Đôi mắt

3 262 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đôi mắt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÔI MẮT TRONG … VẬT LÝ Nhờ có mắt mà con người có thể nhìn thấy mọi vật. Trên thực tế, có rất nhiều người bị mắc tật cận thị, viễn thị hay mắt lão. Nắm vững cấu trúc của mắt, đặc điểm về các tật của mắt cũng như những nguyên tắc cơ bản để khắc phục các tật này giúp ta có cách bảo vệ mắt một cách hợp lí … Về mặt vật lý. mắt được cấu tạo như thế nào? Mắt được cấu tạo từ nhiều bộ phận. Về phương diện quang hình học, ta có thể coi mắt là một hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thuỷ tinh thể và thuỷ tinh dịch tương đương như một thấu kính hội tụ. Thấu kính tương đương này được gọi là thấu kính mắt, tiêu cự của thấu kính mắt có thể thay đổi được khi độ cong của các thuỷ tinh thể thay đổi nhờ sự co dãn của cơ vòng. Màng lưới của mắt (còn gọi là võng mạc) đóng vai trò như một màn ảnh, tại đó có các tế bào nhạy sáng nằm ở đầu các dây thần kinh thị giác, gồm các tế bào hình que nhạy với độ sáng, tối và các tế bào hình nón nhạy với màu sắc. Trên võng mạc, có một vùng nhỏ màu vàng, rất nhạy với ánh sáng, nằm gần giao điểm V giữa trục của mắt với võng mạc. Vùng này gọi là điểm vàng. Dưới điểm vàng một chút có điểm mù M hoàn toàn không cảm nhận được ánh sáng, vì tại đó các dây thần kinh phân nhánh và không có đầu dây thần kinh thị giác. Hãy giữ gìn đôi mắt của bạn Một số người cho rằng: Những người cận thị khi đọc sách nên cứ đeo kính, như vậy sẽ tốt hơn, một số người khác thì lại cho rằng khi đọc sách nên bỏ kính ra, như vậy sẽ không làm cho mắt bị cận thị nặng hơn. Xem ra ai cũng có lí! Theo bạn nên như thế nào? Khi đọc, thường phải để sách cách mắt chừng 25 đến 30 cm để nhìn bao quát được cả trang sách. Người cận thị khi không đeo kính chỉ nhìn rõ những vật ở trong giới hạn nhìn rõ của mắt khoảng này là tương đối nhỏ. Những người cận thị đeo kính số 5 chẳng hạn, có điểm cực viễn cách mắt chỉ 20cm. Những người cận thị nặng hơn có điểm cực viễn còn ở gần mắt hơn nữa. Muốn đọc được trang sách đặt cách mắt 30cm họ nhất thiết phải đeo kính. Khi đeo kính đúng số (f = –OC V ), điểm cực viễn được đưa ra xa vô cùng, và mắt lại phải điều tiết mới thấy rõ các chữ trên trang sách. Đối với người cận thị nhẹ hơn, có điểm cực viễn cách mắt khoảng 25cm, nên không cần đeo kính họ cũng đọc được chữ trên sách ở cách mắt 25cm, mà không phải điều tiết (hoặc chỉ cần điều tiết rất ít). Khi mắt không điều tiết hoặc điều tiết ít, các cơ giữ thủy tinh thể làm việc không quá căng, nên lâu mỏi, khi mắt không điều tiết nữa, thủy tinh thể trở lại bình thường, nên mắt không bị cận nặng thêm . Nếu đeo kính để đưa cực viễn ra vô cực, thì lúc đọc sách mắt phải điều tiết nhiều, thủy tinh thể ở trạng thái căng quá lâu, có thể bị giảm, hoặc mất tính đàn hồi, khó trở lại trạng thái bình thường, và mắt có xu hướng ngày càng cận nặng thêm. Vì vậy người ta thường khuyên người cận thị bỏ kính ra hoặc đeo kính số nhỏ hơn khi đọc, để giữ cho khỏi cận nặng thêm . Tuy nhiên, nếu cứ giữ cho mắt luôn luôn không phải điều tiết, cơ mắt ít hoạt động sẽ chóng suy yếu, mắt chóng mất khả năng điều tiết và chóng thành mắt lão. Vì vậy thỉnh thoảng nên cho cơ mắt hoạt động, tức là cứ đeo kính mà đọc sách để mắt phải điều tiết. Việc này cần làm một cách điều độ để vừa giữ cho mắt không cận nặng thêm vừa giữ cho mắt trẻ lâu. Không nên “nheo” mắt quá lâu Bình thường nhìn bằng cả hai mắt có lợi hơn so với khi nhìn bằng một mắt. Trước hết cái lợi hiển nhiên khi nhìn bằng hai mắt là năng lượng ánh sáng mà ta thu nhận được gấp đôi, so với khi chỉ nhìn bằng một mắt, nên nhận biết, phân biệt các vật mà ta nhìn sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, nhìn bằng hai mắt còn có một tác dụng khác quan trọng hơn là cho ta cảm giác về độ sâu và hình ảnh nổi. Hai mắt người ở cách nhau chừng 5 - 6 cm. Khi nhìn một vật bằng cả hai mắt, hai ảnh phối cảnh của vật trên võng mạc của hai mắt hơi khác nhau một chút. Khi thần kinh thị giác của hai mắt "chập" hai cảm giác thu được với mỗi mắt, thành cảm giác chung về hình ảnh của vật thì hai cảm giác không chập hoàn toàn và do đó cho ta cảm giác về độ sâu và hình nổi.Nếu nhìn bằng một mắt, ta chỉ thấy một hình ảnh không đầy đu , vì chỉ thấy được hai chiều. Với hai mắt , ta thấy được cả chiều thứ ba (không gian ba chiều), do đó mới phân biệt được vật nào đứng trước, vật nào đứng sau tức là mới ước lượng được chiều sâu. Khi về già … Với những người già, tuổi càng cao khả năng điều tiết của mắt giảm dần nên điểm cực cận lùi ra xa mắt, còn điểm cực viễn lại không thay đổi. Những kết quả nghiên cứu cho thấy: những người từ tuổi 50 trở lên, không thể đọc sách mà không đeo kính lão, Kính lão là một thấu kính hội tụ có độ tụ được lựa chọn sao cho điểm cực cận của mắt đeo kính ở cách mắt chừng 15 - 20mm. Khi đó nếu để sách cách mắt 30cm , thì mắt chỉ phải điều tiết ít nên lâu mỏi . Vì điểm cực viễn không thay đổi, mà đối với mắt bình thường thì ở vô cực nên khi nhìn vật ở xa, trong giới hạn nhìn rõ, mắt vẫn đủ khả năng điều tiết nên không cần đeo kính. Vì vậy các cụ già lúc nhìn xa không nhất thiết phải dùng kính. Hãy cẩn thận để mắt không bị tật Ngoài tật cận thị và viễn thị, một số người còn mắc tật loạn sắc. Hãy tìm hiểu tật loạn sắc là gì? Người ta nói rằng, người loạn sắc không thể phân biệt được lá cờ đỏ sao vàng và lá cờ vàng sao đỏ. Điều đó có đúng không? Về cấu tạo, các tế bào nhạy sáng hình nón của võng mạc gồm ba loại: loại nhạy cảm với ánh sáng màu đỏ, loại với ánh sáng màu lục và loại với ánh sáng màu lơ (hay lam nhạt). Ba màu ấy được gọi là ba màu cơ bản. Khi cho chùm ánh sáng rọi vào mắt thì các tế bào nhạy màu đỏ sẽ phản ứng với thành phần đỏ trong chùm ánh sáng tới, tế bào nhạy màu lục phản ứng với thành phần lục , tế bào nhạy màu lơ với thành phần màu lơ. Cảm giác mà ba loại tế bào ấy gây cho ta cảm giác màu nhìn thấy . Mắt bị bệnh loạn sắc thiếu một trong ba loại tế bào trên. Nếu võng mạc mắt không có tế bào nhạy màu nào thì mắt không trông thấy màu đó tức là bị mù với màu đó. Chẳng hạn với người mù màu đỏ không phải chỉ không trông thấy màu đỏ, nhìn trên quang phổ bảy màu anh ta chỉ thấy có hai miền : Miền mà anh ta gọi là vàng thì chứa màu đỏ, màu da cam, màu vàng và màu lục; Miền màu lơ của anh ta chứa cả lam , màu chàm và màu tím . Vì vậy nhìn lá cờ đỏ sao vàng hay lá cờ vàng sao đỏ anh ta đều cho là cả hai lá cờ cùng chỉ có một màu vàng. . ĐÔI MẮT TRONG … VẬT LÝ Nhờ có mắt mà con người có thể nhìn thấy mọi vật. Trên thực tế, có rất nhiều người bị mắc tật cận thị, viễn thị hay mắt lão nếu cứ giữ cho mắt luôn luôn không phải điều tiết, cơ mắt ít hoạt động sẽ chóng suy yếu, mắt chóng mất khả năng điều tiết và chóng thành mắt lão. Vì vậy

Ngày đăng: 29/07/2013, 01:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan