1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nét đặc trưng văn hoá nhật bản

17 328 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 6,46 MB

Nội dung

Người ta luôn dọn washagi vào bữa trà,dùng với một cây xiên nhỏ.Wagashi cũng là biểu tượng của sự hiếu khách, người ta thường tặng nó trong các buổi lễ cưới, lễ sinh nhật.. Rượu sakê khô

Trang 1

Những nét đặc trưng trong văn hoá Nhật Bản

1 Khái niệm văn hoá

Văn hoá được hiểu là hệ thống những tri thức, truyền thống, phong tục tập quán, định hướng giá trị, chuẩn mực đạo đức và pháp luật, niềm tin, cách

tổ chức không gian sống cùng một hệ thống những dấu hiệu, ký hiệu có ý nghĩa đối với nhóm

2 Sơ lược về đất nước Nhật Bản

2.1 Vì sao có tên gọi Nhật Bản?

Nhật = Mặt trời, Bản = Gốc Nhật bản là đất nước của gốc mặt trời, nơi mặt trời mọc lên, xứ sở của mặt trời Tên gọi này có nguồn gốc từ một truyện thuyết Chuyện kể rằng

Ngày xửa ngày xưa, khi đã có trời và đất, chỉ có một dải phù sa tách làm đôi Phần trên là nơi ở của các thần linh Phần dưới là nước mênh mông,

có hai vị thần dúng giáo khuấy đại dương phù sa cho đến khi sủi bọt lên thành nơi trú chân Vị thần nam tên là Izanagi, vị thần nữ là Izanami Hai bên nam nữ nhìn nhau, cảm xúc dạt dào Thần nữ thốt lên: " Em cảm thấy trong người thiêu thiếu cái gì ấy!" Thần nam đáp: " Anh lại cảm thấy trong người thừa thừa cái gì ấy!"

Thế là cặp nam nữ vào cuộc mây mưa, một cuộc mây mưa không mang lại kết quả gì vì bên nữ đã đi bước trước Cuộc mây mưa thứ hai theo đúng quy tắc hơn, do đó thần nữ sinh ra mọi thứ, mọi loài trong vũ trụ Khi sinh ra Thần Lửa, nữ thần Izanami chết bỏng Nam thần xuống Âm phủ tìm

vợ, và cũng phạm phải điều cấm kỵ khi lê đường trở về dương thế đã ngoảnh lại nhìn vợ Chàng kinh khiếp quá khi thấy thân xác vợ thối rữa, lúc nhúc giòi bọ, chàng vội vã tháo lui Âm dương cách trở, hai vợ chồng thành kẻ thù địch Nàng bảo: "Đã vậy mỗi ngày ta sẽ bóp chết một nghìn thứ mà anh tạo ra" Chàng bảo: "Đã vậy, ta sẽ tạo ra một nghìn năm trăm thứ"

Về đến trần gian, Izanagi vội tắm rửa tẩy uế ở một dòng suối Tất cả những chất trong người mà thần tống ra, tất cả quần áo thần cởi ra, đều tạo thành những vị thần

Trong các vị thần ấy, vị thần bậc nhất phải dành cho thần Mặt trời là

Trang 2

Amateraxu Nữ thần được sinh ra từ một giọt nước mắt bên trái của thần Izanagi Nữ thần Mặt trời đúng đầu tám trăm vạn thần của vũ trụ, bị anh là thần Bão Xuxano Ô hành hạ, bà trốn vào một cái động, khiến cho thế giới tối tắm Các thần khác đến tìm, bà không chịu ra Các thần liền cất tiếng cười vang và nhảy múa khêu gợi sự tò mò của bà Bà vừa ra khỏi động thì họ đưa cho bà xem một cái gương, một chuỗi hạt đeo cổ và vải màu trắng, màu xanh da trời Trong khi bà mê mấy vật làm đỏm, các thần đóng cửa động lại,

bà không vào được nữa Và thế giới lại được chiếu sáng

2.2 Vị trí địa lí, địa hình

Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ cao 3776 mét Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh

Vì nằm ở tiếp xúc của rìa lục địa, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều thiệt hại Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần Vùng Hokkaido và các cao nguyên có khí hậu á hàn đới, các quần đảo ở phương Nam có khí hậu cận nhiệt đới, các nơi khác có khí hậu ôn đới Mùa đông, áp cao lục địa từ Siberi thổi tới khiến cho nhiệt độ không khí xuống thấp,vùng Thái Bình Dương có gió khô và mạnh Mùa hè, đôi khi nhiệt độ lên đến trên 30 độ C, các khu vực đô thị có thể lên đến gần 40 độ C Không khí mùa hè ở các bồn địa nóng và ẩm Vùng ven Thái Bình Dương hàng năm chịu một số cơn bão lớn

Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền Trên biển, Nhật Bản

có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải

lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung Tương tự, vùng lãnh hải của Nhật Bản không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển 12 hải lý Đường bờ

Trang 3

biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km.

2.3 Khí hậu

Khí hậu Nhật Bản cũng phân chia làm 4 mùa rõ rệt như như Việt Nam: Xuân-Hạ-Thu-Đông Mùa xuân bắt đầu vào đầu tháng 3, với thời tiết mát mẻ dễ chịu Mùa hè bắt đầu vào tháng 6, nhiệt độ dao động từ 30 – 35

độ C Mùa thu bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11, là mùa đẹp nhất tại Nhật Bản, đặc biệt cào cuối tháng 10 khi lá cây chuyển dần sang màu vàng, đỏ Mùa đông đến với người dân Nhật Bản từ đầu tháng 12 đến hết tháng 2, Ngoại trừ vùng Okinawa do có khí hậu á nhiệt đới thì các vùng khác đều có tuyết rơi vào mùa đông

2.4 Kinh tế

Nhật Bản là nước rất nghèo về tài nguyên, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu Là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc Nhật Bản có nền công nghiệp rất phát triển và là nơi tập trung của rất nhiều nhà sản xuất có công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe hơi, thiết bị điện tử, công cụ, máy móc, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, nông nghiệp, chế biến Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng đầu thế giới Đơn vị tiền tệ: yên Nhật

2.5 Thể chế chính trị

Nhật Bản là nhà nước Quân chủ lập hiến Đứng đầu là nhà Vua ( Nhật Hoàng) tượng trưng cho quyền lực của đất nước Vua chỉ xuất hiện trước công chúng trong các nghi lễ và các dịp trọng đại và chỉ tham gia các hoạt động của nhà nước như công bố, tuyên bố theo quyết định của Thủ tướng và Nội các Hệ thống chính trị của Nhật Bản dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập: Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp

2.6 Dân số

Dân số Nhật Bản khoảng 127 triệu người ( tính đến 01/11/2014) Là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình 84 tuổi ( Nữ giới : 86,6 tuổi, Nam giới 80,2 tuổi) Tuy nhiên, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số do tỷ lệ sinh ngày càng giảm, tuổi

Trang 4

thọ bình quân tăng.

2.7 Giao thông

Cuộc sống ở Nhật Bản không thể không kể đến tàu điện, phương tiện thông dụng nhất của người dân bởi nó vừa rẻ lại tiện lợi Tàu điện ở Nhật gồm loại tàu thường và tàu cao tốc Tàu thường hay còn gọi là tàu “Local”, thường đỗ tại các ga mà nó chạy qua Khoảng cách các ga trong thành phố chỉ cách nhau khoảng 1km và ngoại ô là khoảng 2,3km Tàu nhanh và tàu cao tốc thường chỉ dừng lại ở các ga lớn, tiết kiệm thời gian cho những người đi xa, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân Nhật Bản

2.8 Quốc kỳ và quốc ca

Quốc kỳ của Nhật Bản là một lá cờ nền trắng với một hình tròn đỏ lớn

ở trung tâm, tượng trưng cho mặt trời

Quốc ca của Nhật là Kimi Ga Yo

3 Đặc trưng trong văn hoá Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc đảo Tính chất "đảo" là một yếu tố hết sức quan trọng đổi với nước này Người ta xem quần đảo Nhật Bản là "hạt kê ở xa tít bên rìa vũ trụ" Do sinh hoạt trên các đảo tách biệt với lục địa nên các nhóm chủng tộc ở Nhật có điều kiện thuận lợi trà trộn để sớm hình thành trong lịch

sử một dân tộc thống nhất với những nét riêng biệt và một sự thống nhất về văn hoá Vì tính chất "đảo" khiến cho tâm lý người Nhật có khuynh hướng

"hướng nội" Do giao thông giữa đảo và lục địa khó khăn, nên những yếu tố văn hoá ngoại lai không thấm dần mà có những lúc nhập vào ồ ạt Đã tạo điều kiện cho một nền văn hoá Nhật Bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và văn hoá hiện đại tạo nên các nét đặc trưng trong văn hoá của Nhật Bản

3.1 Ẩm thực

Không như ẩm thực Việt nam đặc trưng với tính chất phối trộn nguyên liệu và gia vị một cách tổng hợp Mà ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn Các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc tam ngũ: ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn Ngũ sắc có:

Trang 5

trắng, vàng, đỏ, xanh, đen Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa Do vị trí địa lý bốn bề bao quanh đều là biển, hải sản và rong biển chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của người Nhật Lương thực chính của người Nhật là gạo Nhắc tới món ăn của người Nhật, ta sẽ nghĩ ngay đến sushi, bánh washagi và rượu sake

Từ xưa, người Nhật đã biết cách ủ cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm ngon Khi ủ, cơm thường được trộn với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt Mà cũng chính vì thế mà cá ủ trong cơm được chuyển hóa thành sushi Sushi chính là một kiệt tác thành công trong cách chế biến ẩm thực của người Nhật Bản Ngày nay, người ta xem món sushi là quốc thực của Nhật Bản

Món Sushi

Bên cạnh món sushi nổi tiếng, còn có washagi là tên bánh truyền thống của Nhật được làm từ bột bếp, nhân đậu và hoa quả Người ta luôn dọn washagi vào bữa trà,dùng với một cây xiên nhỏ.Wagashi cũng là biểu tượng của sự hiếu khách, người ta thường tặng nó trong các buổi lễ cưới, lễ sinh nhật Wagashi tượng trưng cho sự hài hòa với thiên nhiên Người làm wagashi luôn lấy cảm hứng từ thiên nhiên bốn mùa của trời đất, từ văn chương, nghệ thuật, thơ ca Tùy theo mỗi mùa, những nghệ nhân làm wasaghi sẽ dùng những lọai nguyên liệu của từng mùa để cho ra đời những chiếc bánh Wagashi độc đáo

Bánh Washagi

Không như rượu gạo ở Việt Nam, Trung Quốc hay Hàn Quốc chỉ đơn thuần là một thức uống Rượu sakê không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống trong bữa ăn.Ý nghĩa văn hóa – tôn giáo đặc biệt của rượu sakê là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữa con người với con người mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh Gạo là loại lương thực chủ yếu của người Nhật, đồng thời gạo cũng là nguyên liệu chính để tạo nên rượu sake Trong quan

Trang 6

niệm của người Nhật Bản, thần của rượu sake chính là thần mùa màng Vì thế, rượu sake giữ vai trò rất quan trọng trong nhiều lễ hội tôn giáo cũng như trong các sự kiện quan trọng Nét đặc sắc của rượu sake so với các loại rượu danh tiếng khác trên thế giới bắt nguồn từ vị trí địa lý của Nhật Bản Qua nhiều thế kỷ, người Nhật vẫn giữ phương pháp làm rượu sake độc đáo của mình như một nét văn hóa riêng không hề bị pha trộn Đến thế kỷ 20, một số

kỹ thuật nấu rượu mới đã được áp dụng và đặc biệt người ta đã bắt đầu thêm cồn nguyên chất vào rượu sake Tuy kỹ thuật nấu rượu Sake có thể thay đổi nhưng vai trò của nó trong văn hóa Nhật Bản chưa bao giờ thay đổi Sake luôn có chỗ đứng trong những bữa tiệc, những nghi lễ quan trọng của đất nước: từ cưới xin cho tới lễ tết Đến thế kỷ 20, một số kỹ thuật nấu rượu mới

đã được áp dụng và đặc biệt đến Thế chiến thứ 2, người ta đã bắt đầu thêm cồn nguyên chất vào rượu sake Sake có thể uống khi nguội, hoặc ấm nóng, tùy theo mùa

Rượu Sake

Ngoài thức ăn và đồ uống, trong ẩm thực người Nhật rất chú trọng tới

sự sắp đặt bàn ăn và nghi thức trong bữa ăn

Người Nhật Bản theo truyền thống ngồi xếp bằng tròn trên các miếng đệm quanh bàn ăn thấp Các bữa ăn được dùng bằng đũa gỗ hoặc inox, và một cái thìa Người Nhật nói chung không bới cơm hoặc canh sang chén bát riêng mà được đặt sẵn ở trên bàn cho từng người và ăn bằng đũa Người Nhật ít khi sử dụng thìa trong bữa ăn, kể cả súp đôi khi cũng dùng đũa Cách sắp đặt một bữa ăn cơ bản, bao gồm:

- Cơm cho mỗi người trong bát sâu bằng gốm, thép không gỉ hoặc gỗ sơn mài, luôn có nắp đậy ở phía bên trái người ăn

- Canh nóng cho mỗi người trong một cái bát nông hơn, đặt phía bên phải chén cơm Hoặc dùng chung trong bát canh to đặt giữa bàn

- Đũa đặt ngang, ở phía gần người ăn

Mặc dù không có trật tự định trước khi ăn nhiều món trong một bữa

Trang 7

ăn truyền thống, nhiều người Nhật Bản bắt đầu ăn một ít canh trước khi ăn những món khác theo bất cứ trật tự nào họ thích Người Nhật nói chung không bới cơm hoặc canh sang chén bát riêng mà được đặt sẵn ở trên bàn cho từng người và ăn bằng đũa Khi ăn một số thức ăn có nước như ramen hay udon có thể đưa cả bát lên miệng để húp nước dùng Thìa thường được

sử dụng khi ăn một số món ăn nấu theo kiểu phương Tây, như món hầm có sữa kurimu shichu, cơm với cà ri hay cơm trứng omelette Một số loại bánh ngọt truyền thống như wagashi thường được ăn cùng với nước trà, khi ăn dùng một chiếc xiên nhỏ làm bằng tre hoặc gỗ để lấy bánh

Những hành vi bất lịch sự trong bữa ăn: dùng đũa đang ăn gắp đồ ăn cho người khác, cầm đũa hay thìa trước khi người cao tuổi nhất bắt đầu ăn, vừa mở miệng vừa nhai, nói chuyện khi đồ ăn vẫn còn trong miệng, cắm đũa hay thìa thẳng đứng trong bát, chọc thức ăn bằng đũa, bốc thức ăn (cũng có ngoại lệ), phát ra tiếng khi nhai hoặc gõ lách cách bằng thìa hay đũa, khuấy những món ăn phụ để tìm thứ bạn muốn ăn, tự ý gắp bỏ vài thành phần ra khỏi đồ ăn chung, hỉ mũi, ho và hắt xì hơi bất cẩn (bạn phải quay sang chỗ không người và đặt tay lên miệng), không che miệng khi xỉa răng Khi húp canh húp bằng từng chút một, không được húp soàm soạp gây khó chịu cho người khác Không cần phải ăn hết các món dùng chung, nhưng theo phong tục phải ăn hết phần cơm của mình Các bát đựng thức ăn ăn kèm thường hay ăn hết trong bữa ăn và sẽ được dọn thêm nếu chúng đã được dùng hết Việc yêu cầu dọn thêm món ăn phụ cũng có thể chấp nhận được

3.2 Văn hoá trà đạo ở Nhật Bản

Trà đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản Từ việc đơn giản uống trà, chuyển sang cách pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo, đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo lý với ý nghĩa đích thực của từ này Hiển nhiên ở đây trà đạo không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách: trước tiên, hòa mình với thiên nhiên, để

từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ

Trang 8

Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ Hòa, Kính, Thanh, Tịch

“Hòa” có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà

“Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn

Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh Đó là ý nghĩa của chữ “Thanh”

Khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt Đó là ý nghĩa của chữ “Tịch”

Bốn chữ “Hòa, Kính, Thanh, Tịch” như một thước đo bản thân vị trà nhân đang ở vị trí nào trên con đường Trà đạo

Người Nhật có hẳn một căn phòng nhỏ dành riêng để uống trà, gọi là trà thất hay còn gọi là "nhà không" Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt

mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh lặng Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh lặng.Ngay trong phòng trà cũng ngự trị một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ, chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy

Trà thất

Để chuẩn bị cho buổi tiệc trà gồm hai thứ cơ bản phải chuẩn vị bao gồm nước và dụng cụ pha trà Nước pha trà là quy chuẩn đầu tiên được đề cập đến trong trà đạo Nhật Bản Người Nhật tuyệt đối không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà đối với tất cả các loại trà Nhật Bản, trà xanh, hay trà bột dùng trong lễ dâng trà Nước pha trà luôn phải được giữ trong một

Trang 9

bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C Bộ dụng cụ dùng cho pha trà cũng rất đặc biệt, tinh xảo và có thay đổi theo từng thời đại Thông thường bao gồm: ấm pha trà, tách uống trà, bát sứ, dụng cụ nhỏ bằng tre

Dụng cụ pha trà

Quy trình thưởng thức trà của người Nhật rất công phu Một buổi tiệc trà thường kéo dài hơn bốn tiếng đồng hồ bao gồm cả việc pha và uống trà Trước tiên người pha trà cần phải làm ấm dụng cụ (tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ), sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng Việc cho trà vào ấm pha trà cũng không thể tùy tiện, với loại trà ngon

cỡ trung bình, người ta thường tính cho một người khách khoảng một muỗng

cà phê trà xanh nhưng nếu dưới 3 người khách thì lượng trà sẽ được cho nhiều hơn một chút để tránh quá nhạt Đối với loại trà xanh bình thường, công đoạn “pha trà” được chia thành 3 lần:

- Lần thứ nhất: Trà được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C rồi ngấm trà khoảng 2 phút trước khi rót cho khách Nước pha trà lần đầu luôn được coi

là đậm đà nhất, mùi vị trà thấm vào vị giác nhiều nhất

- Lần thứ hai: Trà được pha với nước nóng khoảng 80 độ C trong khoảng

30-40 giây Nước trà thứ hai tuy đã mất đi chút ít vị trà nhưng vẫn dậy hương trà thơm ngon tạo nên nét độc đáo của trà xanh Nhật Bản

- Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây

Đối với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị Khi pha trà còn cần phải chú ý đến lượng nước pha trà sao cho vừa

đủ để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt

độ và làm mất màu xanh của trà

Trang 10

Pha trà

Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng chén trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống Khi tất cả đã uống xong, mọi người lại cúi mình chào nhau một cách kính cẩn rồi mới lần lượt ra về Nếu là lần đầu tham dự buổi trà đạo, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác như chính bản thân mình đang tham gia đóng một vở kịch với nhiều thao tác phức tạp và những tình tiết nhỏ song vô cùng tinh tế

Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, điều “cấm kị” khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách Do đó, tất cả các tách của khách đều được đặt trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2,1 mỗi lần khoảng 20ml (sao cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên phân đều cho các tách Sau đó mới đưa mời khách

Người Nhật thường ăn kèm một vài loại bánh ngọt khi thưởng trà để làm gia tăng hương vị của trà, loại bánh được sử dụng nhất là wagashi, vị ngọt thanh của wagashi hòa quyện cùng vị đắng của trà xanh tạo nên một vị khó tả, nhẹ nhàng lâng lâng Một lưu ý nữa là phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống, có thể mới cảm nhận hết được hương vị độc đáo khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản

Trà và bánh ngọt

3.3 Kimono - Trang phục truyền thống của người Nhật

Cũng như Áo dài, Hanbok, Sườn xám là trang phục truyền thống của người Việt, người Hàn, người Trung Tại Nhật Bản, Kimono là y phục truyền thống, là nét văn hoá độc đáo của con người nơi đây

Người Nhật đã sử dụng Kimono trong vài trăm năm nay Ngày nay, Kimono thường được sử dụng vào các dịp lễ tết Phụ nữ Nhật mặc Kimono

Ngày đăng: 19/01/2018, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w