêu cầu học sinhphải nắm vững, chẳng những trên mặt lý thuyết mà giáo viên đã cho các em thựchành soạn thảo văn bản và yêu cầu tự sửa lỗi khi gõ sai quy tắc Bên cạnh đó,giáo viên cũng yêu cầu các em gõ và để cho bạn cùng nhóm kiểm tra xem mình

đã gõ đúng quy tắc chưa, tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân côngcác nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm khác nhận xét, chấm điểm (dưới

sự chỉ dẫn của giáo viên) với nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạotrong quá trình thực hành

Qua đó nhận thấy học sinh rất thích thú, hào hứng khi soạn thảo vănbản, đặc biệt là khi các em gõ văn bản theo đúng quy tắc, phần mềm soạn thảo

sẽ tự động căn chỉnh, dàn trang giúp cho các em thấy được việc tạo ra trang vănbản đẹp, bắt mắt thật đơn giản, nhẹ nhàng Từ đó, tạo cho các em có ý thức họctập đúng đắn, thích thú hơn với việc soạn thảo văn bản trên máy tính và và yêuthích bộ môn Tin học nhiều hơn

Nắm được những quy tắc trên, học sinh đã dần tạo được cho mìnhmột văn bản đẹp, nhưng một văn bản hoàn mỹ phải đẹp luôn từ nội dung, câu từ,

chính tả bên trong, nên giáo viên cần hướng cho nắm được các luật cần thiết về

gọt giũa từ ngữ để học sinh hoàn thiện bài văn của mình một cách tốt nhất

d) Các quy luật:

* Luật về format từ ngữ:

- Hạn chế để nhiều chữ có màu quá loá mắt như đỏ, cam, vàng, bạc, xám,xanh lơ, xanh lục

- Hạn chế để chữ nghiêng, đậm khi không cần thiết

- Hạn chế chữ quá to, khuyến cáo các em nên dùng từ size 13 (Cho đoạnvăn) đến size 14 (Cho những điều cần nhấn mạnh) Giáo viên cần khuyến khíchhọc sinh sử dụng Font Arial, Time new Roman, Book Antiqua, Courier New,Verdana và size chữ mức 13 để trình bày đẹp mắt, dễ nhìn và tránh lỗi Font khi

gõ (Vì một số Font theo định dạng của Unikey, Vietkey, theo từng loại máy vàđiều chỉnh của giáo viên có thể không mã hoá được)

- Tách bài văn thành từng đoạn 2 đến 5 câu, nên cách khoảng 1 hàng đơn

vị để bài viết thoáng hơn

Trang 8

* Quy luật đối thoại nhân vật, miêu tả:

- Dấu (" ") được dùng để miêu tả phần nội tâm nhân vật, các mảng kí ức,hồi tưởng quá khứ, và các lời độc thoại nội tâm! Tuyệt đối không được lạm dụngvào đối thoại!

- Dấu (-) được sử dụng khi viết các đoạn đối thoại giữa các nhân vật,không nên dùng dấu (_)

- Không được sử dụng dấu (?), dấu (!), dấu ("), vào phần miêu tả cảnhvật và con người (Ngoại hình cùng tính cách, ) Chỉ nên dùng dấu (.), dấu (,).dấu (;), vào việc này!

Đây là những khuôn mẫu chuẩn mực dành riêng cho việc sáng tác truyện,văn thơ,… của các em Nó không quá cầu kì, khắc khe hay rườm rà, nhưngcần thiết, quan trọng để người xem có thể cảm nhận và thoải mái hơn khi nhìnvào cách trình bày rõ ràng của các em! Đặc biệt rất có ích khi học ở Bài thựchành 8: “Em viết báo tường” Đối với bài thực hành này giáo viên mở rộng chohọc sinh tự do tìm tòi, sưu tầm, sáng tạo ra những văn bản theo các chủ đề khácnhau thể hiện tối đa năng khiếu thẩm mĩ của các em khi trình bày tác phẩm củamình, các em sẽ thích thú hơn là việc gõ theo mẫu văn bản đã cho sẵn

Hình 2 Cơ cấu tạo nên trang văn bản hoàn chỉnh

Trang 9

3.2.3 Một số thao tác bị lỗi và sự cố thường xảy ra trong quá trình

“Soạn thảo văn bản”

Ở BÀI HỌC 13:

- Để khởi động Word (theo SGK tin học 6 trang 63) có 2 cách Nhưng vìmột lý do nào đó, bị mất biểu tượng trên màn hình nền hoặc trong Start/ AllPrograms thì giáo viên cần khắc phục nhanh:Vào Start, chọn Run, trong cửa sổRun gõ: WinWord, chọn OK ( đối với Windows XP, Windows 7 và MicrosoftOffice Word 2003)

- Nếu lệnh trên tìm không thấy thì chương trình Word bị hư, giáo viênkhoan hãy cài lại Word Hãy bỏ đĩa cài đặt bộ Office vào, khởi động Word rồi

mở Help > Detect and Repair, đánh dấu chọn cả hai mục trong cửa sổ hiện ra vànhấn Start

- Khi thanh cuộn ngang và dọc biến mất, bạn mở menu Tools  Options;tại thẻ View  chọn Hozirontal scroll bar và Vertical scroll bar để chúng xuấthiện trở lại

- Các thước kẻ ngang và dọc biến mất, mở View  chọn Ruler

- Để chuyển nền văn bản sang màu xanh, chữ trắng: Vào Tools  Options

 Chọn Tab General  Đánh dấu chọn ở ô Blue background, white text nhấn OK

- Để sửa lại đơn vị khi định dạng trang từ Inches sang Centimeters: VàoTools  Options  Chọn Tab General  Ở ô Measurement units chọnCentimeters  nhấn OK

BÀI HỌC 14:

- Khi hết dòng hoặc nhấn enter xuống dòng thì xuất hiện các số thứ tự đểđếm dòng Khắc phục: Vào menu File Page setup  chọn thẻ Layout rồi nhấnnút LineNumbers  bỏ dấu kiểm trong ô Add line numbering  nhấn OK

- Khi nhấn phím Tab thì xuất hiện dấu mũi tên Khắc phục: Vào menuTools  Options  Chọn thẻ View rồi hủy dấu kiểm trong ô Tab Characters nhấn OK

- Khi nhấn phím Home hay End thì không có tác dụng Khắc phục: Vàomenu Tools  Options  Chọn thẻ Genaral rồi hủy dấu kiểm trong ôNavigation keys for Wordperfect users  nhấn OK

Trang 10

BÀI HỌC 15:

- Mỗi khi thực hiện thao tác copy/cut rồi paste thì xuất hiện nút PasteOptions xuất hiện gây cản trở công việc Vào menu Tools  Options; tại thẻEdit, bỏ chọn mục Show Paste Options Buttons

- Bôi đen văn bản để chép đè hoặc bấm phím BackSpace để xóa đi nhưngkhông được Hãy mở menu Tools  Options; tại thẻ Edit  chọn mục Typingreplaces selection

- Word bị lỗi "gõ chữ trước, chữ phía sau lại bị mất" Khi bạn muốn xóamột ký tự hay một đối tượng nào đó, thay vì bạn ấn phím Delete để xóa mà bạn

ấn lộn phím In-sert thì sẽ gây ra hiện tượng "gõ chữ trước, chữ phía sau lại bịmất" (Nếu chú ý, xem thanh trạng thái có chữ OVR nổi lên) Để khắc phục tìnhtrạng trên bạn hãy ấn lại phím Insert 1 lần nữa Lúc ấy, chữ OVR sẽ mờ lại, bâygiờ word trở lại như bình thường

ta cần chọn font chữ mặc định, tức mỗi khi chúng ta khởi động MS Word vănbản sẽ dùng là font chữ với kích cỡ và định dạng như chúng ta đã chọn từ trước

 Vào menu Format  chọn Font Chọn thẻ Font, chọn kiểu chữthường dùng nhất tại mục Font, chọn kiểu dáng tại mục Font style, chọn kích cỡtại mục Size…,… Chọn xong, nhấn nút Default, nhấn Yes để xác nhận tronghộp thoại hiện ra ngay sau đó Nhấn OK để kết thúc thao tác thiết lập font chữmặc định Lưu tài liệu đang soạn thảo và khởi động lại MS Word để thiết lập củachúng ta có hiệu lực khi lần sau sử dụng MS Word

BÀI HỌC 17:

Trang 11

- Lỗi không căn đều hai bên: Khi căn đều cả hai bên phải và trái, ở nhữngdòng ít chữ (không đủ một dòng) thường gặp sự cố sau:

+ Có dòng thì xếp như căn trái (đúng)

+ Có dòng thì giãn ra đến hết bên phải, mặc dù dòng đó chỉ có vài chữ(xấu)

Cách chỉnh lại:

Ví dụ: dòng thứ 5 bị giãn ra như thế này

- Để chuột (dấu nháy) tại đầu dòng 6 (dòng kế tiếp ở dưới), kích phímBackSpace (để nối 2 dòng lại) rồi kích Enter (để đưa dòng 6 trở về vị trí cũ)

BÀI HỌC 18:

- Máy in không làm việc dù đã cài đặt đúng các thông số cho máy in và

MS Word Khắc phục bằng cách mở menu Start  Control Panel Administrative Tools  Services Tìm và nhấn đúp vào mục Print Spooler General; mục Startup type  chọn Automatic rồi bấm nút Start

- Cách căn lề hai trang để in: Vào file  page setup  Multiple page Mirror margin

- Khi đánh số trang lại thấy xuất hiện chữ Page mà không hiện ra số trang.Khắc phục: Vào menu Tools  Options  chọn thẻ View rồi hủy dấu kiểmtrong ô Fiel codes  nhấn OK

- Khi in văn bản nhưng lại in từ cuối trang lên đầu trang Khắc phục: Vàomenu Tools  Options  Chọn thẻ Print rồi hủy dấu kiểm trong ô ReversePrint order  nhấn OK

- Cách định dạng trang in (Nhớ thực hiện bước này nếu không khi in rakhông như mong muốn): Vào File Page setup  Ở Tab Margin chọn cácthông số căn lề, trên, dưới; ở Tab Paper Size chọn cở giấy in (A4)  nhấn OK

BÀI HỌC 19:

- Để sửa lỗi chữ i bị chuyển thành I: Vào Insert  AutoText  AutoText

Chon Tab AutoCorrect Đánh chữ i ở ô Replace, nếu thấy hai chữ i, I xuấthiện ở dòng bên dưới thì bấm chọn vào dòng đó  Delete  nhấn OK

BÀI HỌC 20:

Ngày đăng: 23/01/2018, 05:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w