- Tháng 8-1997, Viện Công nghệ Linkôping Thụy Điển đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàncục", được tổ chức để tôn vinh GS Hoàng Tụy, "người đã có
Trang 2VÀI NÉT VỀ GS HOÀNG TỤY
- Sinh năm 1927 tại Quảng Nam
- Tháng 5-1946, đỗ kỳ thi tú tài phần một và bốn tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế Ông theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở, sau đó được mời dạy toán tại trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V
- Năm 1951, theo học Trường khoa học do Lê Văn Thiêm phụ trách
- Năm 1954, bắt đầu dạy toán tại Trường đại học Khoa học, sau là Đại học Tổng hợp Hà Nội
- Tháng 3-1959, trở thành một trong hai người VN đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán - lý tại Đại học
Lomonosov ở Matxcơva, Liên Xô
- Từ năm 1961-1968, là chủ nhiệm khoa toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội, là viện trưởng Viện Toán học VN từ năm 1980-1989
- Năm 1964, phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" (Tuys cut), vàđược coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: lý thuyết tối ưu toàn cục
- Tháng 8-1997, Viện Công nghệ Linkôping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàncục", được tổ chức để tôn vinh GS Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và qui hoạch toán học tổng quát", nhân dịp ông tròn 70 tuổi
- Tháng 12-2007, một hội nghị quốc tế về "Qui hoạch không lồi" được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên
phong của GS Hoàng Tụy cho lĩnh vực này nói riêng, và cho ngành tối ưu toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi
Ông là tổng biên tập của 2 tạp chí toán học tại Việt Nam 1990), ủy viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế
(1980 Ông có trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế
về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học
- Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I
2
Trang 3NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VỀ CÁC NHÀ TOÁN HỌC
NEWTON
1 Có người hỏi Newton:
-Thưa ông, muốn hình thành 1 phát minh khoa học có cần nhiều thời gian lắm ko?-Ko! Đối với tôi rất dễ dàng! Có điều là trước đó, tôi phải suy nghĩ rất lâu!
2.Một hôm trước khi ra phố, Newton treo 1 cái biển nhỏ trước nhà có ghi dòng chữ:
"Bạn nào đến thăm tôi, xin hãy đợi, 5h chiều tôi sẽ về"Lúc 4h, Newton trở về Đọc xong dòng chữ trên, ông bỏ đi và tự nhủ: ta phải đi 1 lát nữa, chủ nhà bảo đến 5h ông
ta mới về kia mà! Lúc đó, ta sẽ trở lại !
EUCLIDE
Có 1 lần, sau khi giảng về phân số, thầy giáo hỏi Ơclít:
- Nếu có người đưa cho em 2 quả táo to bằng nhau, 1 quả nguyên và 1 quả đã bổ làm đôi Người đó bảo em hãy chọn 1 phần, hoặc là quả táo nguyên, hoặc là quả táo đã bổ
ra làm đôi, em chọn phần nào?
Ơclít trả lời:
-Thưa thầy em sẽ chọn quả táo đã bổ ra làm đôi ạ!
Thầy ngạc nhiên hỏi lại:
-Thế em ko biết 2 nửa quả táo cũng chỉ bằng 1 quả táo thôi hay sao?
Ơclít nhanh trí đáp lại:
-Thưa thầy, cũng bằng nhau nhưng em lấy 2 nửa quả táo vì biết đâu quả táo nguyên
đã chẳng bị sâu đục khoét ở trong!
DUPON
Morixơ Đuypông mắc tính đãng trí Có 1 lần, ông viết thư cho bạn:
-"Bạn thân mến, hôm trước về thăm anh, tôi để quên cái gậy chống ở nhà anh Khi nào có người lên nhờ anh chuyển nó giúp tôi nhé!"
Đang lúc dán phong bì, ông nhìn thấy chiếc gậy dựng ở góc phòng Ông bèn giở phong bì ra và viết thêm:
-"Tôi đã tìm thấy cái gậy ở nhà tôi rồi Anh đừng bận tâm nữa nhé!"
Sau đó, Đuypông lại cho thư vào phong bì, dán lại và gửi đi
POINCARÉ
Tại một hội nghị khoa học, Einstein gặp Poincaré và nói: “Ngày xưa tôi muốn theo đường làm Toán nhưng rồi phải bỏ Vì giữa những điều đúng chứng minh được, tôi không biết điều nào quan trọng.” Poincaré trả lời: “Còn tôi thì ngày xưa muốn theo Vật lý nhưng sau phải bỏ Vì trong những điều cho là quan trọng, tôi không biết điều nào đúng.”
1 Một nhà toán học và một anh kỹ sư tham gia một buổi nói chuyện về hình học trong không gian 13 chiều
Sau buổi nói chuyện, nhà toán học hỏi anh kỹ sư : "Anh cảm thấy thế nào ?"
Anh kỹ sư trả lời : "Tôi không thể hiểu nổi làm sao anh có thể cảm nhận được hình ảnh trong không gian 13 chiều !"
Nhà toán học trả lời : "Không khó lắm đâu Tôi chỉ cần hình dung nó trong không gian N chiều bất kỳ rồi cho N = 13"
Trang 42 Có 2 nguời bạn đang đi chơi trên khinh khí cầu (KKC), họ bị lạc hướng nên phải
hạ thấp xuống để hỏi đường Khi thấy một anh ở dưới, một người hỏi : "chúng tôi đang ở đâu đấy?" Anh chàng dưới đất trả lời: "Các anh đang ở trên một cái KKC" Người trên KKC hỏi tiếp: "Anh là dân Toán à?" "Đúng rồi"
Nguời bạn kia ngạc nhiên hỏi: "Sao anh biết người ta là dân toán?" Anh bạn này bảo: "Thì đấy, họ trả lời bao giờ cũng rất chính xác, nhưng lại không giúp được gì cả!''
3 Một chủ doanh nghiệp đi về quê chơi cùng 1 người bạn là dân toán Họ thấy một
đàn bò rất lớn trên một đồng cỏ Anh doanh nghiệp nói:'' nhiều bò quá, tôi chưa bao giờ thấy nhiều thế này, có lẽ phải hàng nghìn con'' Anh bạn toán học trả lời : '' Đúng đấy, có cả thẩy 2428 con'' ''Trời, làm sao mà anh lại đếm được nhanh thế? anh chủ
DN hỏi Anh toán học trả lời:'' À, tôi đếm tất cả chân rồi chia cho 4 là xong''
4 Có 2 anh bạn là thầy giáo toán đang ngồi uống bia Khi đã ngà ngà, thầy thứ nhất
x mũ ba chia ba và nói: ''Vâng, em nhớ rồi''
Lát sau anh kia vào, anh thứ hai mới nói ''để tớ thử gọi cô phục vụ ra và hỏi một câu
về toán nhé'' Anh thứ nhất đồng ý Khi cô phục vụ được hỏi ''tích phân của x bình phương là bao nhiêu?'' Cô đã trả lời chính xác: bằng x mũ ba chia ba Sau khi bước đi
cô còn quay lại nguýt anh thứ hai : ''anh còn thiếu hằng số C đấy nhá !''
5 Có một thầy giáo toán và một anh kỹ sư cùng tham gia một trò chơi Họ được đưa
vào một hội trường trống và được xếp đứng ở một đầu Đầu kia xuất hiện một cô gái đẹp Người chủ trò dặn: mỗi khi các anh nghe thấy một tiếng bíp thì được chạy về phía cô gái, nhưng chỉ được 1/2 quãng đường thôi
Sau đó có tiếng bíp phát ra, rồi tiếng nữa, tiếng nữa Anh kỹ sư chạy dần về phía cô gái, còn anh toán thì vẫn ngồi Người chủ trò hỏi anh toán: "Tại sao anh không
chạy?" "Bởi vì tôi biết trước là chẳng bao giờ đến được đích cả", anh ta trả lời
Khi được hỏi, anh kỹ sư trả lời: Bởi vì tôi biết rằng, sau một số hữu hạn tiếng bíp, tối
sẽ tiến được tới cô gái đó với khoảng cách đủ nhỏ
6 Khi nhìn thấy một phương trình, nhà Cơ khí sẽ lập tức liên tưởng phương trình với
thực tế, nhà Vật lý thì ngược lại, so sánh thực tế với phương trình này Còn nhà Toánhọc thì ngắm nhìn và nói: "rất đẹp"
7 Một ngày kia, chủ trang trại cho gọi các nhà khoa học: nhà Cơ khí, nhà Vật lý học
và nhà Toán học, và hỏi họ về cách rào quanh trang trại: dùng ít nhất số lượng rào chắn để rào xung quanh một khu có diện tích lớn nhất có thể được
Nhà Cơ khí thực hiện rào xung quanh một vòng tròn và tuyên bố rằng anh ta đã thiết
kế được một cách có hiệu quả nhất
Nhà Vật lý thì thực hiện rào theo một đường dài, thẳng với giả thiết đặt ra: "Giả sử
4
Trang 5hàng rào của chúng ta là dài vô hạn " và như thế ta sẽ rào được một nửa Trái đất Tất nhiên, không còn cách nào lại có hiệu quả hơn thế - nhà Vật lý tuyên bố một cáchrất tự tin Nhà Toán học cười lớn Anh ta xây dựng một hàng rào nhỏ xung quanh mình và nói: "Tôi đã chỉ ra một cách thực hiện tốt nhất, như thế tất cả phần diện tích trên Trái đất sẽ được rào trừ chỗ tôi đứng"
Bài 8: Tình
Tình đâu là căn thức bậc hai
Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu
Em phải nhớ tình yêu là góc số
Mà hai ta là những kẻ chứng minh
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình
Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc
Em mĩm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh xinh cực đại
Em khó hiểu thì tôi đành vô giải
Bài toán giải bằng phương pháp tương giao
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến
Chưa thân nhau mà đã thấy so le
Trót yêu rồi công thức có cần chi
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói tôi càng tăng tốc độ
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu
Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản
Bài 9: Tôi và em
Tôi và em tính tình hơi đồng dạng
Sống bên nhau chắc tĩ số cân bằng
Tôi xin thề không biện luận cao xa
Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng
Tôi có thể chứng minh là rất đúng
Vì tình tôi như hàng điểm điều hòa
Nếu bình phương tôi lại rút căn ra
Cũng chẳng khác điều năm trong quĩ tích
Tôi yêu em với một tình yêu cố định
Tìm chu kỳ cho hàm số tuần hoàn
Dùng định lý thay ngàn câu ước hẹn
Trang 6Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyênGiải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em
Tìm toạ độ trong tình yêu toán học
Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quĩ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoànQuanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giácAnh không muốn cuộc đời đầy Sin CosSống khép tròn trong cộng trừ nhân chiaCạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễnSống yên bình vào vòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là căn thức bậc hai
Bài 10: Em và toán học
Em gái ơi đừng ghét môn toán
Hãy lại đây ta cùng nhau học toán
Lại gần đây hai ta ngồi xích lại
Bài toán nào ta giải mà chả ra
Tay trái cầm chiếc compa
Tay phải cầm thước đi ra đi vào
Lấy hơi em nói thì thào
Rằng học như thế không vào đúng thôiĐạo hàm ai lại nhân đôi
Tích phân trở lai nó dôi ra liền
Giới hạn thí nhớ lấy biên
Tích phân xác định trong miền không gian
Cần xem xét dấu mới nên nhân vào
Em giống như một đao hàm chưa giải
Để cho anh phải mò mẫm tích phân
Thân hình em một hàm số bình phươngNhững uốn cong vô cùng kỳ diệu
6
Trang 7Bài 11: Em nói em yêu
Em nói em yêu những đường tròn
Ngàn đời không tính được số pi
Hơn nữa đường tròn luôn hoàn hảo
Anh bảo tròn trịa để làm chi?
Em nói em yêu toán dựng hình
Tuần tự các bước đúng như in
Anh nói cuộc sống không cần thế
Mà cần những bài toán chứng minh
Em nói em yêu những phương trình
Cân bằng, sóng gió chẳng rung rinh
Anh bảo cũng cần bất đẳng thức
Để thấy giá trị của phương trình
Em nói em yêu tuổi chúng mình
Hai đứa chung nhau một niềm tin
Anh bảo bây giờ em mới đúng
Anh với em, chung một chữ tình
Bài 12: Nỗi buồn
Nếu em là hăng đẳng thức,
Anh sẽ là một phương trình
Mà kết luận bắt anh phải chứng minh
Từ giả thiết là thương và nhớ
Đôi môi em như đường cong ngoại tiếpCặp mắt buồn tiếp tuyến dưới hàng miTình yêu kia như muôn vàn ẩn số
Để lòng anh ôm nỗi buồn vô cực
Bài 13: Nghiệm của đời anh
Lối vào tim em như một đường hàm sốUốn vòng vèo như đồ thị hàm sin
Anh tìm vào tọa độ trái tim
Mở khoảng nghiệm có tình em trong đó
Ôi mắt em phương trình để ngỏ
Rèm mi mịn màng nghiêng một góc anphaMái tóc em dài như định lí Bunhia
Và môi em đường tròn hàm số cos
Xin em đừng bảo anh là ngốc
Sinh nhật em anh tặng trái cầu xoay
Và đêm Noel hình chóp cụt trên tay
Anh giận em cả con tim thổc thức
Mãi em ơi phương trình không mẫu mực
Em là nghiệm duy nhất của đời anh
Trang 9Có những người không thích Toán cho mấy, nên đã phán rằng Toán Học là khô khan, vì những đẳng thức, phương trình gồm toàn những ký hiệu cộng trừ nhân chia , thậm chí có cả những ký hiệu " , $ , cùng những số và chữ cái a, b, c, x, y, z, a , b , d , e ,
l , m ; ngoài ra có những danh từ kỹ thuật, nếu không học Toán,thì không biết đến, như " Nhóm ", " Vòng " " Thân ", " Không gian vectơ ", " Độc lập tuyến tính " Có lẽ vì vậy mà những người yêuToán lại đặt ra những bài thơ nhí nhảnh để giới thiệu những bài toán vui, hay để tỏ con tim của họ cũng rung động " không biết mấy chu kỳ " trước một sắc đẹp, trước một bài văn hay, trước một câu thơ tuyệt tác Những bài Toán Thơ, Thơ Toán trong dân gian và những tác phẩm của những người yêu Toán đã chứng minh điều đó Thơ Toán trong dân gian, cũng như Ca Dao, Tục Ngữ là những bài, những câu thơ tuyệt tác, khó mà trau chuốt lại được, nếu không muốn mất đi tính chất bình dân và độc đáo của chúng Cũng như Ca Dao, Tục Ngữ, Thơ Toán Bình Dân đã trải qua thời gian, từ thế hệ nầy qua thế hệ khác; đã trải qua không gian, từ miền nầy qua miền khác, nên đã được dân gian sửa chữa
để biến thành kiệt tác bất hủ mà truyền lại cho đời sau Vì vậy Thơ Toán cũng như Ca Dao, Tục Ngữ không có tác giả, mà tác giả
là toàn thể đại chúng của các thế hệ trước
Chúng ta hãy nghe một câu Đố Ca Dao :
Mặt em phương tượng chữ điền,
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài
Lòng em có đất, có trời,
Có câu nhân nghĩa, có lời hiếu trung
Dù khi quân tử có dùng,
Thì em sẽ ngỏ tấm lòng cho xem
Tục Ngữ - Phong Dao Nguyễn Văn Ngọc (Đáp : Cuốn Sách)
Và một bài thơ Toán Dân Gian, cũng là một câu Đố Ca Dao nhí nhảnh :
Yêu nhau cau sáu bổ ba,
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Mỗi người một miếng trăm người,
Có mười bảy quả hỏi người ghét yêu
Nguyễn Trọng Báu - (Giai thoại chữ và nghĩa)
(Ý bài toán : Có tất cả 17 quả cau được chia ra làm hai phần Mỗi quả trong phần thứ nhất được bổ ra làm 3 miếng Mỗi quả trong phần thứ hai được
bổ ra làm 10 miếng Có tất cả 100 người, mỗi người chỉ ăn một miếng Hỏi có mấy người ăn được cau bổ ba, mấy người ăn được cau bổ mười.)
Trang 10(Đáp : 30 người ăn cau bổ ba, 70 người ăn cau bổ mười).
Trong bài viết nầy, tôi chỉ cho đáp số, mà không cho lời giải, cách giải, vì thấy nó vô duyên, không hợp với đề tài chính là Thơ Toán trong Dân Gian Chúng ta tiếp tục với những bài Thơ Toán Dân Gian tinh nghịch, trào lộng và đôi khi cả trử tình
Một câu Ca Dao nói một chàng trai tỏ tình Lời rất bâng quơ,
hư hư thực thực
Đường đi thì thật là xa,
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười tám đôi mươi,
Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình
Nếu cô nàng ưng ý, thì e lệ thưa :
Anh đà có vợ con chưa ?
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào
Mẹ già anh ở nơi nao ?
Để em tìm vào hầu hạ thay anh
Chẳng tham nhà ngói rung rinh,
Tham về một nỗi anh xinh miệng cười
Miệng cười anh đáng mấy mươi,
Chân đi đáng nén, miệng cười đáng trăm
Nhưng nếu cô nàng không vừa ý, thì đanh đá, giễu cợt để tỏ khéo sự
từ chối của mình :
Bao giờ cho chuối có cành,Cho sung có nụ, cho hành có hoa (1)
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,
Sáo đẻ dưới nước thì ta theo mình
Văn Học Việt Nam Phạm Văn Diêu (Tân Việt Sàigòn 1960)
(1) Thật ra, cây hành để già thì có hoa
Hay cô nàng có thể cắc cớ, ra một bài Thơ Toán :
Em là con gái nhà nghèo,
Mẹ cha chết hết, nằm queo một mình
Nhà em vách lá lợp mành,
Trời mưa nhà dột, ướt mình loi ngoi
Láng giềng có kẻ sang chơi,
Thương tình mới rủ mọi người giúp không
Xây lầu, hồ nước, vườn bông,
Muối dưa sá quản miễn lòng thảo thơm
Ba người ăn một bát cơm,
Bốn người ăn đĩa mắm thơm muối cà
10
Trang 11Bát đĩa em đã dọn ra,
Ba trăm một cái, làm nhà mấy ông ?
Tiếng chàng ăn học đã thông,
Nếu mà đáp trúng, em xin theo không chàng về
Kiến Thức Ngày Nay 1997
Bài Toán Dân Gian rất hay về mặt văn chương, cũng như về mặt ý thức, không kém câu Ca Dao trên Bài rất nhí nhảnh buộc người muốn giải phải suy nghĩ nhiều
(Ý bài toán : Có một số người xây nhà Cứ ba người ăn một bát cơm và cứ bốnngười ăn một đĩa mắm Số bát đĩa cả thảy là 301 cái Hỏi có tất cả mấy người xây nhà) (Đáp : 516 người)
Một câu Đố Ca Dao :
Hai anh mà ở hai buồng,
Không ai hỏi đến, ra tuồng cấm cung
Đêm thời đóng cửa gài chông,
Ngày thời mở cửa lại trông ra ngoài
Tục Ngữ - Phong Dao Nguyễn Văn Ngọc (Đáp : Hai con mắt)
Một câu Thơ Toán :
Trâu đứng ăn năm
Trâu nằm ăn ba
Ngô nghê như điếc
Bài toán không khó 3 ẩn số phải có 3 điều kiện độc lập Phần nhiều 3 điều
Trang 12kiện độc lập được dựng bởi 3 phương trình độc lập Cái " Ngô nghê như điếc " ở đây là chỉ có 2 điều độc lập có thể dựng bởi 2 phương trình độc lập, còn điều kiện thứ ba không phải là một phương trình mà là số
nguyên dương mà nhiều người không để ý đến (Ý bài toán : Có một trămcon trâu ăn hết một trăm bó cỏ Mỗi con trâu đứng ăn đưọc năm bó Mỗi con trâu nằm ăn được ba bó và ba con trâu già thì chia nhau chỉ ăn đưọc một bó Hỏi có bao nhiêu con trâu đứng, bao nhiêu con trâu nằm và bao nhiêu con trâu già).(Đáp : 4 trâu đứng, 18 trâu nằm, 78 trâu già; hay 8 trâu đứng, 11 trâu nằm, 81 trâu già; hay 12 trâu đứng, 4 trâu nằm, 84 trâu già )
Hay :
Mùa xuân nghe tiếng trống thì thùng,
Người ùa vây kín cả đình đông
Tranh nhau đánh đấm đòi mâm lớn,
Tiên chỉ hò la để chỗ ông
Bốn người một cỗ thừa một cỗ,
Ba người một cỗ bốn người không
Ngoài đình chè chén bao người nhỉ,
Tính thử xem rằng có mấy ông ?
Nguyễn Trọng Báu - (Giai thoại chữ và nghĩa)
(Ý bài toán : Đề bài thơ đã rõ)
Phượng hoàng hà thiểu, điểu hà đa
Thực tận nhân gian thiên vạn thạch
Một con, một con, lại một con
Ba bốn, năm sáu, bảy tám con
Phượng Hoàng sao ít, Sẻ sao nhiều
Ăn của nhân gian nghìn vạn hộc
Nguyễn Trọng Báu - (Giai thoại chữ và nghĩa)
(Ý bài toán : Có một bức tranh thêu 100 chim Sẻ và một con Phượng Hoàng Vua Trung Quốc truyền Sứ Việt đặt toán ra mà tính cho được số 100 chim
12
Trang 13Tam nhân đồng hành thất thập hy,
Ngũ thụ mai hoa trấp nhất chi,
Thất tử đào viên thu bán nguyệt,
Cọng (cộng) trừ bách linh ngũ, định vi kỳ
Tạm dịch :
Ba người cùng đi đường, thì vui gấp bảy mươi lần,
Năm cây hoa Mai có hai mươi mốt nhánh,
Bảy chàng dạo chơi vườn Đào vào giữa tháng của mùa Thu,
Thêm hay bớt một trăm lẻ năm để định đáp số
Tôi để hai chữ " Tôn Tử " trong dấu ngoặc kép, vì tôi không có tài liệu nào trong tay để quyết đoán bài thơ " Điểm Binh " trên là của Tôn Tử
(Ý bài nầy là " Tôn Tử " biết chừng chừng số binh của mình Muốn biết số binh chính xác, thì :
- Làm dấu hiệu thứ nhất - như phất một lần cây cờ - thì cứ 3 người lính đứng lại thành một nhóm, số lính còn lại không lập được một nhóm là 0,
1 hoặc 2 người ; số nầy sẽ nhân với 70
- Làm dấu hiệu thứ hai, thì cứ 5 người lính đứng lại thành một nhóm, số lính còn lại không lập được một nhóm là 0, 1, 2, 3 hoặc 4 người ; số nầy
sẽ nhân cho 21
- Làm dấu hiệu thứ ba, thì cứ 7 người lính đứng lại thành một nhóm, số lính còn lại không lập được một nhóm là 0, 1, 2, 3, 4, 5 hoặc 6 người ; số nầy sẽ nhân cho 15
Cọng tất cả 3 số vừa được nhân ở trên, và nếu cần thì cọng thêm, hoặc trừ ra 105, để được số binh chính xác.)
Ví dụ : Số binh là 437, và " Tôn Tử " biết chừng chừng là khoảng 400
- Nếu sắp 3 người thành một nhóm, thì lẻ ra 2 người,
- Nếu sắp 5 người thành một nhóm, thì lẻ ra 2 người,
- Nếu sắp 7 người thành một nhóm, thì lẻ ra 3 người
Và : (2 x 70) + (2 x 21) + (3 x 15) + 105 + 105 = (140 + 42 + 45) + 210 =
227 + 210 = 437
Cái hay ở đây là chỉ dùng có 3 động tác đơn sơ và chỉ trong vài ba phút mà " Tôn Tử " đã biết được số binh chính xác của mình
Trang 14Chuyện bài toán trên là Phép Chia Euclide (1) về Số Học trong Tập Hợp Số Nguyên Z Vậy ta có thể thay những số 3, 5, 7; 70, 21, 15; 105, trên, bằng những nhóm số khác như 2, 3, 5; 15, 10, 6; 30; hay 3, 5, 11; 55, 66, 45; 165 ;vân vân, nhưng theo tôi nhóm số 3, 5, 7; 70, 21, 15; 105 trên vẫn đơn giản hơn nhiều.
Ví dụ với nhóm số 2, 3, 5; 15, 10, 6; 30 :
Cũng lấy số binh trên 437
- Nếu xếp 2 người thành một nhóm, thì lẻ ra 1 người,
- Nếu xếp 3 người thành một nhóm, thì lẻ ra 2 người,
- Nếu xếp 5 người thành một nhóm, thì lẻ ra 2 người
Và (1 x 15) + (2 x 10) + (2 x 6) + (13 x 30) = (15 + 20 + 12) + 390 = 47 +
390 = 437
Ở đây 47 phải cọng thêm 13 lần 30, (13 x 30 = 390)
Và bài thơ " Điểm Binh " có thể như sau (do tôi dựa vào bài trên mà đặt ra) :Song phi đồng hành thập ngũ hy,
Tam thụ mai hoa hữu thập chi,
Ngũ tử đào viên du lục nguyệt,
Cọng, trừ tam thập định vi kỳ
Dịch :
Vợ chồng cùng đi với nhau, thì vui mười lăm lần hơn,
Ba cây hoa Mai có mười nhánh,
Năm chàng dạo chơi vườn Đào vào tháng sáu,
Thêm hay bớt ba mươi để định đáp số
Hay với nhóm số 3, 5, 11; 55, 66, 45; 165 :
Cũng lấy số binh trên 437
- Nếu xếp 3 người thành một nhóm, thì lẻ ra 2 người,
- Nếu xếp 5 người thành một nhóm, thì lẻ ra 2 người,
- Nếu xếp 11 người thành một nhóm, thì lẻ ra 8 người
(1) : Theo một số nhà Toán Học hiện đại Euclide (Εὐκλείδη) la? tên một nhóm Toán Học gia ở Alexandrie, vào khoảng năm 300 trước Công
Nguyên, cũng như Nicolas Bourbaki là tên của nhóm Toán Học gia nguời Pháp lập tại Besse-et-Saint-Anastaise (Besse-en-Chandesse) vào năm
14
Trang 15Đây chỉ là một vài bài Thơ Toán Dân Gian, tất nhiên còn cả hàng trăm hàng ngàn bài khác Ngoài ra còn có những người dùng danh từ Toán Học để làm thơ Trong những bài dưới đây, tôi viết đậm những danh từ Toán Học để nhận thấy rõ ràng
Phương trình nào đưa ta về chung lối
Định lý nào sao vẫn mãi ngăn đôi
Biến số yêu nên tình mãi hai nơi
Điểm vô cực làm sao ta gặp được
Chuyện là có một đàn anh tên " Khiết " (có lẽ là bút hiệu) học cùng trường đã " si " một " O " cùng lớp tên " Cầm " (Cầm 琴 nghĩa là Đàn trong tiếng Việt) đã dùng danh từ Toán Học làm bài thơ rất trữ tình :
Tình Toán Pháp
Hởi Đàn (1) ơi ! quỹ tích của âm thanh,
Thuở song song trong khung cảnh bình hành (2),
Trong không gian đồng quy âu yếm hẹn
Hai ta là một đẳng thức e thẹn,
Sống bên nhau hai vế một phương trình,
Đợi ngày anh sung sướng chứng minh,
Anh nhớ em muôn đời làm định lý
Phần phản đề, xin em đừng đãng trí (3),
Lại gần đây dù một ép-xi-lon (epsilon) (4)
Ở bên kia giới hạn anh buồn,
Anh thường liên tục nói luôn,
Số em âm, em ngại gì vô tỷ (5),
Cực (6) lòng anh là một kẻ tình si,
Tim anh rung không biết mấy chu kỳ
Yết-Khanh (lái lại thành Anh Khiết)
(1) rất tế nhị, không muốn gọi thẳng tên Cầm mà chỉ gọi Đàn, cho khỏi đường đột
Trang 16Tình Hoa Toán
Ai định nghĩa được lệ hoa man mát,
Xoay chiều nào cho thuận mới tình ta
Biên thiên gì để hiểu cảnh bao la,
Để giải đáp phương trình ai vương vấn
Ở toạ độ, đừng cho hoa chất lớp,
Hãy xoay chiều cho hoa đẹp muôn phương
Hãy đồng quy đôi má màu hường,
Hãy rút gọn đừng triệt tiêu, hoa nhé !
Hoa với tóc là hai đường giao tuyến,
Môi mỉm cười, em vẽ một cung vui
Đường về xa, vô tận lắm bùi ngùi,
Không gian đấy, thời gian đây chấn động
Kết hợp lấy để anh đừng vỡ mộng,
Em mơ màng, tung độ biến thiên anh
Hỗn hợp đi bao giấc mộng an lành,
Tình vô nghiệm là tình hoa bất diệt
Bạn còn cho những người yêu Toán Học là " khô khan " nữa chăng ?
Bài 1: Tình Yêu và toán học
Ánh xạ cuộc đời đưa anh đến với em
Qua những lang thang trăm nghìn toạ độ
Em số ảo ẩn mình sau số mũ
Phép khai căn em biến hoá khôn lường
Ôi cuộc đời đâu như dạng toàn phương
Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
Bao biến số cho một đời nông nổi
Phép nội suy từ chối mọi lối mòn
Có lúc gần còn chút Epsilon
Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
Anh muốn thả hồn mình qua giới hạn
Lại chìm vơi cạn mãi giữa phương trình
Tình yêu là định lý khó chứng minh
Hai hệ tiên đề chênh vênh xa lạ
Bao lô gic như giận hờn dập xoá
Vẫn hiện lên một đáp số cuối cùng
Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
phép chiếu tình yêu nhiều khi đổi hướng
Lời giải đẹp đôi luc do lầm tưởng
Ôi khó thay khi cuộc sống đa chiều
Bao chu kỳ, bao đợt sóng tình yêu
Anh khắc khoải cơn thuỷ triều cực đại
Em vẫn đó bờ nguyên hàm khờ dại
Nơi trái tim anh,
em mãi mãi là hằng số vô biên
16
Trang 17Bài 2: Bài toán tình
Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quĩ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giácAnh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos
Sống khép tròn trong cộng trừ nhân chiaCạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn
Sống yên bình vào vòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là căn thức bậc hai
Bài 3: Anh tìm em
Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo
Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích
Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,Tính không ra phương chính của cấp thang.Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm
Bài 4: Tìm em
Phương trình nào đưa ta về chung lối
Định lý nào sao vẫn mãi ngăn đôi
Biến số yêu nên tình mãi hai nơi
Điểm vô cực làm sao ta gặp được
Đạo hàm kia có nào đâu nghiệm trước
Để lũy thừa chẳng gom lại tình thơ
Gia tốc kia chưa đủ vẫn phải chờ
Đường giao tiếp may ra còn gặp gỡ
Nhưng em ơi! Góc độ yêu quá nhỏ !
Nên vẫn hoài không chứa đủ tình ta