Những điều cần biết về việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu treo Nhắc đến vấn đề con dấu thì có rất nhiều thứ phải nói, như những lần trước, Dân Luật đã có các bài viết như Hướng dẫn ký tên và đóng dấu văn bản hoặc Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông; Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký có giá trị pháp lý không? Thì hôm nay, mình muốn nhắc đến vấn đề đóng dấu treo và đóng dấu giáp lai là vấn đề được hỏi nhiều tại Dân Luật. Dấu treo, dấu giáp lai đựơc đóng khi nào? Tại các loại giấy tờ, chứng từ nào? Và cách thức đóng dấu ra sao? Mời các bạn xem bài viết sau đây: Hiện nay có rất nhiều văn bản quy định về việc đóng dấu treo, đóng dấu giáp lai, tuy nhiên, về cách thức sử dụng, trường hợp sử dụng thì lại có rất ít văn bản đề cập đến vấn đề này, do vậy, dựa trên số ít các văn bản hướng dẫn đó cùng thực tiễn áp dụng để giải đáp thắc mắc như sau: DẤU TREO Trường hợp sử dụng: Đó là các loại văn bản hành chính, văn bản lưu nội bộ cơ quan, tổ chức, hợp đồng giao kết giữa các bên và phụ lục của các loại văn bản, hợp đồng này hoặc các loại hóa đơn, giấy tờ, chứng từ kế toán. Cách thức sử dụng: Được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm văn bản, hợp đồng (bản chính), vì thông thường tên của cơ quan, tổ chức được viết phía trên bên trái và trên đầu. DẤU GIÁP LAI Trường hợp sử dụng: Đó là tại các văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán nêu trên có từ 2 trang trở lên đối với văn bản in 01 mặt và từ 03 trang trở lên đối với văn bản in 02 mặt, việc đóng dấu giáp lai để trên tất cả các trang của văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính chân thực của từng trang và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo. Cách thức sử dụng: Dấu được đóng vào khoảng giữa mép của văn bản, trùm lên 1 phần của tất cả các trang của văn bản, hợp đồng, giấy tờ, chứng từ kế toán. Lưu ý: Mỗi dấu đóng không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản. Ngoài ra, dấu còn được đóng tại phần chữ ký của người có thẩm quyền ban hành văn bản (tại trang cuối của văn bản, hợp đồng), khi đóng dấu lên chữ ký thì phải đóng dấu trùm lên khoảng 13 chữ ký về phía bên trái. Căn cứ pháp lý: Nghị định 1102004NĐCP Thông tư 012011TTBNV Công văn 6550TCHQVP năm 2012 Nghị định 232015NĐCP Luật công chứng 2014
Trang 1Những điều cần biết về việc đóng dấu giáp lai đóng dấu treo
Nhắc đến vấn đề con dấu thì có rất nhiều thứ phải nói, như những lần trước, Dân Luật đã có các bài viết như Hướng dẫn ký tên và đóng dấu văn bản hoặc Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu
vuông; Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký có giá trị pháp lý không? Thì hôm nay, mình muốn
nhắc đến vấn đề đóng dấu treo và đóng dấu giáp lai là vấn đề được hỏi nhiều tại Dân Luật
Dấu treo, dấu giáp lai đựơc đóng khi nào? Tại các loại giấy tờ, chứng từ nào? Và cách thức đóng dấu ra sao? Mời các bạn xem bài viết sau đây:
Hiện nay có rất nhiều văn bản quy định về việc đóng dấu treo, đóng dấu giáp lai, tuy nhiên, về cách thức sử dụng, trường hợp sử dụng thì lại có rất ít văn bản đề cập đến vấn đề này, do vậy, dựa trên số ít các văn bản hướng dẫn đó cùng thực tiễn áp dụng để giải đáp thắc mắc như sau:
DẤU TREO
Trường hợp sử dụng:
Đó là các loại văn bản hành chính, văn bản lưu nội bộ cơ quan, tổ chức, hợp đồng giao kết giữa các bên và phụ lục của các loại văn bản, hợp đồng này hoặc các loại hóa đơn, giấy tờ, chứng từ kế toán
Cách thức sử dụng:
Được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm văn bản, hợp đồng (bản chính), vì thông thường tên của cơ quan, tổ chức được viết phía trên bên trái và trên đầu
DẤU GIÁP LAI
Trường hợp sử dụng:
Đó là tại các văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán nêu trên có từ 2 trang trở lên đối với văn bản in 01 mặt và từ 03 trang trở lên đối với văn bản in 02 mặt, việc đóng dấu giáp lai để trên tất cả các trang của văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính chân thực của từng trang và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo
Cách thức sử dụng:
Dấu được đóng vào khoảng giữa mép của văn bản, trùm lên 1 phần của tất cả các trang của văn bản, hợp
Trang 2đồng, giấy tờ, chứng từ kế toán.
Lưu ý: Mỗi dấu đóng không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản.
Ngoài ra, dấu còn được đóng tại phần chữ ký của người có thẩm quyền ban hành văn bản (tại trang cuối của văn bản, hợp đồng), khi đóng dấu lên chữ ký thì phải đóng dấu trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 110/2004/NĐ-CP
- Thông tư 01/2011/TT-BNV
- Công văn 6550/TCHQ-VP năm 2012
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP
- Luật công chứng 2014