1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thi pháp trong tác phẩm số đỏ của vũ trọng phụng

15 1,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 50,1 KB

Nội dung

Có thể hiêu đơn giản cốt truyện là truyện được cô đúc lại, là cái cốt lõi liên quan đến nhân vật chính. Cốt truyện trong văn học dân gian thường dơn giản,thường thuộc loại cốt truyện đơn tuyến. Ở những truyện đơn giản thi cốt truyện và tình tiết giao nhau một cách đơn giản. Ở truyện hiện đại như tiểu thuyết, cốt truyện hết sức phức tạp và thường là cốt truyện đa tuyến. Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kỳ lịch sử. Tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhân vật,do đó có một dung lương lớn (Từ điển thuật ngữ văn học). Cốt truyện trong tiểu thuyết Số đỏ cũng thuộc loại hình đa tuyến như vậy.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

Vũ Trọng Phụng (20/10/1912 -18/10/1939) là một nhà văn , nhà báo nổi tiếng của Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX Tuy thời gian cầm bút không bao lâu, song khối lượng tác phẩm Vũ Trọng Phụng để lại khá lớn và có giá trị: hơn 30 truyện ngắn, 9 cuốn tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch cùng rất nhiều những bài báo, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí đương thời Tác phẩm của ông phản ánh chân thực bức tranh cuộc sống Nó có giá trị như một nhân chứng , vật chứng của thời đại, là bản cáo trạng đối với chế độ thực dân nửa phong kiến, là lời kêu gọi thống thiết phẩm giá, tự do, một cuộc sống xứng đáng không chỉ cho một thời mà cho mọi thời

Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là một cuốn truỵên trào phúng độc đáo mà ngưòi đọc có thể cười từ chương đầu đến chương cuối của tác phẩm và gợi ra nhiều suy nghĩ về giá trị, thực chất của văn minh, hiện đại.Vì sao vậy? Phải chăng sự

Trang 2

thành công của tác phẩm là do tác giả tạo ra được nhiều mâu thuẫn trào phúng? Hay

do sự độc đáo của hình tượng nhân vật? Có thể có nhiều cách lý giải, từ nhiều góc độ tiếp nhận văn học khác nhau

PHẦN NỘI DUNG

1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Số đỏ

1.1. Khái niệm cốt truyện

Cốt truyện là cái sườn sự việc, biến cố trong tác phẩm tự sự, trong tiểu thuyết;

là phương tiện bộc lộ tính cách, thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách, đồng thời là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội

Có thể hiêu đơn giản cốt truyện là truyện được cô đúc lại, là cái cốt lõi liên quan đến nhân vật chính Cốt truyện trong văn học dân gian thường dơn giản,thường thuộc loại cốt truyện đơn tuyến Ở những truyện đơn giản thi cốt truyện và tình tiết giao nhau một cách đơn giản Ở truyện hiện đại như tiểu thuyết, cốt truyện hết sức phức tạp và thường là cốt truyện đa tuyến "Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời

Trang 3

kỳ lịch sử Tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhân vật,do đó có một dung lương lớn" (Từ điển thuật ngữ văn học) Cốt truyện trong tiểu thuyết "Số đỏ" cũng thuộc loại hình đa tuyến như vậy

Nói chung, cốt truỵên là hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật Cái phần lõi của truyện đó có thể tóm tắt, thuật lại hay vay mượn để sáng tạo ra tác phẩm khác

1.2. Các loại hình cốt truyện

Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng được xây dựng dựa trên hai loại cốt truyện : cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lí

1.2.1. Cốt truyện sự kiện

Sự kiện , biến cố chính là trục vận động của loại hình cốt truyện này Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không đi theo một khuôn khổ của kết cấu truyền thông như các tác giả khác Tiểu thuyết của ông vượt khỏi cái khuôn khổ truyền thống để đủ sức miêu tả bức tranh xã hội rộng lớn có hàng trăm nhân vật, nhiều thành phần xã hội , giai cấp, tính cách đa dạng, phức tạp

Không giống như Giông tố, Vỡ đê; Số đỏ phản ánh hiện thực xã hội dưới một góc cạnh khác Sự kiện trong Số đỏ hoàn toàn mới mẻ, mới được cập nhập, du nhập từ xã hội phương Tây Sự kiện đó để lộ rõ nét một sự nuốt vội không trôi thứ văn hóa ngoại lai Hàng trăm sự kiện suốt 20 chương sách không sự kiện nào là đáng có thật, và vì

“giả thật” nên gây cười Cái lai lịch của Xuân – một thằng ma cà bông mà sau này lại leo lên nấc thang chót vót của xã hội , thành bậc anh hùng, vĩ nhân – cũng cho ta biết bao chuyện châm biếm, khôi hài

Như vậy, sáng tạo ra sự kiện hài hước, nghịch lý đến ngược đời, ngược đời một cách tồi tệ, hẳn thông điệp nhà văn muốn gửi gắm không dừng lại ở tiếng cười hài hước Những sự thật bi hài hiện diện qua từng sự kiện, tiếng cười trào phúng không

Trang 4

chỉ hướng đến một giai cấp, mà hơn thế, tác giả muốn đánh động một xã hội đang hoá thân một cách quái dị vào vòng quay của văn minh rởm

Đọc tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, xâu chuỗi các sự kiện trong hai mươi chương của tiểu thuyết, ta nhận ra mắt xích giữa các sự kiện và rõ ràng đó là ý đồ của nhà văn.Các sự kiện liên quan với nhau và mối liên kết giữa chúng tạo ra số đỏ cho nhân vật chính.Câu chuyện về cuộc đời Xuân Tóc Đỏ, nhân vật trung tâm của tác phẩm mới hiện lên trọn vẹn nhờ sự kết dính lôgíc giữa các sự kiện ấy

1.2.2. Cốt truyện tâm lí

Lấy tâm lí làm nội dung cơ bản, cốt truyện xoay quanh sự vận động, quá trình phát sinh, phát triển về mặt tư tưởng, tình cảm, tính cách của nhân vật Có chỗ khác biệt giữa truyện có cốt truyện tâm lí và truyện không có cốt truyện hay vai trò của cốt truyện không đáng kể

Ở Số đỏ, diễn biến tâm lí phức tạp ở trong từng nhân vật Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng rất đa dạng, đông đảo Ta có thể kể đến hàng loạt chân dung biếm hoạ như: cụ Cố Tổ, ông Cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, bà Phó Đoan, Tuyết, Phán Mọc Sừng, cậu Tú Tân, Xuân Tóc Đỏ, Sư chùa Tăng Phú, Min

Đơ, Min Toa, bạn bè cụ Cố Hồng, bạn bè vợ chồng Văn Minh… Mỗi người một gương mặt, một tính cách riêng Đó là bức tranh đặc sắc từ trên xuống dưới của xã hội đương thời

Xuân Tóc Đỏ - nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là

một đứa bé mồ côi, lên 9 tuổi được ông bác họ nuôi Nó nhìn trộm bác gái tắm và bị đuổi Từ đó, Xuân lấy đầu hè xó chợ làm nhà, lấy sấu ở các phố, lấy cá Hồ Hoàn Kiếm làm cơm Tóc hắn đỏ như lông gà vì phơi nắng, trèo me, trèo sấu Rồi hắn len lỏi vào nhặt banh sân quần vợt Bị đánh, bị đuổi vì hắn nhìn trộm một con đầm thay quần áo Vài nét biếm họa khá chân thật đó, Xuân Tóc Đỏ hiện lên rõ nét là một tên

vô giáo dục Từ môi trường vô giáo dục, lang thang kiếm sống với nhiều nghề phức

Trang 5

tạp, Xuân Tóc Đỏ trong một hoàn cảnh đặc biệt, được nhập vào môi trường của những

kẻ giàu có, những con người đang ôm ấp mộng Âu hóa và cải cách xã hội như bà Phó Đoan, ông bà Văn Minh, ông TYPN

Mụ Phó Đoan thèm khát thể xác của Xuân Tóc Đỏ nên đã xin cho hắn ra tù và tạo điều kiện cho hắn gia nhập vào xã hội thượng lưu Mụ giới thiệu hắn đến tiệm may Âu Hóa của Văn Minh Trong tiệm Âu Hóa của Văn Minh, hắn chỉ biết học thuộc lòng như hắn đã từng học thuộc lòng những bài rao thuốc lậu trước đây “Hở cánh tay và

hở cổ là dậy thì”, “Hở đến nách và hở nửa vú là ngây thơ” Hắn cũng nhớ lời của chủ:

“Từ nay trở đi, xã hội văn minh hay dã man là trách nhiệm của anh!” Hắn đã rơi vào môi trường của các nhân vật toàn là quái thai của xã hội như mụ Phó Đoan dâm đãng được bằng “Tiết hạnh khả phong”, như ông bà Văn Minh, ông TYPN đang chạy theo phong trào Âu Hoá chơi bời hưởng lạc thời bấy giờ Xuân Tóc Đỏ đã lợi dụng họ để tiến thân Chỉ mới một vài chi tiết, tâm lí nhân vật Xuân được tác giả mổ xẻ , phân tích tỉ mỉ Nhân vật có mặt ở hầu hết các trang sách, được lồng vào bên trong các sự kiện, các biến cố

2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Số đỏ qua góc nhìn thi pháp học

2.1. Mô típ cốt truyện

Mô típ là thuật ngữ phiên âm từ tiếng Pháp (motif) có nghĩa như “khuôn”,

“dạng”, “kiểu”; nhằm chỉ những thành tố , những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã hình thành

ổn định , bền vững được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật Nếu hiểu như vậy thì mô típ là yếu tố đã định hình tồn tại như một phản ánh khách thể hiện thực qua một chủ thể sáng tạo

Trong số 23 mô típ của hệ thống mô típ trong văn học nghệ thuật Phương Đông được giáo sư Trần Đình Sử thống kê ở công trình “Dẫn luận thi pháp học”, chúng ta nhận thấy truyện “Số đỏ” thuộc mô típ “Người dốt gặp may” Nhân vật từ kẻ hạ lưu

Trang 6

đã trở thành vĩ nhân Chọn lựa mô típ này cho câu chuyện lớn của mình, nhà văn có thuận lợi gì? Vì sao nhà văn Vũ Trọng Phụng lại chọn mô típ ấy? Mô típ này thuận lợi cho việc xây dựng cốt truyện mà ở đó cuộc đời của nhân vật chính biến chuyển theo hướng “Người dốt gặp may”, nhưng độc đáo hơn nếu ta giải mã cái “Số đỏ”, sự may mắn của Xuân Tóc Đỏ Có phải chính cái may mắn đã dẫn dắt Xuân, một tên lưu manh, ma cà bông, vô học vào cái xã hội trưởng giả “thượng lưu” danh giá Đúng, nhưng đó chỉ là cái may mắn đầu tiên do sự ngẫu nhiên may mắn Nhưng chính cái thói dâm ô của Xuân mới giúp hắn lọt vào mắt xanh của mụ Phó Đoan, cái tài thổi loa quảng cáo thuốc lậu giúp hắn dễ dàng thành công ở tiệm may Âu hóa Thì ra, bản chất lưu manh, vô lại của hắn giúp hắn dễ dàng tiến thân và phù hợp với bản chất lưu manh, đồi bài của xã hội “thượng lưu” Vậy tiếng nói chỉ trích, trào phúng chính là hướng đến tên lưu manh ấy? Không! Chính cái xã hội ấy là môi trường thuận lợi để Xuân phát huy cao độ bản chất lưu manh, vô lại của hắn Và như vậy, với cái vỏ ngoài

“Người dốt gặp may” tác giả khéo léo chĩa mũi nhọn trào phúng vào cả xã hội hà thành thượng lưu rởm Xây dựng nhân vật với mô típ “Người dốt gặp may”, trong đó

sự thăng tiến kỳ lạ của Xuân Tóc Đỏ, tác phẩm đã gióng lên tiếng chuông báo động trước tình trạng mọi thang bậc giá trị bị đảo lộn Bên cạnh đó, mô típ xì-căng-đan cũng được tác giả sử dụng Tuy ít dùng hơn nhưng mô típ này lại tỏ ra có hiệu quả

Mô típ này vừa bộc lộ tính cách nhưng lại vừa bộc lộ xã hội Để nổ ra một vụ xì-căng-đan cần có hai yếu tố Thứ nhất, nhân vật phải có nét cá biệt về tính cách Thứ hai, vụ xì-căng-đan phải mang tính phổ quát, nghĩa là không mấy lạ lẫm về mặt xã hội

Xì-căng-đan “người chồng mọc sừng” có sự tham gia của Xuân Tóc Đỏ, Phán mọc sừng, Hoàng Hôn, tình nhân của Hoàng Hôn, Tuyết(chương 5,8,10,14,15) từ lúc khởi đầu đến lúc làm cụ tổ chết (kết thúc) Rõ ràng hai âm mưu để làm cho cụ tổ chết:

âm mưu dùng “thuốc phạm” không thành, âm mưu gây sốc tâm lí do Phán mọc sừng chủ trương lại thành công Xì-căng đan “Tuyết hư hỏng” kéo theo hàng loạt sự kiện và bàn dân thiên hạ ai cũng đều biết, đều mục kích được, từ Victor Ban, Phán giây thép,

Trang 7

Hoàng Hôn, Phó Đoan, hôn phu của Tuyết đến cụ Phán bà, vợ chồng Văn Minh Cũng

có những xì-căng-đan mang tính cục bộ , bộ phận Chẳng hạn xì-căng-đan phát sinh từ cuộc đấu khẩu của Lang tỳ, Lang phế Vô cớ mà cái bệnh hôi nách của cô Nga, ghẻ lở của cô Tuyết được giấu nhẹm bỗng dưng được khai ra khiến hai cô phải: “đỏ mặt, ngẩn người ra như gỗ, rồi lôi nhau cắm cổ chạy mất”

Mô típ xì-căng-đan bộc lộ tính cách một cách rõ nét Một Phán mọc sừng tiêu biểu cho hạng người âm mưu, cơ hội, bị đồng tiền làm thui chột lương tâm, đánh rơi đạo lí, rắp tâm giết cụ cố tổ để chia phần của cải, tài sản Một Phó Đoan, một tuyết là con đẻ của xa hội hường thụ, chạy theo lối sống vật chất, ham muốn xác thịt Mặt khác, mô típ này cũng bộc lộ bản chất xã hội một cách sâu sắc Đây không còn chỉ là chuyện một người, một nhóm người, mà là cả xã hội; xã hội tôn thờ ái tình, đề cao thân xác , hưởng lạc, ích kỉ, tham lam đua đòi, biến nhân tính thành vật tính

2.2. Tình huống truyện

Có thể nói, mỗi chương tiểu thuyết có một hoặc hơn một tình huống Mỗi tình huống lại thể hiện một mâu thuẫn trào phúng Ở truyện, nhà tiểu thuyết đã tạo ra khá nhiều tình huống trào phúng thật hài hước, khiến người đọc không “cười mím chí” mà “sục sịch cười” Chẳng hạn : Cảnh một đồn cảnh sát buồn bã đến ngao ngán, vì không ai chịu chửi nhau và đái bậy để được phạt, nhà cải cách Âu hóa TYPN với những kiểu “ngây thơ”, “lời hứa”, “lưỡng lự”… lại mắng vợ là đồ lãng mạn, “đồ đĩ” vì mặc áo quần tân thời; cảnh thằng Xuân đọc thuốc “Nhức đầu giải cảm” mà bỗng thành thi sĩ trào phúng không kém gì Tú Mỡ; cảnh bà Phó Đoan được Xuân hứa tặng “tiết hạnh khả phong” … và tình huống trào phúng độc đáo nhất, lạ lùng nhất, cũng là bi đát nhất là cảnh “Hạnh phúc của một tang gia”!

2.2.1. Tình huống phi lí

Trang 8

Trong Số đỏ tình huống phi lí có mật độ dày đặc với nhiều cách thể hiện: con người phi lí : (TYPN, cố Hồng, Văn Minh, Phó Đoan ), sự kiện phi lí (tranh nhau mọc sừng giữa Phán giây thép và tình nhân của vợ-chương 10, sự đại bại được tung hô vạn tuế - chương 20), Phó Đoan bụng ưng hiếp nhưng miệng la làng -chương 17, bàn chuyện cứu chữa cho cụ Cố nhưng không phải để sống mà là để mau chết chương 6, nước ruộng với mớ rau thài lài mà cứu cụ tổ khỏi bệnh -chương 7, thơ quảng cáo thuốc lậu đánh bại được thơ lãng mạn vang tiếng một thời-chương 10, ngôn ngữ của kẻ vô học “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì” lại được ghi vào

từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức - chương 20) việc làm phi lí ( cảnh sát phạt lẫn nhau để nộp đủ tiêu ở sở cảnh sát Trung ương giao cho Ty cảnh sát chi nhánh -chương 3) cảnh tượng phi lí (biến đám ma tành đám rước, chuyện buồn lại hóa ra vui - chương 15) Những con người phi lí là cái nhan tạo tình huống phi lí

Cụ thể như chương 15 đã miêu tả cảnh đưa ma cụ cố, nhìn xa trông giống đám

ma nhưng lại gần lại giống đám rước Nhìn bề ngoài, hẳn ai cũng nghĩ gia đình đang đau buồn lắm Nhưng thực không phải thế, đám ma của cụ cố tổ là dịp để bọn con cháu vô tâm thể hiện niềm sung sướng thỏa thích, là dịp để cụ cố Hồng khoe ngực đầy huy chương, để cho Tuyết liếc Xuân, để cho người bạn của cụ cố Hồng già nua mà vẫn kịp nhìn thấy làn da trắng thập thò trong tấm áo voan mỏng của Tuyết Đúng là “Hạnh phúc của một tang gia” Đám tang của cụ cố tổ trở thành một chuỗi cười dài, một “cuộc đưa tiễn tập thể” cứ y như chuyện đùa vậy

Hay như ở chương 17, bà Phó Đoan cảm thấy buồn rầu vì không được Xuân chú ý Khi tắm bà đã cố làm đủ mọi cách để gợi tình như thỉnh thoảng lại vào bụng, vào đùi, bì bạch mà Xuân vẫn thản nhiên như thường Hành động “bà nhòm qua lỗ khóa xem bên ngoài động tĩnh ra sao” đã làm mất đi giá trị của bà phó và như môt gáo nước lạnh dội vào đầu bà đẩy vị trí của bà phó từ một con người danh giá xuống vị trí của một người dưới mức tầm thường, lại đưa vị trí của Xuân từ một con người mang tiếng là dâm thành con người ngoan ngoãn

Trang 9

Tất cả mọi trường hợp phi lí từ con người, sự kiện, việc làm hay cảnh tượng được trưng ra để phơi bày bộ mặt thật cái xã hội lôn tùng phèo; ông hóa thành thằng, thằng lại lên ông với đầy đủ những nhân cách bại hoại, trâng tráo, thô bỉ, bịp bợm và bất lương tột đỉnh Tiếng cười của Vũ Trọng Phụng nhằm vào những phi lí của cuộc sống, sự xuống cấp nhân tính, suy thoái linh hồn Phải có con mắt tinh đời, nhìn cuộc sống ở chiều đa dạng phức tạp thì nhà văn mới có thể hiểu được bản chất của con người một cách thấu đáo như thế, tiếng cười này chính là sự lột tả bản chất thật của con người Đọc văn Vũ Trọng Phụng khiến “kẻ trọc phú cũng phải giật mình” là vì lẽ đó

2.2.2. Tình huống ngẫu nhiên

Ở Số đỏ, một chuỗi sự kiện ngẫu nhiên tiếp nối gây bất ngờ, lí thú gây ngạc nhiên , nuôi dưỡng hứng thú thẩm mĩ cho người đọc Tình huống ngẫu nhiên chính

à cái bẫy giăng sẵn, nhân vật không có quyền chủ động quyết định của chính mình Ngấu nhiên tạo nên những “cú hích” để Xuân leo lên nấc thang chót vót của xã hội Từ bản tính vốn có ưa dòm trộm, Xuân nhận được sự thương hại của bà Phó Đoan Sự ngẫu nhiên này là sự khai lối cho Xuân gia nhập vào thế giới thượng lưu Hay khi trở thành “đốc tờ” Xuân cũng là một sự ngẫu nhiên Không ai có thể tưởng tượng mấy lá rau sam, thài lài và nước ruộng lại cứu được cụ Tổ Trong đấy

ắt hẳn có cái ngẫu nhiên vô ảnh, vô hình Cụ tổ sống không phải do bài thuốc bí truyền được Xuân mang về từ đền Bia nhưng do ngẫu nhiên cụ tổ khỏi bệnh và ngẫu nhiên Xuân được tặng danh hiệu “đốc tờ” Đến như cái chết của cụ tổ cũng là một sự ngẫy nhiên, tình cờ Hiệu quả câu nói “ông là người chồng mọc sừng” như mũi tên lạc vô tình , ngẫu nhiên làm chết cụ tổ Thực ra, Phán mọc sừng có ý đồ làm chết cụ tổ nhưng Xuân và Phán gặp nhau ở nhà cố Hồng lần đó là ngẫu nhiên

Và còn rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên lần lượt diễn ra ở trong các chương truyện Những yếu tố ngẫu nhiên đó đều là “hảo biến” đến với Xuân Những “hảo biến”

Trang 10

đó bộc lộ mặt tính cách cá nhân và mặt xã hội- xã hội bịp bợm, chó đểu, chụp dật, chôm chỉa, ác ôn, vô đạo

Ngẫu nhiên được Vũ Trọng Phụng sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật, như cái then khóa xây dựng cốt truyện, kết nối tình tiết, sự kiện

2.3. Sử dụng chi tiết “đắt”

Để tạo ra sự kiện cho câu chuyện, nhà văn sử dụng nhều chi tiết Chi tiết có thể

là một lời nói một cử chỉ một hành động của nhân vật, hoặc một nét chân dung Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu Trong tiểu thuyết

"Số đỏ", nhà văn có rất nhiều thành công trong việc tạo dựng chi tiết tiêu biểu Những chi tiết nói năng của nhân vật tưởng nhỏ nhặt nhưng đầy dụng ý của tác

giả Ví như mỗi lần Xuân mở miệng là "mẹ kiếp","nước mẹ gì", để lộ dấu ấn của

một tên vô học dù hắn đang tiến ngày càng gần tới vị trí "nhà cải cách xã hội"

Hay chi tiết câu nói cửa miệng của cụ cố Hồng "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi " dù

chẳng biết gì cả Các chi tiết lời nói của nhân vật có giá trị cá tính hoá nhân vật một cách sắc nét nhất, góp phần hoàn thiện chân dung các nhân vật Thêm nữa, cũng qua phát ngôn của nhân vật, hẳn tác giả muốn hàm ẩn một thông tin nghệ thuật nào đấy Thử xét các chi tiết lời nói khác sau đây:

- Văn Minh: "Moa có hai thằng bạn hiện đã mở phòng khám bệnh độ hai năm nay ( ) số người chết vì hắn cũng khá nhiều Thật là một ông lang băm có danh vọng"

- Ông TYPN: "Quần áo là để tô điểm, đẻ làm tăng sắc đẹp chứ không phải để che đậy Bao giờ mà y phục tiến bộ đến cực điểm, đi đến chỗ tận thiện, tận mỹ, thì nghĩa là y phục phải không còn che đậy cái gì của người đàn bà nữa."

Chỉ đọc qua hai chi tiết chúng ta nhận ra hai hiện tượng gây cười Thật là vô lý, ngược đời “Phòng khám bệnh”, “Số người chết … khá nhiều” làm nên danh vọng của “đốc tờ” Hay triết lý của nhà mỹ thuật chiêu dụ phụ nữ Âu hóa với mục đích

Ngày đăng: 30/12/2017, 23:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w