1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VOI VANG XUAN DIEU

26 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 145,5 KB

Nội dung

Xuân Diệu là “ông hoàng thơ tình” khát yêu, thèm yêu, muốn được yêu đến say mê và cuồng nhiệt. Người đọc vẫn bắt gặp những vẫn thơ với nhịp điệu tha thiết, vội vàng, gấp gáp như một nỗi sợ thời gian trôi, sợ tình yêu đi mất và sợ tuổi trẻ trôi qua. Bài thơ “Vội vàng” là tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Cung cấp kiến thức trọng tâm, chi tiết nhất liên quan đến bài học. Phần bài dạy có thêm các tư liệu tham khảo ý nghĩa. Phục vụ thiết thực cho học sinh ôn thi thpt quốc gia.

Trang 1

PHẦN 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY

1 Phân tích, cảm nhận được bài thơ, các đoạn thơ tiêu biểu

2 Tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ

3 Những cảm nhận tinh tế, độc đáo trước thiên nhiên của Xuân Diệu(Chú ý so sánh với cách cảm nhận thiên nhiên của các nhà thơ khác trongĐây thôn Vĩ Dạ, Tràng giang, Tương tư)

4 Cái tôi của Xuân Diệu qua bài thơ (Chú ý so sánh với cái tôi của các nhà thơkhác trong Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng giang, Tương tư, Từ ấy)

5 Quan niệm nhân sinh và quan niệm thẩm mỹ mới mẻ của Xuân Diệu qua bàithơ

6 Những đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ

I VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

A VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ:

1 Xuân Diệu (2/2/1916 – 18/12/1985) là một trong những nhà thơlớn của Việt Nam, là một tác gia lớn, một tài năng nhiều mặt trong nền vănhọc Việt Nam Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là TrảoNha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại

Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Cha

là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp

2 Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đếnnhư là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”(Hoài Thanh), “Ông hoàng của thơ tình”

3 Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng

a Nội dung

- Yêu đời tha thiếu với cuộc sống:

+ Thơ ông luôn có những hình ảnh rất say đắm về thiên nhiên, đặc biệt làhình tượng mùa xuân

+ Thiên nhiên trong thơ ông luôn tràn đầy sức lôi cuốn, tình tứ Với quanniệm con người là chuẩn mực cho vẻ đẹp thiên nhiên, Xuân Diệu luôn miêu tả

Trang 2

thiên nhiên mang hình hài, dáng vẻ, sức thái của con người đặc biệt con ngườitrong tình yêu, tuổi trẻ

+ Xuân Diệu thành công ở đề tài tình yêu Tình yêu trong thơ ông cómuôn vàn cung bậc, đủ âm sắc: từ đằm thắm dịu ngọt đến nồng nàn đắm say

+ Xuân Diệu khao khát khám phá và tận hưởng những giá trị quý báu củacuộc sống, tác giả đã đưa ra triết lí sống táo bại hiện đại

+ Sợ sự trôi chảy của thời gian, cũng như sự mất dần của thời gian; đó lànguyên nhân triết lí sống vội vàng rất đặc trưng trong thơ ông

- Thơ Xuân Diệu nói lên tâm trạng chán nản, hoài nghi, cô đơn

+ Là nhà thơ lãng mạn luôn đòi hỏi sự hoàn mĩ, thường tự nuôi mình bằngnhững ảo tưởng, ảo vọng Ông lại mang thân phận của người dân mất nước sốngtrong hoàn cảnh mất tự do nên trong điều kiện sống mòn mỏi, tù túng, nhà thơ sẽcảm thấy bơ vơ, bất lực trước khi bước vào thực tế

+ Tâm trạng hoài nghi chán nản, cô đơn phát triển trong thơ ông trở thànhnỗi ám ảnh Thơ ông thấm thía nỗi buồn ám ảnh của cái Tôi nhỏ bé trước khônggian mênh mông và thời gian thăm thẳm – nỗi buồn của những tình yêu thấtvọng, của bi kịch cuộc đời hờ hững, chối từ

b nghệ thuật

- Thế giới nghệ thuật tràn đầy tình tứ, say mê Tình yêu hiện ra qua nhữngmiêu tả cụ thể, đậm sắc thái nhục cảm, tình yêu bao gồm cả sự hòa nhập cả tâmhồn và thể xác

- Thiên nhiên được cảm nhận bằng mọi giác quan, được nhân hóa vớinhững tâm tư hành động đầy nhân tính hặc được so sánh với con người – chuẩnmực đẹp nhất của cuộc đời Đó là thế giới tràn ngập hững rung động những xaoxuyến yêu đương những cảm xúc hoặc buồn nhớ

- Một số tứ thơ cổ điển được cảm nhận rất hiện đại

- Cách tân lớn về hình ảnh ngôn ngữ, nhạc điệu

4 Nhận định về tác giả

- "Với Thế Lữ, thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rấtxưa; Xuân Diệu lại đốt cảnh Bồng lai mà xua ai nấy về hạ giới".(Hoài Thanh –Hoài Chân)

Trang 3

- Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng , sốngcuống quít, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình Khi vui cũng nhưkhi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết.

“Vội vàng” là nỗi ám ảnh thời gian & lòng ham yêu, khát sống đến cuống quýtcủa Xuân Diệu

3 Kết cấu của tác phẩm:

4 dòng đầu: Khát vọng vượt quyền tạo hóa, khát vọng “tắt nắng”,

“buộc gió”, khát vọng giữ thời gian ngừng trôi để những vẻ đẹp của cuộc đời

Còn lại: Cuộc chạy đua với thời gian và niềm khát khao tận hưởng những

vẻ đẹp của cuộc đời

Trang 4

say đắm của “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) (NguyễnĐăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Sđd)

II PHÂN TÍCH:

1 Bốn dòng thơ đầu: Ước muốn phi lí, thiết tha của niềm yêu

- Thể thơ ngũ ngôn gần như tách biệt trong bài thơ tự do như một lờituyên bố của nhân vật trữ tình Nhịp thơ nhanh gấp gáp diễn tả mong muốnmãnh liệt nhất

- Ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên, ước muốn không thể thựchiện:

+ Điệp ngữ tôi muốn nhấ mạnh sự da diết của ước muốn, cũng là tô đậmcái tôi chủ quan, cái tôi ước muốn trong văn học lãng mạn

+ tắt và buộc là những động từ với sắc thái tiêu cực khiến ước muốn có

vẻ phũ phàng Muốn tắt nắng, muốn buộc gió thật là những ham muốn kì lạ chỉ

có ở thi sĩ Cái tôi chủ quan muốn chế ngự, chi phối những hiện tượng kháchquan vĩnh hằng, bất biến

- Điệp từ cho, đừng bộc lộ sắc thái van nài, khẩn khoản thật tha thiết củaước muốn Thì ra muốn tắt nắng để nắng đừng làm phai nhạt màu của cỏ cây,hoa lá; muốn buộc gió để gió đừng thổi hương bay đi

Tóm lại, 4 câu thơ thể hiện thật mạnh mẽ, da diết ước muốn nâng niu, gìngiữ hương sắc cuộc đời, ước muốn của một trái tim yêu mãnh liệt Cái hammuốn lạ lùng hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột, vô bờ với cái thế giớithắm sắc đượm hương này

2 Niềm vui sướng, ngỡ ngàng trước thế giới thiên nhiên mùa xuân đẹp như 1thiên đường trong tranh trên mặt đất

a Vẻ đẹp thiên đường của cuộc sống trần gian:

- Với tâm hồn khát sống, khát yêu, tận hiến, tận hưởng và khát khao giaocảm mãnh liệt, trong bảy dòng thơ, Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ đẹp xuân tươiphơi phới, đầy tinh tứ ở những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc quanh ta:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất

Trang 5

Của yến anh này đây khh́c tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

- Đoạn thơ mở đầu bằng từ của đã xác định mối quan hệ ngữ pháp gắn kếtgiữa hai đoạn thơ, cho thấy màu và hương mà nhà thơ nâng niu ở khổ trướcchính là hương sắc của cuộc sống, của mùa xuân

- Điệp ngữ ”này đây” được nhắc lại nhiều lần Từ ”này đây” lại là từ chỉtrỏ Xuân Diệu như đang đứng trước bức tranh và liệt kê cho ta thấy ve đẹp tươinon, nõn nà của mùa xuân Thi sĩ như muốn nói với chúng ta rằng: ”Sao người

ta cứ phải đi tìm chốn Bồng Lai Tiên Cảnh ở mãi chốn mông lung hão huyềnnào Nó ở ngay giữa cuộc sống quanh ta” Thiên nhiên như một bữa tiệc trần gianđầy những thực đơn quyến rũ: ở đó có cảnh ong đưa và bướm lượn, tình tứ ngọtngào như “tuần tháng mật” Màu hoa trở nên thắm sắc ngát hương hơn “giữađồng nội xanh rì” Cây cối nảy lộc đâm chồi tạo nên những “cành tơ” với nhữngchiếc lá tươi non phất phơ tình tứ Điểm vào phong cảnh ấy là tiếng hót đắm saycủa loài chim yến anh đã tạo nên “khúc tình si” say đắm lòng người

- Bảy câu thơ trên là một bước tranh thiên nhiên mùa xuân được vẽ nênbằng một hồn thơ có “Cặp mắt xanh non biếc rờn” Cảnh vật đang vào độ thanhtân, diễm lệ Bức tranh hội tụ đầy đủ hương thơm , ánh sáng và màu sắc, âmthanh (đây chính là phép tương giao giữa các giác quan mà Xuân Di ệu họcđược ở thơ ca phương Tây) Cảnh vật hiện lên đều có đôi, có cặp:” Ong bướm-tuần tháng mật” ;“Hoa- đồng nội xanh rì;” lá- cành tơ” ;” yến anh- khúc tình si”;

- Cặp mắt “xanh non biếc rờn” của Xuân Diệu còn mang đến cho ngườiđọc một nguồn năng lượng mới từ mùa xuân: ”Và này đây ánh sáng chớp hàng

mi / Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa” Ánh sáng buổi sớm mai như phát ra

từ cặp mắt đẹp vô cùng của nàng công chúa có tên là Bình Minh Nàng vừa tỉnhgiấc nồng suốt một đêm qua, mắt chớp chớp hàng mi rồi bừng nở ra muôn vànhào quang Chính ánh sáng ấy đã tưới lên cảnh vật càng làm cho bức tranh thiênnhiên giống như một nguồn nhựa sống chảy dào dạt xung quanh cuộc sống củacon người Thế mới hiểu những khao khát của Xuân Diệu là đúng: “Khôngmuốn đi mãi mãi ở vườn trần Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”

Hoặc có khi ông khao khát đến cháy bỏng:

Trang 6

“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời Kẻ đựng trái tim trìu máu đất Hai tay chín móng bám vào đời”

- Xuân Diệu đã kết lại bức tranh mùa xuân bằng một câu thơ đầy gợi cảm

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” Đây là một cách so sánh đầy gợicảm , có một chút nhục cảm Tháng giêng thanh tân, diễm lệ, đầy ánh sáng,màu sắc, âm thanh và hương thơm trờ thành “cặp môi gần” rất “ngon , ngọt” củangười tình nhân Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm

Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người Và chắc chắn phần ngon nhất củangười thiếu nữ là bờ môi chín mọng kia - ̉ đây, trong sự so sánh giữa thiên nhiên

và con người , Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc một quan niệm nghệ thuật

về con người rất mới mẻ Thơ ca cổ điển thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mựccho c ái đẹp Mọi cái đẹp trong vũ trụ phải đem so sánh với cái đẹp của thiênnhiên Bởi vậy khi miêu tả nét đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã lồng vào biếtbao nhiêu cái đẹp của thiên nhiên: “Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăngđầy đặn nét ngài nở nang/Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóctuyết nhường màu da” Còn Xuân Diệu đưa ra một tiêu chuẩn khác: con ngườimới là chuẩn mực của cái đẹp trong vũ trụ này Bởi con người là tác phẩm kìdiệu nhất của tạo hóa Nên mọi vẻ đẹp trong vũ trụ phải đem so sánh với vẻ đẹpcủa con người Quan niệm nghệ thuật này là một đóng góp mới mẻ của

Mùa xuân không còn riêng của đất trời vạn vật mà đã hòa vào hồn người.Mùa xuân đến với con người như một người yêu, góp hết sự sống của muônloài lên “cặp môi gần” hiến dâng, đầy ham muốn của con người Qua cáchcảm của Xuân Diệu, cuối cùng cái đích của sự sống vẫn là con người, chuẩnmực của mọi vẻ đẹp cuộc sống vẫn là con người với tất cả khát khao về hạnhphúc Hạnh phúc cùng mùa xuân, tận hưởng vị “ngon” của cả một không gianxuân, nhà thơ đã biểu lộ cảm xúc cực điểm của sự sung sướng Niềm hạnh phúctrần thế ấy đồng nghĩa với sự sống!

- Hai câu thơ cuối là tâm trạng của nhân vật trữ tình:

“Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Trong một câu thơ mà thi sĩ có hai tâm trạng “Tôi sung sướng”

-“Nhưng vội vàng một nửa” Dấu chấm ở giữa câu đã phân tách nhà thơ thành

Trang 7

hai nửa : nửa sung sướng và nửa vội vàng Tâm trạng “sung sướng” là tâmtrạng: ” hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, tươi vui đón nhận cuộc sống bằng tinhcảm triu mến, thiết tha gắn bó Còn “vội vàng” là tâm trạng tiếc nuối bởi nhàthơ sợ tuổi trẻ qua đi , tuổi già mau tới Vì thế dù đang sống trong mùa xuânnhưng thi nhân đã cảm thấy tiếc nuối mùa xuân ngay khi đang ở trong mùa xuân

“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

- Đoạn thơ để lại dấu ấn nghệ thuật sâu sắc Thể thơ tự do, sử dụng nhiềuđiệp ngữ, điệp từ, so sánh ẩn dụ… Ngôn ngữ thơ chọn lọc Tất cả đã tạo nên mộtđoạn thơ hay mang đậm phong cách thơ Xuân Diệu

- Tóm lại, đoạn thơ ta vừa phân tích ở trên là đoạn thơ hay nhất trong bàithơ “Vội vàng” Bằng ngôn ngữ rất đỗi Tây phương, nhưng tình cảm của nhânvật trữ tình lại rất gần gũi, thân quen Xuân Diệu đã mang đến cho người đọcmột giọng thơ lạ, một cách cảm nhận về mùa xuân rất đỗi nồng nàn Qua đóthấy được lòng yêu đời và khát vọng sống mãnh liệt của thi nhân Đúng nhưnhà phê bình Thế Lữ đã nhận xét “Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, Xuân Diệudang tay chào đón nhựa sống rào rạt của cuộc đời”

3 Nỗi lo âu trước thời gian trôi chảy và những dự cảm về sự tàn phai rơi rụng,chia li:

a Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

- Con người thời trung đại hình như yên trí với quan niệm thời gian tuầnhoàn với cái chu kỳ bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu ngàn ngày củakiếp người

- Xuân Diệu không chấp nhận sự đồng nhất giữa thời gian vũ trụ với thờigian đời người Ông nhận thức sâu sắc sự đối lập giữa thời gian vô thủy, vôchung của vũ trụ với quỹ thời gian ngắn ngủi của cuộc đời Thời gian vũ trụ tuầnhoàn còn thời gian đời người tuyến tính, một đi không trở lại Điều thi sĩ sợnhất là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bởi thời gian là tuyến tính nên thời giannhư một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn

+ Điệp từ, điệp cấu trúc cú pháp trong kiểu câu định nghĩa đã tăng thêm

ấn tượng cho sự khẳng định

Trang 8

+ Cách dùng cặp từ đối lập trong hai câu thơ “Tới – qua”, “non – già” đãcho người đọc thấy được sự cảm nhận rất đỗi tinh tế của thi nhân về bước đicủa thời gian Thời gian như dòng chảy không ngừng nghỉ

+ Câu thơ trên là sự tiếc nuối khi cảm nhận bước đi của thời gian, sự mất

đi của thời gian trong từng khoảnh khắc Câu dưới là sự lo lắng cho cái phai tàn,héo úa thậm chí chưa hề hiện hữu trong không gian

+ Mùa xuân không chỉ là hoán du cho thời gian mà còn là ẩn dụ cho tuổitrẻ của mỗi người

b Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá thể của mình làm thước đo thời gian Tức

là lấy quỹ thời gian hữu hạn của cuộc đời mình ( sinh mệnh cá thể ) ra để đođếm thời gian trong vũ trụ Thậm chí thi sĩ lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩanhất trong sinh mệnh của con người là tuổi trẻ để làm thước đo:

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ”

Chữ “Xuân” được điệp đi điệp lại cả năm đến sáu lần (trong ba câu đầu đã

có tới năm lần) “Xuân” ấy vừa là xuân của đất trời vừa là “xuân” của cuộc đời,của tuổi trẻ Mỗi lần nhắc lại là mỗi lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi của thi nhân.Xuân của thiên nhiên thì còn mãi mà “xuân” của đời người đã “hết” thì “tôicũng mất” Dù lòng yêu có “rộng” đến bao nhiêu thì “lượng trời” vẫn cứ chật.Nên “tuổi trẻ nhân gian” không thể “dài” thêm mãi Ở đây, hệ thống từ ngữ, hìnhảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ (tới – qua, non –già, rộng –chật, xuân tuần hoàn, – tuổi trẻ chẳng hai lần, còn – chẳng còn) để làm nổibật tâm trạng nuối tiếc thời gian, cuộc đời Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùaxuân rồi cũng tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người chỉ có một lần, đãqua là qua mãi Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Trang 9

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !”

Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ Tuổi trẻ một đi không trở lại

“chẳng hai lần thắm lại” thì làm chi có sự tuần hoàn ! Trong cái mênh mông củađất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi,hữu hạn Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã đem đến một nỗingậm ngùi thật mới mẻ:

“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Đọc hai câu thơ, ta cảm nghe rất rõ tiếng thở dài bất lực của thi nhân Tanghe rõ cả cái bâng khuâng, nuối tiếc của nhà thơ phả vào đất trời Dường nhưtrước mắt người đọc là cả một trời tiếc nuối Tâm trạng ấy của Xuân Diệu tacũng bắt gặp trong bài thơ “Giục giã”:

“Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến Dung nhan xê động sắc đẹp tan tành Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh Vừa ngoảnh lại cả lầu chiều đã vỡ”

Phải chăng vì quá yêu mến tuổi trẻ mà từ sự nuối tiếc ấy, thi nhân đã

“thức nhọn giác quan” để sống “toàn tâm, toàn ý, sống toàn hồn” mà “say”,

“thâu”, “hôn”, “cắn” cho kỳ hết những hương nồng của tuổi trẻ ?

c Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát.Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát lớn lao Sự tàn phai không chỉđến “khắp sông núi” mà còn ở từng cá thể Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cáinhan sắc thiên nhiên diệu kỳ này bước vào độ tàn phai Một sự tàn phai khôngthể nào tránh khỏi:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Đây là hai câu thơ thể hiển rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian củaXuân Diệu Cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng cảkhứu giác “mùi tháng năm”, cả vị giác “vị chia phôi” Mỗi khoảnh khắc đang rời

bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia lìa

Trang 10

Khoảnh khắc nào cũng là một chia lìa, một mất mát Và dòng thời gian đượcnhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát, chia phôi Cho nên, thời gianthẫm đẫm hương vị của sự chia lìa Dậy lên đó đây khắp không gian là lời thanthở tiễn biệt “khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt” Nó là lời thở than của vạnvật, là không gian đang tiễn biệt thời gian, mà sâu xa hơn là mỗi sự vật thời gianđang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó

Những phần đời của sinh mệnh cá thể đang ra đi không thể nàocưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, phaitàn của từng cá thể:

“Con gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh của thiên nhiên tươi vuicủa mùa xuân, mà là lời “thì thào” về nỗi hờn giận, buồn thương Gió phải chiatay với cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuânbỗng ngừng bặt, chẳng phải có sự đe dọa nguy hiểm nào, mà chỉ vì chúng buồntiếc cho mùa xuân sắp trôi qua Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vậttrong thiên nhiên cũng thức nhận về cái quy luật nghiệt ngã, cái một đi khôngbao giờ trở lại của thời gian ấy Có phải vậy mà Xuân Diệu đưa ra một quyếtđịnh hợp lí cho mình và cho tất cả mọi người “Tôi không chờ nắng hạ mới hoàixuân”

d Kết thúc đoạn thơ là một tiếng thốt:

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”

Thi sĩ bỗng thốt lên lời than Tiếc nuối, lo lắng và chợt tỉnh vì “mùa chưangả chiều hôm”, nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già Lên đường! Phải vội vàng,phải hối hả “Mau đi thôi” Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bậtnỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng Thế đấy,không thể “buộc gió”, không thể “tắt nắng”, cũng không thể cầm giữ được thờigian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủsống Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm “Thơ tiếc cảnh”:

Trang 11

“Xuân xanh chưa dễ hai phen lại Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên”

Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong

“Vội vàng” về màu thời gian, về sắc thời gian, về tuổi trẻ Cũng qua đó để hiểuthêm về lòng ham sống đến nhiệt cuồng của nhà thơ “mới nhất trong các nhàthơ mới”

e Cách cảm nhận về thời gian như vậy xét đến cùng là xuất phát từ ý thứcsâu xa về giá trị của sự sống cá thể Mỗi khoảnh khắc trong đời mỗi người đều

vô cùng quý giá, chính vì một khi đã mất đi là vĩnh viễn mất đi! Quan niệm ấykhiến cho con người biết quý từng giây phút của đời mình Và người ta biết làmcho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa Có như thế mới làbiết sống Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống “Vội Vàng” Rõ ràng toàn bộquan niệm, thái độ về “thời gian tuyến tính” phải sống “Vội Vàng” cho cuộc đờituy ngắn ngủi nhưng tràn đầy ý nghĩa, đã thể hiện rất tích cực, rất đáng trântrọng của tư tưởng Xuân Diệu

Tóm lại, đoạn thơ thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời củamột nhà thơ vốn khao khát sống, sống mãnh liệt hết mình Qua đoạn thơ, ngườiđọc thêm trân trọng quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực, cảm xúc chân thànhcủa một tâm hồn nghệ sĩ luôn cháy bỏng niềm yêu cuộc sống Nói như Giáo SưNguyễn Đăng Mạnh: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đếncuồng nhiệt Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinhmới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống”

4 Những nỗ lực chống thời gian trôi chảy:

a Mở đầu bài thơ là ước muốn táo bạo lạ lùng và niềm ngây ngất của tácgiả trước mùa xuân cuộc đời Ước muốn táo bạo lạ lùng của thi sĩ được diễn tảbằng thơ ngũ ngôn bình dị mà gần gũi:

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi

Thơ ngũ ngôn xét về tiết tấu rất gần với lời nói hằng ngày Có lẽ vì vậyXuân Diệu đã dùng thể thơ này để thể hiện tuyên ngôn sống của mình Một loạt

Trang 12

các điệp ngữ “Tôi muốn”, “đừng”, “cho” cùng kết cấu lặp đi lặp lại đã tạo nênhơi thở dõng dạc, hùng hồn của bản tuyên ngôn Ở đây, cái tôi trữ tình hiện lênđầy kiêu hãnh, tự hào, muốn chỉ huy cả nắng, gió Động từ “buộc”, “tắt” đượcsử dụng rất tinh tế diễn tả ước muốn tham lam mà đáng yêu của Xuân Diệu Ướcmuốn táo bạo, lạ lùng ấy có nguyên nhân sâu xa từ cái nhìn của nhà thơ về cuộcđời: Với ông, cuộc đời không phải là bể khổ mà là sắc thắm, hương nồng và ôngmuốn thu hết vào cõi lòng để tận hưởng Vì quá yêu cuộc đời, ông trở nên ngâythơ như một đứa trẻ Điệp tức “dừng” được lặp lại hai lần trong khổ thơ diễn tả

sự níu kéo, van nài Chỉ qua khổ thơ đầu, ta có thể thấy quan niệm nhân sinhmới mẻ của Xuân Diệu: ông muốn tận hưởng cuộc đời

b Đoạn thơ cuối là khao khát sống vội vàng Ám ảnh sống vội vàng đãthúc giục nhà thơ sống cao độ, mạnh mẽ ngay trong những giây phút của tuổithanh xuân Câu thơ cuối đoạn hai như một hiệu lệnh:

Mau đi thôi Mùa chưa ngả chiều hôm

Giữa những câu thơ dài, câu thơ đầu đoạn ba lại là một câu thơ ngắn chỉgồm ba chữ: “Ta muốn ôm” thắp ngay giữa bài thơ làm ta liên tưởng đến mộtvòng tay lớn như muốn quấn quýt, níu giữ cả đất trời

Cách xưng hô của Xuân Diệu cũng thay đổi từ “tôi” sang “ta” Nhà thơnhư muốn bứt ra khỏi giới hạn của cái tôi chật chội để trở thành cái ta rộng lớnsánh ngang cùng trời đất đầy kiêu hãnh, tự hào Tiếp theo là những câu thơ dàivới nhịp gấp gáp như giục giã những khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn nhàthơ Vẫn là ước muốn sống hòa nhập với cuộc đời, tận hưởng vẻ đẹp củacuộc đời nhưng ở đây đó không chỉ là ước muốn của cá nhân mà là của cả cộngđồng Nếu như ở đoạn đầu bài thơ, điệp từ “này đây” như sự chào mời, vẫy gọi,khẳng định vẻ đẹp nơi trần gian là có thật thì ở đoạn cuối bài thơ, điệp từ “tamuốn” như sự hưởng ứng đầy hăm hở, nhiệt tình Từ “ta muốn” lại kết hợpvới những động từ chỉ trạng thái yêu đương trong quan hệ tăng tiến: ôm, riết,say, thâu, cắn diễn tả sự thụ hưởng ngày càng đê mê, say đắm Trái tim nhà thơ như muốn mở căng ra để thu hết vào đó cả thiên nhiên, đất trời và như thế,ông trở thành một tình nhân cương tráng của cuộc đời Với nhà thơ XuânDiệu, cuộc đời không chỉ được định nghĩa bằng tốc độ mà còn định nghĩa bằngcường độ, một cường độ hừng hực chất Xuân Diệu Trong cái nhìn xanh non,biếc rờn của nhà thơ, cuộc đời như một thiếu nữ trẻ trung với đôi môi, đôi máhồng xinh xắn mà nhà thơ không nén nổi lòng yêu:

Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi

Trang 13

Từ cắn được dùng hết sức táo bạo, mới mẻ diễn tả sự thụ hưởng đến tuyệtđối Nhà thơ đã chiễm lĩnh được cái đẹp trong ngây ngất, đắm say Xuân Diệu

là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới Ông đã để lại cho kho tàng vănhọc Việt Nam nhiều tác phẩm hay, có giá trị “Vội vàng” là một thành công đặcsắc trong toàn bộ sự nghiệp của ông Qua tác phẩm, ta thấy được quan niệmnhân sinh mới mẻ và tiến bộ của Xuân Diệu do sự bừng tỉnh của cái tôi cánhân.Với bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu muốn gửi một thông điệp đến người đọc:Hãy sống vội vàng, sống hết mình trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhưnglại mong manh của tuổi thanh xuân bởi thời gian trôi đi sẽ kéo theo mùa xuân vàtuổi trẻ, cả những ước mơ, khát vọng Không có gì bền vững trước thời gian vậynên mỗi người hãy biết trân trọng những phút giây qúi giá của sự sống và ýthức được sự có mặt của mình trong cuộc đời tươi đẹp này

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO:

A MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ THƠ XUÂN DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG:

1 Xuân Diệu (Trích Thi nhân Việt Nam)

(…) Bây giờ khó mà nói dược cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi XuânDiệu đến Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chh́ng ta đãrụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy.Nhưng rồi ta cũng quen dần Vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng.Ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quáTây của Xuân Diệu, ta quên cả những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp Cáidáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam,

đã quyến rũ ta.(…)Ta thấy cái hay ở đây không phải là ý thơ, mà chính là cái lốilàm duyên của Xuân Diệu, cái vẻ đài các rất hiền lành của điệu thơ (…)Nhưngthơ Xuân Diệu chẳng những diễn đạt được cái tinh thần cố hữu của nòi giống

Vả chăng tinh thần một nòi giống có cần gì phải bất di dịch Sao lại bắt ngàymai phải giống hệt ngày hôm qua? Nêu ra một mớ tính tình, tư tưởng tục lệ, rồibảo: người Việt Nam phải như thế, là một điều tối vô lý Thơ Xuân Diệu còn làmột nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này Xuân Diệusay đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng , sống cuống quít, muốn tậnhưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình Khi vui cũng như khi buồn, người đềunồng nàn, tha thiết Nhưng sự sống muôn hình thức mà trong những hìnhthức nhỏ nhặt thường lại ẩn náu một nguồn sống dồi dào Không cần phải là con

hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chínvạn dặm mới là sống Sự bồng bột Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy

đủ hơn cả trong những rung động tinh vi Sau khi đọc đi đọc lại nhà thơ có tâm

Ngày đăng: 20/01/2018, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w