1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nét đăc trưng văn hóa ấn độ QTKDQT

19 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Nét đăc trưng văn hóa Ấn Độ Nét đăc trưng văn hóa Ấn Độ 15 / 06/ 2012, 03:06:59 Ấn Độ là miền đất của hội chợ và lễ hội, ít nhất ngày nào trong năm cũng đều có hội chợ. Hội chợ và lễ hội đã làm phong phú thêm cho sắc màu đời sống xã hội của người dân Ấn Độ. 1. Kiến Trúc Những công trình nổi tiếng như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Chúng là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia. Đền Taj Mahal tại Agra là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ 2. Lễ Hội Ấn Độ là miền đất của hội chợ và lễ hội, ít nhất ngày nào trong năm cũng đều có hội chợ. Hội chợ và lễ hội đã làm phong phú thêm cho sắc màu đời sống xã hội của người dân Ấn Độ. Một số hội chợ và lễ hội quan trọng: Hội chợ Pushkar ở Rajasthan, Hội chợ hàng thủ công Mela ở Surajkund, Hội chợ Holi ở Bắc Ấn Độ, Pongal ở Tamilnadu, Onam ở Kerela, Baisaki ở Punjab, Bihu ở Assam, các lễ hội nhảy múa ở Khajuraho và Mamallapuram, v.v.Lễ hội Pooram tại Kerala, Ấn Độ. Ấn Độ là miền đất của hội chợ và lễ hội 3. Ăn uống Người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay. Một nửa dân số Ấn Độ ăn chay cộng thêm rất nhiều tôn giáo (tổng cộng có đến hơn 2 triệu vị thần) nên người Ấn kiêng rất nhiều loại thịt. Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky. Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu. Trong bữa ăn không dùng đồ có rượu. Thực phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn Độ. 4. Trang Phục Trang phục truyền thống tại Ấn Độ khác biệt rất lớn theo từng vùng về màu sắc và kiều dáng, và phụ thuộc trên nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu. Các kiểu trang phục dân dã gồm sari truyền thống cho phụ nữ và dhoti truyền thống cho nam giới. Trang phục truyền thống Ấn Độ: dhoti dành cho nam và sari dành cho nữ 5. Hồi Môn Trái ngược với phong tục tại một số quốc gia khác, của hồi môn mà gia đình cô dâu phải đưa tới gia đình chú rể là một thực trạng xã hội đã tồn tại khá lâu ở Ấn Độ. Chú rể thường yêu cầu của hồi môn trong đó bao gồm một khoản tiền lớn, các vật nuôi, đồ nội thất, và các thiết bị điện tử, dẫn tới một thực tế ngày càng nhiều cô gái ở Ấn Độ khó lấy chồng. Khi số lượng của hồi môn không đủ theo yêu cầu, cô dâu thường bị quấy rối, bị lạm dụng và phải sống rất khổ sở. Việc hành hạ cô dâu có thể lên tới đỉnh điểm khi người chồng tương lai hoặc gia đình nhà chồng thiêu sống cô dâu. Mặc dù luật pháp ở Ấn Độ trừng phạt rất nghiêm khắc những kẻ giết người vì của hồi môn, tuy nhiên, hiếm khi có người bị kết án do thẩm phán (thường là nam giới) thường không quan tâm tới vụ việc. Cô dâu Ấn Độ và hình xăn Henna 6. Giao Tiếp Bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự. Ở phía Bắc (như Delhi), khi chắp hai bàn tay lại như để trước ngực, hơi cúi đầu và nói: Namaste J được coi là rất coi trọng người khác. Và cũng không nên bắt tay phụ nữ. Người Ấn Độ rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá người khác. Họ thường nói chuyện về gia đình. Bạn đừng ngạc nhiên khi người Ấn Độ tìm hiểu tỷ mỷ về gia đình bạn, đã kết hôn chưa hoặc có phải đã ly hôn không, con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay bao nhiêu tuổi. Cricket bao giờ cũng là chủ đề thích hợp cho mọi dịp tiếp xúc với người Ấn Độ vì đó là môn thể thao rất được ưa chuộng ở nước này. 7. Giờ Giấc Người Ấn Độ không phải không đúng giờ, nhưng chuyện đến muộn một tiếng đồng hồ là có thể xảy ra, đặc biệt khi biết bạn cần cái gì đấy ở họ. Dù vậy, nếu có cuộc hẹn với người một người Ấn Độ, bạn nên đến chỗ hẹn đúng giờ vì không đúng giờ vẫn bị coi là không lịch sự. Yeudulich.vn Sưu tầm Huyền bí văn hóa Ấn Độ Tên tác gia 17 tháng 09, 2013 Kinh nghiệm du lịch Một đất nước đầy rẫy những tập tục huyền bí và đặc sắc. Những người phụ nữ diện bộ saris thêu hoa văn truyền thống rực rỡ, tham dự một đám rước dâu ở thành phố Mandawa, bang Rajasthan. Rajasthan là tiểu bang lớn nhất ở Ấn Độ, nhưng hầu như chỉ gồm những sắc màu cuộc sống buồn tẻ của những rừng rậm đầy sương ẩm ướt, những cao nguyên khô cằn và đỉnh Hymalaya ngập trong băng tuyết. Hai thiếu nữ ở Jaipur đang thắp nến ăn mừng Lễ hội Ánh sáng Diwali. Diễn ra suốt năm ngày trên toàn Ấn Độ, lễ hội cầu chúc cho một năm mới nhiều thành công và hy vọng. Một người đàn ông đang bước qua ô cửa nhỏ của một cánh cổng lớn xanh ngắt đầy ấn tượng ở đền Varadarajaswamy, thuộc “thành phố vạn đền” Kanchinpuram. Thành phố này vốn nổi tiếng với ngành kinh doanh vải lụa, chất liệu chính trong bộ saris truyền thống. Taj Mahal là một kì quan nhân tạo của Ấn Độ nói riêng và của nhân loại nói chung. Được hoàng đế Mogul Shah Jahan xây dựng tại Agra để tưởng nhớ người vợ yêu của mình, qua đời khi vượt cạn vào năm 1630, ngôi mộ khổng lồ bằng đá cẩm thạch trắng này tiêu tốn gần 20 năm để hoàn tất. Một công trình vĩ đại biểu tượng cho một tình yêu vĩnh cửu. Bên cạnh Taj Mahal là một ngôi đền thờ nhỏ khác bằng đá sa thạch đỏ. Những chú voi trang trí bắt mắt sẽ chở du khách tham quan pháo đài Jaigarh và cung điện Amber ở Jaipur. Một hình thức du lịch khá độc đáo và thu hút. Cung điện Amber được xây từ cẩm thạch và đá sa thạch, nổi tiếng với lối chạm khắc tinh xảo trên tường. Còn pháo đài Jaigarh trước đây vốn là một lò vũ khí chuyên về pháo binh. Nhắc đến Ấn Độ không thể nào quên nhắc đến Lễ hội Sông Hằng. Hằng năm, có khoảng 12 triệu tín đồ Hindu giáo sẽ hành hương đến đây tham dự lễ Kumbh Mela kéo dài 45 ngày, tắm rửa để gột sạch tội lỗi. Con sông linh thiêng này ngày nay đang trở nên ô nhiễm trầm trọng khi tất cả những lễ nghi tôn giáo đều diễn ra ở đây. Những ngọn đồi thoai thoải ở Munnar, Kela được phủ một màu xanh lá mềm mại, mát mắt nhờ những đồn điền trồng chè do một người Scotland khai phá vào cuối thế kỉ 19. Trong Lễ hội Đèn trời Akash Deep Puja, những chiếc đèn lồng nhỏ xinh sẽ được treo trên những cây cột bên sông Hằng, với ý nghĩa dẫn đường cho người đã khuất. Ở đất nước mà Hindu giáo chiếm đa số như Ấn Độ, bò cái là loài vật linh thiêng cần được tôn trọng. Trong truyền thuyết, chúng là những sinh vật đã nuôi dưỡng người dân Ấn thuở sơ khai. Vì vậy, ăn thịt bò là một điều cấm kỵ và những con bò cái có thể nhởn nhơ đi lại, nghỉ ngơi ở bất cứ đâu, thậm chí là ngay giữa đường phố như thế này. Ảnh chụp tại Varanasi. Trong một đám cưới truyền thống theo đạo Jana, cô dâu sẽ đút cho chú rể. Đây chỉ là một trong nhiều tục lệ truyền thống của cặp vợ chồng mới cưới. Giáo lý của đạo Jana phần nào khá giống với Ấn giáo, nhưng độ phổ biến của nó thì không bằng. Một người phụ nữ ở Jaipur khoe ra bàn tay xăm đầy hoa văn bằng mực henna tinh xảo. Trào lưu thời trang henna trở lại gần đây đã có nguồn gốc từ 5000 năm trước, như một dấu hiệu để xua đuổi mà quỷ hay thông báo những tin tốt lành. Một người phụ nữ đang đứng ngoài ngôi đền thiêng Karni Mata thờ nữ thần chuột ở Deshnoke, Rajasthan. Ở đây nuôi dưỡng đến 20 nghìn chú chuột lớn nhỏ, trong đó có cả chuột bạch – những con được cho là hậu duệ thiêng liêng của nữ thần chuột Karni Mata. Loài chuột ở đây thường xuyên được người dân cho uống sữa thoải mái. Nhà nguyện Baha’I ở New Dehli, còn được biết đến với cái tên Đền Hoa sen, nhờ vào kiến trúc đặc biệt của nó. Khu vực tôn giáo hiện đại này rộng đến 11 hecta. Trên ảnh là những người Sikh đang cố gắng chạm đến chiếc rương vàng chứa bản sao cuốn sách thánh của họ, Guru Granth Sahib. Báu vật của người Sikh đang được đưa đến đền Sachkhand Sri Hazur Sahib ở Nanded, trong lễ kỉ niệm 300 năm thánh hiến của cuốn sách này. Trong suốt lễ hội thần Ganesh kéo dài 10 ngày ở Mumbai, những tín đồ sẽ đem bức tượng thần Ganesh đầu voi mình người xuống biển, hồ, sông để gột rửa và bày tỏ lòng thành. Trong Hindu giáo, thần Ganesh là biểu tượng cho sự thịnh vượng, giàu có và trí tuệ thông thái, hiểu biết rộng, rất được lòng chúng sinh. [...]... nhỏ xinh sẽ được treo trên những cây cột bên sông Hằng, với ý nghĩa dẫn đường cho người đã khuất Ở đất nước mà Hindu giáo chiếm đa số như Ấn Độ, bò cái là loài vật linh thiêng cần được tôn trọng Trong truyền thuyết, chúng là những sinh vật đã nuôi dưỡng người dân Ấn thuở sơ khai Vì vậy, ăn thịt bò là một điều cấm kỵ và những con bò cái có thể nhởn nhơ đi lại, nghỉ ngơi ở bất cứ đâu, thậm chí là ngay... Jana, cô dâu sẽ đút cho chú rể Đây chỉ là một trong nhiều tục lệ truyền thống của cặp vợ chồng mới cưới Giáo lý của đạo Jana phần nào khá giống với Ấn giáo, nhưng độ phổ biến của nó thì không bằng Một người phụ nữ ở Jaipur khoe ra bàn tay xăm đầy hoa văn bằng mực henna tinh xảo Trào lưu thời trang henna trở lại gần đây đã có nguồn gốc từ 5000 năm trước, như một dấu hiệu để xua đuổi mà quỷ hay thông .. .Ấn Độ miền đất hội chợ lễ hội Ăn uống Người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao thìa người Ấn Độ lại dùng tay Một nửa dân số Ấn Độ ăn chay cộng thêm... Yeudulich.vn Sưu tầm Huyền bí văn hóa Ấn Độ Tên tác gia 17 tháng 09, 2013 Kinh nghiệm du lịch Một đất nước đầy rẫy tập tục huyền bí đặc sắc Những người phụ nữ diện saris thêu hoa văn truyền thống rực... truyền thống Ấn Độ: dhoti dành cho nam sari dành cho nữ Hồi Môn Trái ngược với phong tục số quốc gia khác, hồi môn mà gia đình cô dâu phải đưa tới gia đình rể thực trạng xã hội tồn lâu Ấn Độ Chú rể

Ngày đăng: 02/10/2015, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w