Cơ sở khoa học môi trường – Hệ sinh thái môi trườngNhóm: Nội dung: Các hệ sinh thái trên cạn 1.. Cơ sở khoa học môi trường – Hệ sinh thái môi trường1.. Đài nguyên Đài nguyên phân bố ở ch
Trang 1Cơ sở khoa học môi trường – Hệ sinh thái môi trường
Nhóm:
Nội dung: Các hệ sinh thái trên cạn
1 Đài nguyên
2 Rừng lá nhọn
3 Rừng lá ôn đới
Trang 2Cơ sở khoa học môi trường – Hệ sinh thái môi trường
1 Đài nguyên
Đài nguyên phân bố ở chung quanh Bắc Cực (Grinlen, lục
địa Bắc Mỹ và Orasia) là một vùng rộng lớn, bao la rất ít cây cối vì băng tuyết Số loài thực vật rất ít, sinh trưởng kém và thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 60 ngày), đặc trưng có cỏ bông, rêu, địa y Về động vật có tuần lộc,
hươu Caribu, thỏ cực, chó sói cực, chuột Lemmus,
Tacmingan, Pipit, muỗi và ruồi đen (Nguyễn Văn Tuyên, 2000)
Trang 3Cơ sở khoa học môi trường – Hệ sinh thái môi trường
2 Rừng lá nhọn
Rừng lá nhọn (rừng lá kim hay rừng tai ga) phân bố ở
Bắc Mỹ, Bắc Âu và Bắc Á, hay còn gọi là rừng ôn đới
thường xanh Thực vật sống ở đây gồm có thông núi,
thông đỏ, Sequoia (cao 81 - 110m, đường kính 12m, sống
2000 - 3000 năm), một ít liễu và bạch dương Đặt biệt ở
đầm lầy Canada có pH chua và có nhiều rêu Ở vùng này, lượng mưa có thể lên đến hơn 6000 mm/năm, do vậy
người ta còn gọi vùng này là rừng mưa ôn đới, mùa hè có sương mù
Trang 4Cơ sở khoa học môi trường – Hệ sinh thái môi trường
3 Rừng lá ôn đới
Rừng rụng lá ôn đới ở Đông Bắc Mỹ, khắp Châu
Âu, cuối Nam Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Úc Điểm đặc trưng là số lượng loài cây nhiều, mưa phân bố đều, rất nhiều loài động vật phong phú, đặc biệt là chim và động vật có vú