Hoàn thiện pháp luật về quản lý Nhà nước về biểu diễn nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở việt nam hiện nay tóm tắt LA tiếng việt (Trang 34 - 38)

Cần nghiên cứu ban hành Luật về biểu diễn nghệ thuật

Trước thực trạng NTBD đang thiếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đủ mạnh đáp ứng yêu cầu QLNN… thì việc hoàn chỉnh, bổ sung thêm hệ thống văn bản pháp luật cho lĩnh vực NTBD trong điều kiện cơ chế thị trường là việc làm vô cùng cấp thiết. Trước hết, cần nhanh chóng ban hành Luật NTBD nhằm phục vụ công tác QLNN và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động BDNT phát triển

phong phú.

trong tương lai cần ban hành Luật biểu diễn nghệ thuật trong đó có quy định môt số nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, Luật nghệ thuật biểu diễn cần được ban hành để xác định rõ phạm vi quản lý, cần xác định loại hình nghệ thuật nào cần được quản lý và cách thức quản lý phù hợp với đặc thù và mục đích của từng nhóm BNDT. Như cách phân loại ở chương 2, có thể chia thành nhóm BNDT vì mục đích công và nhóm BDNT vì mục đích kinh doanh giải trí. Với mỗi nhóm BNDT như vậy, sẽ có những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của người biểu diễn, quyền trong biểu diễn và quyền của đơn vị tổ chức biểu diễn. Những quy định này có thể tham khảo kinh nghiệm của Vương quốc Anh.

Thứ hai, luật cần quy định về các chính sách xã hội hóa, thu hút đầu tư trong Luật BDNT để đảm bảo gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, đặc biệt là các loại hình NTBD được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể như Ca trù, hát Xoan…. Hiện nay, hoạt động NTBD được xác định là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, do đó cần đảm bảo sự thống nhất giữa hai văn bản này để thúc đẩy xã hội hóa và thu hút đầu tư vào lĩnh vực NTBD.

Thứ ba, luật cần quy định rõ các hành vi cấm đối với các hoạt động BDNT có các nội dung phức tạp và nhạy cảm về “chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, “xuyên tạc lịch sử, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”; “xâm phạm an ninh quốc gia”, “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, “xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo”, “phân biệt chủng tộc”, “kích động bạo lực, tuyên truyền để đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền và bảo đảm quyền con người, nghĩa là những hành vi hạn chế quyền phải do văn bản luật quy định.

Thứ tư, khắc phục những hạn chế trong Nghị định số 144, luật cần quy định rõ trách nhiệm của chủ thể có liên quan đến hoạt đông tổ chức BDNT như các công ty quản lý ca sĩ, diễn viên chuyên nghiệp, trách nhiệm cụ thể của các công ty tổ chức sự kiện để đảm bảo bất kỳ cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động BDNT

cần chịu trách nhiệm theo pháp luật.

Thứ năm, luật cần quy định rõ về hoạt động phối hợp liên ngành trong thực hiện ban hành văn bản chấp thuận tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tránh tình trạng chương trình biểu diễn đã được chấp thuận nhưng lại bị tạm dừng bởi vì các lý do an ninh, trật tự, an toàn xã hội hay phòng cháy, chữa cháy, bởi lẽ việc tạm dừng sát ngày tổ chức biểu diễn sẽ gây những thiệt hại kinh tế rất lớn, khó khắc phục hậu quả đối với các chương trình biểu diễn quy mô lớn.

Thứ sáu, luật cần quy định chi tiết đối với các hình thức BDNT không chuyên, đặc biệt là biểu diễn thông qua các phương tiện truyền dẫn, các trang mạng xã hội như facebook, tiktok… với sự phát triển không ngừng của cách mạng công nghệ 4.0, hoạt động BDNT thường gắn liền với việc ứng dụng các thành tựu của khoa học, kỹ thuật vào biểu diễn, nhưng cũng làm phát sinh nhiều nguy cơ như mất an toàn trên không gian mạng, vi phạm bản quyền… do đó cần phải có những quy định cụ thể về những hoạt động BDNT không chuyên trên không gian mạng.

Thứ bảy, cần cân nhắc bổ sung quy định về cấm hát nhép thay vì việc cho phép theo Nghị định số 144 hiện nay bởi lẽ xuất phát từ quan điểm quản lý nhà nước thì hành vi hát nhép có thể được xem là hành vi lừa dối khản giả ở một số quốc gia. - Cần quy định rõ về phân cấp quản lý nhà nước cho chính quyền ở địa phương

Trong thời gian tới, thực hiện chủ trương của Chính phủ, các ngành triển khai phân cấp hợp lý về QLNN theo ngành, lĩnh vực giữa Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ và giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ với UBND cấp tỉnh trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan trong hệ thống tổ chức HCNN, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ; phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của các địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với ngành, lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu cải cách HCNN, xây dựng Chính phủ điện tử và hội nhập quốc tế. - Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng và chế tài xử phạt vi

phạm.

nghệ thuật của các nước như: Trong Luật biểu diễn thương mại của Trung Quốc có giành 1 chương (chương 5) quy định trách nhiệm pháp lý, theo đó, cá nhân, pháp nhân thực hiện các hành vi vi phạm sẽ bị phạt 8 - 10 lần số tiền thu được bất hợp pháp, hoặc bị thu một khoản tiền từ 50.000 đến 100.000 nhân dân tệ, thậm chí bị điều tra và làm rõ trách nhiệm hình sự.

Trong Luật Biểu diễn trước công chúng của Hàn Quốc năm 2020 cũng dành 1 chương (Chương 8 về Hình phạt) để xử lý các sai phạm trong hoạt động BDNT, theo đó, cá nhân vi phạm có thể sẽ bị thu hồi bằng cấp chuyên gia BDNT hoặc có thể bị phạt tù hoặc phạt tiền lên đến 30 triệu won.

- Cần xây dựng chính sách kinh tế trong phát triển biểu diễn nghệ thuật:

Cơ quan QLNN về NTBD cần phải thúc đẩy mạnh công tác tổng kết đánh giá thực tiễn; thực hiện công trình nghiên cứu nhằm xây dựng các luận cứ khoa học, đưa ra các dự báo về các xu hướng phát triển NTBD, xu hướng tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa nghệ thuật; nhằm hoạch định chính sách kinh tế đúng đắn về NTBD phát triển lành mạnh trong cơ chế thị trường phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng khu vực địa lý, hành chính cụ thể. Đồng thời cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về chính sách kinh tế trong phát triển NTBD. Khuyến khích người dân tham gia các hoạt động BDNT với nhiều vai trò khác nhau: nhà đầu tư, người sáng tạo văn học nghệ thuật, người lưu giữ và bảo tồn NTBD, người tiêu dùng thông thái… làm cho các hoạt động BDNT trở nên phong phú đa dạng, chất lượng cao thu hút sức mạnh của các nguồn lực khác nhau trong nền kinh tế nhằm phát triển NTBD và ngược lại,

Cần nghiên cứu về các chính sách ưu đãi thuế

Cơ sở để có chính sách ưu đãi thuế là do một số loại hình nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật ít có lợi thế cạnh tranh; Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu phát triển chung của nền văn hóa nghệ thuật, cần có chính sách ưu đãi.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở việt nam hiện nay tóm tắt LA tiếng việt (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w