1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank (LV thạc sĩ)

108 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 782,44 KB

Nội dung

Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank (LV thạc sĩ)Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank (LV thạc sĩ)Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank (LV thạc sĩ)Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank (LV thạc sĩ)Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank (LV thạc sĩ)Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank (LV thạc sĩ)Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank (LV thạc sĩ)Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank (LV thạc sĩ)Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank (LV thạc sĩ)Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank (LV thạc sĩ)

Trang 1

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG

TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

NGUYỄN THỊ THANH HOA

Trang 3

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG

TẬP TRUNG MIỀN BẮC - VPBANK

Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 60340201

HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ THANH HOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS LÝ HOÀNG PHÚ

Hà Nội – 2017

Trang 4

TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC – VPBANK” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các kết quả, kết

luận nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trìnhkhoa học nào Các số liệu, tài liệu được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và chínhxác

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hoa

Trang 5

nhiều cá nhân, tổ chức

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học của Trường Đại họcNgoại Thương Hà Nội đã cung cấp cho tôi phương tiện học tập, nghiên cứu và kiếnthức về lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời giúp tôi có cơ hội nghiên cứu sâuhơn về lĩnh vực này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – Tiến sĩ Lý HoàngPhú đã luôn quan tâm, hướng dẫn tôi rất nhiệt tình, giúp tôi hoàn thành bài luận văntrong thời gian qua Thầy đã truyền cảm hứng cho tôi về đề tài tôi đã chọn, cũngnhư cho tôi những lời khuyên hữu ích, những gợi ý mang tính chất xây dựng, địnhhướng cho đề tài nghiên cứu của tôi

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị đồng nghiệp tại CPC Miền BắcVPBank và các bạn của tôi tại Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Kỹ thương, Ngânhàng Quốc tế đã đóng góp một số ý kiến, tài liệu liên quan đến đề tài luận vănnghiên cứu

Cuối cùng là tri ân từ tận đáy lòng tới bố mẹ tôi, là những người sinh thành vàdạy dỗ tôi nên người, cùng người thân trong gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ, giúpđỡ tôi trong cuộc sống

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hoa

Trang 6

LỜI CẢM ƠN 2

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN 9

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG 7

1.1 Khái niệm và phân loại tín dụng 7

1.1.1 Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của tín dụng 7

1.1.1.1 Khái niệm 7

1.1.1.2 Đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng 8

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 9

1.2 Các mô hình phê duyệt tín dụng 10

1.2.1 Khái niệm về mô hình phê duyệt tín dụng 10

1.2.2 Phân loại mô hình phê duyệt tín dụng 11

1.3 Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung 17

1.3.1 Tính tất yếu của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung 17

1.3.2 Các yếu tố tác động đến sự thành công của mô hình 24

1.3.2.1 Các yếu tố chủ quan 24

1.3.2.2 Các yếu tố khách quan 26

1.4 Kinh nghiệm triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại một số ngân hàng hiện nay 27

1.4.1 Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank 27

1.4.2 Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VIBbank 31

1.4.3 Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại MBbank 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC VPBANK 2012-2016 40

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 40

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng VPBank 40

Trang 7

2.1.1.3 Về cơ cấu tổ chức 44

2.1.2 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng VPBank giai đoạn 2012 – 2016 46

2.2 Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank 49

2.2.1 Tổng quan về mô hình 49

2.2.1.1 Lịch sử hình thành 49

2.2.1.2 Quy trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ tín dụng tại CPC 51

2.2.2 Thực trạng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank 2012-2016 55

2.2.2.1 Về cơ chế, chính sách 55

2.2.2.2 Về nhân sự 56

2.2.2.3 Về hệ thống 57

2.2.2.4 Về tiến độ xử lý hồ sơ 58

2.2.2.5 Về năng suất xử lý hồ sơ 59

2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc VPBank 60

2.3.1 Thuận lợi 60

2.3.2 Khó khăn 63

2.4 Đánh giá thành tựu đạt được và những hạn chế của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc VPBank 66

2.4.1 Thành tựu đạt được 66

2.4.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục 69

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC VPBANK 74

3.1 Một số triển vọng và thách thức đối với việc áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VPBank trong thời gian tới 74

3.1.1 Triển vọng 74

3.1.2 Thách thức 77

Trang 8

3.2.1 Một số kiến nghị tầm vĩ mô đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ

quan chức năng 78

3.2.2 Một số giải pháp cụ thể 82

3.2.2.1 Đối với Ngân hàng VPBank 82

3.2.2.2 Đối với các đơn vị kinh doanh 89

3.2.2.3 Đối với trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank 91

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán 12

Sơ đồ 1.2: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung 15

Sơ đồ 1.3: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung Techcombank 30

Sơ đồ 1.4: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung VIB 34

Sơ đồ 1.5: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung MBbank 38

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức VPBank 45

Sơ đồ 2.2: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung VPBank 50

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của VPBank 2012 – 2016 46

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu an toàn và hiệu quả của VPBank 2012 – 2016 48

Bảng 2.3: Về chất lượng nợ cho vay giai đoạn 2012 – 2016 (đơn vị tỷ đồng): 66

Bảng 2.4: Về chất lượng nợ cho vay giai đoạn 2012 – 2016 (đơn vị %) 67

Trang 10

ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu

Alfresco : Hệ thống luân chuyển hồ sơ

BICC : Trung tâm phân tích kinh doanh

BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CAR : Hệ số an toàn vốn

CGPD : Chuyên gia phê duyệt

Checklist : Danh mục hồ sơ

CIC : Trung tâm thông tin tín dụng

CNTT : Công nghệ thông tin

CO : Cán bộ/Chuyên viên thẩm định

CPC : Trung tâm xử lý tín dụng tập trung

Distributor : Cán bộ phân bổ hồ sơ

ĐVKD : Đơn vị kinh doanh

FO Admin : Cán bộ phân bổ hồ sơ thực địa

FO : Cán bộ thực địa

HSBC : Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải

KHCN : Khách hàng cá nhân

LOS : Hệ thống khởi tạo khoản vay

LOS-F1 : Hệ thống khởi tạo khoản vay Finnone

Maritime Bank : Ngân hàng TMCP Hàng Hải

MBbank : Ngân hàng TMCP Quân Đội

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

Q&A : Bản tổng hợp hỏi và trả lời thống nhất giữa CPC, sản phẩm vàQTRR

QHKH : Quan hệ khách hàng

QTRR : Quản trị rủi ro

Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

SLA : Cam kết chất lượng dịch vụ

Trang 11

Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương

TMCP : Thương mại Cổ phần

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

VAMC : Công ty Quản lý tài sản cho các TCTD Việt NamVIBbank : Ngân hàng TMCP Quốc tế

Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

VietinBank : Ngân hàng TMCP Công Thương

VPBank : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Trang 12

Luận văn “Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xửlý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank” có những nội dung chính như sau:

Chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình phê duyệt tín dụng tậptrung Trong chương này, tác giả đề cập đến các ưu điểm nhược điểm của mô hìnhphê duyệt tín dụng tập trung và mô hình phê duyệt tín dụng phân tán; từ phân tíchcho thấy mô hình phê duyệt tín dụng tập trung là mô hình ưu việt, tất yếu được ápdụng trong tương lai Bài viết phân tích một số mô hình phê duyệt tín dụng tậptrung điển hình đang được áp dụng tại một số ngân hàng TMCP Việt Nam; từ cáchthức vận hành mô hình tại từng ngân hàng, tác giả đưa ra nhận xét đánh giá của cánhân về các mô hình này

Chương 2 là thực trạng triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tạiTrung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc của VPBank (CPC) giai đoạn 2012 –

2016 Tại đây, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về mô hình phê duyệt tín dụng tậptrung hiện đang áp dụng tại Ngân hàng VPBank, về quá trình triển khai mô hình tạiCPC Miền Bắc, quy trình phê duyệt tín dụng của VPBank Từ việc phân tích thực tếvận hành mô hình phê duyệt mới, tác giả đánh giá các thành tựu đạt được và cácmặt hạn chế còn tồn tại của mô hình Chương 2 đưa ra các vấn đề sẽ được giải quyếttại chương sau

Ở Chương 3, từ những quan sát thực tế cách thức vận hành mô hình phê duyệttín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc, tác giả phân tích những mặt thuận lợi và khókhăn của Ngân hàng VPBank trong quá trình triển khai mô hình này vào hoạt độngcấp tín dụng cũng như triển vọng phát triển và những thách thức mà Ngân hàngVPBank phải đối mặt trong thời gian tới Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giảipháp hoàn thiện mô hình phê duyệt này Các giải pháp được xem xét từ phía Ngânhàng Nhà nước và các cơ quan chức năng, từ phía Ngân hàng VPBank, từ phíaĐVKD là đơn vị trực tiếp tham gia vào quy trình cấp tín dụng của ngân hàng và từchính bản thân CPC Miền Bắc – đơn vị vận hành chính sách tín dụng và trực tiếpxét duyệt hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cấp tín dụng là hoạt động trọng tâm đối với một ngân hàng, là lĩnh vực đemlại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi

ro nhất đối với ngân hàng Rủi ro tín dụng luôn gây tổn thất cho các ngân hàng Rủi

ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của cácngân hàng Ở mức độ nặng nề hơn, nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốtlàm cho tỷ lệ các khoản cho vay mất vốn tăng lên quá cao, các ngân hàng sẽ phảiđối mặt với nguy cơ phá sản Trong những năm gần đây, trên thế giới, xuất hiệnthường xuyên hơn các vụ đỗ vỡ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; tại thị trườngViệt Nam, cũng có không ít các vụ sáp nhập ngân hàng yếu kém hoặc ngân hànghoạt động không hiệu quả bị mua lại với giá 0 đồng Điều này chứng tỏ sự cạnhtranh trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt, và cũng thể hiện rủi ro ngày càngtăng lên trong lĩnh vực kinh doanh này Như vậy, có thể thấy rằng, rủi ro tín dụngảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng, đặc biệt là tại thịtrường các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, môi trường kinh doanh bấtổn, thông tin thị trường không được công khai, minh bạch Do đó, mối quan tâmhàng đầu đối với các ngân hàng là không ngừng hoàn thiện chính sách quản trị rủi

ro, xây dựng mô hình phê duyệt tín dụng sao cho phù hợp với quy mô hoạt động vàkhả năng quản trị rủi ro của ngân hàng mình

VPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng mô hình phê duyệttín dụng tập trung vào hoạt động cấp tín dụng Đây là mô hình đã và đang được ápdụng rộng rãi tại các ngân hàng lớn trên thế giới, thể hiện ưu điểm vượt trội so với

mô hình phê duyệt cũ trong công tác quản trị rủi ro nhằm hạn chế rủi ro tín dụng vànâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng Tuy nhiên, tại thị trường ngân hàng ViệtNam, đây lại là mô hình rất mới mẻ, hiện đang đón nhận phản ứng nhiều chiều từphía các nhà quản trị ngân hàng, cán bộ nhân viên và từ phía các khách hàng Dođó, quá trình triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VPBank gặp không

ít khó khăn, thách thức Vấn đề đặt ra là từ thực tiễn triển khai mô hình phê duyệttín dụng tập trung, VPBank cần nhận diện được khó khăn, thách thức này cũng

Trang 14

những điểm còn hạn chế của mô hình; từ đó tìm ra các giải pháp hoàn thiện mô hìnhphê duyệt tín dụng, giúp vận hành mô hình một cách ổn định và hiệu quả nhất.

Là người trực tiếp tham gia vào quá trình xét duyệt tập trung tại Trung tâmthẩm định của VPBank, tác giả hiểu được những thuận lợi, khó khăn của ngân hàngkhi vận hành mô hình, cũng như thấy được những thành tựu và hạn chế còn tồn tạicủa mô hình Với những hiểu biết của mình về thực tiễn áp dụng mô hình tạiVPBank, trên cơ sở đối chiếu với các mô hình phê duyệt tập trung hiện đang đượcáp dụng tại một số các ngân hàng khác, tác giả mong muốn đưa ra một số các giảipháp hoàn thiện mô hình phê duyệt mới này Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề

tài “Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc – VPBank” làm đề tài cho luận văn nghiên cứu.

2 Đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của luận văn là Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tạiTrung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc của Ngân hàng TMCP Việt NamThịnh Vượng (CPC Miền Bắc – VPBank) Trong đó, Mô hình phê duyệt tín dụngtập trung được hiểu là mô hình phê duyệt tín dụng theo cơ chế quản lý rủi ro tíndụng tập trung (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr 176)

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vậnhành mô hình, tác giả đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp hoàn thiện mô hìnhphê duyệt tín dụng tập trung tại CPC Miền Bắc – VPBank

3 Mục đích nghiên cứu

Tác giả mong muốn tìm ra các giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tíndụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank nhằm nângcao chất lượng tín dụng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của Ngân hàng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Bài luận văn thực hiện ba nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mô hình phê duyệttín dụng tập trung

Trang 15

Thứ hai, Phân tích thực trạng áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tạiCPC Miền Bắc – VPBank giai đoạn 2012-2016.

Thứ ba, Đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trungtại CPC Miền Bắc – VPBank trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng thời các nhómphương pháp nghiên cứu lý thuyết và các nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễntrong bài luận văn Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm phương phápphân tích và tổng hợp lý thuyết, phuơng pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm phương pháp quan sát, phươngpháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp phân tích nguyên nhân gốc(RCA)

6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Về không gian: Đề tài này chỉ được nghiên cứu tại Trung tâm xử lý tín dụngtập trung Miền Bắc của VPBank (hay là Trung tâm thẩm định và xét duyệt tín dụngtập trung Miền Bắc VPBank)

Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016

7 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài này Trongcuốn Hướng dẫn về Quản trị rủi ro tín dụng (Guidelines on Credit RiskManagement) do Ngân hàng Oesterreichische (OeNB) – Ngân hàng quốc gia củaÁo ban hành, OeNB đã dành một chương để nói về Quy trình phê duyệt tín dụng vàQuản trị rủi ro tín dụng (Credit Approval Process and Credit Risk Management).Tại Áo, quy trình phê duyệt tín dụng được chia làm nhiều bước riêng biệt từ gặp gỡkhách hàng, thu thập hồ sơ (khâu bán hàng) đến đánh giá tín dụng tổng quan, thẩmđịnh tài sản bảo đảm và đánh giá rủi ro, lập báo cáo thẩm định và phê duyệt tíndụng (khâu phân tích rủi ro) đến cuối cùng là soạn thảo hồ sơ và giải ngân (khâu xử

Trang 16

lý tín dụng) Như vậy, ngân hàng Áo đã tách bạch ba chức năng trong quy trình cấptín dụng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp.

Bên cạnh đó, phê duyệt tín dụng cũng được nhắc đến trong Báo cáo thườngniên năm 2016 của Ngân hàng Standard Chartered Hầu hết các hồ sơ tín dụng củangân hàng này đều được thẩm định và phê duyệt tín dụng bởi Hội đồng phê duyệttín dụng (The Credit Approval Committee)

Tiếp theo, vào tháng 3 năm 2017, Ngân hàng Mauritius cũng ban hành bản sửađổi Hướng dẫn về Quản trị rủi ro tín dụng (Guideline on Credit Risk Management,revised 2017) Hướng dẫn này là tập hợp tất cả các quy định hiện hành củaMauritius về quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là các quy định về thẩm định và phêduyệt tín dụng Theo đó, đề nghị vay vốn được đánh giá là giấy tờ cần thiết nhằmcung cấp mọi thông tin về khách hàng Mauritius ban hành danh mục hồ sơ(checklist) để đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng, và xác định cáctiêu chí nhằm phân loại khách hàng, đồng thời có thể loại bỏ trực tiếp các kháchhàng trong nhóm “black list” Ngân hàng Mauritius trao thẩm quyền phê duyệt tíndụng cho cá nhân hoặc Hội đồng Thẩm quyền phê duyệt của cá nhân được phânchia dựa theo cấp bậc hoặc trình độ chuyên môn Tùy theo quy mô của khoản tíndụng mà có thể được phê duyệt bởi hai cán bộ phê duyệt hoặc bởi hội đồng tín dụnghoặc được duyệt bởi các chuyên gia quản lý tín dụng

Tiếp đến là bài viết của học giả Srisai Chilukuri trên Tạp chí InternationalJournal of Innovative Research and Development: Hệ thống thẩm định và phê duyệttín dụng hiệu quả – Bộ máy xét duyệt khoản vay của ngân hàng thương mại(Effective Credit Approval and Appraisal System - Loan Review Mechanism ofCommercial Banks) Bài viết thể hiện vai trò của bộ máy xét duyệt tín dụng, coi đây

là một công cụ hiệu quả kiểm soát chất lượng tín dụng và đánh giá sức khỏe củangân hàng

Tại Việt Nam cũng có các nghiên cứu liên quan đến đề tài này

Trong Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại do Nhà xuất bản Thống kêban hành năm 2015, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến đã bàn về mô hình quản lýrủi ro tín dụng tập trung Ông chỉ ra những đặc trưng, ưu điểm và nhược điểm của

Trang 17

mô hình Trên cơ sở đối chiếu với mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán, ông đưa

ra kết luận về xu hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung là tất yếutrong tương lai Theo cách tiếp cận này, mô hình quản lý rủi ro tín dụng được hiểutheo nghĩa rộng hơn, bao gồm tất cả bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thuộcnội bộ ngân hàng

Tiếp theo là luận văn thạc sỹ của tác giả Cao Thị Lan Hương (2010), Trườngđại học Ngoại Thương Hà Nội với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng caohiệu quả kinh doanh trong ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” Trên cơ sởnghiên cứu về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải, tácgiả đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Luận văn cũng chỉ ra tính hiệu quả của việc tập trungphê duyệt tín dụng tại ngân hàng này

Về mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, VPBank là một trong những ngânhàng đầu tiên áp dụng mô hình này vào hoạt động cấp tín dụng Tuy nhiên, cho đếnnay, chưa có công trình nào nghiên cứu về thực trạng mô hình đang được triển khaitại Trung tâm xét duyệt tín dụng của VPBank Là người trực tiếp tham gia công tácthẩm định và phê duyệt tín dụng tại VPBank, tác giả hiểu được những khó khăn vàthuận lợi của trung tâm phê duyệt, sự thành công và các điểm hạn chế của mô hìnhphê duyệt tại VPBank; từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hìnhnày Hướng tiếp cận từ góc nhìn của CPC Miền Bắc – một trong hai trung tâm xétduyệt tín dụng của VPBank đã đem đến những điều mới mẻ cho bài viết về quytrình thẩm định và xét duyệt tín dụng, về hệ thống phê duyệt và các công việc cụ thểcủa từng bộ phận – đây là các vấn đề mà chỉ nội bộ mới khai thác được

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viếttắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn, mục lục, lờicam đoan, và lời cảm ơn, nội dung chính của bài luận văn được thể hiện ở bachương như sau:

Trang 18

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng và mô hình phê duyệt tín dụng tập trung

Chương 2: Thực trạng triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank 2012-2016

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Trung tâm xử lý tín dụng tập trung Miền Bắc VPBank.

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG VÀ MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG

1.1 Khái niệm và phân loại tín dụng

1.1.1 Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của tín dụng

1.1.1.1 Khái niệm

Quan hệ tín dụng đã có từ rất lâu trong lịch sử phát triển của nền kinh tế xãhội Mối quan hệ này được hình thành khách quan từ nhu cầu luân chuyển vốn giữacác chủ thể trong nền kinh tế và được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau từđơn giản như tín dụng cho vay nặng lãi (các chủ thể trực tiếp giao dịch với nhau)đến phức tạp hơn như tín dụng ngân hàng (ngân hàng đóng vai trò trung gian tàichính giúp gắn kết các chủ thể thừa vốn và các chủ thể thiếu vốn) Nhưng dù là hìnhthức nào thì quan hệ tín dụng đều được định nghĩa thống nhất như sau:

Tín dụng là một phạm trù kinh tế Trong Giáo trình Ngân hàng Thương mại,Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến định nghĩa: tín dụng là “sự chuyển nhượng tạm thời mộtlượng giá trị (tài sản) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thờigian nhất định; khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơngiá trị ban đầu” (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr 343) Như vậy, tín dụng bao gồm banội dung đó là: tính chuyển nhượng tạm thời, tính thời hạn và tính hoàn trả

Theo cách hiểu như vậy, tín dụng ngân hàng là “việc ngân hàng thỏa thuận đểkhách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắccó hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tàichính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác” (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr 343).Trong cuốn sách Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, Tiến sĩ NguyễnMinh Kiều cũng định nghĩa “tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyềnsử dụng vốn từ ngân hàng sang cho khách hàng trong một thời hạn nhất định vớimột khoản chi phí nhất định” (Nguyễn Minh Kiều 2009, tr 23)

Trang 20

1.1.1.2 Đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin (Nguyễn Văn Tiến 2009,

tr 344) Ngân hàng chỉ đồng ý cấp tín dụng đối với một khách hàng khi ngân hàngtin rằng khách hàng sẽ sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng vốn hiệu quả và kháchhàng có khả năng hoàn trả tiền gốc đúng thời hạn vốn vay cũng như các khoản lãi,phí kèm theo cho ngân hàng

Thứ hai, tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng tạm thời một tài sản, hay làmột sự chuyển nhượng có thời hạn (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr 344) Ngân hàngđược phép huy động vốn từ các khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức; sau đósử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay Do đó, các khoản tín dụng ngânhàng đều có thời hạn Việc xác định đúng thời hạn của mỗi khoản tín dụng khôngnhững giúp ngân hàng hoàn trả nguồn vốn huy động khi đến hạn mà còn giúp ngânhàng kiểm soát chặt chẽ dòng tiền của khách hàng, đảm bảo khách hàng sử dụngvốn đúng mục đích Thời hạn của mỗi khoản tín dụng được quy định cụ thể trên hợpđồng tín dụng và khế ước nhận nợ

Thứ ba, tín dụng ngân hàng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi(Nguyễn Văn Tiến 2009, tr 344) Do ngân hàng không tự tạo ra nguồn vốn mà phải

đi huy động vốn từ các khách hàng cá nhân và tổ chức, nên ngân hàng phải trả mộtkhoản chi phí đối với nguồn vốn huy động được Ngân hàng thường ưa thích cácnguồn vốn dài hạn nên thường áp lãi suất huy động cao hơn đối với các khoản tiềngửi dài hạn Ngân hàng là tổ chức kinh doanh vốn nên yêu cầu khách hàng được cấptín dụng chi trả một khoản chi phí tương ứng, ngoài nguồn vốn đã tài trợ Tức là, tạithời điểm đến hạn, khách hàng phải hoàn trả cho ngân hàng một lượng tài sản lớnhơn tài sản ban đầu; phần chênh lệch chính là lãi của ngân hàng hay chi phí màkhách hàng phải trả để có được khoản tín dụng đó Ví dụ, nếu khoản tín dụng là chovay thì chi phí khách hàng phải trả là lãi vay; nếu khoản tín dụng là bảo lãnh ngânhàng thì chi phí khách hàng phải trả là phí bảo lãnh Khoản lãi và phí này tạo ra lợinhuận cho ngân hàng, giúp ngân hàng bù đắp các khoản chi phí hoạt động phát sinh

Trang 21

Thứ tư, tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao (Nguyễn Văn Tiến 2009, tr.345) Việc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng không chì phụthuộc vào ý thức trả nợ của khách hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố kháchhàng khác như: biến động giá cả thị trường, thiên tai, thất thoát hàng hóa…Nhữngkhó khăn làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó mà phát sinh nợ quáhạn, nợ xấu cho ngân hàng Do đó, trước khi quyết định cấp tín dụng đối với mộtkhách hàng, ngân hàng luôn đưa ra các nhận xét tổng quan về tình hình khách hàngcũng như dự đoán diễn biến thị trường trong tương lai.

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng (gọi tắt là tín dụng) được phân chia thành nhiều loại khácnhau theo những cách tiêu chí khác nhau, như: thời hạn, tài sản bảo đảm, mục đích,chủ thể vay vốn, phương thức trả nợ, phương thức cho vay, hình thức cấp tín dụng.(Nguyễn Văn Tiến 2009, tr 347 – tr 350)

Căn cứ vào thời hạn tín dụng: tín dụng bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn

và dài hạn Tín dụng ngắn hạn có thời hạn đến 01 năm; tín dụng trung hạn có thờihạn trên 01 năm đến 05 năm; tín dụng dài hạn có thời hạn trên 05 năm

Căn cứ vào tài sản bảo đảm: tín dụng bao gồm tín dụng có bảo đảm và tíndụng không có bảo đảm Tín dụng có bảo đảm yêu cầu khách hàng phải có tài sảnđể đảm bảo cho khoản tín dụng; như cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, tài khoảntiền gửi có kỳ hạn hay thế chấp tài sản là bất động sản, động sản như ô tô, máymóc…Tín dụng không có bảo đảm là tín dụng dựa trên uy tín, mức độ tín nhiệm củakhách hàng mà không cần tài sản cầm cố hay thế chấp

Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng: tín dụng chia thành tín dụng phục vụ hoạtđộng sản xuất kinh doanh (như đầu tư tài sản cố định là máy móc, nhà xưởng; haybổ sung vốn lưu động kinh doanh…) và tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng (nhưmua xe ô tô, mua bất động sản, xây sửa chữa nhà…)

Căn cứ vào chủ thể vay vốn: bao gồm tín dụng khách hàng cá nhân và tín dụngkhách hàng doanh nghiệp

Trang 22

Căn cứ vào phương thức trả nợ gốc: bao gồm tín dụng trả góp, tín dụng trảmột lần và tín dụng hoàn trả theo yêu cầu Tín dụng trả góp là loại tín dụng có nhiềukỳ hạn trả nợ gốc Tức là, khách hàng phải trả nợ gốc định kỳ hàng tháng, hàng quýhoặc hàng năm; thường áp dụng với các khoản vay trung, dài hạn Tín dụng trả mộtlần là loại tín dụng chỉ có một kỳ hạn trả nợ gốc Tức là, khách hàng trả lãi định kỳ,gốc trả vào cuối kỳ; tín dụng này thường áp dụng với các khoản vay ngắn hạn, thờihạn trả gốc phụ thuộc vào thời hạn quay vòng vốn hay thời hạn nguồn tiền về củakhách hàng Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu là loại tín dụng mà khách hàng đượcphép hoàn trả nợ vay tại bất kỳ thời điểm nào; như cho vay thấu chi, thẻ tín dụng.Căn cứ vào phương thức cho vay: bao gồm cho vay theo món và cho vay theohạn mức tín dụng.

Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng: bao gồm tín dụng cho vay, bảo lãnh, chothuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá

1.2 Các mô hình phê duyệt tín dụng

Cấp tín dụng là hoạt động trọng tâm đối với một ngân hàng, là lĩnh vực đemlại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi

ro nhất đối với ngân hàng Đến nay, các ngân hàng vướng vào nguy cơ vỡ nợ hầuhết là do các thất thoát liên quan đến hoạt động cấp tín dụng Do đó, các ngân hàngrất coi trọng việc xây dựng một mô hình phê duyệt tín dụng sao cho phù hợp vớiquy mô hoạt động và khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng mình

1.2.1 Khái niệm về mô hình phê duyệt tín dụng

Theo Từ điển diễn giải kinh tế kinh doanh Anh-Việt của Nhà xuất bản Khoahọc và Kỹ thuật, Mô hình (Model) có nghĩa là “một sự hình dung một hệ thống, mốiquan hệ hay tình trạng kinh tế Sự hình dung này có thể mang một trong nhiều dạngthức khác nhau: dạng miêu tả bằng ngôn từ hay bắt chước một hiện tượng trong thếgiới thực tại, dạng là một biểu đồ như đồ thị định lý Cobweb chẳng hạn, dạng làmột hệ thống các phương trình trình bày mối quan hệ giữa các biến số khác nhauchẳng hạn như tiêu dùng là một hàm số của thu nhập”

Trang 23

Từ điển Tiếng Việt thông dụng của Nhà xuất bản Giáo dục thì định nghĩa: Môhình là “Vật thu nhỏ một vật đã có trong thực tế hoặc làm mẫu để tạo ra những vậtmới khác”.

Theo đó, Mô hình phê duyệt tín dụng là một hình mẫu, một hệ thống, làphương thức mà ngân hàng tổ chức, sắp xếp theo chức năng của các bộ phận liênquan trong quy trình thẩm định và phê duyệt một khoản tín dụng đối với kháchhàng Nó chỉ ra việc ngân hàng đồng ý hay từ chối cấp tín dụng đối với một hay mộtnhóm khách hàng thì phải làm như thế nào, khoản tín dụng được xét duyệt phải trảiqua các bước nào, các bộ phận, phòng ban nào

1.2.2 Phân loại mô hình phê duyệt tín dụng

Hiện nay có hai mô hình phê duyệt tín dụng phổ biến đang áp dụng tại ViệtNam là Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán và Mô hình phê duyệt tín dụng tậptrung (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr 176)

Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán là mô hình phê duyệt truyền thống củacác ngân hàng Việt Nam Có thể khẳng định rằng các ngân hàng Việt Nam đều đanghoặc đã áp dụng mô hình phê duyệt này

Với mô hình phê duyệt tín dụng này, Đơn vị kinh doanh có quyền trực tiếpphê duyệt khoản tín dụng trong một mức phán quyết cụ thể Mức phán quyết hayhạn mức phán quyết là số tiền tối đa mà cấp phê duyệt được quyền quyết định, phêduyệt cấp tín dụng cho mỗi khách hàng hoặc một nhóm khách hàng liên quan trongtất cả các nghiệp vụ cấp tín dụng Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm toàn bộ về hồ

sơ khách hàng từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định hồ sơ khách hàng, trìnhduyệt hồ sơ khách hàng, giải ngân và quản lý sau vay Cấp lãnh đạo của đơn vị kinhdoanh (Giám đốc Phòng giao dịch/Giám đốc Chi nhánh) có quyền quyết định đồngý hay từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng nếu trong hạn mức phán quyết củamình Vượt hạn mức phán quyết của Giám đốc Phòng giao dịch, Cán bộ bán hàngsẽ làm đề xuất có chữ ký của lãnh đạo Phòng giao dịch trình lên Giám đốc chinhánh Nếu vượt hạn mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh thì đơn vị tiếp tụctrình hồ sơ lên các cấp phê duyệt cao hơn thông qua Bộ phận Tái thẩm định Hội sở

Trang 24

Phòng quản

lý rủi ro tín dụng và nợ

Chức năng quản lý rủi ro Chức năng kinh doanh và tác nghi p ệp

Như vậy, mô hình phê duyệt này chưa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh,quản lý rủi ro (thẩm định) và tác nghiệp Phòng giao dịch đồng thời thực hiện cả bachức năng này, có sự độc lập khá cao so với Hội sở chính của ngân hàng Mỗiphòng giao dịch là một mô hình ngân hàng thu nhỏ, thực hiện tất cả các khâu trongquy trình cấp tín dụng của ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr 180)

Mô hình này có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của mô hình phê duyệt tín dụng phân tán:

Thứ nhất, một cán bộ tín dụng làm hầu hết các khâu trong quy trình tín dụng,

do đó bộ máy vận hành đơn giản gọn nhẹ Cơ cấu của một phòng giao dịch, một chinhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh chính, bộ phận kinh doanh thường chỉ gồm mộtgiám đốc quản lý từ hai đến ba nhân viên tín dụng

Sơ đồ 1.1: Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trang 25

Thứ hai, do bộ máy vận hành gọn nhẹ nên ngân hàng có thể tiến hành tinhgiảm biên chế, cắt giảm nhân sự, giảm thiểu chi phí phát sinh.

Thứ ba, Phòng giao dịch chủ động xử lý công việc của mình hay nói khác điquyền quyết định với hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng nằm trong tay đơn vị kinhdoanh Lãnh đạo cấp phòng có thể trực tiếp quyết định các hồ sơ tín dụng trong hạnmức phán quyết, các cán bộ bán lâu năm nhiều kinh nghiệm có thể dựa trên sự đánhgiá của cá nhân để có quyết định sơ bộ về hồ sơ của khách hàng Đây là ưu điểmđặc trưng của mô hình phê duyệt tín dụng phân tán Do đơn vị kinh doanh vận hànhtất cả các khâu trong quy trình cấp tín dụng nên hồ sơ của khách hàng được xử lýtrong thời gian nhanh nhất

Thứ tư, mô hình phù hợp với các ngân hàng có quy mô nhỏ không đòi hỏi mộtkhoản đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin Ví dụ, do tính địaphương, các ngân hàng vận hành theo mô hình phê duyệt này, có thể trực tiếp phêduyệt khoản cấp tín dụng từ hồ sơ tín dụng gốc (hồ sơ giấy) mà không cần có hệthống phần mềm nghiệp vụ hỗ trợ luân chuyển, phê duyệt và lưu trữ hồ sơ

Nhược điểm của mô hình phê duyệt tín dụng phân tán:

Thứ nhất, mô hình này dễ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” tronghoạt động cấp tín dụng Đơn vị kinh doanh thực hiện đồng thời cả ba chức năngkinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp Cán bộ bán hàng vừa tìm kiếm kháchhàng, vừa thẩm định hồ sơ khách hàng; đơn vị kinh doanh vừa đề xuất cấp tín dụngvừa phê duyệt chính khoản tín dụng đó nên khó tránh được thiên vị, thiếu tínhkhách quan khi đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, haytính khả thi của phương án vay vốn

Thứ hai, chất lượng tín dụng giảm sút do cán bộ phải làm nhiều khâu, thiếuchuyên nghiệp Cán bộ bán hàng không có thời gian tập trung cho bán hàng, khôngbám sát tình hình khách hàng vì ngoài tiếp thị khách hàng còn thực hiện nhiều côngviệc quản lý sau vay khác như nhắc nợ khách hàng, kiểm tra mục đích sử dụng vốncủa khách hàng, kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm hay khả năng tài chính củakhách hàng Do đó, tín dụng tăng trưởng chậm, hoặc không phát hiện kịp thời

Trang 26

những biểu hiệu suy giảm khả năng tài chính của khách hàng dẫn đến nguy cơ chậmtrả nợ của khách hàng và phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn cho ngân hàng.

Thứ ba, Hội sở chính quản lý hoạt động tín dụng toàn hàng dựa trên các báocáo của chi nhánh Do đó, có thể dẫn đến việc quản lý không sát sao, không kịp thờicó chủ trương chính sách đúng đắn

Thứ tư, mô hình này giao phần lớn quyền phán quyết đối với một khoản cấptín dụng cho chi nhánh, do đó dễ phát sinh rủi ro đạo đức liên quan khi cán bộ bánhàng hoặc lãnh đạo đơn vị kinh doanh cố ý thông đồng với khách hàng

Mô hình phê duyệt thứ hai là Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung

Mô hình phê duyệt tín dụng này tập trung thẩm quyền phê duyệt tín dụng hayhạn mức phán quyết đối với một khoản cấp tín dụng vào một người hay một nhómngười với chức danh là các chuyên viên thẩm định tín dụng, các cán bộ quản lý tíndụng hay các Chuyên gia phê duyệt tín dụng Đơn vị kinh doanh không có quyềnquyết định đối với phần lớn hồ sơ tín dụng Hầu hết các hồ sơ tín dụng của kháchhàng đều chuyển lên Hội sở chính phê duyệt thông qua Phòng thẩm định hoặc cácTrung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng của Ngân hàng Các phòng ban này chỉthực hiện chức năng duy nhất là thẩm định hồ sơ hay quản lý rủi ro, không tiếp xúctrực tiếp với khách hàng Như vậy, mô hình phê duyệt tín dụng tập trung đã táchbạch hoàn toàn ba chức năng trong quá trình cấp tín dụng là kinh doanh, quản lý rủi

ro và tác nghiệp (Nguyễn Văn Tiến 2015, tr 177)

Trang 27

Các phòng khách hàng

và phòng giao dịch

Giám đốc

Hầu hết phải trình h i sở ội sở chính chính

Trung tâm thẩm định và phê duy t tín dụng H i sở ệp ội sở chính

Chức năng kinh doanh

Chức năng quản lý rủi ro/thẩm định

Sơ đồ 1.2: Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung:

Ưu điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung:

Thứ nhất, Hội sở chính chủ động quản lý hoạt động tín dụng toàn hàng thôngqua việc chiết xuất trực tiếp các báo cáo từ hệ thống phần mềm nghiệp vụ Hội sởchính không phải phụ thuộc vào các báo cáo từ đơn vị kinh doanh, khắc phục độ trễbáo cáo, kịp thời có các chính sách phù hợp với tình hình khách hàng và diễn biếnthị trường

Thứ hai, mô hình tách bạch ba chức năng trong hoạt động cấp tín dụng là kinhdoanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp Đơn vị kinh doanh tiếp thị khách hàng, hướngdẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ đẩy đủ theo quy định trình lên bộ phận thẩm định

và phê duyệt tín dụng Bộ phận thẩm định và phê duyệt tín dụng là bộ phận ra quyếtđịnh cuối cùng đối với khoản cấp tín dụng đó Do đó, tránh được tình trạng “vừa đábóng vừa thổi còi” trong hoạt động cấp tín dụng

Trang 28

Thứ ba, mô hình phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân trong từngkhâu, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt độngcấp tín dụng: cán bộ tín dụng chỉ tập trung bán hàng, tiếp thị tới khách hàng các sảnphẩm dịch vụ của ngân hàng; cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng có kỹ năngthẩm định chuyên sâu Ngoài ra, hổ sơ đã giải ngân được theo dõi sát sao bởi cán bộkiểm soát sau vay.

Thứ tư, mô hình đòi hỏi phải được triển khai đồng loạt toàn hàng Do đó, môhình phù hợp với các ngân hàng có quy mô lớn

Thứ năm, mô hình giúp ngân hàng thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi

ro đồng bộ, thống nhất được quan điểm thẩm định và phê duyệt tín dụng, gắn quytrình quản lý với hoạt động của đơn vị kinh doanh, tạo tiền đề xây dựng chính sáchquản trị rủi ro thống nhất toàn hàng

Nhược điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung:

Thứ nhất, mô hình chỉ phù hợp đối với các ngân hàng quy mô lớn, do việctriển khai mô hình phê duyệt này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chi phí lớn.Đặc biệt, ngân hàng phải có nền tảng cơ sở hạ tầng phù hợp, hệ thống công nghệthông tin tiên tiến với các phần mềm nghiệp vụ cập nhật

Thứ hai, mô hình yêu cầu mỗi cán bộ phải là chuyên gia trong phần công việccủa mình Cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng cần có kiến thức chuyên sâu vềhoạt động tín dụng, kỹ năng thẩm định tín dụng tốt, am hiểu về ngành nghề kinhdoanh của khách hàng và đặc thù của địa phương Cán bộ tín dụng phải được trangbị kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, am hiểu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.Thứ ba, trong giai đoạn chạy thử nghiệm hoặc quá độ, mô hình có thể làm kéodài thời gian cấp tín dụng do có nhiều khâu, nhiều công đoạn

Thứ tư, mô hình có thể phát sinh rủi ro đạo đức liên quan khi có sự móc nốigiữa cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng với cán bộ bán hàng

Trang 29

1.3 Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung

1.3.1 Tính tất yếu của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung

Nói mô hình phê duyệt tín dụng phân tán là mô hình phê duyệt tín dụng truyềnthống của các ngân hàng Việt Nam là bởi vì trong quá khứ và hiện tại, tất cả cácngân hàng Việt Nam đều đã hoặc đang áp dụng loại mô hình phê duyệt này Cóngân hàng giao quyền phán quyết tín dụng trực tiếp cho các lãnh đạo đơn vị kinhdoanh là các Giám đốc phòng giao dịch, các Giám đốc chi nhánh; có ngân hànggiao quyền phán quyết tín dụng cho các ban tín dụng Ban tín dụng được thành lậpbởi từ bốn thành viên là các lãnh đạo của chi nhánh chính Trong đó có các Trưởngban là Giám đốc chi nhánh, Phó ban là hai Phó Giám đốc chi nhánh, còn lại mộtthành viên dự khuyết là Trưởng phòng hoặc Phó phòng tín dụng chi nhánh Hìnhthức phê duyệt qua ban tín dụng dường như phần nào hạn chế được việc tập trungquyền phán quyết đối với 1 khoản tín dụng ở một cá nhân Tuy nhiên, dù cấp phêduyệt nào đi nữa thì tựu chung lại chúng đều có một điểm chung: Nếu khoản cấp tíndụng ở trong hạn mức cho phép của đơn vị kinh doanh thì cán bộ bán hàng vẫn làngười làm hầu hết các khâu trong quá trình cấp tín dụng; người ra quyết định cuốicùng với phần lớn các hồ sơ tín dụng là các lãnh đạo của đơn vị kinh doanh Chỉ khinào khoản tín dụng vượt hạn mức phán quyết thì đơn vị kinh doanh mới trình hồ sơlên cấp phê duyệt cao hơn, thuộc Hội sở chính thông qua bộ phận Tái thẩm địnhHội Sở

Trong mô hình phê duyệt tín dụng phân tán, ngoại trừ các chi nhánh có tỷ lệnợ xấu, nợ có vấn đề cao, thì hạn mức phán quyết giao cho đơn vị thường rất lớn

Do đó, hầu hết các khoản cấp tín dụng được xử lý dưới cấp chi nhánh, có rất ít hồ

sơ trình lên Tái thẩm định

Cán bộ tín dụng xử lý hầu hết các khâu trong quá trình cấp tín dụng từ tiếp xúckhách hàng, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tín dụng, thẩm định tài sản bảođảm, trình hồ sơ, đến giải ngân và quản lý sau vay Do đó, quy trình dễ phát sinh rủi

ro đạo đức Vì tư lợi cá nhân, cán bộ tín dụng có thể cho vay không đúng theo quyđịnh của ngân hàng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp Cán bộ tín dụng tự làm hồ sơ

Trang 30

cho khách hàng: chỉnh sửa thông tin pháp lý làm sai kết quả tra cứu lịch sử tín dụngcủa CIC; cán bộ tín dụng tự phát hành bảo lãnh khống cho khách hàng làm thấtthoát hàng tỷ đồng khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ; cán bộ tín dụng định giátài sản bảo đảm cao hơn giá trị thị trường, đến lúc khách hàng phát sinh nợ xấu phảiphát mại tài sản cũng không đủ trả cho nghĩa vụ hiện tại đối với ngân hàng; cán bộtín dụng tự làm phương án vay vốn cho khách hàng dẫn đến việc sử dụng vốn vaysai mục đích; cán bộ tín dụng thực hiện kiểm soát sau vay mang tính hình thức (cóký biên bản, nhưng không đến kiểm tra thực tế) dẫn đến việc không bám sát tìnhhình khách hàng, không kịp thời phát hiện việc suy giảm khả năng tài chính củakhách hàng hay việc khách hàng đã bán tài sản thế chấp tại ngân hàng Trong lịchsử ngành ngân hàng, đã có không ít những vụ kiện đình đám, mà hầu hết bị cáo làcác cán bộ tín dụng Cán bộ bị xử lý vì hành vi sai trái của mình, trong khi ngânhàng phải gánh thêm số nợ xấu, tài sản bị thất thoát.

Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán gọn nhẹ nhưng cũng lược bỏ bớt cáctuyến kiểm soát rủi ro Với một khoản cấp tín dụng, Đơn vị kinh doanh là người đềxuất đồng thời cũng là người phê duyệt khoản vay Do đó, phán quyết cảm tính,thiếu khách quan là điều khó tránh khỏi Nếu cán bộ tín dụng được lòng lãnh đạo,

“hợp với sếp” thì hồ sơ trình lên được duyệt rất dễ dàng, nhanh chóng Thậm chíxảy ra trường hợp “cứ trình là duyệt”, lãnh đạo hoàn toàn tin tưởng nhân viên màkhông kiểm soát hồ sơ, bất chấp việc hồ sơ không đầy đủ, không thỏa mãn theo quyđịnh của ngân hàng hoặc lỗi giả mạo Một số ngân hàng, với mong muốn thiết lậpmột tuyến kiểm soát rủi ro độc lập, đã thành lập Ban quản lý tín dụng hoặc Phòngquản lý tín dụng trực thuộc chi nhánh chính Phòng quản lý tín dụng này là đơn vịtiếp nhận, thẩm định và phê duyệt các hồ sơ cấp tín dụng vượt thẩm quyền phánquyết của Giám đốc Phòng giao dịch và các chi nhánh trực thuộc Tuy nhiên, dovẫn trực thuộc quản lý trực tiếp của Giám đốc chi nhánh nên mặc dù không thựchiện chức năng kinh doanh, thì bộ phận này cũng chịu tác động của các cấp lãnhđạo chi nhánh Do đó mà chức năng kiểm soát, quản lý rủi ro của bộ phận nàykhông triệt để

Trang 31

Ngoài ra, mô hình phê duyệt tín dụng phân tán còn dẫn đến việc cán bộ tíndụng bị ép làm hồ sơ người nhà của sếp Do lãnh đạo là người quyết định cuối cùngnên cán bộ tín dụng bị ép trình hồ sơ, ép giải ngân Các ngân hàng lớn áp dụng môhình phê duyệt phân tán cũng khó tránh khỏi tình trạng này Cán bộ biết sai, biết córủi ro những vẫn phải làm, cho vay vượt quá giá trị tài sản bảo đảm, giải ngân vàitrăm tỷ mà phần lớn tài sản là tín chấp, hồ sơ không đầy đủ vẫn phải trình, chứng từgiải ngân không đủ cũng vẫn phải giải ngân và cho phép “bổ sung sau giải ngân”,thậm chí không cần bổ sung hồ sơ Và cán bộ bán hàng vẫn là người chịu tráchnhiệm cuối cùng với hồ sơ Hồ sơ đã giải ngân có quá hạn hoặc không có quá hạn,lỗi thiếu hồ sơ, cho vay không đúng theo quy định của ngân hàng sẽ bị xử lý rấtnghiêm khắc.

Từ trước đến nay, quan điểm kinh doanh và quan điểm thẩm định rất khácnhau Quan điểm kinh doanh nhìn nhận khách hàng cứ tốt là cho vay, hồ sơ có thiếucũng không sao, miễn là khách hàng có nguồn trả nợ, có tài sản bảo đảm, miễn làkhông quá hạn Ngược lại, quan điểm thẩm định không chỉ nhận diện rủi ro trướcmắt mà còn xem xét đến các rủi ro tiềm ẩn, có khả năng phát sinh trong tương lai.Chính vì lẽ đó, mô hình phê duyệt tín dụng phân tán đã tạo nên một lỗ hổng quản trịrủi ro lớn khi để đơn vị kinh doanh cùng lúc vận hành chức năng kinh doanh vàchức năng thẩm định Cũng không phủ nhận rằng việc tìm kiếm khách hàng hiệnnay rất khó khăn Ngành ngân hàng không còn là lĩnh vực “hot” như trước kia, phânkhúc khách hàng vẫn vậy mà các ngân hàng cùng nhau tiếp thị, khách hàng uy tín,khách hàng lớn có xu hướng tìm đến các ngân hàng lớn với mức lãi suất cạnh tranhhơn, khách hàng bé thì không tránh khỏi hồ sơ nhiều thiếu sót, khó chứng minhđược năng lực tài chính Trong khi đó, đơn vị kinh doanh phải đối mặt với chỉ tiêukinh doanh tăng theo cấp số nhân so với các năm trước đó, do đó mà có thái độ “bấtchấp” để hoàn thành chỉ tiêu đã giao Chỉ cần trong thẩm quyền phán quyết củamình, cán bộ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh sẵn sàng câu kết với nhau đểgiải ngân cho khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng của đơn vị, vì mục tiêuhoàn thành kế hoạch kinh doanh đã giao và cũng vì tư lợi cho bản thân

Trang 32

Bên cạnh đó, công tác lưu trữ văn bản dưới đơn vị kinh doanh rất lộn xộn.Công văn, thông báo, quy chế không được cập nhật đầy đủ và kịp thời dẫn đến việccấp tín dụng cho khách hàng không đúng theo định hướng toàn hàng, thậm chí làcho vay sai quy định trong sản phẩm Một cán bộ tín dụng có thể tiếp thị kháchhàng tốt nhưng lại thiếu kỹ năng thẩm định chuyên sâu, không cập nhật các văn bảnchỉ đạo mới nhất Điều đó dẫn đến việc mất thời gian và phát sinh rủi ro trong hoạtđộng cấp tín dụng.

Trong lĩnh vực quản trị rủi ro của ngành ngân hàng, không thể không nói đếnmột dấu ấn quan trọng vào năm 2014 Ngân hàng Nhà nước đã chính thức chỉ đạothực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II.Theo đó, kể từ năm 2015, 10 ngân hàng được chỉ đạo thực hiện thí điểm là BIDV,VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MBbank, MaritimeBank, Sacombank và VIBBank với lộ trình đến hết năm 2018 Sau thời điểm này,Basel II sẽ được áp dụng với tất cả các ngân hàng còn lại Triển khai thực hiệnBasel II, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu quản lý hiệu quả nguồn vốn, nâng caotrình độ quản trị rủi ro, chủ động áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là

mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng, xây dựng môitrường kinh doanh an toàn, lành mạnh và hiệu quả Mặc dù chưa phải thành viêncủa Ủy bản Basel về giám sát ngân hàng, không bị rằng buộc bởi thời hạn tuân thủHiệp ước Basel, nhưng việc đặt rõ mục tiêu và lộ trình thực hiện thể hiện rõ quyếttâm áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào quản trị rủi ro ngân hàng tại Việt Nam

Xuất phát từ thực tế mô hình phê duyệt tín dụng truyền thống tồn tại nhiều hạnchế và khuyến cáo của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro ngân hàng, đã đến lúc cầnhạn chế hạn mức phán quyết của đơn vị kinh doanh; tách bạch ba chức năng là kinhdoanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng Như vậy, mô hìnhphê duyệt tín dụng tập trung sẽ là sự lựa chọn tất yếu đối với hầu hết các ngân hànghiện nay Triển khai mô hình này đồng nghĩa với việc phân định rõ ràng chức năngcủa Đơn vị kinh doanh và Hội sở chính trong quy trình cấp tín dụng

Theo đó, Đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện chức năng duy nhất là kinh doanhbao gồm tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ tín dụng đầy

Trang 33

đủ theo quy định của ngân hàng Cán bộ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanhcùng ký đề xuất cấp tín dụng, gửi đề xuất cấp tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ củakhách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ phương án, hồ sơtài chính cho bộ phận hỗ trợ; bộ phận hỗ trợ tại chi nhánh chuyển hồ sơ lên Hội sởchính tiếp tục xử lý Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thành lập các công ty concó chức năng định giá thẩm định tài sản bảo đảm, do đó, cán bộ tín dụng không phảilàm nhiệm vụ định giá tài sản bảo đảm nữa và theo đó tài sản bảo đảm cũng đượcđịnh giá khách quan hơn, sát với giá trị thực tế của nó hơn.

Một bộ hồ sơ cấp tín dụng thông thường bao gồm các giấy tờ sau:

- Hồ sơ pháp lý: bao gồm các giấy tờ sau:

Với khách hàng cá nhân:

+ Giấy tờ tùy thân của khách hàng và vợ/chồng khách hàng (nếu có): Chứngminh thư nhân dân/Chứng minh sỹ quan/Thẻ căn cước/Hộ chiếu…

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của khách hàng (Giấy đăng ký kếthôn/Xác nhận tình trạng hôn nhân)

+ Hộ khẩu gia đình

Với khách hàng doanh nghiệp: Đăng ký kinh doanh, Đăng ký mã số thuế,Điều lệ công ty, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc/Phó Giám đốc, Giấy tờ tùy thâncủa đại diện Công ty

- Hồ sơ tài chính: thể hiện năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng+ Cá nhân có nguồn thu từ lương: Hợp đồng lao động/Quyết định bổ nhiệm;Bảng lương/Sao kê tài khoản lương/Xác nhận lương của đơn vị chủ quản…

+ Cá nhân có nguồn thu từ cho thuê tài sản: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữuđối với tài sản cho thuê (ví dụ: Bìa đất, Đăng ký xe…), Hợp đồng cho thuê tài sản,Biên lai thu tiền nếu trả bằng tiền mặt/Sao kê tài khoản nếu trả qua tài khoản ngânhàng…

Trang 34

+ Cá nhân có nguồn từ hộ kinh doanh: Giấy phép đăng ký kinh doanh đối với

Hộ kinh doanh, Sổ sách bán hàng, Hóa đơn hoặc biên lai thể hiện bán hàng, nhậphàng…

+ Nguồn thu từ Doanh nghiệp: báo cáo tài chính năm hoặc quý gần nhất, Tờkhai thuế giá trị gia tăng, Hợp đồng đầu ra, đầu vào của Doanh nghiệp…

Ngoài các nguồn thu chính đã được liệt kê ở trên, Ngân hàng chấp nhận cácnguồn thu khác như nguồn thu từ lãi tiền gửi tiết kiệm, từ lương hưu trí…

- Hồ sơ mục đích cấp tín dụng: Bao gồm các giấy tờ chứng minh mục đíchxin xấp tín dụng của khách hàng

- Hồ sơ tài sản bảo đảm:

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm: Bìa đất, Đăng kýxe…

+ Hồ sơ pháp lý của chủ sở hữu tài sản bảo đảm (nếu là tài sản của bên thứ ba)+ Báo cáo định giá tài sản bảo đảm (hồ sơ của ngân hàng)

- Một số hồ sơ khác trong bộ hồ sơ cấp tín dụng:

+ CIC của khách hàng, vợ/chồng khách hàng (nếu có)

+ CIC của chủ tài sản bảo đảm, vợ/chồng chủ tài sản bảo đảm (nếu có, nếu tàisản của bên thứ ba)

+ CIC Công ty khách hàng làm chủ hoặc CIC của Doanh nghiệp có nhu cầucấp tín dụng và CIC của cá nhân đại diện cho doanh nghiệp

+ Đề xuất cấp tín dụng của Đơn vị kinh doanh: là báo cáo thể hiện đánh giá sơ

bộ của đơn vị về khoản cấp tín dụng từ nhân thân, tài chính, mục đích cấp tín dụngđến tài sản bảo đảm, đồng thời trên báo cáo có lời cam kết của đơn vị kinh doanhthể hiện tính trung thực và trách nhiệm của cán bộ tín dụng khi thu thập hồ sơ tíndụng và tìm hiểu rõ nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng, có kiểm soát của lãnh đạođơn vị kinh doanh

Trang 35

Toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng này sẽ được cán bộ hỗ trợ tại chi nhánh chụp vàgửi lên Hội sở chính Thông thường các ngân hàng có hai cách luân chuyển hồ sơ:thứ nhất là đẩy trực tiếp hồ sơ chụp vào một ổ dữ liệu chung, được bộ phận hỗ trợtin học của ngân hàng tạo lập dùng chung toàn hàng; thứ hai là đẩy hồ sơ lên hệthống phần mềm luân chuyển hồ sơ Cách thứ nhất hiện tại ít ngân hàng dùng vì thủcông, do được toàn hàng dùng nên tốc độ đẩy hồ sơ chậm, nhiều khi một bộ hồ sơđẩy nửa ngày mới xong Thông thường cách này chỉ áp dụng với các hồ sơ đượctrình tái thẩm định Hội sở; tức là các hồ sơ vượt thẩm quyền phán quyết của Giámđốc chi nhánh; tại các ngân hàng đang triển khai mô hình phê duyệt tín dụng phântán – phần lớn hồ sơ tín dụng được xử lý tại đơn vị kinh doanh Mặt khác, cách luânchuyển hồ sơ này cũng không bảo mật, hồ sơ khi được gửi vào ổ chung này có thểđược cùng xem bởi các người dùng khác, cho nên khó tránh được việc thông tinkhách hàng bị lộ, dẫn đến việc tiếp thị chéo, tranh giành khách hàng của các đơn vịkinh doanh cùng địa bàn Ngày nay, nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng ngàycàng tăng, để xử lý một lượng hồ sơ tín dụng lớn, các ngân hàng đã xây dựng mộthệ thống phần mềm hỗ trợ luân chuyển hồ sơ riêng không những tốc độ đăng tải hồ

sơ nhanh mà còn hỗ trợ trực tiếp công tác thẩm định và phê duyệt hồ sơ, giúp tiếtkiệm thời gian và tăng năng suất lao động của các phòng ban

Tại Hội sở chính, có nhiều phòng ban chuyên trách như bộ phận hỗ trợ tíndụng tại Hội sở làm nhiệm vụ tra cứu CIC dựa trên các giấy pháp lý của khách hàng(một số ngân hàng thành lập bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ tra cứu CIC tạiHội sở chính để kiểm soát chất lượng CIC tra cứu), bộ phận thẩm định làm nhiệmvụ phân tích hồ sơ tín dụng, đánh giá khách hàng về pháp lý, tài chính, tài sản bảođảm, mục đích vay vốn…, lập tờ trình hoặc báo cáo thẩm định tín dụng trình lên cáccấp phê duyệt Với các hồ sơ được duyệt, phê duyệt sẽ được chuyển sang cho bộphận xử lý tín dụng để soạn hồ sơ, và thực hiện giải ngân; phê duyệt tín dụng sau đóđược chuyển về chi nhánh để đơn vị theo dõi việc khách hàng thực hiện cam kếttheo phê duyệt

Ngoài ra, Hội sở cũng thành lập các các cơ quan giám sát như kiểm toán nội

bộ, giám sát tín dụng, quản trị rủi ro, kiểm soát tuân thủ để kiểm tra, giám sát việc

Trang 36

thẩm định, phê duyệt có đúng theo quy định của ngân hàng không, theo dõi nhắc nợkhách hàng và kiểm soát việc thực hiện cam kết của khách hàng nhằm phát hiện vàngăn chặn kịp thời các rủi ro tín dụng khi phát sinh.

Trong mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, quyền phán quyết được giao chomột cá nhân hoặc một nhóm người; các ngân hàng xây dựng ma trận phê duyệt,phân chia thành nhiều cấp phê duyệt với các hạn mức, thẩm quyền khác nhau từthấp đến cao, tăng dần theo mức gia tăng của rủi ro và tính phức tạp của hồ sơ tíndụng Người xử lý thông tin, phân tích hồ sơ tín dụng gọi là các cán bộ thẩm định;người phê duyệt hồ sơ, ra quyết định cuối cùng đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng đốivới khách hàng là các chuyên gia phê duyệt Ví dụ, tại trung tâm xử lý tín dụng tậptrung của Techcombank và VPBank đều phân chia các chuyên gia phê duyệt thànhcác cấp phê duyệt từ C1, C2, C3, C4 đến C5 với các hạn mức phán quyết khácnhau, các cán bộ thẩm định khi lập báo cáo thẩm định sẽ trình hồ sơ lên các chuyêngia phê duyệt, từ cấp phê duyệt thấp đến cấp phê duyệt cao theo quy định của từngngân hàng Việc tuyển dụng nhân sự cho các cấp phê duyệt này thường căn cứ theothâm niên, kinh nghiệm làm việc của mỗi ứng viên

1.3.2 Các yếu tố tác động đến sự thành công của mô hình

1.3.2.1 Các yếu tố chủ quan

Thứ nhất là quy trình tín dụng Trong Giáo trình Tín dụng và Thẩm định tíndụng ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều có định nghĩa như sau: “Quy trình tíndụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vốn vaycủa khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lýhợp đồng tín dụng” (Nguyễn Minh Kiều 2009, tr 27) Mỗi ngân hàng đều tự xâydựng một quy trình tín dụng cho mình, mô tả các bước xử lý hồ sơ tín dụng và các

bộ phận, phòng quan liên quan, thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.Nhìn chung, quy trình tín dụng thường gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và lập bộ hồ sơ tín dụng

Bước này thuộc trách nhiệm của cán bộ bán hàng hay chuyên viên Quan hệkhách hàng Cán bộ bán hàng gặp gỡ khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng,

Trang 37

tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và hướng dẫn kháchhàng chuẩn bị hồ sơ tín dụng theo quy định của ngân hàng

Bước 2: Phân tích/thẩm định tín dụng

Dựa trên bộ hồ sơ tín dụng khách hàng cung cấp, ngân hàng thẩm định cácthông tin liên quan đến khách hàng và khoản cấp tín dụng như thông tin pháp lý,thông tin tài chính, thông tin mục đích cấp tín dụng và thông tin về tài sản bảo đảm,lịch sử quan hệ tín dụng Tùy theo mô hình phê duyệt tín dụng của từng ngân hàng

mà bước này sẽ thuộc trách nhiệm của cán bộ QHKH hay bộ phận Thẩm định tíndụng

Bước 3: Phê duyệt tín dụng

Dựa trên kết quả phân tích tín dụng thể hiện trên báo cáo thẩm định, ngânhàng quyết định từ chối hoặc đồng ý cấp tín dụng Tùy theo hạn mức và mô hìnhphê duyệt tín dụng, bước này sẽ thuộc trách nhiệm của Ban lãnh đạo ĐVKD haycác Chuyên gia phê duyệt độc lập thuộc Trung tâm thẩm định

Bước 4: Giải ngân

Nếu đồng ý cấp tín dụng đối với khách hàng, ngân hàng soạn thảo hợp đồngtín dụng, hợp đồng thế chấp, khế ước nhận nợ và các giấy tờ liên quan khác chokhách hàng ký, thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và tiến hành giải ngân/pháttiền vay Bước này do cán bộ hỗ trợ và giao dịch viên đảm nhiệm

Bước 5: Giám sát và thanh lý hợp đồng

Sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, hồ sơ tín dụng của khách hàng đượcchuyển cho bộ phận chuyên trách để theo dõi quá trình thực hiện các cam kết, vànghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng Thời điểm đến hạn khoản vay

mà khách hàng không còn nghĩa vụ nợ đối với ngân hàng cũng là lúc hợp đồng tíndụng được thanh lý

Ngân hàng áp dụng thành công mô hình phê duyệt tín dụng tập trung chỉ khicó quy trình tín dụng rõ ràng, đơn giản, là cơ sở để phân định quyền hạn và trách

Trang 38

nhiệm của các cá nhân, bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng, cũng là đảmbảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Thứ hai là nguồn nhân lực Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhấtquyết định thành công của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung Nguồn nhân lựcbao gồm nhà quản lý tài ba, có tầm nhìn và am hiểu về mô hình phê duyệt tín dụngmới; và đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, tận tâm với công việc, có trách nhiệm

và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi của cơ chế phê duyệt

Thứ ba là chính sách tín dụng và sản phẩm của ngân hàng Mục tiêu lợi nhuậncủa ngân hàng phải đi kèm với mục tiêu quản trị rủi ro Sản phẩm và chính sách tíndụng thông thoáng, linh hoạt, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụngngân hàng, với ngân hàng thì dễ dàng bán các sản phẩm dịch vụ của mình; đồngthời cũng phải cân nhắc đến các rủi ro tín dụng phát sinh Chính sách tín dụng thốngnhất, sản phẩm ngân hàng thiết kế chuẩn, rõ ràng sẽ giúp mô hình phê duyệt tíndụng tập trung vận hành trơn tru và phát huy hiệu quả trên quy mô lớn

Cuối cùng là về hệ thống luân chuyển và xét duyệt hồ sơ Đây là yếu tố bổ trợcho mô hình Nếu theo mô hình phê duyệt trước kia, việc xét duyệt tín dụng chủ yếudiễn ra trên diện hẹp, ở ngay tại ĐVKD, ban lãnh đạo có thể xem trực tiếp hồ sơ bảngiấy của khách hàng Nhưng với mô hình phê duyệt tín dụng tập trung thì khác Môhình phê mới thiết lập một trung tâm thẩm định duy nhất tại Hội sở với vai trò phântích, phê duyệt hồ sơ tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng Việc gửi hồ sơ giấy từĐVKD lên Trung tâm thẩm định, bằng cách nào đi nữa, đều tốn kém thời gian vàchi phí Do đó, ngoài nền tảng công nghệ thông tin hiện tại, ngân hàng phải xâydựng một hệ thống phần mềm nghiệp vụ riêng hỗ trợ công tác luân chuyển hồ sơgiữa các bộ phận và hỗ trợ công tác xét duyệt tín dụng

1.3.2.2 Các yếu tố khách quan

Thứ nhất là công tác hỗ trợ việc triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tậptrung của NHNN Trong giai đoạn áp dụng ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ, các tư vấn vàtruyền thông của NHNN về mặt cơ chế, quy trình xét duyệt là rất cần thiết và mangtính định hướng

Trang 39

Tiếp theo là việc cung cấp các thông tin về khách hàng của Ngân hàng Nhànước và các cơ quan chức năng một cách công khai, minh bạch và kịp thời Ngoàiđánh giá khách hàng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tính khả thi củaphương án cấp tín dụng, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm thì tình hình quan hệtín dụng với các TCTD cũng là một tiêu chí quan trọng được xét đến trong việc raquyết định đồng ý hay từ chối cấp tín dụng của ngân hàng Để biết được tình hìnhquan hệ tín dụng của khách hàng, ngân hàng dựa vào nguồn thông tin tín dụng cungcấp bởi CIC – Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.CIC cung cấp thông tin về nghĩa vụ trả nợ hiện tại và lịch sử trả nợ của khách hàngtại tổ chức tín dụng khác Đây là yếu tố làm nên thành công của một mô hình phêduyệt tín dụng nói chung và mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nói riêng.

Một số các yếu tố khách quan khác như môi trường kinh tế chính trị ổn định;tính khả thi, mức độ rõ ràng của các quy định và chính sách tín dụng ban hành từngthời kỳ

1.4 Kinh nghiệm triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại một số ngân hàng hiện nay

1.4.1 Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, thường gọi làTechcombank, hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhấtViệt Nam Kể từ khi thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993 với số vốn ban đầuchỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tíchkinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín vớidanh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đôngchiến lược HSBC, Techcombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vữngmạnh

Để đạt được vị thế như hiện nay, một trong những ưu tiên hàng đầu của ngânhàng Techcombank trong những năm qua là công tác quản trị rủi ro ngân hàng, thểhiện qua việc thiết lập khung quản trị rủi ro toàn diện mà cốt lõi là cơ cấu chức năngquản trị rủi ro chặt chẽ từ trên xuống, được phân định trách nhiệm rõ ràng Bên cạnh

Trang 40

đó, Techcombank không ngừng cải tiến mô hình xếp hạng rủi ro tín dụng nhằm đảmbảo năng lực quản trị rủi ro, hỗ trợ đơn vị kinh doanh tốt hơn trong việc đánh giá,lựa chọn khách hàng trong khi vẫn tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ngân hàngNhà nước Ngoài ra, Techcombank thực hiện rà soát, cải tiến quy trình cấp tín dụng

và đẩy nhanh thời gian phục vụ khách hàng, truyền thông rộng rãi văn hóa tuân thủ

và quản trị rủi ro toàn hàng, hoàn thiện các mô hình đánh giá rủi ro (như mô hìnhđánh giá tổn thất khi khách hàng mất khả năng thanh toán, mô hình ước tính nghĩavụ tín dụng tại thời điểm khách hàng mất khả năng thanh toán) có vai trò quan trọngtrong việc hỗ trợ công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng, phân loại nợ và trích lậpdự phòng và tính vốn của ngân hàng nhằm thực hiện các tiêu chuẩn quản trị rủi rotheo phương pháp tiên tiến của Basel II và theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhànước đề ra

Techcombank là ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đi tiên phong trongviệc triển khai mô hình Phê duyệt tín dụng tập trung Dưới sự tư vấn về kỹ thuật vànghiệp vụ của Ngân hàng HSBC, mô hình phê duyệt của Techcombank vận hành rấthiệu quả và trơn tru Tất cả các khoản tín dụng cá nhân (ngoại trừ cho vay cầm cốsổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Techcombank phát hành) và doanh nghiệp được tậptrung phê duyệt tại Hội sở chính Đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện chức năng kinhdoanh bao gồm tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng cung cấp bộ hồ sơ tíndụng cho ngân hàng từ giấy tờ pháp lý, tài sản bảo đảm, tài chính và phương án cấptín dụng Cán bộ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh cùng ký báo cáo đề xuấtcấp tín dụng và chụp báo cáo đề xuất cấp tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng củakhách hàng lên hệ thống, gửi lên bộ phận thẩm định tại Hội sở Techcombank Toàn

bộ quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng diễn ra tại Hội sở chính Cán bộ thẩmđịnh xem xét, thẩm định năng lực pháp lý, khả năng tài chính, tính khả thi củaphương án cấp tín dụng, mức độ an toàn của tài sản bảo đảm dựa trên bộ hồ sơ tíndụng mà đơn vị cung cấp; sau đó ghi lại các nhận xét, đánh giá của mình về kháchhàng lên hệ thống và trình các cấp phê duyệt theo thẩm quyền phán quyết được quyđịnh từng thời kỳ của ngân hàng Trung tâm thẩm định của Techcombank trực thuộckhối Quản trị rủi ro của ngân hàng Tại đây, cán bộ thẩm định tiếp nhận tất cả các

Ngày đăng: 30/12/2017, 10:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Thương mại
2. Nguyễn Quang Hiện, Bàn về giải pháp Quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng, Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 12-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về giải pháp Quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng
3. Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng
4. Nguyễn Thị Mùi (chủ biên), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng Thương mại
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Khoa học, Nhà xuất bản Phương Đông, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của cácngân hàng thương mại Việt Nam
6. Võ Thị Hoàng Nhi, Xây dựng mô hình ba lớp phòng vệ trong cấu trúc quản trị rủi ro của các NHTM VN, Tạp chí Ngân hàng số 16/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình ba lớp phòng vệ trong cấu trúc quảntrị rủi ro của các NHTM VN
7. Nguyễn Văn Tiến (chủ biên), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tín dụng ngân hàng
8. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng Thương mại
9. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ NHTM, Nhà xuất bản Thống kê, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nguyên lý & Nghiệp vụ NHTM
10. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại
1. Anthony Saunders and Marcia Millin Cornett, Financial Institutions Management – A Risk Managemant Approach, IRWIN, Fifth Edition, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial InstitutionsManagement – A Risk Managemant Approach
2. Bank of Mauritius, 2017, Guideline on Credit Risk Management, tại địa chỉhttps://www.bom.mu/.../guideline_on_credit_risk_management_revised_march_2017.pdf, truy cập ngày 30/09/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guideline on Credit Risk Management
3. Frederic S. Minshkin, The Economics of Money, Banking and Financial Markets, Alternate Edition, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economics of Money
4. Joseph F. Sinkey, Commercial Bank Financil Management, Prentice Hall, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commercial Bank Financil Management
5. Oesterreichische Nationalbank, 2004, Guidelines on Credit Risk Management: Credit Approval Process and Credit Risk Management, tại địa chỉ: https://www.bis.org/publ/bcbsc125.pdf, truy cập ngày 30/09/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines on Credit RiskManagement: Credit Approval Process and Credit Risk Management
6. Peter S. Rose and Sylvia C. Hudgins, Banking Management & Financial Services, IRWIN, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Banking Management & FinancialServices
7. Srisai Chilukuri, 2014, Effective Credit Approval and Appraisal Systemm:Loan Review Mechanism of Commercial Banks, tại địa chỉ:www.ijird.com/index.php/ijird/article/download/58548/45774, truy cập ngày 30/09/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effective Credit Approval and Appraisal Systemm:"Loan Review Mechanism of Commercial Banks
8. Standard Chartered Bank, 2016, Annual Report 2016, tại địa chỉ:https://www.sc.com/annual-report/2016/, truy cập ngày 30/09/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Annual Report 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w