1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Những giải đáp thú vị về nhím cảnh và cách chăm bé

21 815 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Chia sẻ những kinh nghiệm nuôi nhím cảnh thực tế đến các bạn đang có và sẽ có ý định chọn nuôi nhím cảnh làm thú cưng. Cùng nhau tìm hiểu đặc điểm xuất xứ và những tập tính vô cùng thú vị, đáng yêu của loài động vật ngộ nghĩnh này.

Trang 2

A – LỜI MỞ ĐẦU

Nhím cảnh là loài động vật ăn thịt bé nhỏ vô cùng đáng yêu và ngộ nghĩnh, chính vì vậy nhím cảnh ngày càng được nhiều người lựa chọn làm thú cưng và

đã trở thành một sinh vật cảnh rất được ưa chuộng

Thú cưng truyền thống của con người phải kể đến là chó và mèo, được con người ưa chuộng vì độ thông minh và lanh lợi của chúng Và hiện nay, chúng

ta có thể thấy một số sinh vật cảnh khác tuy không hoạt bát như chó mèo nhưng lại vô cùng xinh đẹp, đáng yêu và ít tốn thời gian chăm sóc hoặc chơi đùa như

cá, chuột hamster, chim, sóc, thỏ, … và nhím cảnh cũng được xem là một trong

số thú cảnh độc, lạ làm giới trẻ phải phát cuồng

Nhưng đối với vật nuôi nào cũng vậy, chúng ta phải có sự hiểu biết nhất định

về chúng mới có thể tạo ra một môi trường sống tốt và để người bạn này ở bên cạnh chúng ta được lâu dài Trong tự nhiên, tuổi thọ trung bình của nhím cảnh vào khoảng 3-4 năm, tuy nhiên có thể sẽ kéo dài hơn lên đến 6-7 năm trong điều kiện nuôi nhốt và chăm sóc của chúng ta

Cuốn sách “Những giải đáp thú vị về nhím cảnh và cách chăm sóc” gửi đến

bạn những chia sẻ về sự hiểu biết cơ bản nhất, cùng những kinh nghiệm nuôi nhím cảnh thực tế như trong cách phòng trị bệnh, cách xử lý khi các bé có những biểu hiện lạ và đặc biệt là hiểu thêm về tâm tư, tình cảm của những người bạn gai gốc này

Trang 3

B - NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT

CÁC GIỐNG NHÍM CẢNH

• Nguồn gốc của nhím cảnh

Nhím cảnh thuộc lớp động vật có vú, ăn tạp và sống về đêm, thuộc họ Erinaceinae, có quan hệ tổ tiên với loài chuột chù Chúng được tìm thấy ở nhiều nơi như châu Âu, châu Phi và châu Á Nhím cảnh ở châu Âu và châu Phi có cả lớp lông gai và lông tơ đặc trưng là màu nâu, trong khi lớp lông gai của nhím cảnh châu Á lại có nhiều màu và lớp lông tơ thì luôn là màu trắng

Bởi có nhiều màu sắc lạ mắt nên đa số nhím cảnh có nguồn gốc châu Á được

ưa chuộng nuôi làm thú cưng trong nhà

• Tên gọi và cách phân biệt các giống nhím cảnh châu Á

Ở Việt Nam có những giống nhím cảnh như sau:

- Nhím muối tiêu

Là giống phổ biến nhất, mỗi cọng lông gai có chân và chóp gai màu trắng, thân gai màu đen, nhìn vào cả bộ lông thấy lấm chấm như màu muối tiêu nên được gọi là nhím cảnh muối tiêu

Nhím cảnh muối tiêu có mõm, tai và mắt màu đen, bụng màu trắng hồng

bé trông giống như “bò sữa” vậy

Mắt thường màu đen, có khi màu nâu Màu da của bé có sự pha trộn giữa đen, nâu, có khi trắng hồng

Trang 4

- Nhím vàng cam

Nghe tên gọi chắc hẳn ai cũng đoán ra màu lông của bé nhím cảnh này rồi đúng không?! Và đúng như vậy, phần lông gai của bé có màu vàng cam, có khi là màu cam sẫm trông rất đẹp và lạ mắt

Mắt thường có màu hồng, đôi khi chuyển sang nâu hoặc đen Mõm, tai và bụng màu trắng hồng

- Nhím trắng

Quá dễ dàng để có thể nhận ra bé nhím cảnh trắng, bởi lớp lông gai của bé này

có màu trắng hoàn toàn, không hẳn là trắng tinh mà là trắng đục như sữa Mắt thì có màu hồng, mõm, tai và bụng có màu trắng hồng

Trang 5

CHƯƠNG 2 CHUỒNG NUÔI VÀ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT

• Chuồng nuôi cho nhím cảnh

Trước khi quyết định rước một bé nhím cảnh về nhà, bạn cần chuẩn bị nhà ở mới thật thoải mái cho bé Các bé nhím cảnh rất thích vận động, chạy nhảy xung quanh nên một không gian rộng và thoáng mát là điều rất quan trọng, chuồng nuôi phải có thông số tối thiểu 60 x 30 x 30 (cm) tương ứng với chiều dài x rộng x cao Có thể làm bằng mica, thủy tinh (sử dụng được lâu) hoặc bằng thùng giấy (dễ hư hỏng hơn)

Hình minh họa Chuồng phải được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ nhưng đặc biệt phải tránh tiếng ồn vì nhím cảnh là động vật sống về đêm, quen với không gian yên tĩnh, cần phải có thời gian dài để thích nghi với môi trường sống mới Nếu đặt chuồng nơi có nhiều tiếng ồn sẽ khiến các bé bị căng thẳng, sợ hãi quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

• Những vật dụng cần thiết cho nhím cảnh

Cần thiết nhất là chén thức ăn và bình nước uống Nước uống cho bé phải

được đựng trong bình nút bi như hình, là cách tốt nhất để bé không bị sặc nước mỗi khi uống Là vì lưỡi của bé cũng khá dài nên khi liếm nước uống sẽ khiến nước dễ dính lên mũi gây sặc và ngộp nước

Thứ hai là các vật liệu lót chuồng, nó có tác dụng giữ ấm cho bé khi trời lạnh,

bảo vệ đôi chân bé xíu của chúng và hút ẩm, khử mùi mỗi khi bé đi vệ sinh ra bên ngoài, giữ cho nơi ở của bé được sạch sẽ

Vật liệu lót chuồng tốt nhất là mùn cưa và cát mịn không có hóa chất, phẩm màu hay có mùi nồng nặc, vì sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của bé

Thứ ba, nhím cảnh là động vật sống trong bóng tối, sợ tiếng ồn nên rất hay đào

hang, trốn vào những ngóc ngách chỉ vừa đủ cơ thể nên bạn cần trang bị một

số vật dụng như nhà ngủ, hang đá nhỏ vào bên trong chuồng, các bé của bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn

60 cm

30 cm

Trang 6

Cuối cùng, nhím cảnh rất thích vận động, nên nếu bạn không có thời gian cho

bé ra ngoài chơi thì có thể trang bị cho bé một chiếc bánh xe (thường gọi là wheel) hoặc một số đồ chơi để bé bớt buồn chán

Trên đây chính là những vật dụng cần thiết cơ bản để nhím cảnh nhà bạn có một không gian tiện nghi và thoải mái Bạn cũng có thể trang trí thêm vài vật dụng mà bạn thích

• Có nên nuôi chung nhím cảnh với nhau trong cùng một chuồng

Nhím cảnh tuy là động vật bé nhỏ nhưng không sống thành bầy đàn như các loài động vật khác Trong tự nhiên, nhím cảnh sống riêng lẻ, chỉ khi đến mùa giao phối mới đi tìm kiếm bạn đời, sau đó lại quay về sống một mình Nhím cái sinh con và nuôi con đến khi các con có thể tự lập và lại trở về cuộc sống riêng

lẻ của chúng

Tuy nhiên, bạn có thể nuôi chung những bé nhím cái với nhau và chỉ nuôi chung nhím đực và nhím cái khi đến tuổi sinh sản Còn với các bé nhím đực thì tốt nhất không nên nuôi chung, vì bản năng tranh giành lãnh thổ của chúng rất cao,

sẽ cắn hoặc làm bị thương đối phương, đó là điều chúng ta không mong muốn

Trang 7

CHƯƠNG 3 CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TỪNG GIAI ĐOẠN

Nhím cảnh là loài động vật ăn tạp, nên có thể ăn thịt và rau củ quả các loại Trong tự nhiên, thức ăn của nhím cảnh là rau, quả rơi rụng xuống đất, một số loài côn trùng nhỏ như sâu, cào cào, kiến, mối, …

Còn khi nuôi làm thú cưng thì thức ăn của nhím cảnh là thức ăn hạt cho mèo hoặc cho chó nhưng cần thiết phải băm nhỏ vì răng hàm của nhím cảnh không

to và khỏe như chó, mèo Đây là loại thức ăn được chế biến có thành phần thịt

và rau củ quả nên rất tiện lợi cho bạn trong việc chăm sóc các bé nhím cảnh Điều đặc biệt ở nhím cảnh là hệ tiêu hóa không thể phân giải đường, nên tuyệt đối bạn không nên cho các bé uống sữa của người hoặc các thực phẩm có chứa đường như bánh, kẹo, nước ngọt,… vì sẽ làm cho bé khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy

và rất nguy hiểm tới tính mạng

Tuy nguồn thức ăn cho nhím cảnh đa dạng và có nhiều sự lựa chọn nhưng để các bé nhà bạn có sức khỏe tốt và tuổi thọ cao thì cần thiết ăn theo một chế dộ dinh dưỡng như sau:

Ăn ngày hai lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần khoảng 1-2 muỗng cà phê hạt thức ăn, tuy nhiên lượng thức ăn vào buổi tối nên nhiều hơn vì các bé thường ngủ ban ngày và thức ban đêm, quan trọng nhất là không được cho bé ăn thức

ăn thừa qua đêm Bạn có thể trộn vào thức ăn hạt của bé một ít sâu gạo gang vì đây là món ăn ưa thích của hầu hết các bé nhím cảnh, có tác dụng kích thích thèm ăn, tạo cảm giác ngon miệng Bạn cũng có thể mua sâu gạo sống cho bé nhưng không nên cho ăn quá nhiều tránh bệnh béo ảnh hưởng rất lớn tới tim mạch nói riêng và sức khỏe nói chung

Trong suốt quá trình nuôi, bạn cần bổ sung cho bé nhiều dưỡng chất khác để phát triển và tạo sức đề kháng cao bằng cách tập cho bé ăn thêm rau và củ như

cà rốt, khoai, … (phải nấu chín để đảm bảo vệ sinh) hoặc những loại trái cây chín như chuối, táo, lê, xoài, đu đủ, … Tuy nhiên tần suất ăn những thứ này chỉ được khoảng 1-2 lần/tuần, mỗi lần một ít để đổi mới khẩu vị cho bé thôi Nước uống là điều quan trọng đối với mọi sinh vật sống, nhím cảnh cũng không ngoại lệ, chúng cần được cung cấp đủ nước mỗi ngày và bạn phải chuẩn bị cho

bé nước lọc hoặc nước sôi để nguội vì hệ tiêu hóa của nhím cảnh rất kém, dễ bị tiêu chảy nếu như uống hoặc ăn phải thực phẩm không vệ sinh

Thỉnh thoảng bạn cũng cần cho bé uống một ít vitamin (dạng viên sủi cam khoảng 1 tháng/lần) để nâng cao sức đề kháng cho bé Có thể cho bé uống sữa tươi không đường, bạn nên cho bé uống khoảng 1-2 muỗng cà phê và khoảng tối đa 2 tuần/lần

Trang 8

• Đối với nhím cảnh còn nhỏ: bạn nên chịu khó cho bé ăn những thực

phẩm mềm như bột ăn dặm (không đường), ngâm hạt thức ăn trong nước

ấm hoặc nghiền nhỏ ra như bột Giai đoạn này bạn có thể cho bé ăn sâu gạo nhỏ còn sống vì sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé tốt hơn so với sâu gạo đã gang chín

• Đối với nhím cảnh trưởng thành: bạn có thể cho bé ăn thức ăn hạt của

mèo mà không cần băm (tuy nhiên nếu là thức ăn hạt cho chó thì vẫn phải băm vì vẫn còn to và cứng) Có thể bổ sung cho bé một ít sâu gạo lớn còn sống khoảng 1-2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 5-6 con

• Đối với nhím đực chuẩn bị cho sinh sản: Bạn cần giảm lượng tinh bột

trong thức ăn và tăng lượng chất đạm lên để các bé nhím đực được tích trữ một lượng protein tập trung cho sản xuất tinh trùng khỏe mạnh, có chất lượng

• Đối với nhím cái mang thai: khẩu phần thức ăn và nước uống cho các

mẹ nhím đang mang thai phải được tăng cường nhiều hơn bình thường, nhưng ngược lại với nhím đực là phải tăng hàm lượng tinh bột và giảm hàm lượng đạm xuống, trong đó sâu gạo cần được cho ăn nhiều hơn để đảm bảo bé có đủ sức khỏe để sinh sản và có đủ sữa để nuôi con, tránh trường hợp nhím mẹ bị kiệt sức sau khi sinh

Trang 9

CHƯƠNG 4 PHỐI GIỐNG SINH SẢN

• Bao lâu thì nhím cảnh có thể sinh sản?

Nhím cái trưởng thành và có khả năng sinh sản khi được 6 tháng tuổi, tuy nhiên không nên cho phối giống trong giai đoạn này vì các chuẩn bị về mặt thể chất cũng như tinh thần vẫn chưa đáp ứng được vai trò làm mẹ của chúng, nếu cho sinh sản trong lúc này có thể sẽ khiến nhím mẹ không đủ sức sinh con hoặc không nuôi con, nhím con sinh ra yếu ớt dễ chết, …

Lứa tuổi tốt nhất để phối giống cho nhím cái vào khoảng 1 năm tuổi trở đi Đối với con đực thì ít nhất phải đạt 4-6 tháng tuổi mới có thể hoàn thiện về mặt thể chất và chất lượng tinh trùng

• Dấu hiệu nhím cái mang thai

Biết được các bé có dấu hiệu mang thai để có thể chăm sóc bé được tốt hơn và tránh những điều đáng tiếc xảy ra Đa số nhím cái khi mang thai sẽ có những dấu hiệu:

- Ăn uống nhiều hơn bình thường và đi phân cũng nhiều

- Tính tình cáu gắt hơn, dễ xù gai và tránh xa các bé nhím đực

- Tuyến vú và vòng bụng của bé phát triển thấy rõ

- Chạy lung tung quanh chuồng, đào ổ và tìm tha một ít mùn cưa lót ổ để chuẩn bị cho kì sinh nở

- Bé ngủ nhiều hơn thường ngày

• Nhím cảnh mang thai trong bao lâu và sinh được bao nhiêu nhím

con

Thai kì của nhím cảnh chỉ kéo dài trung bình 35 ngày tùy theo mùa và kích thước nhím con trong bụng Trường hợp sớm nhất là 29 ngày và lâu nhất là 59 ngày

Thông thường nhím cảnh sinh từ 1-11 nhím con một lứa, tuy nhiên trung bình vào khoảng 3-5 nhím con

Chỉ nên cho nhím cảnh sinh từ 1-2 lần/năm để duy trì tuổi thọ của chúng

• Những lưu ý trong chăm sóc nhím cảnh sau khi sinh

Cũng như những loài động vật khác sau khi sinh, nhím cảnh có nhiều biến đổi

về tâm sinh lý, bao gồm bản năng làm mẹ và bảo vệ con của mình, do đó có một số lưu ý bạn cần phải biết để tránh xảy ra những điều đáng tiếc:

- Nhím cảnh có thị lực kém nhưng chiếc mũi rất nhạy, nên bạn không được dọn chuồng và tuyệt đối không được động đến hay chơi với nhím con

Trang 10

khi chúng chưa được 10 – 14 ngày tuổi Vì trong thời gian này, nhím mẹ rất nhạy cảm, nếu ngửi thấy mùi lạ (dù là mùi của bạn) thì đều cảm thấy không được an toàn

- Nếu bạn bế nhím con trong lúc này, nhím mẹ sẽ ngửi thấy mùi lạ từ cơ thể nhím con, chắc chắn nhím mẹ sẽ cắn chết nhím con đấy

Bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước đó để chào đón những

“thiên thần nhỏ” đáng yêu này nhé

• Nhím mẹ không nuôi con và hướng giải quyết

Tuy khi sinh con, tất cả các loài động vật đều có bản năng làm mẹ, nhưng đã

có nhiều trường hợp nhím mẹ không cho con bú hoặc thậm chí là cắn chết con mình Lý giải về trường hợp này, có thể do một số nguyên nhân sau:

- Nơi đặt chuồng không được thoải mái, có nhiều tiếng ồn hay bị động đến

ổ, … tất cả đều có thể gây cho nhím mẹ nhiều căng thẳng sau khi sinh

- Bé nhím nhà bạn chưa đủ tuổi làm mẹ

- Giao phối đồng huyết

- Có thể do nhím mẹ cảm nhận được sức khỏe của nhím con không đảm bảo, không có khả năng sinh tồn

Thông thường nhím mẹ sẽ cho con bú sau khi sinh 12 tiếng, vì khi sinh nhím

mẹ đã mất rất nhiều năng lượng, cơ thể sẽ rất mệt mỏi sau đó

Nếu bạn vẫn không thấy nhím mẹ có biểu hiện muốn nuôi con mình, hoặc sau khi sinh nhím mẹ đã mất thì nhất thiết phải tìm một mẹ nhím khác, nhưng tuyệt đối không được để mẹ nhím này phát hiện bạn để vào (thực hiện lúc nhím mẹ ngủ và không được dùng tay bế nhím con vì sẽ để lại mùi, nhím mẹ mới dễ dàng phát hiện được)

Trường hợp nếu không có nhím mẹ nào, bạn chỉ còn cách biến mình thành “mẹ” của các bé nhím đáng thương này Bạn nên đút cho các bé uống sữa dê, cừu nguyên chất không đường, (khoảng 2-3 tiếng/lần, mỗi lần một ít) không nên cho nhiều quá vì các bé sẽ dễ bị đầy hơi và khó tiêu Tuy cơ hội sống sót không cao nhưng vẫn có những trường hợp thành công

Trang 11

CHƯƠNG 5 NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI BỆNH PHỔ BIẾN

VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

• Ve rận kí sinh (Cách tắm gội cho nhím cảnh)

Ve rận kí sinh thường gặp phải ở những bé nhím cảnh không được chăm sóc

vệ sinh thường xuyên, hoặc khu vực chuồng nuôi không được dọn dẹp sạch sẽ, hoặc cũng có thể bị động vật khác lây sang Ve rận kí sinh sẽ gây ngứa ngáy khó chịu cho bé, làm bé còi cọc, biếng ăn, rụng lông

Dấu hiệu nhận biết

Bé gãy nhiều và khi nhìn vào bên trên da bé có những lớp da bong tróc hay những đốm trắng li ti (có thể di chuyển hoặc không) và cả những chấm nhỏ màu nâu đỏ

Cách tắm gội cho nhím cảnh

- Chọn tắm cho bé vào những ngày trời nóng nực nhất Đối với những bé còn nhỏ, bạn nên tắm bé bằng nước ấm Khi bé đã lớn và quen dần với việc tắm gội thì có thể dùng nước ở nhiệt độ bình thường (tuy nhiên nếu những ngày trời lạnh thì nên dùng nước ấm)

- Dùng bàn chảy đánh răng chảy nhẹ nhàng lên cơ thể bé, kết hợp với một

số xà phòng đặc trị ve rận dành riêng cho nhím cảnh (có thể mua ở các cửa hàng thú cưng) Không nên dùng xà phòng cho người hoặc cho những thú cưng khác, vì da bé rất nhạy cảm có thể gây dị ứng và ngứa ngáy nhiều hơn

Trang 12

- Xả lại nhẹ nhàng với nước sạch, chú ý không được để xà phòng hoặc nước bắn vào mũi và mắt bé, sẽ làm bé bị sặc và sợ hãi

- Sau khi tắm nên lau khô cho bé bằng khăn bông, không nên dùng máy sấy để sấy vì sẽ làm khô da bé, hơn nữa tiếng phát ra từ máy sấy sẽ làm

Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu sớm nhất của bệnh cảm lạnh là bốn chân bé bị lạnh, kèm theo hắc hơi,

sổ mũi (mũi bé ướt, có nước chảy ra), khò khè, lừ đừ (ngủ mê man) và biếng

ăn (dù bạn có đưa cho bé món bé thích nhất)

Biện pháp phòng ngừa

- Giữ chuồng luôn khô ráo và thoáng mát, những ngày lạnh nên tăng cường thêm vật liệu lót chuồng, có thể thắp bóng đèn khi nhiệt độ hạ xuống quá thấp Đặt chuồng nơi không có gió lùa vào

- Tuyệt đối không tắm bé vào những ngày lạnh, vì chỉ một con gió thoáng qua cũng có thể khiến bé bị cảm lạnh

- Khi phát hiện bé bị lạnh, phải dùng chăn hoặc khăn bông quấn quanh giữ

ấm cho bé, đồng thời tăng cường những thức ăn dễ tiêu, thức ăn được hâm nóng, cung cấp vitamin để bé chống lại vi khuẩn gây bệnh

Biện pháp chữa trị

Khi bé nhà bạn đã mắc bệnh, bạn hãy cho bé uống siro cảm cúm dành cho trẻ

em (ở các hiệu thuốc tây) với liều lượng 1ml thuốc trong 10ml nước ấm cho một ngày Có thể đổ vào bình nước của bé để bé tự uống hoặc đút bé bằng lọ thuốc nhỏ mắt và không được dùng quá ba ngày

Nếu qua ba ngày bé vẫn chưa có dấu hiệu giảm thì bạn hãy mang bé đến bác sĩ thú y để kịp thời chữa trị

Ngày đăng: 19/01/2018, 00:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w