Do đó ngoài việc sử dụng một cách hiệu quả những đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị được cấp phát, giáo viên mầm non còn tận dụng những nguyên phế liệu để tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi k
Trang 1TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Như chúng ta đã biết, đồ dùng dạy học góp phần rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non Thực tế chung là các đồ dùng, đồ chơi được cấp phát chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu giáo dục mầm non do nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng còn rất hạn chế
Và chúng ta đã biết trẻ em rất thích được vui chơi mà còn gì thích hơn khi trẻ được chơi với các đồ chơi mà trẻ yêu thích Ngoài việc trẻ được chơi thì đồ chơi còn có tác dụng giáo dục rất cao, nhất là trong những năm đầu đời của trẻ Những đồ chơi tốt sẽ tác động tích cực tới các giác quan của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng và cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương tác với người khác và nhiều kỹ năng khác Do đó ngoài việc sử dụng một cách hiệu quả những đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị được cấp phát, giáo viên mầm non còn tận dụng những nguyên phế liệu để tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động giáo dục trẻ Đó cũng là chủ trương của ngành đề ra
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Mỗi đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học được cấp phát hay giáo viên tự làm đều có mục đích sử dụng riêng, tự nó không thể phục vụ được nhiều hoạt động khác nhau, đẫn đến việc giáo viên mầm non phải mất nhiều thời gian và công sức cho việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho “ý đồ” giảng dạy của mình Nhưng tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng biết cách sử dụng, bảo quản
đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học và cách làm đồ dùng đồ chơi có hiệu quả Xuất phát từ lý do này, trong nhiều năm công tác, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi ra các biện pháp khác nhau để phát huy tính hiệu quả của các đồ dùng được cấp phát cũng như các phương tiện trong lớp học, giúp tiết kiệm chi phí trong việc làm đồ dùng, đồng thời cũng đạt được những kết quả đáng kể cho trẻ… Với kết quả cao của nhà
trường trong các hội thi “Giáo viên giỏi”; “Đồ dùng tự tạo” các cấp mang lại nên
Trang 2tôi đã mạnh dạn, tự tin để viết đề tài " Một số biện pháp quản lý việc sử dụng đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị trường học trong tổ chức các hoạt động ở trường mầm non" để chia sẻ cùng đồng nghiệp và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng
8/2013 đến tháng 5/2016 tại trường mầm non nơi tôi công tác
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên
- Có đầy đủ kiến thức về bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết
bị về đồ dùng, đồ chơi
3 Nội dung sáng kiến
3.1 Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp các ngành, trường chúng tôi đã được cấp phát và hỗ trợ kinh phí để mua sắm một số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhưng do kinh phí có hạn mà đồ dùng của trẻ mầm non thì mau cũ nhanh hỏng nên việc bảo quản và bổ sung là việc làm cần thiết Nhưng làm thế nào
để bảo quản có chất lượng thì đó là vấn đề tôi đã quan tâm và tôi đã trực tiếp xuống lớp để nghiên cứu qua khảo sát đồ dùng nhóm lớp, các hoạt động giảng dạy, vui chơi qua một thời gian áp dụng tôi thấy việc sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi tăng lên rõ rệt
3.2 Khả năng áp dụng sáng kiến
Đề tài được áp dụng lần đầu tại trường tôi và tôi nhận thấy rằng để trẻ đượcu học với nhiều đồ dùng, đồ chơi thì việc bảo quản và gìn giữ là vô cùng quan trọng Bên cạnh đó để mỗi giáo viên hiểu đúng được tầm quan trọng của việc sử dụng và bảo quản ĐDĐC đã mang lại hiêu quả vô cùng to lớn Những biện pháp được trình bày trong sáng kiến rất dễ áp dụng và áp dụng trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào Chính vì vậy tôi rất mong sáng kiến của mình được nhân rộng trong các trường mầm non để tất cả cán bộ, giáo viên cùng quan tâm
Trang 33.3 Lợi ích của sáng kiến
- Giúp giáo viên có kỹ năng sử dụng và hiểu sâu hơn về việc sử dụng và bảo
quản ĐDĐC
- Giúp trẻ được học tập và vui chơi với đồ dùng đồ chơi nhiều hơn, đa dạng hơn Giúp trẻ có thói quen giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
4 Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến
Áp dụng sáng kiến " Một số biện pháp quản lý việc sử dụng đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị trường học trong tổ chức các hoạt động ở trường mầm non"
đã mang hiệu quả đáng kể: bản thân tôi chủ động linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động giáo dục Giáo viên hiểu sâu hơn về việc quản lý và sử dụng đồ dùng đồ chơi để mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy
để tiết kiệm chi phí và thời gian Đa số trẻ đã có kiến thức, kỹ năng cũng như thái
độ đúng đắn, từ đó hình thành ý thức trong từng hành động cụ thể Phụ huynh đã quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên để rèn cho trẻ kỹ năng, thái độ đúng đắn
về vấn đề này
Trang 4MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên, là khâu quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân GDMN thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ
từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi Điều 23, Luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định:
“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1”;Chính phủ đã ra Quyết định số 149/2006/QĐ-TTG phê duyệt Đề án Phát
triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015 trong đó nêu rõ: “Từng bước thực
hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp, tiên tiến gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục”; Nghị quyết số 29-NQ-TW, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (Khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
Quan điểm chỉ đạo tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII năm 2016 đã tiếp
tục khẳng định: <Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu Trong các giải pháp
được Đại hội đưa ra việc thực hiện ”Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - Đào
tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế, thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”
Vậy, trọng tâm hàng đầu của việc đổi mới là đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học Mà phương pháp dạy học là một trong những thành tố cấu thành của quá trình dạy học, trong đó phương tiện dạy học là điều kiện của phương pháp dạy học Đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi mầm non thì hoạt động chủ đạo của
trẻ Nhà trẻ là "Hoạt động với đồ vật"; Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi Mẫu giáo là
"Hoạt động vui chơi" Chính vì vậy phương tiện chủ yếu giúp trẻ khám phá thế giới
Trang 5xung quanh và bước đầu hình thành phát triển nhân cách đó chính là đồ dùng đồ
chơi Với phương châm giáo dục trẻ “Học bằng chơi – chơi mà học” thì đồ dùng
đồ chơi giúp cho trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, đồ dùng đồ chơi còn
có tác động thúc đẩy, hình thành, phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách ở trẻ Để thỏa mãn được nhu cầu học - chơi của trẻ thì phải có đồ dùng đồ chơi phong phú, hấp dẫn, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ đồng thời giáo viên mầm non phải có kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi như thế nào để khai thác hết tác dụng của đồ chơi hiện có là một vấn đề vô cùng quan trọng Đồ dùng dạy học là công cụ tốt nhất để tổ chức các hoạt động cho trẻ, đồ dùng dạy học là đối tượng cơ bản để đổi mới phương pháp và hình thức tổ các hoạt động cho trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay
Đồ dùng dạy học có chức năng minh họa, làm sáng tỏ nội dung bài học, gây hứng thú cho trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ vào bài học một cách say sưa Hình thành kiến thức, khái niệm ban đầu, giúp trẻ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng đã được làm quen để liên hệ với thực tế cuộc sống xung quanh trẻ Thông qua việc sử dụng
đồ dùng dạy học vào tổ chức các giờ học và hoạt động cho trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn, chú ý có chủ định hơn, bồi dưỡng vốn sống, óc tư duy trực quan hành động, trực quan hình ảnh, năng lực thẩm mỹ nhằm giáo dục tình cảm xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển kỹ năng sống và phát triển thể chất cho trẻ Việc sử dụng đồ dùng đồ chơi vào tổ chức các giờ học và hoạt động cho trẻ là rất cần thiết Đặc biệt là những đồ dùng đẹp có tính thẩm mỹ cao là biện pháp cuốn hút sự chú ý của trẻ tốt nhất, kích thích sự tò mò mong muốn trải nghiệm khám phá của trẻ rất cao Vì vậy quản lý việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học trong trường mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Trang 62 Một số vấn đề lí luận về sử dụng đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị trường học trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non
2.1 Khái niệm về đồ dùng, đồ chơi
Trong khi tiến hành hoạt động chơi hay trong khi chơi, trẻ có thể sử dụng đồ vật gì đó để thực hiện các hành động, thao tác chơi Trước đây, đồ chơi đã được hiểu là những phương tiện dùng để chơi, nó là những đồ vật cụ thể để giúp trẻ có thể cầm nắm dễ dàng; đồ dùng đồ chơi thường được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau: nhựa, gỗ hay các nguyên liệu khác được mua sẵn đưa vào cho trẻ chơi hoặc các đồ chơi do giáo viên và trẻ tự thiết kế trong khi chơi như lấy que làm đũa, vỏ hộp làm nồi cơm….Trẻ em lứa tuổi mầm non còn nhỏ chỉ có các hành vi và thao tác chơi trong trò chơi nên dùng đồ dùng đồ chơi không chỉ là phương tiện để tiến hành các hoạt động, các hành động hay các thao tác khác nhau trong trò chơi, mà còn là đối tượng của hoạt động
2.2 Những ảnh hưởng của đồ dùng, đồ chơi đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ mầm non
Đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện
Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động
và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ
Đối với trẻ em, đồ chơi cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học
Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và
Trang 7sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi
và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi Đồ chơi giúp trẻ
em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này
2.2.1 Về phát triển nhận thức: Thông qua quá trình tiếp xúc với đồ dùng đồ
chơi, được sử dụng đồ chơi nhờ sự tiếp xúc ấy, trẻ biết được tên gọi của đồ vật, nhận biết được hình dạng, màu sắc, tính chất, độ lớn, vị trí của nó trong không gian (phía trước, phía sau, bên phải, bên trái, phía trên, phía dưới….) Rất nhiều khái niệm, biểu tượng về các đối tượng, các thuộc tính của các đồ vật trẻ sẽ biết được khi trẻ được hoạt động tiếp xúc với đồ dùng, đồ chơi
2.2.2 Về phát triển ngôn ngữ: Hoạt động với đồ dùng đồ chơi thông qua trò
chơi có ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ Hoạt động với đồ chơi, cùng nhau chơi trong nhóm nhỏ với cùng một nội dung chơi, trẻ phải trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ Do đó chính những đồ chơi đã tạo điều kiện cho trẻ phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ
2.2.3 Về phát triển thể chất: Đồ dùng đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ thực hiện
nhiều hành động và thao tác khác nhau nên đã đáp ứng được nhu cầu hoạt động của các em Ví dụ: Bóng, vòng giúp trẻ phát triển những phản ứng nhanh nhạy, chính xác, những cử động nhịp nhàng, uyển chuyển.; Đồ chơi xếp hình, xâu hạt giúp cho
cơ tay của trẻ được phát triển Hoạt động với đồ dùng đồ chơi không chỉ thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ mà còn rèn luyện thể lực giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa,
Trang 8giúp trẻ có ý thức rèn luyện bản thân và đảm bảo an toàn khi sử dụng chúng Ví dụ: Kéo dùng để cắt nhưng phải cẩn thận không cắt vào tay sẽ chảy máu, nguy hiểm
2.2.4 Về phát triển thẩm mỹ: Đồ dùng đồ chơi cũng là đối tượng nghệ thuật
gần gũi với trẻ em, chính nó khêu gợi ở các em những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh
và phong phú để dần hình thành thị hiếu nghệ thuật đúng đắn sau này Đồ dùng, đồ chơi không những hấp dẫn trẻ mà còn là cơ sở phát triển óc thẩm mỹ cho trẻ
2.2.5 Về phát triển tình cảm kỹ năng xã hội: Hoạt động với đồ dùng đồ
chơi giúp trẻ hình thành cũng như giáo dục các phẩm chất đạo đức cho trẻ Ví dụ: búp bê: trẻ chơi bế em, nấu bột cho em ăn…Qua các hoạt động chơi trẻ bộc lộ thái
độ với em bé như chu đáo, chăm sóc, nhẹ nhàng, tình cảm, âu yếm….Cũng qua đó giáo viên giúp trẻ biết đánh giá các biểu hiện tốt hay xấu, giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn, từ đó hình thành ở trẻ những nét phẩm chất cá nhân tích cực
3 Thực trạng việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi của giáo viên và công tác quản lý
đồ dùng đồ chơi tại trường mầm non
Để tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng số lượng đồ dùng, đồ chơi trong danh mục, ngoài danh mục tại các nhóm lớp và việc khai thác sử dụng, bảo quản đồ dùng đồ chơi của giáo viên trong trường, tôi đã rà soát kiểm tra thực tế đồ dùng, đồ
chơi tại 10 nhóm lớp theo chuẩn “danh mục đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học tối
thiểu cho giáo dục mầm non” và điều tra giáo viên trực tiếp đứng lớp đã thu được
kết quả như sau:
Điều tra thực trạng số lượng đồ dùng đồ chơi của các nhóm lớp theo
danh mục thiết bị tối thiểu
Trang 9TL
%
Giảm (%)
2014-2015 88 70 32% 38 30 32% 104 84 20% 20 16 20%
Nhận xét:
Khi rà soát theo danh mục đồ chơi tối thiểu dành cho từng độ tuổi, số lượng
đồ dùng đồ chơi tại các nhóm lớp thiếu rất nhiều Mặc dù đã được bổ xung theo từng năm học song vẫn thiếu đến 31% Bên cạnh đó lại có những đồ dùng đồ chơi thừa không sử dụng đến rất lãng phí Nguyên nhân là do đồ dùng đồ chơi rất đắt, khó tìm, kinh phí đầu tư cho việc mua sắm đồ dùng đồ chơi của nhà trường còn hạn hẹp dẫn đến việc trang bị cho các khối lớp còn hạn chế, có những danh mục được
đầu tư nhưng chưa đủ về số lượng, có những danh mục không có (một phần vì
không có kinh phí, một phần vì không có để mua) Ví dụ: như gậy thể dục, vòng thể
dục hay bộ xếp hình các phương tiện giao thông, lắp ghép trang trại….thì vừa đắt vừa khó mua Còn những đồ dùng đồ chơi rẻ, dễ kiếm thì lại mua sắm trang bị
nhiều gây lãng phí, ví dụ: Bộ xâu hạt (nhà trẻ), các loại lô tô…
Trang 10Đồ dùng đồ chơi ngoài danh mục còn rất hạn chế Đồ chơi sử dụng cho các nhóm lớp chủ yếu là đồ chơi cấp phát Đồ chơi tự làm tại các nhóm lớp hầu như không có hoặc có rất ít
Điều đó chứng tỏ rằng việc đầu tư đồ dùng đồ chơi cho các nhóm lớp chủ yếu
là theo danh mục tối thiểu nhưng chưa được đầy đủ và phong phú, việc tự làm đồ
dùng đồ chơi tự tạo của giáo viên còn rất hạn chế (có biểu mẫu kèm theo)
Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên
Nhận xét:
Về nhận thức: Một số giáo viên đã dần dần có những nhận thức đúng đắn
về tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng - đồ chơi song chưa thật sự tích cực, năm đầu tiên chỉ đạo thực hiện mới có 15% giáo viên nhận thấy vai trò của đồ dùng đồ chơi trong tổ chức hoạt động cho trẻ là rất quan trọng và 55% giáo viên hiểu nhưng chưa đầy đủ và có 30% số giáo viên cho là không quan trọng
Từ số liệu khảo sát ta thấy giáo viên còn chưa có được nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề này dẫn đến việc sử dụng và bảo quản ĐDĐC sẽ không mang lại hiệu quả cao
Kết quả dự giờ của giáo viên:
Năm học
Số giáo viên
Hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDĐC
Hiểu nhưng chưa đầy đủ
Không thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDĐC
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Số giáo Tổng số giờ Giáo viên có Giáo viên có Giáo viên có kỹ năng
Trang 11=> Từ số liệu của ban giám hiệu nhà trường cho thấy kết quả:
Về kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi: tỷ lệ tốt chỉ đạt có 20%; Khá đạt: 40%;
tỷ lệ trung bình, yếu đạt 40% do năng lực và ý thức
Cách bảo quản ĐDĐC của giáo viên:
=> Từ số liệu của ban giám hiệu nhà trường cho thấy kết quả:
Cách bảo quản đồ dùng đồ chơi của giáo viên rất hạn chế, chiếm tỷ lệ giáo viên biết cách bảo quản đồ dùng đồ chơi tốt chỉ có:13%; 40% là giáo bảo quản đồ dùng đồ chơi xếp loại khá, còn lại là: 47% ở mức trung bình, yếu Xuất phát từ thực trạng trên, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn tại đơn vị như sau:
- Thuận lợi:
+ Nhà trường đã quan tâm mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học theo danh mục tối thiểu cho các lớp, nên số lượng danh mục đồ dùng đồ chơi tối thiểu trong nhà trường được tăng lên qua từng năm học, đặc biệt là mẫu giáo 5 –
6 tuổi được chú trọng nhiều hơn
dụng tốt
kỹ năng sử dụng Khá
sử dụng trung bình, yếu
Tỷ
lệ
Số lượng
Tỷ
lệ
Số lượng
Số GV bảo quản xếp loại (Khá)
Số GV bảo quản xếp loại (TB,Y)
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Trang 12+ Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn cao
+ Hàng năm nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức
+ Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo
+ Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ và cung cấp nguyên liệu đã qua sử dụng để cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
- Khó khăn:
+ Trường tôi là một trường đóng trên địa bàn khu dân cư nghèo, đa số làm
nghề tự do và buôn bán nhỏ nên gặp nhiều khó khăn trong công tác xã hội hóa giáo dục Mặc dù nhà trường đã quan tâm đầu tư song do nguồn kinh phí ngân sách còn hạn hẹp, sự ủng hộ đóng góp của phụ huynh còn hạn chế nên đồ dùng đồ chơi tại
các nhóm lớp so với danh mục tối thiểu vẫn còn thiếu
+ Giáo viên còn khó khăn trong việc sắp xếp thời gian để tự làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, còn dựa vào đồ dùng đồ chơi của nhà trường cấp phát
+ Một số giáo viên còn chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng đồ chơi
+ Kỹ năng của giáo viên sử dụng đồ dùng đồ chơi trong tổ chức hoạt động cho trẻ còn hạn chế, sử dụng không linh hoạt, hiệu quả chưa cao Việc nghiên cứu khai thác tích hợp nội dung trong tổ chức hoạt động cho trẻ chưa được giáo viên quan tâm, chưa biết linh hoạt thay thế các loại đồ dùng đồ chơi
+ Công tác quản lý và bảo quản đồ dùng đồ chơi của giáo viên chưa tốt nên
đồ dùng đồ chơi thường xuyên bị hỏng, mất mát
+ Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên là do nguồn kinh phí của nhà trường hạn hẹp chưa đáp ứng đủ yêu cầu về trang thiết bị cho các nhóm lớp, do giáo viên chưa chủ động trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, chưa nghiên cứu kỹ cách sử
Trang 13dụng và hiệu quả của đồ dùng đồ chơi trong tổ chức hoạt động giáo dục, chưa biết cách bảo quản đồ dùng đồ chơi tránh thất thoát, lãng phí…nhưng nguyên nhân sâu
xa chính là do các biện pháp quản lý về việc sử dụng đồ dùng đồ chơi để tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường chưa sát sao và chưa có hiệu quả Chính vì những nguyên nhân đã nêu trên tôi nhận thấy cần phải có các biện pháp quản lý việc sử dụng đồ dùng đồ chơi để tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non là rất cần thiết và tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sau:
4 Một số biện pháp quản lý việc sử dụng đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị trường học trong tổ chức các hoạt động ở trường mầm non
4.1 Sử dụng và phát huy hiệu quả của đồ dùng được cấp phát và tận dụng môi trường lớp học
4.1.1 Sử dụng hiệu quả đồ dùng được cấp phát và đồ dùng có trong trường học
Sử dụng hiệu quả đồ dùng, trước hết tôi thường chú ý đến việc sử dụng hiệu quả đồ dùng được cấp phát Có rất nhiều hoạt động không nhất thiết giáo viên phải
hì hục thiết kế đồ dùng thật kỳ công, tạo ra nhiều đồ dùng mới lạ mà quên hẳn những đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị được cấp phát cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự, thậm chí còn cao hơn, còn đồ dùng đã làm ra thì lại thấy không cần thiết
và hiếm khi dùng đến
Ví dụ: Trong một tiết văn học, để phục vụ cho mục đích kể chuyện với rối, một giáo viên đã kỳ công làm một khung rối mất rất nhiều thời gian, trong khi khung rối được cấp phát thì vất chỏng trơ trong nhà kho của trường Vậy thì sao không nghĩ ra cách bổ sung thêm một số chi tiết nào đó vào khung rối cho thêm sinh động, sáng tạo để có thể sử dụng tốt mà phải mất quá nhiều thời gian vào việc làm mới khung rối kia
Trang 14Hay trong các hoạt động ngoài trời, một số cô đã mất khá nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, máy móc cho trẻ hoạt động mà lại không cho trẻ được chơi các trò chơi trong sân trường
Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên chỉ đạo giáo viên sử dụng đồ dùng ở các phòng chức năng của trường như gậy, vòng, cờ, bóng… của phòng thể chất; nhạc
cụ, trang phục hóa trang ở phòng âm nhạc Tôi cho sử dụng vào các hoạt động tổ chức trò chơi trên lớp, đóng vai nhân vật trong các tình huống tổ chức hoạt động hoặc sử dụng làm đồ dùng chính trong các hoạt động của trẻ
Ví dụ: Sử dụng trang phục phòng âm nhạc cho trẻ làm quen trang phục các vùng miền; Làm quen với các nhạc cụ; Chơi trò chơi như: Cướp cờ, tung bóng, bật qua các vòng…
Ngoài việc sử dụng đúng chức năng, mục đích sử dụng đồ dùng, tôi còn chú
ý nhiều đến việc sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ
Ví dụ: Trong các tình huống đặt câu đố với trẻ thì trước đó, tôi chú ý không cho đồ dùng được đố đặt ở nơi mà trẻ có thể nhìn thấy được cho đến khi có đáp án Hay trong việc chuyển tiếp các hoạt động, nếu có đồ dùng không còn sử dụng cho hoạt động tiếp theo thì cũng không đặt trong tầm quan sát của trẻ để tránh cho trẻ bị phân tâm, mất tập trung trong hoạt động kế tiếp Hoặc trong việc sắp xếp, chọn vị trí đặt đồ dùng, tôi thường chú ý đến tính hợp lý của vị trí đồ dùng để hoạt động bảo đảm tính tự nhiên, khoa học
Ví dụ: Khi đọc thơ, kể chuyện cho trẻ kết hợp bằng hình ảnh trên máy vi tính,
ti vi cô phải để màn hình máy tính, ti vi sao cho phù hợp với trẻ, bàn kê chắc chắn,
độ cao vừa tầm nhìn của trẻ…
Giữa các hoạt động tôi thường chú ý đến việc sử dụng đồ dùng sao cho phù hợp, nhằm tránh nhàm chán cho trẻ Chính vì thế mà cách thức sử dụng đồ dùng trong 1 chủ đề luôn được tôi quan tâm đó là không sử dụng quá 2 lần một cách thức
Trang 15Ví dụ: Nếu tuần này giáo viên sử dụng rối để kể chuyện thì tuần sau tôi chỉ đạo giáo viên không dùng rối nữa nếu mà chưa thêm thắt được một số chi tiết, trang trí khung rối đó cho thêm phần mới mẻ, phù hợp…
4.1.2 Tận dụng hiệu quả môi trường lớp học
Ngoài ra tôi còn tận dụng hiệu quả môi trường lớp học cũng như các đồ dùng khác trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ Theo tôi, việc sử dụng đồ dùng hiệu quả hay không còn tùy thuộc nhiều vào việc sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi trong môi trường lớp học và tận dụng các đồ dùng trong lớp như đồ dùng phục vụ bán trú, hay chính đồ dùng cá nhân của trẻ
Ví dụ: Trong lớp học, tôi thường chỉ cho giáo viên tận dụng các khung cửa, cửa sổ, cạnh góc tường để làm khung rối, hoặc tạo các tình huống gợi mở vấn đề cho trẻ hoạt động; Sử dụng thùng chứa nước lọc để tổ chức các thí nghiệm về nước như: "Nước chảy đi đâu?", "Sự bốc hơi của nước" .Sử dụng khăn cho trẻ làm búp bê; Ngoài ra tôi còn hướng dẫn giáo viên sử dụng giá ca cốc, giá dép vào các hoạt động khám phá của trẻ như các hoạt động tìm hiểu, phân loại các nhóm thực phẩm,
đồ dùng gia đình, quá trình phát triển của cây
Khi tổ chức các hoạt động, tôi chỉ đạo giáo viên tận dụng tối đa không gian lớp để trẻ được hoạt động thoải mái Với từng nội dung hoạt động, tôi thường định hình trước khoảng không gian cần cho trẻ hoạt động, bố trí các đồ dùng tạo cho trẻ
sự thuận lợi trong hoạt động
Ví dụ như hoạt động tạo hình, hay làm quen với toán, hoạt động vui chơi tôi thường chỉ đạo giáo viên sử dụng cả 2 gian trước và sau của lớp học Gian trước thường sử dụng cho các hoạt động tổ chức trò chơi, biểu diễn văn nghệ, hoạt động
có sử dụng máy tính, các hoạt động mang tính khảo sát và góc chơi có tính động nhiều hơn như góc xây dựng, phân vai vì nó rộng rãi hơn, có máy vi tính và tiếp xúc với nhiều tiếng ồn hơn so với gian sau Gian sau thường sử dụng cho hoạt
Trang 16động không sử dụng máy vi tính, hoạt động thực hành, đọc sách, thư giãn, góc học tập và nghệ thuật vì nó yên tĩnh hơn
4.2 Biện pháp kiểm tra, rà soát trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm, lớp
Sau khi kiểm tra, rà soát Ban giám hiệu nhà trường đã bàn bạc và đi đến
quyết định thực hiện cụ thể như sau:
4.2.1 Rà soát, xây dựng kế hoạch mua sắm theo danh mục đồ dùng đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu
Ngay từ trước khi bước vào năm học mới nhà trường đã phân công tổ chuyên môn kiểm kê, khảo sát các chủng loại, chất lượng và tính đồng bộ của các loại đồ dùng đồ chơi để có kế hoạch mua sắm, trang bị kịp thời, thiết thực và hiệu quả Trên cơ sở danh mục thiết bị đồ dùng đồ chơi đã quy định, chúng tôi kiểm kê lại toàn bộ các chủng loại đồ dùng hiện có tại các nhóm lớp Sau đó lập danh sách các loại đồ dùng, đồ chơi còn thiếu, lên danh mục những loại đồ dùng đã có nhưng không sử dụng được do hư hỏng, hay không đồng bộ vì thiếu các chi tiết Từ kết quả đó, tôi cho phân loại những loại đồ dùng, đồ chơi nào có thể tự làm hoặc sửa chữa, loại nào phải thay thế, mua sắm bổ sung Tôi tuyệt đối coi trọng sự đồng bộ của đồ dùng, đồ chơi nhằm tạo sự tương hỗ của các loại đồ dùng, đồ chơi trong quá trình dạy học
Ví dụ: Bộ lắp ghép kỹ thuật phải có đồng bộ là hai bộ trên một lớp (với 35 trẻ
5 tuổi); Bộ lắp ghép chữ X là 2 bộ
4.2.2 Xây dựng kế hoạch tự làm đồ dùng đồ chơi cho giáo viên, phát động phong trào thi đua “làm đồ dùng – đồ chơi tự tạo”
Do điều kiện kinh phí ngân sách còn hạn hẹp, việc trang bị đồ dùng đồ chơi
cho các nhóm lớp vô cùng khó khăn Nhà trường có nhận được sự ủng hộ của phụ huynh nhưng không đáng kể Bên cạnh đó, việc mua sắm đồng bộ theo danh mục
đồ dùng đồ chơi tối thiểu do Bộ quy định với từng độ tuổi cho các nhóm lớp là một
Trang 17bài toán khó Có những đồ dùng đồ chơi còn khó tìm mua như: đồng hồ số học, hình học; bộ sa bàn giao thông, bộ lắp ghép trang trại…Trong thực tế, các nhóm lớp đã được trang bị đồ dùng, đồ chơi theo danh mục thiết bị đồ dùng, đồ chơi tối thiểu song muốn có những đồ dùng đồ chơi đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng cho trẻ thì không phải lớp nào cũng có đủ Chính vì vậy, việc khuyến khích giáo viên làm
đồ dùng đồ chơi tự tạo là một việc làm rất quan trọng
Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học, bên cạnh các công tác chuyên môn khác, tôi đã xây dựng một kế hoạch chung cho năm học và cụ thể cho từng tháng
về công tác bồi dưỡng giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi Do việc tự làm đồ dùng
đồ chơi của giáo viên chưa được thực hiện thường xuyên, chưa có bài bản nên tôi chủ động xây dựng kế hoạch cho các nhóm lớp, lấy đó làm kim chỉ nam cho hoạt động nghiệp vụ trong suốt năm học
Ví dụ: (Kế hoạch cụ thể của từng tháng như sau:)
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI, TRANG THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC
NĂM HỌC 2015-2016 Thời gian Công việc trọng tâm Người thực hiện Người kiểm tra
Trang 184.3 Làm và sử dụng đồ dùng tự tạo hiệu quả
Khi đã xây dựng được kế hoạch cụ thể, tôi rất chủ động trong việc lên kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên Dựa vào kế hoạch cụ thể của nhà trường và nhóm lớp, bản thân các giáo viên trong trường tôi cũng đã tích cực hơn, linh hoạt hơn khi lên kế hoạch cho nhóm lớp của mình Chính vì vậy, việc xây kế hoạch là một việc làm vô cùng quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi
4.3.1 Tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề về kỹ thuật làm đồ chơi tự tạo cho giáo viên
Tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn lựa chọn những đồng chí giáo viên có năng khiếu trong trường kết hợp với các thành viên nòng cốt trong ban hướng dẫn nghiệp vụ để tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề “Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo”
Do điều kiện trường tôi có nhiều điểm trường, giáo viên không đồng đều về trình độ chuyên môn nên chúng tôi đã phân loại giáo viên để bồi dưỡng Chúng tôi
bồi dưỡng giáo viên theo kiểu “Vết dầu loang” Phân loại những giáo viên khá để
hướng dẫn làm các loại đồ dùng đồ chơi khó, sau đó mới nhân rộng ra đại trà để tránh mất thời gian bồi dưỡng và đồng thời giúp giáo viên còn hạn chế thấy thoải mái tự tin hơn
Dựa trên kế hoạch xây dựng từ đầu năm, tôi kết hợp cùng với các giáo viên cốt cán làm các đồ dùng đồ chơi mẫu Sau đó tổ chức hướng dẫn giáo viên cách
Trang 19tôi đưa ra yêu cầu về thời gian để giáo viên hoàn thiện sản phẩm và có đánh giá kiểm tra xếp loại các sản phẩm đó
Sau đây là cách thức tôi đã hướng dẫn giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi trong các buổi sinh hoạt chuyên đề với một số nội dung như sau:
4.3.2 Hướng dẫn giáo viên sưu tầm và sáng tạo thêm các đồ chơi từ những nguyên liệu đã thu gom được
Muốn vậy yêu cầu giáo viên phải rà soát, lên kế hoạch những đồ chơi cần phải làm thêm cho lớp của mình Sau đó tìm kiếm, phân loại, sắp xếp những nguyên vật liệu để làm đồ chơi sao cho phù hợp với chủ đề, với bài dạy, đảm bảo nguyên tắc an toàn, hấp dẫn, hiệu quả cao
Tôi gợi ý cho giáo viên về việc tự làm đồ dùng, đồ chơi theo nguyên tắc: chọn nguyên vật liệu dễ kiếm, an toàn; cách làm đơn giản không tốn nhiều thời gian và phải sử dụng được ở các chủ đề với các hoạt động khác nhau
- Chọn nguyên vật liệu an toàn, dễ kiếm
Nguyên vật liệu bằng nhựa: Vỏ hộp thạch, hộp kem, que kem, thìa sữa chua, hộp sữa chua, chai, lọ nựa các loại, nút chai, xốp…
Trang 20Các sản phẩm đồ chơi tự tạo của giáo viên
Nguyên vật liệu bằng giấy: Hộp bìa cát tông, vỏ hộp bánh, giấy A4 đã in một mặt, tranh ảnh, họa báo, xốp, sách cũ, lịch cũ, lõi giấy…
Nguyên vật liệu bằng vải, len: Quần, áo, khăn cũ, vải vụn, len
Nguyên vật liệu bằng gỗ: mẩu gỗ, phoi bào, gáo dừa, rơm, rạ, lá chuối, lá dừa…
Hột, hạt: Hạt na, hạt gấc, hạt đỗ, cúc áo
Một số nguyên liệu thiên nhiên: Sỏi, đá, cát, vỏ hến, vỏ ngao, vỏ sò…
Lựa chọn cách làm đơn giản không tốn nhiều thời gian và cách sử dụng đồ chơi phong phú ở các chủ đề với các hoạt động khác nhau:
Ví dụ: Tranh cuộn
- Cách làm:
Dùng 2 tấm phooc làm khung lấy dao khoét ở giữa tấm phôc vừa đủ khổ tranh A3
Dùng đinh để chốt 2 ống nước to phía bên trong giữa 2 tấm phooc
Sau khi vẽ tranh và tô màu xong thì sẽ quấn tranh vào ống nhựa bé, quấn thật cẩn thận và đều nhau Ở cuối tranh có một phần giấy trắng thừa ra cuộn tiếp vào ống
Trang 21nhựa bé thứ 2 Luồn 2 ống nhựa bé lần lượt vào 2 ống nhựa to, chỉnh cho đều
Dùng 2 tay quay bằng sắt nắp vào 2 đầu ống nhựa bé để cuộn
- Cách sử dụng:
Khi dạy trẻ cô đặt tranh cân đối khung tranh Dùng tay quay tranh lần lượt theo trình tự nội dung bài dạy Khi kết thúc cô dùng tay quay tranh ở phía trên để cuộn tranh về như cũ
Ví dụ: Vòng quay kỳ diệu
- Cách làm:
Dùng 1 tấm phooc cắt thành 1 hình tròn làm bông hoa, 2 chiếc lá và 1 mũi tên Lấy 1 thanh gỗ làm thân của bông hoa và lấy 1 vỏ hộp sữa để cắm thanh gỗ vào trộn xi măng cát đổ vào hộp sữa để giữ thân cây cho chặt Gắn hình tròn (bông hoa) vào thanh gỗ bằng ốc vít
Tương tự 2 chiếc lá và mũi tên cũng vậy Để bông hoa đẹp hơn ta cắt những miếng đề can và xốp màu dán vào vòng tròn và lá sao cho giống như 1 bông hoa và dùng nám dính dán vào vòng tròn để cho trẻ chơi Mặt trước 2 chiếc lá ta có thể
Trang 22dán miếng bóng kính cắt theo hình chiếc lá để đựng đồ dùng của trò chơi(ví dụ: thẻ
Với các môn học khác cũng tương tự như vậy (Tùy vào hình ảnh, nội dung
mà cô định dạy trẻ)
Cô và trẻ đang chơi trò chơi chữ cái với vòng quay kỳ diệu
Tôi nhận thấy, việc khuyến khích giáo viên linh hoạt sáng tạo làm đồ dùng
đồ chơi thay thế vừa phát huy tính sáng tạo của giáo viên, lại giảm được chi phí cho việc mua sắm đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học cho nhà trường Và khi đã có sản phẩm tạo hình, tôi gợi mở gieo vấn đề cho giáo viên cách sử dụng đồ dùng đồ chơi
đó như thế nào cho phù hợp để làm nội dung cho buổi sinh hoạt chuyên đề tiếp theo
Với một số bước thực hiện trong biện pháp nêu trên tôi đã thống nhất trong Ban giám hiệu gắn với các tiêu chí thi đua cụ thể nhằm động viên khuyến khích
Trang 23giáo viên tự làm các đồ dùng đồ chơi: Những đồ dùng đồ chơi xếp loại Tốt được cộng thêm 2 điểm vào điểm thi đua, xếp loại Khá được cộng thêm 1 điểm, xếp loại đạt yêu cầu không có điểm cộng, xếp loại không đạt bị phạt 2 điểm Hàng năm, nhà trường tổ chức các hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để khuyến khích cán bộ giáo viên tích cực tham gia làm đồ dùng đồ chơi đồng thời thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh Năm học 2015 - 2016, trường chúng tôi đã tổ chức thành công hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo vào dịp hội giảng 20 - 11 Sau hội thi nhà trường đều
có tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời cho các nhóm lớp có sản phẩm đạt giải