* Ý nghĩa : Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lư
Trang 1CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ - TRƯỜNG THPT SỐP CỘP ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN
LÃNH THỔ TỔ QUỐC (1973-1975)
- 2
tiết-A NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm”, tạo thế và lực
và tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam
* Âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
- Ngày 29/3/1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta, nhưng Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn
- Chính quyền Sài Gòn phá Hiệp định Pari, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng của ta
* Cuộc chiến đấu của quân và dân ta:
- Từ cuối năm 1973, quân ta kiên quyết đánh trả địch, chủ động mở những cuộc tiến công tại những căn cứ xuất phát của chúng
- Cuối 1974 – đầu 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi vang dội ở Phước Long (6/1/1975)
- Chiến thắng Phước Long thấy rõ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của ta, sự suy yếu bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế
- Tại các vùng giải phóng, nhân dân ta tích cực sản xuất, tăng nguồn dự trữ cho cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam
II Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
1 Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam
thay đổi có lợi cho cách mạng
- Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976.
-Nhưng nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ” và nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”, để bớt thiệt hại về
người và của
2 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
a Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975)
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng mà ta và địch cố nắm giữ Nhưng
do nhận định sai hướng tiến công của ta, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng Bộ Chính trị quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975
- Sau khi đánh nghi binh ở Pleiku, Kontum, 10/3/1975, ta tiến công và giải phóng buôn Mê Thuột Ngày 12-03, địch phản công chiếm lại nhưng không thành
- Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt
- Ngày 24/03/1975, ta giải phóng Tây Nguyên với 60 vạn dân
Trang 2* Ý nghĩa : Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam
b Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 đến 29/03/1975)
- Trong khi chiến dịch Tây Nguyên tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam, trước hết là chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng
- Phát hiện địch co cụm ở Huế, ngày 21/03 quân ta đánh thẳng vào căn cứ, chặn đường rút chạy và bao vây địch trong thành phố
- 25/03, ta tấn công vào Huế ,(26/03) giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên
- Cùng thời gian, ta giải phóng thị xã Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, uy hiếp Đà
Nẵng từ phía Nam Đà Nẵng rơi vào thế cô lập, hơn 10 vạn quân địch bị dồn ứ về đây trở nên hỗn loạn, mất hết khả năng chiến đấu.
- Sáng 29/3 quân ta tiến công Đà Nẵng, đến 3 giờ chiều ta chiếm toàn bộ thành
phố.
- Cùng thời gian này, các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên, một
số tỉnh ở Nam Bộ lần lượt được giải phóng
c Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 đến 30/4/1975) :
- Sau hai chiến dịch, Bộ chính trị nhận định: " Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam trước tháng 5/1975" với phương châm thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
- Trước khi mở chiến dịch Hồ Chí Minh, quân ta đánh Xuân Lộc, Phan Rang –
những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ phía đông Sài Gòn
- Quân ta phá tan tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang (16-4-1975), Xuân Lộc (21-4) làm Mỹ và quân đội Sài Gòn hoảng loạn
- 18/4/1975 : Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ
- 21/4, ta giải phóng Xuân Lộc, Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống.
- 17 giờ ngày 26/4, quân ta mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân tiến vào trung tâm Sài
Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch
- 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ
Chính phủ Trung ương Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện
- 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên tòa nhà Phủ tổng thống,
chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
- Các tỉnh còn lại của Nam Bộ, nhân dân đã nhất tề nổi dậy và tiến công theo
phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh
- Ngày 2/5/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
III Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
1 Nguyên nhân thắng lợi.
– Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo Phương pháp đấu tranh linh hoạt
– Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu
Trang 3dũng cảm Có hậu phương vững chắc, không ngừng lớn mạnh
– Sự đoàn kết giúp đỡ nhau của 3 dân tộc Đông Dương; sự đồng tình, ủng hộ, giúp
đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác
2 Ý nghĩa lịch sử:
– Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, kết thúc 21 năm chống Mĩ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc
– Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước
– Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc–kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội
– Thắng lợi có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc, đã tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ, và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
B TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I Mục tiêu
1 Kiến thức
Học xong chuyên đề, học sinh cần:
- Chỉ rõ những âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam
- Phân tích được những điều kiện lịch sử và thời cơ mới để Đảng ta đề ra kế
hoạch giải phóng miền Nam Nội dung của kế hoạch giải phóng miền Nam
- Trình bày tóm tắt được những diễn biến chính của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân 1975 Ý nghĩa của chiến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
- Nêu và phân tích được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)
2 Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định thời cơ đối với việc
giải phóng miền Nam; đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết,…
- Phát triển các kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
- Phát triển kĩ năng phân tích các sự kiện lịch sử
3 Thái độ, tư tưởng
- Bồi dưỡng thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào về những thắng lợi oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc Đổi mới hiện nay
- Biết tôn trọng, tri ân những anh hùng đã chiến đấu, hi sinh vì dân tộc
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; năng
lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử dân tộc qua các chiến dịch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Trang 4+ Năng lực thực hành bộ môn: khai thác sử dụng tư liệu gốc, tranh ảnh, lược đồ lịch sử
+ Phân tích để thấy được sự lãnh đạo tài tình của Đảng trong cuộc tổng tiến công
và nổi dậy mùa xuân 1975
+ Vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn: biết cách tìm hiểu thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên
- Bản đồ về Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975); Chiến
dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975)
- Phim tư liệu: Chiến thắng Phước Long; Chủ trương và kế hoạch giải phóng
miền Nam; Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
- Tranh ảnh lịch sử theo chuyên đề
- Phiếu học tập
2 Học sinh
- Nghiên cứu nội dung chuyên đề
- Bút dạ hoặc bút màu
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1 Giới thiệu của giáo viên
Với Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, Mĩ phải cam kết tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phải rút quân về nước vô
điều kiện Chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”, song “ngụy vẫn chưa nhào” Sau Hiệp định Pari năm 1973, Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn “cố vấn” quân sự, lập
ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền Sài Gòn
Đáp lại sự giúp đỡ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở các cuộc hành quân “bình định, lấn chiếm” các vùng mới giải phóng
của ta Vì sao vậy? Chúng ta đã đối phó với âm mưu mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari năm 1973 như thế nào? Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam và diễn biến của các chiến dịch ra sao? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta? Chúng ta cùng tìm hiểu chuyên
đề
2 Tổ chức các hoạt động học tập
Tiết 1 (Hoạt động 1,2)
HOẠT ĐỘNG 1
I Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm”, tạo thế và lực
và tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam
- Hoạt động: Nhóm – cả lớp: Tìm hiểu cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở miền
Nam chống âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, ý nghĩa của chiến thắng Phước Long
- Giáo viên tái hiện lại nội dung cơ bản của Hiệp định Pari và âm mưu mới của
Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định
Trang 5+ Hiệp định Pari có điều khoản “Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam”
Tuy đế quốc Mĩ và quân đồng minh của Mĩ đã rút khỏi miền Nam nước ta, nhưng
âm mưu, hành động của Mĩ chưa kết thúc Mĩ vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, ồ ạt viện trợ vũ khí, kinh tế Mĩ chỉ đạo từ xa cho quân đội Sài Gòn tiến hành chiến dịch
“tràn ngập lãnh thổ”, mở các cuộc hành quân để “bình định và lấn chiếm” vùng mới giải phóng của ta Thực chất, đây là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
+ Từ cuối năm 1973, quân ta kiên quyết đánh trả địch, chủ động mở những cuộc tiến công tại những căn cứ xuất phát của chúng
- Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm, thảo luận 2 nội dung
(1) Trước âm mưu và hành động của Mĩ-ngụy, BCH Trung ương Đảng đã đề đề
ra nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam là gì?
(2) Nhân dân miền Nam đã giành được những thắng lợi gì trong cuộc đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm”? Chiến thắng Phước Long (6/1/1974) có
ý nghĩa gì?
- Học sinh trao đổi, ghi nội dung trả lời vào bảng phụ, đại diện nhóm dán lên bảng và báo cáo nội dung chuẩn bị
- Giáo viên điều khiển, tổ chức hoạt động nhận thức (sử dụng “kĩ thuật các mảnh ghép”)
(1) Tháng 7-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 21 nhận định:
+ Kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và nhấn mạnh trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao
(2) Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam
- Quân dân ta ở miền Nam kiên quyết đánh trả bảo vệ vùng giải phóng
- Từ ngày 12-12-1974 đến 6-1-1975 quân ta giành thắng lợi vang dội trong chiến
dịch Đường 14- Phước Long Giải phóng đường số 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long , loại khỏi vòng chiến đấu 3000 địch
- Ý nghĩa: Chiến thắng Phước Long thể hiện sự lớn mạnh và khả năng chiến thắng của quân ta, thể hiện sự suy yếu và bất lực của chính quyền Sài Gòn
HOẠT ĐỘNG 2
1 Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.
- Hoạt động: cả lớp, cá nhân: Tìm hiểu chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng ta
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ, trả lời
(1) Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào mà Đảng ta đưa ra kế hoạch giải phóng miền Nam?
(2) Nội dung của kế hoạch này?
Trang 6(3) Em nhận xét gì về phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ”
- Học sinh suy nghĩ, trả lời
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận:
(Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam)
(1) - Mĩ và đồng minh của Mĩ đã rút hết quân đội về nước, quân ta liên tiếp giành được thắng lợi ở chiến trường miền Nam so sánh lực lượng có lợi cho ta
- Ngày 6/1/1974, ta giành thắng lợi lớn ở Phước Long, quân đội Sài Gòn bất lực,
Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt và đe dọa từ xa
(2) - Bộ Chính trị đưa ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và
1976, nhưng nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975
- Phương châm: Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, đánh nhanh, thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho dân, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh
(3) Phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ”
Từ nhận định trên, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định: “Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện Tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian ngắn nhất, tốt nhất là trong tháng 4-1975, không thể để chậm”.
Thần tốc và táo bạo luôn gây cho địch những bất ngờ lớn, đồng thời đánh bất ngờ thường đem lại thắng lợi mau lẹ Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, dân tộc
ta thường phải chiến đấu với những kẻ thù xâm lược mạnh hơn, đông quân và tàn bạo thì việc vận dụng lối đánh bất ngờ là hết sức cần thiết Đó là một phương châm chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta khi thời cơ đến trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Phương châm tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng không chỉ là bài học sâu sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam thể hiện tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn – Gia Định, mà còn chứng tỏ tài năng quân sự độc đáo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, của các Bộ tư lệnh chiến dịch và sự nỗ lực phi thường của quân và dân ta trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Tiết 2 (Hoạt động 3,4)
HOẠT ĐỘNG 3
2 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Trang 7- Hoạt động: Nhóm – cả lớp: Tìm hiểu diễn biến chính của những chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, phân tích ý nghĩa của từng chiến dịch
- Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, xem phim tư liệu (khái quát 3 chiến dịch), quan sát lược đồ và hoàn thành nội dung vào phiếu học tập
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Nhóm 1
* Chiến dịch Tây Nguyên
(từ ngày 4/3 đến 24/3/1975)
Nhóm 2
* Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
(từ ngày 21/3 đến 29/3/1975)
Nhóm 3
* Chiến dịch Hồ Chí Minh
(từ ngày 24/3 đến 30/4/1975)
- Sau đó giáo viên sử dụng một số câu hỏi để các nhóm làm rõ hơn
(1) Vì sao ta chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu và mở màn là Buôn
Ma Thuột ?
(2) Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Huế - đà Nẵng khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn?
(3) Vì sao Đảng ta lại quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam trước mùa mưa?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, sau đó đại diện nhóm dán phiếu học tập lên bảng và trình bày phần chuẩn bị của nhóm
Lược đồ chiến dịch Tây
Nguyên.
Trang 8Quân giải phóng tiến vào
Buôn Ma Thuột
14 –3 Nguy n V n Thi uễn Văn Thiệu ăn Thiệu ệu
ra l nh rút kh i Kon Tum,ệu ỏi Kon Tum,
Playcu và toàn b Tây Nguyênộ Tây Nguyên
vào gi Duyên h i mi nữ Duyên hải miền ải miền ền
Trung
(Quân ngụy rút chạy khỏi Tây Nguyên)
Lược đồ chiến dịch
Huế - Đà Nẵng
Trang 9Quân ta tiến vào giải
phóng Cố đô Huế
Lược đồ chiến dịch
Hồ Chí Minh
10h 45’ ngày 30/4 xe tăng
của ta tiến vào Dinh Độc
Lập
Trang 10Bùi Quang Thận
(1948-2012) là người lính Quân đội
Nhân dân Việt Nam đầu tiên
cắm lá cờ chiến thắng
của Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt
Nam trên nóc dinh Độc
Lập vào lúc 11 giờ 30 phút
ngày 30 tháng 4 năm 1975
Tấm ảnh lịch sử của Francoise Demulder: xe 390 húc văng hai cánh cổng chính, còn xe 843 bị kẹt lại ở cổng phụ Bùi Quang Thận nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào (mũi tên)
Dinh Độc Lập trong ngày
giải phóng
- Giáo viên nhận xét, góp ý và bổ sung kiến thức bằng bảng kiến thức
- Học sinh theo dõi và hoàn thiện vào phiếu học tập nhỏ (từng cá nhân)
Bảng kiến thức của hoạt động 3 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
* Chiến dịch
Tây Nguyên
(từ ngày 4/3 đến
24/3/1975)
- Ngày 4/3/1975, quân ta đánh nghi binh
ở Plâyku và Kon Tum
- Ngày 10/3/1975, quân ta đánh trận mở màn ở Buôn Ma Thuột và thắng lớn
Địch phản công chiếm lại nhưng thất bại, sau đó chúng phải rút chạy về miền Trung
- Ngày 24/3/1975, toàn bộ Tây Nguyên
Mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền, không thể cứu vãn được Chuyển cuộc kháng chiến của ta từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn