Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở việt nam hiện nay tóm tắt LA tiếng việt (Trang 38 - 39)

Nhà nước cần có quy định cụ thể về cơ chế phân cấp và nâng cao quyền lực của người đứng đầu các đơn vị nghệ thuật hoạt động theo mô hình tự chủ; Giao người đứng đầu quyết định và chịu trách nhiệm về: bộ máy, cơ cấu tổ chức, công tác cán bộ để có chế độ phù hợp nhằm tuyển chọn người tài, giải quyết số viên chức không còn khả năng làm nghề nhưng vẫn hưởng lương.

Các cơ quan Nhà nước (Bộ VHTTDL, UBND các tỉnh, thành phố) cần xây dựng lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế để các đơn vị nghệ thuật công lập hoạt động theo mô hình tự chủ như: Đầu tư địa điểm biểu diễn, trang thiết bị kỹ thuật âm thanh, ánh sáng; phương tiện đi lại; cắt giảm dần kinh phí bao cấp hàng năm.

Chính sách đầu tư cho nghệ thuật của Nhà nước hiện nay cũng cần được điều chỉnh để đảm bảo công bằng giữa hai bộ phận công lập và ngoài công lập.

Trong cơ chế xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật thì vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp vô cùng quan trọng. Cụ thể, đối với các đơn vị NTBD thì Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Âm nhạc Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam…. Hội có vai trò hỗ trợ về tinh thần, vừa có thể giúp cho các đơn vị tìm được nguồn tài trợ để làm nghề.

Việc thành lập các quỹ tài trợ cho nghệ thuật cũng là một phương cách để giúp cho nghệ thuật tiếp cận với các nguồn tài trợ, quỹ là nói tiếp nhận các khoản tài

trợ từ các doanh nghiệp, mạnh thường quân, những người yêu thích các loại hình nghệ thuật…

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở việt nam hiện nay tóm tắt LA tiếng việt (Trang 38 - 39)