1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp tài chính nhằm chuyển đổi mô hình tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng số 1

101 338 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Nhận thức được điều này, để tăng cường vị trí của DNNN trong việc đảm bảo vai trò chủ đạo, dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng XHCN, Đảng

Trang 1



VÕ NGUYỄN QUỲNH DAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2008

Trang 2



VÕ NGUYỄN QUỲNH DAO

Chuyên ngành : Kinh tế – Tài Chính – Ngân hàng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THỊ DIỄM CHÂU

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2008

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON

VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 4

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ -CÔNG TY CON Ở CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 4

1.1.1 Khái niệm về mô hình Công ty mẹ – Công ty con 4

1.1.2 Đặc điểm mô hình Công ty mẹ- Công ty con 6

1.1.3 Những ưu và nhược điểm của mô hình Công ty mẹ – Công ty con 7

1.1.3.1 Ưu điểm 7

1.1.3.2 Nhược điểm 8

1.2 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 8

1.2.1 Khái niệm 8

1.2.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 9

1.2.3 Vai trò của tập đoàn kinh tế 12

1.2.4 Mô hình tập đoàn kinh tế ở một quốc gia châu Aù 15

1.2.4.1 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc 15

1.2.4.2 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc 15

1.2.4.3 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Nhật Bản 18

1.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTNN 19

1.3.1 Sự hình thành các TCTNN ở Việt Nam 19

1.3.2 Những thành quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục 21

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TCTXD SỐ 1 – SỰ CẦN THIẾT CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TCT SANG MÔ HÌNH CÔNG

TY MẸ – CÔNG TY CON 26

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TCTXD SỐ 1 26

2.1.1 Chức năng nhiệm vụ 26

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 28

2.1.3 Quan hệ trong quản lý của TCTXD số 1 29

2.1.3.1 Quan hệ giữa TCTXD số 1 với các CTTV hạch toán độc lập đã cổ phần hóa 29

2.1.3.2 Quan hệ giữa TCTXD số 1 với các CTTV hạch toán độc lập chưa cổ phần hóa 30

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA TCTXD SỐ 1 TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2003 ĐẾN 2007 .32

2.2.1 Đặc điểm mô hình hoạt động của TCTXD số 1 32

2.2.2 Kết quả hoạt động SXKD của TCTXD số 1 trong giai đoạn từ 2003 đến 2007 32

2.2.3 Đánh giá quá trình hoạt động của TCTXD số 1 35

2.2.3.1 Những thành quả đạt được 35

2.2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 37

Trang 5

CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN

ĐỔI TCTXD SỐ 1 SANG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON 47

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI TCTXD SỐ 1 SANG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ- CÔNG TY CON 47

3.1.1 Cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi mô hình 47

3.1.2 Quan điểm về việc chuyển đổi TCTXD số 1 sang mô hình Công ty mẹ- Công ty con 47

3.1.3 Mục tiêu chuyển đổi mô hình 48

3.1.4 Mô hình tổ chức hoạt động Công ty mẹ – Công ty con tại TCTXD số 1 49

3.2 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐẠT HIỆU QUẢ 51

3.2.1 Hoàn tất công CPH ở các ĐVTV, thực hiện đa dạng hoá sở hữu 51

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện mô hình Công ty mẹ – Công ty con tại TCTXD số 1 52

3.2.3.1 Sát nhập, hợp nhất, kết nạp thành viên mới 52

3.2.3.2 Thành lập Công ty tài chính 53

3.2.4 Hoàn thiện cơ chế tài chính 54

3.2.4.1 Xây dựng quy chế tài chính 54

3.2.4.2 Xác định rõ quyền và trách niệm của đại diện chủ sở hữu 55

3.2.4.3 Tăng cường chức năng kiểm soát 56

Trang 6

3.3.3 Tăng cường kiểm soát các hoạt động kinh doanh trái ngành của các

tập đoàn nhà nước và việc thành lập ngân hàng các tập đoàn kinh tế nhà nước 59 3.3.4 Đề ra các qui định kiểm soát các lĩnh vực hoạt động của CTTC trong

tập đoàn để hạn chế việc hoạt động sai chức năng 62 3.3.5 Xác định lại giá trị đích thực của tài sản nhà nước 62 3.3.6 Tập trung phát triển các tập đoàn kinh tế đã thành lập và tạm dừng

việc thành lập thêm các tập đoàn kinh tế mới 63 Kết luận chương 3 64

KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

CTTC Côgn ty tài chính

CTTV Công ty thành viên

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

DNTV Doanh nghiệp thành viên

ĐVTV Đơn vị thành viên

HĐQT Hội đồng quản trị

KQKD Kết quả kinh doanh

NSNN Ngân sách Nhà nước

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCTNN Tổng Công ty Nhà nước

TCTXD số 1 Tổng Công ty Xây Dựng số 1

TNHH Trácn nhiệm hữu hạn

TSLĐ Tài sản lưu động

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 giai đoạn

trước khi tổ chức quản lý theo mô hình CTM-CTC 28

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mô hình hoạt động của TCTXD số 1 sau khi chuyển sang mô hình Công ty mẹ- công ty con 49

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động SXKD của TCTXD số 1 năm 2003-2007 33

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của TCTXD số 1 giai đoạn 2003-2007 34

Bảng 2.3: Tình hình vốn kinh doanh TCTXD số 1 năm 2003-2007 41

Bảng 2.4: Tỷ số thanh toán năm 2003 – 2007 42

Bảng 2.5: Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2003-2007 43

Bảng 2.6: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2003-2007 43

Bảng 3.1 Vốn góp của TCTXD số 1 tại các công ty con thời điểm 31/12/2007 50

Trang 9

Phụ lục 1: Nguyên nhân ra đời và phương thức thành lập tập đoàn kinh tế trên thế

giới

Phụ lục 2: Để hiểu đúng về tập đoàn kinh tế

Phụ lục 3: Tập đoàn kinh tế Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam

Phụ lục 4: Các quyết định thành lập Tổng Công ty Xây dựng số 1

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận văn

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức đối với các nước đang phát triển Việt Nam đang đẩy mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế Để nền kinh tế Việt Nam có thể hội nhập một cách hiệu quả thì tất yếu phải có những đầu tàu kinh tế mạnh – những tập đoàn kinh tế có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Nhận thức được điều này, để tăng cường vị trí của DNNN trong việc đảm bảo vai trò chủ đạo, dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng XHCN, Đảng và nhà nước đã chủ trương sắp xếp lại các DNNN, các TCT ra đời với mục tiêu hình thành nên các tập đoàn kinh tế lớn kinh doanh trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động, bên cạnh những kết quả đạt được mô hình TCT hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc Vấn đề tiếp cận mô hình mới trong chuyển đổi các DNNN đặc biệt là các TCTNN theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng & nhà nước ta trong việc hoàn thiện mô hình TCTNN tiến tới hình thành các Tập đoàn kinh tế mạnh

Ngày 09/12/2006 Bộ Xây Dựng đã ra quyết định số 386/QĐ-BXD về việc chuyển TCTXD số 1 thành tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con

Trang 11

Là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam thì TCTXD số 1 khi hoàn thành việc chuyển đổi chắc chắn sẽ có những bước phát triển tích cực trong công cuộc đổi mới DNNN nói chung và ngành xây dựng nói riêng

Từ những nhận định trên, đề tài luận văn cao học ” Những giải pháp tài chính nhằm chuyển đổi mô hình TCTNN sang mô hình Công ty mẹ- Công ty con tại TCTXD số 1” được thực hiện với mong muốn góp phần vào việc làm rõ

cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình chuyển đổi TCTXD số 1 thành Công ty mẹ – Công ty con, tiến tới trở thành một trong những tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam

2 Mục đích và điểm mới của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu tập đoàn kinh tế, làm rõ cơ sở lý luận của mô hình Công ty mẹ- Công ty con

Từ việc phân tích thực trạng hoạt động của TCTXD số 1, phân tích việc cần thiết phải chuyển đổi TCTXD số 1 sang mô hình Công ty mẹ- Công ty con

Kiến nghị một số giải pháp thực hiện việc chuyển đổi

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là TCTXD số 1

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tập đoàn kinh tế và mô hình Công ty mẹ – Công ty con trên thế giới Trên cơ sở thực trạng hoạt động của TCTXD số 1 kiến nghị một số giải pháp chuyển đổi TCTXD số 1 sang mô hình Công ty mẹ – Công ty con

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là những lý thuyết về Công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế, các quan điểm của Đảng và nhà nước ta, Luật DNNN, Luật DN,

Trang 12

các văn bản pháp luật liên quan và những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

Phương pháp nghiên cứu luận văn là phương pháp duy vật biện chứng Thông qua việc thu thập số liệu về tình hình hoạt động của TCTXD số 1 luận văn phân tích TCTXD số 1 hiện nay trong mối quan hệ với các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của đơn vị Việc chuyển đổi TCTXD số

1 sang mô hình Công ty mẹ-Công ty con được dưạ trên những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới Ngoài ra, luận văn còn áp dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp Trên cơ sở những thông tin, có phân tích, so sánh và tổng hợp, luận văn đưa ra những nhận xét và kiến nghị

5 Bố cục của luận văn

Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm:

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON

VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TCTXD SỐ 1 – SỰ CẦN

THIẾT CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TCT SANG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ –CON

CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN

TCTXD SỐ 1 SANG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ –CÔNG TY CON

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON

VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG

TY CON Ở CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ

1.1.1 Khái niệm về mô hình Công ty mẹ – Công ty con

Theo quan niệm của nhiều nước trên thế giới Công ty mẹ – công ty con là một tổ hợp gồm nhiều doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó doanh nghiệp có tiềm lực mạnh nhất về vốn, công nghệ, thị trường đầu tư, nắm giữ cổ phần chi phối của các công ty khác trở thành công ty mẹ; doanh nghiệp nhận vốn đầu tư và

bị doanh nghiệp khác chi phối trở thành công ty con Việc chi phối, kiểm soát chủ yếu là về vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu

Một công ty mẹ với nhiều công ty con hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, địa bàn khác nhau tạo nên thế mạnh chung gọi là “tạâp đoàn” Công ty mẹ với vai trò là người đầu tư vốn vào công ty con có quyền hạn trong việc định hướng hoạt động của các công ty con theo nhiều cấp độ, tùy theo tỷ lệ vốn mà công ty mẹ đầu tư vào công ty con

Theo Điều 4 Luật Doanh Nghiệp năm 2005 thì một công ty được xem là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Sở hữu trên trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của Công ty đó

- Có quyền trực tiếp hoăïc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty đó Quyền định đoạt đối với Điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách

Trang 14

chức các chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức quản lý và quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp đó”

Các loại hình công ty mẹ:

Công ty mẹ tài chính: chỉ thuần túy đầu tư vốn vào các công ty con mà không tổ chức hoạt động SXKD

Công ty mẹ kinh doanh: Là công ty đầu đàn, mạnh về vốn, tài sản, tiềm năng, nhân lực, tiên phong trong khai thác thị trường, đầu tư chỉ đạo hỗ trợ các công ty con

Công ty mẹ vừa đầu tư tài chính vào các công ty con, vừa thực hiện nhiệm vụ SXKD

Công ty mẹ là cơ quan nghiên cứu thiết kế: công ty mẹ thực hiện nghiên cứu khoa học và đưa các nghiên cứu này vào ứng dụng SXKD ở các công ty con

Nhìn chung, công ty mẹ ở các tập đoàn trên thế giới đa phần được tổ chức dưới dạng công ty cổ phần, đa sở hữu

Các loại hình công ty con:

Công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ nắm quyền sở hữu

Công ty con là công ty TNHH có hai thành viên trở lên trong đó công ty mẹ là bên góp vốn chi phối

Công ty con là công ty cổ phần trong đó công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối Đây là hình thức phổ biến của các công ty con trong mô hình Công ty mẹ – Công ty con ở các tập đoàn kinh tế trên thế giới Vì những đặc điểm và lợi thế của loại hình công ty cổ phần mà nó được phát triển rất sớm ở các nước phát triển

Trang 15

Công ty con là công ty liên doanh trong đó Công ty mẹ nắm phần hùn chi phối

1.1.2 Đặc điểm mô hình Công ty mẹ – Công ty con

Cơ sở kinh tế của cấu trúc Công ty mẹ – Công ty con đó là cấu trúc “sở hữu” có nghĩa là Công ty mẹ thông qua việc nắm giữ cổ phần chi phối của Công

ty con để khống chế, định hướng hoạt động của các công ty con Xuất phát từ cơ sở kinh tế này mà mô hình Công ty mẹ – Công ty con các đặc trưng sau:

Một là Công ty mẹ và Công ty con đều là doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có vốn và tài sản riêng, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý

Hai là mối quan hệ giữa Công ty mẹ – Công ty con không mang tính cấp trên cấp dưới, mà là mối quan hệ về sở hữu vốn với doanh nghiệp có vốn đầu tư của mình và được xác định theo các quy định của pháp luật và điều lệ của công

ty Ngoài mối quan hệ về sở hữu thì các mối quan hệ khác về kinh tế như mua– bán, thuê - cho thuê đều là mối quan hệ giữa hai pháp nhân kinh tế

Ba là quyền lãnh đạo của Công ty mẹ đối với Công ty con bắt nguồn từ quyền sở hữu đại đa số cổ phần của Công ty con, vì vậy nó tạo được mối liên kết bền vững trên cơ sở vốn và đầu tư Công ty mẹ thực hiện quyền kiểm soát, chi phối Công ty con tương ứng với tỷ lệ vốn góp, vốn cổ phần đầu tư ở Công ty con và bằng hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của Công

ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, Ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành

Bốn là vị trí Công ty mẹ và Công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau và mang tính tương đối, nghĩa là Công ty con này hôm nay là Công ty con của Công ty mẹ song ngày mai có thể chỉ là Công ty liên kết hoặc hoàn toàn độc lập với Công ty mẹ

Trang 16

Năm là trách nhiệm của Công ty mẹ đối với Công ty con là trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp hay cổ phần của Công ty mẹ ở Công ty con

Sáu là cấu trúc trong mô hình quan hệ này thường có nhiều cấp: Công ty mẹ, Công ty con, Công ty cháu… Ở mỗi cấp đều có các đơn vị hạch toán độc lập và phụ thuộc

1.1.3 Những ưu và nhược điểm của mô hình Công ty mẹ – Công ty

con

1.1.3.1 Ưu điểm:

Sự gắn kết giữa Công ty mẹ – Công ty con chủ yếu bằng đầu tư tài chính, góp vốn Sự gắn kết này đã mang lại cho mô hình Công ty mẹ- Công ty con các

ưu điểm sau:

Không hạn chế dòng vốn đầu tư trong một khuôn khổ tổ chức –hành chính, trong một lĩnh vực ngành nghề được quy định trước hay trên một địa bàn khép kín

Công ty mẹ có thể đầu tư vào nhiều Công ty con cũng như đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, do đó có thể phân tán rủi ro trong hoạt động SXKD và đầu tư tài chính của Công ty mẹ

Các Công ty con được đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong quyết định phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong chiến lược phát triển chung của công ty

Cơ chế vốn góp rõ ràng, phân định được rõ trách nhiệm và quyền hạn của Công ty mẹ căn cứ trên số vốn đầu tư vào các Công ty con

Tính linh hoạt của đồng vốn đầu tư cao: Mục tiêu và động lực của dòng vốn đầu tư chính là hiệu quả đầu tư Do vậy khi hiệu quả đầu tư không đạt được như mục tiêu đề ra thì Công ty mẹ có thể chủ động tái cấu trúc lại cơ cấu đầu tư

Trang 17

vốn của mình để phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh và mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất bằng cách mua hoặc bán cổ phần sở hữu tại các Công ty con

Điều hòa vốn, khắc phục được tình trạng hạn chế vốn ở từng đơn vị riêng lẻ Các công ty trong tập đoàn có thể huy động vốn trong nội bộ tập đoàn dễ dàng, nhanh chóng hơn và giảm chi phí sử dụng vốn so với huy động vốn trên thị trường

Với khả năng tài chính mạnh có thể góp phần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào SXKD của cả tập đoàn

1.1.3.2 Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên thì mô hình Công ty mẹ – Công ty con vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:

Khi Công ty mẹ tái bố trí lại cơ cấu đầu tư thì Công ty con có thể bị gạt bỏ

ra khỏi tập đoàn thông qua việc bán phần vốn góp của Công ty mẹ

Có thể nảy sinh một số mâu thuẫn giữa các Công ty con và cả tập đoàn Một số hoạt động của của Công ty con sẽ có lợi cho công ty đó, nhưng lại bất lợi cho cả tập đoàn

Mô hình này thường dẫn đến độc quyền, hạn chế cạnh tranh, nên có thể gây tổn thất cho nền kinh tế Vì thế chính phủ các quốc gia phải thực hiện tốt vai trò quản lý của mình

1.2 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ

1.2.1 Khái niệm

Qua nghiên cứu tham khảo thì có khá nhiều định nghĩa khác nhau về tập đoàn kinh tế thay đổi và khác nhau theo thời gian, điều kiện, trình độ phát triển kinh tế, sự phân công chuyên môn hóa, hợp tác hóa giữa các doanh nghiệp, cách tiếp cận và mục tiêu quản lý ở mỗi nước, định nghĩa tương đối hoàn chỉnh và

Trang 18

được đa số mọi người chấp nhận là: “Tập đoàn kinh tế tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, hoạt động trong cùng một ngành nghề hay nhiều ngành nghề khác nhau trên phạm vi một hay nhiều nước trên thế giới”

Tập đoàn kinh tế thường do một Công ty mẹ lãnh đạo, chi phối về mặt tài chính, chiến lược phát triển, công nghệ và thị trường Mối liên kết giữa Công ty mẹ và Công ty con dựa trên nền tảng đầu tư tài chính của Công ty mẹ vào các Công ty con Đây cũng chính là mối liên kết chính trong tập đoàn kinh tế Thông qua mối quan hệ sở hữu vốn mà Công ty mẹ có thể kiểm soát Công ty con thông qua quyền biểu quyết do sở hữu một tỷ lệ khống chế cổ phần trong tổng số cổ phần đang lưu hành của Công ty con

Tập đoàn kinh tế ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 18 và ngày một phát triển lớn mạnh, nắm giữ phần lớn nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia Sự phát triển hay lụi tàn của tập đoàn kinh tế, các chính sách, phương thức hoạt động của tập đoàn kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến hệ thống kinh tế Quá trình hình thành các tập đoàn được diễn ra một cách tự nhiên theo sự tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải tìm cách liên kết, hợp tác, sát nhập, hợp nhất hay mua lại để hình thành các doanh nghiệp lớn hơn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, đổi mới và phát triển công nghệ, mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả Điều này đúng với quy luật sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển xã hội Tùy theo mức độ liên kết mà các tập đoàn có thể có tên gọi khác nhau như Cartel, Syndicate, Trust, Zaibatsu, Chaebol…

1.2.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế

Trang 19

Mặc dù nhận thức, quan niệm và loại hình tập đoàn kinh tế là đa dạng và có sự khác nhau nhưng vẫn có thể nhận thấy một số đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế như sau:

Quy mô lớn về vốn và lao động: Tập đoàn kinh tế vừa có sự tích tụ của bản thân từng doanh nghiệp, lại vừa có sự tập trung giữa các doanh nghiệp Tập đoàn kinh tế vừa nâng cao được trình độ xã hội hóa sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vừa có năng lực cạnh tranh mạnh hơn doanh nghiệp riêng lẻ Điều này thể hiện rất rõ trước hết ở quy mô vốn của tập đoàn Ví dụ năm 1999, vốn cổ phần của tập đoàn General Electric (Mỹ) là 259 tỷ USD, đến cuối tháng 3-2002 là 372,1 tỷ USD; vốn của tập đoàn Citigroup là 256,6 tỷ USD tại tháng 2 năm 2002; tập đoàn Toyota motor là 86 tỷ USD vào năm 1998; tập đoàn General Motors là 448 tỷ USD vào 31/3/2003 Lực lượng lao động trong các tập đoàn lớn cả về số lượng và mạnh cả về chất lượng, lực lượng lao động ở đây được tuyển chọn và đào tạo rất nghiêm ngặt Theo kết quả điều tra năm 2002 do tạp chí Forbes thực hiện thì trong số 25 tập đoàn hàng đầu của Mỹ, tập đoàn Freddie Mac có số lao động ít nhất là 3.400 người, tập đoàn có nhiều lao động nhất là Wal-Mart Stores là 1.313.500 người Tiếp đến là tập đoàn International Business Machines là 318.000 người, General Electric là 311.000 người, Citigroup là 253.000 ngàn người Như vậy có thể nói, quy mô vốn và lao động của tập đoàn nói chung là rất lớn, mức độ tích tụ và tập trung rất cao

Phạm vi hoạt động rộng khắp toàn cầu: Phạm vi hoạt động của tập đoàn rất rộng, không chỉ ở phạm vi quốc gia mà ở nhiều nước hoặc toàn cầu Các tập đoàn đã mở rộng quy mô bằng việc thành lập các chi nhánh hoạt động ở các quốc gia, tăng cường hợp tác, liên kết, phân công lao động quốc tế Thông qua đó các tập đoàn kinh tế khai thác triệt để lợi thế so sánh ở từng khu vực để tăng khả

Trang 20

năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận, vượt qua hàng rào bảo hộ mậu dịch của mỗi quốc gia để thâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ, thực hiện chiến lược cạnh tranh chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế Do vậy các tập đoàn lớn có hàng trăm công ty con hoạt động ở hầu hết các quốc gia trên thế giới

Hoạt động đa ngành: Các tập đoàn hầu như đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực Ban đầu các tập đoàn có thể hoạt động trong một hoặc một số ngành nghề, trong quá trình phát triển thì chiến lược phát triển và hướng đầu tư luôn thay đổi để phù hợp với sự phát triển của tập đoàn và môi trường kinh doanh quốc tế, nhưng mỗi ngành nghề đều có định hướng chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của tập đoàn Bên cạnh các lĩnh vực kinh doanh cổ điển như sản xuất, thương mại, các tập đoàn còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác như tài chính, bảo hiểm, nghiên cứu khoa học, tuyển dụng và đào tạo nhân sự… Hoạt động đa ngành đã góp phần phân tán rủi ro của các tập đoàn, bảo đảm cho hoạt động của các tập đoàn được an toàn và hiệu quả hơn trên thương trường kinh doanh quốc tế Ví dụ như tập đoàn Petronas của Malaysia ngoài các hoạt động liên quan đến dầu khí còn hoạt động kinh doanh bất động sản, siêu thị, vui chơi giải trí và cả đào tạo nguồn nhân lực

Về mặt tổ chức: Tập đoàn không có tư cách pháp nhân mà chỉ là một hình thức liên kết của nhiều công ty có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành nghề khác nhau trong một hoặc nhiều nước nhằm tiến hành kinh doanh dưới sự điều hành của một công ty đầu não – gọi là Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng liên kết nhằm tăng cường tích tụ và tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận

Đa số các tập đoàn được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con Công ty mẹ sở hữu số lượng lớn vốn cổ phần trong các Công ty con Nó chi phối

Trang 21

các Công ty con về phương diện tài chính, công nghệ và trên cơ sở đó chi phối về chiến lược phát triển Sở hữu vốn của tập đoàn thuộc về dạng sở hữu hỗn hợp, trong đó Công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối Công ty mẹ thường là công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo luật công ty của nước sở tại, có thể có vốn góp của chính phủ Công ty con được tổ chức dưới dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Khả năng kiểm soát của Công ty mẹ căn cứ trên tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các công ty này

Công ty mẹ thành lập hoặc tham gia góp vốn hay mua cổ phần của các công ty thành viên Các công ty thành viên lại đi đầu tư vào các công ty khác Phần lớn các Công ty con, Công ty cháu mang họ của Công ty mẹ, chẳng hạn như tập đoàn Citigroup có các công ty con có cùng họ “Citi” như CitiCards, CitiFinancial, CitiMortgage, CitiInsurance…

Quản lý điều hành: Công ty mẹ thông qua quyền lực tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của mình để tham gia vào HĐQT của Công ty con nhằm thực hiện việc điều hòa, huy động vốn, quản lý vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư, đào tạo nhân sự… cho tập đoàn Các chiến lược của tập đoàn được soạn thảo từ cơ quan đầu não của Công

ty mẹ và thực hiện thống nhất cho các Công ty con Nhờ việc thực hiện chiến lược tổng quát như vậy mà tập đoàn vừa tạo được sức mạnh thống nhất tập trung lại vừa tạo ra sự năng động, linh hoạt cho các Công ty con trong việc lựa chọn chiến lược phát triển cho riêng mình và tự chủ trong hoạt động SXKD

1.2.3 Vai trò của tập đoàn kinh tế

Tập đoàn kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với các nước mới công nghiệp hóa, là giải pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, cạnh tranh với các công

ty đa quốc gia, tập đoàn lớn của các nước khác Trong những điều kiện cụ thể với

Trang 22

sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và định hướng chiến lược đúng đắn, các tập đoàn kinh tế ở các nước công nghiệp mới còn có thể vươn ra và không ngừng mở rộng trên khắp thế giới

Tập đoàn kinh tế cho phép huy động được các nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình SXKD tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất hình thành những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm lực kinh tế lớn Việc hình thành tập đoàn kinh tế cho phép phát huy lợi thế của kinh tế quy mô lớn, khai thác một cách triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn Hình thành tập đoàn kinh tế là một đòi hỏi thực tế và khách quan nhằm khắc phục khả năng hạn chế về vốn của từng công ty cá biệt Trong tập đoàn kinh tế, nguồn vốn được huy động từ các công ty thành viên và được tập trung đầu tư vào những công ty, những dự án có hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty thành viên và của cả tập đoàn Việc đầu tư vốn như vậy sẽ giúp cho các công ty liên kết chặt chẽ với nhau, thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh giúp nhau phát huy có hiệu quả nguồn vốn của công ty và của cả tập đoàn kinh tế

Tập đoàn kinh tế có tác dụng lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào SXKD của các công ty thành viên Các tập đoàn kinh tế là lực lượng chủ yếu và đi đầu trong thực hiện cuộc Cách mạng khoa học công nghệ, bởi vì ngoài đầu tư của nhà nước, các tập đoàn kinh tế là người đầu tư lớn nhất cho các công trình nghiên cứu và phát triển Hiện nay, nó kiểm soát tới 80% những phát minh sáng chế của thế giới tư bản chủ nghĩa Những công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu công nghệ tiết kiệm năng

Trang 23

lượng, vật liệu mới, thuốc chữa bệnh… đều có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế trên thế giới

Sự hợp tác về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong tập đoàn kinh tế còn cho phép các công ty thành viên có khả năng đưa ra nhanh những kết quả của nghiên cứu vào thực tiễn trên quy mô rộng lớn hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu ứng dụng và thu hồi vốn nhanh Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ như hiện nay, hạn chế tác dụng tiêu cực của hao mòn vô hình

Sự phối hợp và thống nhất của các công ty thành viên trong việc thực hiện chiến lược công nghệ chung thông qua sự chỉ đạo thống nhất có ý nghĩa trong việc chuyển giao công nghệ với chi phí thấp, giảm lãng phí về vốn, tập trung được nguồn lực vào việc thực hiện những mục tiêu chiến lược có lợi cho các công

ty thành viên và cả tập đoàn

Tập đoàn kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm quan trọng trong tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ giữa các công ty thành viên Những thông tin cần thiết và kinh nghiệm chuyển giao được phổ biến rộng rãi trong tập đoàn kinh tế, nhờ đó tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra do thiếu những hiểu biết cơ bản trong chuyển giao công nghệ nước ngoài

Ngoài ra việc hình thành tập đoàn còn có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng lợi thế về quy mô, kết hợp các ưu thế chuyên môn hóa, giúp doanh nghiệp riêng lẻ giành được thế cạnh tranh của cả tập đoàn kinh tế như trong liên kết đàm phán đối ngoại, kinh doanh ngoại thương, vay vốn…

Với số lượng hàng trăm nghìn chi nhánh cắm sâu vào nền kinh tế thế giới, các tập đoàn kinh tế đã tạo ra một hệ thống mạng lưới bao trùm trong lĩnh vực

Trang 24

lưu thông, không một mắc, một khâu nào của quá trình lưu thông hàng hóa, tiền tệ thế giới lại không có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của nó

1.2.4 Mô hình tập đoàn kinh tế ở một số quốc gia Châu Aù

1.2.4.1 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc

Bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX, Trung Quốc đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ; đồng thời tập trung các nguồn lực và cả các chính sách ưu đãi nhằm phát triển các TCT thành những tập đoàn đủ mạnh để cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế chủ đạo như công nghiệp luyện kim, đóng tàu, điện tử, viễn thông, phần mềm, dược phẩm, Quá trình này bắt đầu bằng việc sát nhập các doanh nghiệp nhà nước thành những TCT lớn Cho đến khi đạt đến một quy mô nhất định nào đó, TCT sẽ phân quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành Tiếp theo là giai đoạn đa dạng hoá sở hữu và hình thức nắm giữ cổ phần đan chéo giữa các doanh nghiệp thành viên thông qua việc cổ phần hoá và giảm dần tỷ lệ cổ phần của nhà nước Và cuối cùng là thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư vốn và chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thực hiện việc tách bạch việc quản lý của nhà nước với tư cách chủ sở hữu tài sản và việc quản lý nhà nước thuần tuý bằng cách thành lập Ủy ban Quản lý tài sản nhà nước Việc quản lý con người, tài sản, công việc của DNNN lớn đều đưa hết vào Ủy ban này

1.2.4.2 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Nhật Bản

Trước chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Nhật Bản có nhiều chuyển biến, nổi bật là sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế lớn gọi là các Zaibatsu

Trang 25

Đặc điểm chính của các Zaibatsu: Các công ty trong ngành công nghiệp khác nhau gắn bó với nhau vì cùng nguồn gốc và cùng chung một quyền sở hữu, cùng được một ngân hàng cung cấp tiền và thường buôn bán giao dịch với nhau Mỗi Zaibatsu có một ngân hàng hoạt động với chức năng cung cấp tiền Tiền gửi của công chúng được đưa tới các công ty thành viên khác của nhóm bằng những khoản vay hoặc bảo hiểm cho việc phát hành cổ phần và giấy nợ Khả năng dễ dàng huy động vốn đã cho phép các Zaibatsu dẫn đầu trong công cuộc phát triển công nghiệp nặng nhiều vốn như cơ khí và hoá chất giữa hai cuộc đại chiến thế giới

Ở trung tâm của mỗi Zaibatsu có một công ty mẹ do gia đình sáng lập ra kiểm soát Công ty này sở hữu phần lớn công ty trong số khoảng chục công ty con cốt lõi, kể cả ngân hàng, công ty thương mại, công ty bảo hiểm Mỗi công ty con cốt lõi đó lại sở hữu thêm phần trăm cổ phần của nhiều công ty khác, khiến cho Zaibatsu với tính cách một nhóm, kiểm soát 40-100% vốn của mỗi thành viên chủ yếu Do đó Zaibatsu là tổ hợp rộng lớn các công ty có liên quan với nhau nằm trong những ngành nghề khác nhau như tiền tệ, bảo hiểm, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, thương nghiệp và dịch vụ

Quy mô và mức độ chi phối nền kinh tế: Phần lớn nền kinh tế công nghiệp Nhật Bản lúc bấy giờ bị chi phối bởi bốn Zaibatsu lớn là Mitsubishi, Yasuda, Iwasaki, Mitsui và một số Zaibatsu nhỏ Vào năm 1941 thì bốn Zaibatsu này có thể kiểm soát 39% đầu tư toàn quốc vào ngành công nghiệp nặng

Cơ chế điều hành: Các Zaibatsu có mức độ phối hợp quản lý rất lớn ở trung tâm, với các quan chức của công ty mẹ nắm giữ các chức vụ chủ tịch và giám đốc của các công ty con nồng cốt Các công ty thành viên kinh doanh với

Trang 26

nhau và điều đặc biệt là sử dụng các công ty thương mại của nhóm làm trung tâm có thể làm người khởi xướng những ngành kinh doanh mới

Vào năm 1945-1950, Mỹ đã buộc Nhật phải giải tán các Zaibatsu, chuyển 83 công ty mẹ với 4500 công ty con thành công ty nắm giữ cổ phần, sau đó đem toàn bộ kim ngạch cổ phần mà họ nắm giữ và cổ phiếu cá nhân của các nhân vật hàng đầu của 10 gia tộc lớn, cả cổ phiếu của 9/10 công ty con giao cho ủy ban chỉnh đốn công ty của nhà nước nắm giữ và thực hiện phân tán hóa Về mặt nhân sự, buộc khoảng 1500 lãnh đạo của công ty mẹ, công ty con và công ty cháu trong đó bao gồm cả 56 nhân vật hàng đầu của các Zaibatsu như Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Nakasima từ bỏ chức vụ lãnh đạo công ty Sau khi quân đồng minh rời khỏi Nhật Bản, với phương châm tổ chức xây dựng phát triển tập đoàn tài chính của chính phủ, các xí nghiệp cốt lõi của các Zaibatsu bị phân tán trước năm 1950 lại tập trung và hợp nhất lại với nhau Mỗi nhóm bao gồm một ngân hàng và một công ty thương mại Bên trong mỗi nhóm, các công ty cũng buôn bán và hợp tác với nhau, có cổ phần đang xen nhau song sự phối hợp giữa chúng lõng lẽo hơn trước, chúng được gọi là các Keiretsu

Có hai loại Keiretsu: Keiretsu liên kết dọc và Keiretsu liên kết ngang Trong khi Keiretsu liên kết dọc là điển hình của tổ chức và mối quan hệ như trong một công ty (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm trong một ngành nghề nhất định), thì Keiretsu liên kết ngang thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể, thông thường xoay quanh một ngân hàng và một công

ty thương mại Mỗi Keiretsu này đều có một hoặc nhiều ngân hàng Do sở hữu cổ phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của một ngân hàng và công ty thương mại chung nên các doanh nghiệp trong Keiretsu thường có chiến lược kinh doanh giống nhau, phát huy khả năng hợp tác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về

Trang 27

tài chính Mối liên kết giữa các doanh nghiệp này được thiết lập dựa trên lợi ích kinh tế, đồng thời là sự ràng buộc về niềm tin và sự trung thành nên rất bền chặt

1.2.4.3 Mô hình tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc

Các tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc được gọi dưới tên là “Chaebol”, xuất hiện vào những năm 1955 – 1965 với mục tiêu là đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước Một trong những nhân tố làm nên những kỳ tích về kinh tế của Hàn Quốc chính là các doanh nghiệp nói chung và các Chaebol nói riêng với những chiến lược kinh doanh hết sức táo bạo và đầy tham vọng Các Chaebol được hình thành bao gồm nhiều công ty có mối quan hệ liên kết về tài chính, chiến lược kinh doanh và sự điều phối chung trong hoạt động, ví dụ như Samsung, Daewoo hay

LG Đặc điểm của các Chaebol là mức độ đa dạng hóa kinh doanh Đây cũng chính là điểm khác biệt so với các Keiretsu của Nhật Mô hình này nhiều năm qua được xem là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Hàn quốc, nó được coi là đầu tàu, là xương sống của nền kinh tế quốc gia này Tính chất quốc tế hóa của các Chaebol rất cao Một Chaebol có cơ cấu chặt chẽ hơn sẽ dễ dàng quốc tế hóa khi liên kết Đầu tư nội bộ giữa các công ty thành viên của Chaebol diễn ra khá mạnh mẽ Đầu tư nội bộ được tiến hành thông qua việc một công ty con của Chaebol mua cổ phần của các công ty con khác trong cùng Chaebol đó Đầu tư nội bộ ở các Chaebol thường được thực hiện dưới ba hình thức đó là: Đầu tư chéo – khi 2 công ty nắm giữ cổ phần lẫn nhau; đầu tư vòng tròn – khi một công ty nắm giữ cổ phần của công ty khác và đầu tư tỏa – khi một công ty nắm giữ cổ phần của nhiều công ty khác

Nét đặc trưng của các Chaebol là toàn bộ các công ty thành viên thường do một hoặc một số ít gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần chi phối Vì vậy, việc quản lý điều hành trong các Chaebol thường mang nặng tính gia trưởng, độc đoán

Trang 28

và bị chi phối bởi các thành viên trong cùng gia tộc Điều này có ưu điểm nổi trội như tính quyết đoán cao và khả năng phản ứng nhanh chóng trước những vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh; song nó cũng có nhược điểm nhất định, đặc biệt là việc xử lý các mối quan hệ giữa các công ty thành viên đều mang nặng cảm tính và sự bảo thủ Về mặt pháp lý, Chaebol không phải là một pháp nhân và không phải là một thực thể hữu hình Các hoạt động kinh doanh đều được thực hiện thông qua các công ty thành viên Tuy nhiên, cái bóng vô hình của Chaebol bao trùm lên mọi hoạt động giao dịch kinh doanh của các công ty thành viên chính là sự thống nhất về chiến lược kinh doanh, sự tập trung và phân bổ các nguồn lực một cách linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể

1.3.1 Sự hình thành các TCTNN ở Việt Nam

TCTNN là DNNN có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế, được nhà nước giao vốn, tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác; có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn được giao; tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong số vốn nhà nước do TCT quản lý

TCTNN có HĐQT, được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết nhiều DNNN hạch toán độc lập, hoạt động trong một hoặc một số ngành kinh tế kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên Phương án sử dụng vốn ở các ĐVTV sẽ do HĐQT phê duyệt và các ĐVTV chịu trách nhiệm trước nhà nước và TCT về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực được giao

Ở nước ta, chủ trương theo đuổi mô hình tập đoàn kinh tế đã manh nha xuất hiện từ những năm 90 Ngày 07/03/1994, trong bối cảnh thực hiện đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, trên cơ sở tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của

Trang 29

hơn 250 TCT, liên hiệp xí nghiệp hiện có từ trước năm 1991, tiến hành sắp xếp lại các TCT, liên hiệp xí nghiệp theo hướng: chỉ duy trì những TCT, liên hiệp xí nghiệp hoạt động hiệu quả, giải thể những TCT, liên hiệp xí nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ, lại hoạt động không hiệu quả Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 90 và 91/TTg nhằm tổ chức lại hệ thống các liên hiệp xí nghiệp và thí điểm thành lập công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh với mục tiêu thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời xóa bỏ dần chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản Theo đó, đối với TCT thành lập theo Quyết định 90/TTg (còn gọi là TCT 90) thì phải có tối thiểu 5 thành viên với vốn pháp định là 500 tỷ đồng, trong trường hợp đặc thù thì cũng không ít hơn 100 tỷ đồng Đối với TCT thành lập theo quyết định 91/TTg (còn gọi là TCT 91) thì phải có tối thiểu 7 thành viên với vốn pháp định là 1.000 tỷ đồng Việc sắp xếp lại các DNNN theo các quyết định này đã giải thể gần 160 TCT, liên hiệp các xí nghiệp Với 2 qui định này, các nhà hoạch định chính sách mong muốn hình thành các đơn vị kinh tế lớn- TCTNN nhằm thực hiện các mục đích:

Thứ nhất: Tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung trong nền kinh tế

Thứ hai: Nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước của các doanh nghiệp nòng cốt

Thứ ba: Thực hiện chủ trương xoá bỏ dần Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp địa phương, thay vai trò giám sát trực tiếp của Bộ Tài chính bằng HĐQT của các TCT

Thứ tư: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế

Trang 30

Thứ năm: Tạo ra những tổ chức kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành có tầm vóc quốc gia tiến tới có tầm vóc quốc tế

Thứ sáu: Tập trung nguồn lực nhà nước vào những tập đoàn kinh doanh lớn nhằm tăng cường chức năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô

Thứ bảy: Mục đích cao nhất, tổng quát nhất của việc thành lập các TCTNN là trên cơ sở liên kết tập trung các DNNN đang tồn tại với sức cạnh tranh yếu thành những TCT có quy mô lớn, có sức mạnh về vốn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của cả TCT và từng đơn vị thành viên

1.3.2 Những thành quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, các TCTNN đã đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng phát triển và góp phần không nhỏ tạo nên những khởi sắc của nền kinh tế, thể hiện rõ tính ưu việt của mình so với hình thức liên hiệp xí nghiệp trước đây qua ở các kết quả đạt được như sau:

Thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước

Tập trung nguồn lực phát triển theo chiến lược định hướng chung Tăng cường sức mạnh trong tham gia đấu thầu, mở rộng thị trường

Sự ra đời của các TCT đã làm giảm đầu mối quản lý cho các cấp chủ quản, tách quản lý nhà nước ra khỏi SXKD

Bảo lãnh vay tín dụng, điều hòa vốn nhàn rỗi giữa các doanh nghiệp thành viên, hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn thông qua việc điều động cán bộ, chuyển giao công nghệ…

Trang 31

Nhiều TCT thể hiện vai trò chủ lực, xương sống của nền kinh tế, hoạt động hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp NSNN, ổn định việc làm, nâng cao đời sống của người lao động

Các TCT đã làm nòng cốt trong việc đảm bảo cân đối chủ yếu của nền kinh tế về những hàng hoá, vật tư chiến lược và các hàng tiêu dùng thiết yếu như điện, điện tử, than, dầu khí, xi măng, sắt thép…cân đối ngoại tệ, góp phần quan trọng vào việc bình ổn giá và duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Ví dụ như việc bình ổn giá gạo của TCT Lương thực miền Bắc và miền Nam, giảm cước viễn thông 13-14% của Viettel, hay nỗ lực giảm giá phân đạm 10-15% của Tập đoàn Dầu khí thời gian đã góp phần thật sự quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của nền kinh tế và xã hội

Song song với thành quả đạt được trong quá trình hoạt động các TCTNN đã bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục:

Điều đầu tiên phải kể đến là vấn đề về vốn của các TCT, tuy đã liên kết lại nhưng vẫn có qui mô khá nhỏ so với các tập đoàn quốc gia trên thế giới và khu vực

Thứ hai là quá trình tổ chức lại các TCT chưa thật sự tạo ra sự gắn kết về tài chính, công nghệ, thị trường, quan hệ về vốn, tài sản, công nghệ giữa TCT và các doanh nghiệp thành viên chưa thật chặt chẽ… do đó trong một số TCT các doanh nghiệp thành viên thiếu gắn bó, hoạt động rời rạc, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn TCT

Thứ ba là cách thức thành lập TCT hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào mối quan hệ ngang theo kiểu hành chính, ghép nối, gom đầu mối mà chưa thật sự dựa vào sự tự đầu tư lẫn nhau, chi phối lẫn nhau

Trang 32

Thứ tư là vai trò của TCT đối với các ĐVTV rất mờ nhạt Bởi lẽ vốn của TCT chính là vốn nhà nước trên sổ sách của các công ty thành viên cộng lại Mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập Vì vậy vai trò điều tiết vốn của TCT thật sự chỉ tồn tại trên văn bản hoặc có rất ít tác dụng

Thứ năm là nhiều TCT còn mang tính ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa chủ động tháo gỡ khó khăn, tìm cách nâng cao hoạt động SXKD nên hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với đầu tư, ưu đãi của nhà nước

Thứ sáu là thiếu cán bộ có năng lực quản lý điều hành

Thứ bảy là các cơ chế chính sách đối với TCT về phân chia lợi nhuận, trích lập quỹ, tích lũy vốn, tái đầu tư… chưa thật sự tạo điều kiện cho các TCT phát triển

1.4 SO SÁNH MÔ HÌNH TCTNN VÀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG

TY CON

Mô hình TCT và đơn vị thành viên hiện nay có một số điểm tương đồng với mô hình Công ty mẹ – Công ty con là: TCT là cổ đông và có quyền quyết định đến hoạt động của công ty thành viên bằng nhiều cơ chế khác nhau

Tuy nhiên, giữa hai mô hình có những khác biệt quan trọng

Thứ nhất, với mô hình TCT thì cơ cấu tổ chức của TCT (một nhóm các công ty) bị giới hạn có 3 cấp – TCT, công ty và xí nghiệp hạch toán phụ thuộc (hoặc tương đương) Trong khi đó, theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con thì tầng nấc trong cơ cấu tổ chức, về mặt lý thuyết, là không giới hạn – công ty mẹ, công ty con, công ty cháu…

Thứ hai, về nguyên tắc, quan hệ Công ty mẹ đối với Công ty con là trách nhiệm hữu hạn, còn quan hệ giữa TCT và ĐVTV là trách nhiệm vô hạn

Trang 33

Thứ ba, về mặt pháp lý, các đơn vị thành viên của TCT và công ty là những pháp nhân độc lập chưa đầy đủ, vì đối với một số hoạt động của đơn vị thành viên, luật pháp yêu cầu phải có ủy quyền chính thức của doanh nghiệp chủ quản như lĩnh vực đầu tư, tài chính, tổ chức cán bộ…; trong khi đó, theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, các doanh nghiệp là những pháp nhân đầy đủ

Thứ tư, các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trong mô hình TCT không phải do TCT quyết định thành lập, mặc dù về mặt pháp lý TCT là chủ sở hữu Trong khi đó, theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con thì Công ty mẹ là người sáng lập (hoặc tham gia sáng lập)

Thứ năm, phần lớn bộ máy của TCT chỉ thực hiện chức năng quản lý hành chính, trong khi đó ở mô hình Công ty mẹ – Công ty con thì Công ty mẹ là cũng một doanh nghiệp có sản phẩm, có khách hàng, có thị trường

Thứ sáu, những qui chế, qui định đối với một số lĩnh vực hoạt động của các thành viên trong TCT thường có tính pháp quy; trong khi đó, những qui chế, qui định của các thành viên trong mô hình Công ty mẹ – Công ty con hoàn toàn mang tính chất quản lý

Thứ bảy, quá trình hình thành TCT cho thấy, theo mô hình TCT thì ít nhất phải có hai công ty thành viên tồn tại trước khi có TCT (con đẻ ra mẹ), trong khi đó theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con thì Công ty mẹ thường phải tồn tại trước, sáng lập hoặc tham gia sáng lập ra Công ty con (trừ trường hợp mua lại)

Thứ tám, trong mô hình hiện hữu, TCT là chủ sở hữu của cả sản nghiệp (cả tài sản có và tài sản nợ) của CTTV, tức vừa sở hữu vốn vừa sở hữu tài sản (về thực chất) và tài sản (vốn) công ty thành viên là tài sản (vốn) của TCT; trong khi đó, theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, Công ty mẹ chỉ sở hữu phần vốn đầu

Trang 34

tư trong Công ty con mà thôi, và vốn của Công ty con là tài sản của Công ty mẹ (đầu tư dài hạn)

Cuối cùng, mô hình TCT – CTTV không cho phép huy động vốn một cách có hiệu quả; không cho phép TCT thay đổi cơ cấu vốn đầu tư trong các doanh nghiệp thành viên một cách linh hoạt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Tập đoàn kinh tế ra đời, tồn tại và phát triển đã làm thay đổi bộ mặt của các quốc gia, trở thành nhân tố cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế của các nước nói riêng và của cả thế giới nói chung Đa phần các tập đoàn kinh tế đều có quy mô, phạm vi hoạt động rộng lớn và được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con Mô hình này chủ yếu được thiết lập trên cơ sở đầu tư vốn của công

ty mẹ vào các công ty con Tuy mô hình này đã được hầu hết các tập đoàn trên thế giới áp dụng nhưng lại là điều khá mới mẻ đối với Việt Nam nhưng lại là điều hết sức cần thiết trong quá trình tổ chức sắp xếp lại các TCTNN Với những

ưu điểm của mô hình Công ty mẹ-Công ty con và những hạn chế của mô hình TCT đã được phân tích ở trên sẽ giúp cho các TCT khắc phục những vướng mắc vươn lên phát triển thành tập đoàn kinh tế vững mạnh có đủ tiềm lực để cạnh tranh với các công ty đa quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế

Tuy nhiên việc vận dụng mô hình Công ty mẹ-Công ty con không nên áp dụng máy móc theo khuôn mẫu mà còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng TCT Sau đây luận văn sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động tại TCTXD số 1

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TCTXD SỐ 1 – SỰ CẦN THIẾT CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TCT SANG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ –

CÔNG TY CON

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TCTXD SỐ 1

Tiền thân của TCTXD số 1 là TCTXD số 1 được thành lập theo quyết định số 308/CP ngày 07/09/1979 của Hội đồng Chính Phủ trên cơ sở hợp nhất các Công ty xây dựng số 8, Công ty xây dựng số 10, Công ty phát triển đô thị & khu công nghiệp nhằm kiện toàn các tổ chức sản xuất, kinh doanh trực thuộc Bộ Xây Dựng

Thực hiện Quyết định 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập các TCTNN có qui mô lớn, kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân nhằm thúc đẩy sắp xếp đổi mới DNNN nhằm thúc đẩy tích tụ và tập trung, chuyên môn hóa, hợp tác hóa, nâng cao tính cạnh tranh, làm nòng cốt thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ngày 20/11/1995 Bộ trưởng Bộ Xây Dựng đã ký quyết định số 995/BXD-TCLĐ thành lập TCTXD số 1 trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị của TCTXD số 1 và một số đơn vị trực thuộc Bộ Xây Dựng

Tên Doanh Nghiệp : Tổng Công ty Xây Dựng Số 1

Tên giao dịch : Construction Corporation No.1

Tên viết tắt : CCNo1

Trụ sở chính : 51 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM Hình thức sở hữu : Doanh Nghiệp nhà nước

Vốn điều lệ (31/12/2007) : 665.559.000.000 VNĐ

2.1.1 Chức năng nhiệm vụ

Trang 36

TCTXD số 1 có nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của nhà nước, bao gồm các lĩnh vực thi công lắp đặt thiết bị máy móc, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bưu điện, nền móng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến điện, kinh doanh phát triển nhà, tư vấn xây dựng, SXKD vật tư, thiết bị, công nghệ xây dựng và các ngành nghề kinh doanh khác theo qui định của pháp luật, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngòai nước phù hợp với luật pháp và chính sách của nhà nước

Trong đó, thế mạnh vượt trội của TCT là về lĩnh vực Xây lắp và Đầu Tư Về lĩnh vực Xây lắp, TCT đã và đang thực hiện nhiều dự án có tầm cỡ quốc gia trong nhiều lĩnh vực từ ngành công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng, các công trình dân dụng, nhà cao tầng, cơ sở hạ tầng, cầu, đường, cảng, hệ thống cung cấp và thoát nước… đã từng thi công các công trình công nghiệp lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Nam như Nhà máy thủy điện Trị An, Thác

Mơ, Hàm Thuận – Đa Mi, nhiệt điện Phú Mỹ, ximăng Hà Tiên, ximăng Honcin, nhà máy nước Sông Sài Gòn, nhà máy nước Thủ Đức…Hiện nay, đang làm tổng thầu xây lắp nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 1, Cầu Thủ Thiêm, nhà máy điện Ô Môn, sửa chữa hầm chui Văn Thánh, xây dựng các nhà máy thuỷ điện Buôn Kốp, Đồng Nai 4, Bắc Bình, nhà máy lọc dầu Dung Quốc…

Về lĩnh vực Đầu tư, với xu hướng kinh doanh đa dạng, TCT cũng đã và đang đầu tư vào các lĩnh vực như bất động sản, Khu vui chơi giải trí, các dự án về năng lượng, nhà máy, cơ sở hạ tầng như Dự án Công viên nước Cần Thơ, Dự án Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Salling Tower, Dự án chung cư cao cấp Hạnh Phúc, …

Trang 37

Ngoài ra, TCT còn tham gia góp vốn đầu tư các nhà máy ximăng Đô Lương –

Nghệ An, thuỷ điện Bắc Bình, nhà máy nước Thủ Đức…

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của TCTXD số 1

2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của TCTXD số 1 giai đoạn trước khi tổ chức

quản lý theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con HĐQT: Gồm có 05 thành viên, gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch và 03 thành

viên khác Thành viên thường trực là Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT với tư

CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN

CÁC PHÒNG BAN

CHỨC NĂNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

CÔNG TY LIÊN DOANH Cty Bê tông Mê Kông

• Cty Xây Dựng số 14

• Cty Xây Dựng Miền Đông

• Cty Xây Lắp

• Cty Thi Công Cơ Giới

• Cty Xây Dựng & SX VLXD

• Cty Xây Lắp và Trang Trí Nội Thất

• Cty Xây Dựng số 5

• Cty Bê Tông

• Cty Đầu Tư & Phát triển Đô Thị

• Cty Xây Dựng & Kinh Doanh Vật Tư

• Cty Tư Vấn Đầu Tư &

Thiết Kế Xây Dựng

• Công ty Xây Dựng Số 8

Trang 38

cách là đại diện chủ sở hữu nguồn vốn nhà nước giao để thực hiện chức năng theo Điều lệ của TCTXD số 1 HĐQT do Bộ Xây Dựng bổ nhiệm

Ban kiểm soát: Gồm Trưởng Ban và 04 thành viên, trong đó có 02 thành viên không thường trực là nhân viên của Bộ Xây Dựng Ban kiểm soát thực hiện chức năng đại diện chủ sỡ hữu giám sát hoạt động điều hành SXKD của Ban Tổng Giám đốc Ban kiểm soát do Bộ Xây dựng bổ nhiệm

Ban TGĐ: Gồm Tổng Giám đốc; 01 phó Tổng Giám đốc phụ trách trong lĩnh vực đầu tư và 01 phó Tổng Giám đốc phụ trách trong lĩnh vực xây lắp Tổng Giám đốc là người đại diện pháp luật, điều hành hoạt động SXKD của TCTXD số 1 Tổng Giám đốc do Bộ xây dựng bổ nhiệm Tổng Giám đốc bổ nhiệm 02 phó Tổng Giám đốc để hỗ trợ cho Tổng Giám đốc trong điều hành hoạt động SXKD của TCT

2.1.3 Quan hệ quản lý trong TCTXD số 1

2.1.3.1 Quan hệ giữa TCTXD số 1 và các CTTV hạch toán độc lập đã

thực hiện CPH

- Về mặt pháp lý: TCTXD số 1 là DNNN có tư cách pháp nhân, tổ chức và hoạt động theo Luật DNNN do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ra quyết định thành lập Các công ty thành viên hạch toán độc lập đã cổ phần hoá có tư cách pháp nhân riêng, hoạt động theo Luật doanh nghiệp

- Về vốn: Vốn của các công ty cổ phần thành viên là vốn của cổ đông TCTXD số 1 nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối ở các công ty con và không chi phối ở các công ty liên kết

- Về quyền tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh, như tổ chức bộ máy, lĩnh vực kinh doanh, thị trường, giá cả; về đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị; về lao động… theo điều lệ riêng của từng công ty Các công ty thành viên hoạt

Trang 39

động theo chiến lược kinh doanh riêng lẽ, đôi khi đi ngược với định hướng chiến lược kinh doanh chung với Công ty mẹ Đây là nhược điểm lớn cần được khắc phục trong thời gian tới, để tận dụng được sức mạnh của cả tập đoàn

- Hạch toán kế toán: Các công ty thành viên hạch toán độc lập, lập báo cáo tài chính riêng Chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động SXKD trước cổ đông

- Về mặt nhân sự: HĐQT, Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm; Ban Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm Các Trưởng, phó phòng các Phòng ban chức năng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm

- Về mặt tài chính: Các công ty thành viên tự chủ về mặt tài chính Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, các công ty chủ động tìm tài trợ tín dụng từ các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, nếu trong quá trình vay vốn gặp khó khăn về mặt tài sản đảm bảo để vay vốn thì TCT có thể hỗ trợ bằng việc ký hợp đồng hay văn bản bảo lãnh với các tổ chức tín dụng để đảm bảo cho các công ty thành viên vay vốn Điều này tạo ra rủi ro tiềm tàng rất lớn đối với TCT Hiện tại, việc bảo lãnh vay vốn này quá tràn lan, TCT không kiểm soát được điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của TCT khi các CTTV không đảm bảo nghĩa vụ vay vốn của mình Đây là những tồn tại từ rất lâu trong cơ chế quản lý cũ Tuy nhiên sau khi các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, cơ chế này vẫn chưa thay đổi

- Về phân chia lợi nhuận: Các công ty thành viên phân chia lợi nhuận theo điều lệ của Công ty và chịu trách nhiệm chi trả cổ tức cho cổ đông theo điều lệ của Công ty

- Về nguyên tắc TCTXD số 1 chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với CTTV hạch toán độc lập theo tỷ lệ vốn góp

Trang 40

2.1.3.2 Quan hệ giữa TCTXD số 1 và các CTTV hạch toán độc lập chưa

CPH

- Về mặt pháp lý: TCTXD số 1 là DNNN có tư cách pháp nhân, tổ chức và hoạt động theo Luật DNNN do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ra quyết định thành lập

- Về vốn: vốn của các CTTV hạch toán độc lập làø vốn của nhà nước giao từ ban đầu, sau đó giao về cho TCTXD số 1 quản lý; việc sử dụng vốn phải tuân thủ những qui chế, qui định về phân cấp quản lý và sử dụng vốn của TCTXD số 1;

- Về mặt hạch toán, CTTV là một đơn vị hạch toán tài chính, kinh tế độc lập, báo cáo tài chính sẽ được hợp nhất với TCT vào cuối niên độ;

- Về quyền tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh, như tổ chức bộ máy, lĩnh vực kinh doanh, thị trường, giá cả; về đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị; về lao động… phải phù hợp với sự phân cấp và ủy quyền của TCTXD số 1;

- Về mặt tổ chức cán bộ, việc bổ nhiệm và miễn nhiệm ban lãnh đạo sẽ

Ngày đăng: 12/01/2018, 13:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w