Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nghệ thuật biểu diễn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở việt nam hiện nay tóm tắt LA tiếng việt (Trang 33 - 34)

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo. Để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng ta đề ra nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông hiện nay.

Quyết định 1456/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã quy định rõ mục tiêu cụ thể đó là:

1) Xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nghệ thuật biểu diễn. Rà soát nâng cấp, cải tạo một số nhà hát đang xuống cấp tại các địa phương, tập trung đầu tư nâng cấp và trang bị mới hệ thống phương tiện kỹ thuật phù hợp. Xây dựng trung tâm biểu diễn nghệ thuật hiện đại tại Tp. Hồ Chí Minh.

2) Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật công lập theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp hóa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật; từng bước, nâng cao năng lực tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc.

3) Đào tạo, phát triển nhân lực ngành nghệ thuật biểu diễn có năng lực sáng tạo, bảo đảm cân đối về các chuyên ngành theo nhu cầu của xã hội.

4) Sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật, nhân văn và giáo dục cao; tăng cường quảng bá, phổ biến các chương trình, sản phẩm nghệ thuật biểu diễn trong nước và quốc tế.

Chiến lược cũng đã đề ra một số giải pháp cụ thể về hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật trong lĩnh vực văn hóa bao gồm:

1) Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, hình thành khung khổ pháp lý, thể chế nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực cho văn hóa phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững.

2) Tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về: Điện ảnh, Tài trợ, Hiến tặng trong lĩnh vực văn hóa, Di sản văn hóa, Sở hữu trí tuệ, Phòng, chống bạo lực gia đình, Quảng cáo... Hoàn thiện, bổ sung các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng yêu cầu bảo hộ và thực thi quyền trong nước và hội nhập quốc tế; hoàn thiện các khung khổ pháp lý thúc đẩy phát triển văn hóa và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

3) Rà soát, ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích, đãi ngộ trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân và những tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nhằm phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá văn hóa, nghệ thuật, truyền dạy di sản trong cộng đồng, đồng thời phát triển sâu rộng hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng.

4) Đẩy mạnh cải cách hành chính, chấn chỉnh lề lối, siết chặt kỷ cương, đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ quản lý văn hóa hiệu quả; phân cấp cụ thể trách nhiệm quản lý về văn hóa cho các địa phương.

5) Xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững, làm cơ sở để đánh giá và đề xuất thể chế, chính sách, khuôn khổ pháp lý cho ngành văn hóa.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở việt nam hiện nay tóm tắt LA tiếng việt (Trang 33 - 34)