NGHIÊN CỨU SỰ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT RUỒI NHÀ CỦA CÁC TỔ HỢP ONG KÝ SINH Spalangia endius, Spalangia nigroaenea VÀ Dirhinus hymalayanus LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

61 253 0
NGHIÊN CỨU SỰ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT RUỒI NHÀ CỦA CÁC TỔ HỢP ONG KÝ SINH Spalangia endius, Spalangia nigroaenea VÀ Dirhinus hymalayanus LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ ĐỨC TRỌNG NGHIÊN CỨU SỰ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT RUỒI NHÀ CỦA CÁC TỔ HỢP ONG KÝ SINH Spalangia endius, Spalangia nigroaenea VÀ Dirhinus hymalayanus LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 042010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ ĐỨC TRỌNG NGHIÊN CỨU SỰ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT RUỒI NHÀ CỦA CÁC TỔ HỢP ONG KÝ SINH Spalangia endius, Spalangia nigroaenea VÀ Dirhinus hymalayanus LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 042010 i LÍ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Nguyễn Lê Đức Trọng, sinh ngày 10 tháng 04 năm 1983, tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Con Ông Nguyễn Đức Nhuận và Bà Lê Thị Mai. Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Phổ thông Trung học Trần Quốc Tuấn, Thị Xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi năm 2001. Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006. Tháng 09 năm 2007 theo học cao học ngành Bảo vệ Thực vật tại Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng gia đình: Độc thân Địa chỉ liên lạc: Thị Trấn Sông Vệ, Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi Điện thoại: 0903035671 Email: trongnldyahoo.com. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. NGUYỄN LÊ ĐỨC TRỌNG iii CẢM TẠ Xin được dành lời cảm ơn đầu tiên đến Ba Mẹ, và Gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên và là điểm tựa vững chắc. Cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Nông học đã cho tôi những kiến thức nền tảng quý báu trong thời gian học Đại học. Cảm ơn Quý Thầy Cô giảng dạy chương trình Cao học Bảo vệ Thực vật đã giúp tôi có được những kiến thức chuyên sâu. Cảm ơn Quý Thầy Cô trong phòng Sau Đại học đã sắp xếp bố trí để chúng tôi hoàn thành khóa học. Lời tri ân sâu sắc nhất xin được gởi đến TS. Trần Tấn Việt, hướng dẫn Khoa học, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong trong thời gian qua. Cảm ơn quý Thầy Cô trong Hội đồng Bảo vệ Đề cương, Hội đồng Seminar Kết quả, Hội đồng Bảo vệ Luận văn đã góp ý, chỉnh sửa để Đề tài này được hoàn thiện. Cám ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông học và toàn thể Quý Thầy Cô Khoa Nông học đã luôn động viên và tạo điều kiện về thời gian trong suốt quá trình học tập. Cám ơn các anh chị em đang làm việc và thực hiện đề tài trong phòng Nghiên cứu Kiểm dịch Côn trùng ĐH Nông Lâm. Cám ơn các anh chị và các bạn lớp Cao học Bảo vệ Thực vật 2007, lớp Nông học 28 và bạn bè gần xa đã luôn bên canh, chia sẻ, giúp đỡ. Cám ơn bản thân đã luôn cố gắng để có được kết quả như ngày hôm nay. NGUYỄN LÊ ĐỨC TRỌNG iv TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu sự cạnh tranh và khả năng kiểm soát ruồi nhà của các tổ hợp ong ký sinh: Spalangia endius, Spalangia nigroaenea và Dirhinus hymalayanus” được thực hiện tại phòng Nghiên cứu và Kiểm dịch Côn trùng, Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 04 năm 2009 đến tháng 11 năm 2009. Đề tài nhằm xác định khả năng phân biệt ký chủ đã bị ký sinh của các loài ong ký sinh trên nhộng ruồi nhà, xác định loài ong chiếm ưu thế trong kiểm soát ruồi nhà cũng như tổ hợp ong có khả năng kiểm soát ruồi nhà trong điều kiện tự nhiên. Trong nghiên cứu sự cạnh tranh giữa tổ hợp hai loài ong, tỷ lệ ký chủ bị ký sinh bởi S. endiusS. nigroaenea (76,6%), S.nigroaeneaS. endius (75,7%) và D. hymalayanus S. endius (66,7%). Khi ong S. endius ký sinh trước lên ký chủ thì làm cho cơ hội ký sinh của ong S. nigroaenea giảm xuống. Ong S. nigroaenea vượt trội hơn trong tổ hợp hai hoặc ba loài ong kết hợp. Ong S. nigroaenea có khả năng phân biệt ký chủ đã bị tấn công bởi ong S. endius và ong D. hymalayanus. Ong D. hymalayanus không có khả năng phân biệt ký chủ đã bị tấn công hay chưa cũng như không có khả năng cạnh tranh với các loài ong khác Khả năng kiểm soát ruồi nhà trong lồng lưới của ong S. endius là tốt nhất, kế đến là S.nigroaenea, và T. zealandicus, ong D. hymalayanus không kiểm soát được ruồi nhà trong điều kiện thí nghiệm. v SUMMARY Thesis “ Researching of conflicting and controlling capacity of house flies by some complex of three wasp species S. endius, S. nigroaenea, D. hymalayanus” were carried out at the Department of Research and Quarantine of insects, Agronomy faculty, University of Agriculture and Forestry of HoChiMinh City, from april 2009 to november 2009. Aiming at determining upper hand waps species for controlling house flies as well as the wasp complex which was able to against house flies in natural condition. In two species complex, result showed that S. nigroaenea and D. hymalayanus complex was not able to conflict with S. endius. D. hymalayanus had not capacity for competing against S. nigroaenea. When the host was parasited firstly by S. endius, the opportunity of parasiting of S. nigroaenea was the less succeeded. However S. nigroaenea would conflict and predominate towards D. hymalayanus. And in three species complex, parasited capacity would highly be a suscess when host was only parasited by S. endius S. endius parasited host, but after two species S. nigroaenea và D. hymalayanus. The more high rate S. nigroaenea parasited the less late S. nigroaenea parasites towards S. endius và D. hymalayanus. S. endius và S. nigroaenea were the upper hand between these research complex. S. endius was number one in the natural condition for controlling house flies. But D. hymalayanus was not. vi MỤC LỤC Trang Lý lịch cá nhân .................................................................................................... i Lời cam đoan...........................................................................................................ii Lời cảm tạ............................................................................................................ iii Tóm tắt .............................................................................................................. iv Summary ............................................................................................................ v Mục lục.............................................................................................................. vi Danh sách các biểu đồ........................................................................................ ix Chương 1. Mở đầu ............................................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề......................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2 1.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2 1.4 Yêu cầu..........................................................................................................2 1.5 Giới hạn của đề tài .........................................................................................2 Chương 2. Tổng quan ....................................................................................... 3 2.1 Một số nghiên cứu về Musca domestica.........................................................3 2.1.1 Đặc điểm sinh học của M. domestica......................................................... 3 2.1.2 Tình hình dịch ruồiM. domestica ở Việt Nam .............................................4 2.1.3 Phương pháp phòng trừ ruồi........................................................................5 2.2 Những nghiên cứu về ong ký sinh trong phòng trừ ruồi nhà...........................7 2.2.1 Đặc điểm sinh học của ong ký sinh…………….…...……………………… 7 2.2.2 Thành phần loài và tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh trên nhộng ruồi nhà……10 2.2.3 Hiệu quả của việc sử dụng ong ký sinh trong phòng trừ ruồi nhà................12 2.3 Sự cạnh tranh của ong ký sinh......................................................................13 Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................16 3.1 Thời gian ..................................................................................................16 3.2 Địa điểm ...................................................................................................16 3.3 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................16 3.3.1 Nhân nuôi ruồi nhà làm vật liệu thí nghiệm...............................................16 3.3.2 Nhân nuôi ong ký sinh làm vật liệu thí nghiệm .......................................17 3.3.3 Xử lý bảo quản mẫu vật và định danh .....................................................17 vii 3.4 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................17 3.4.1 Ảnh hưởng của hai loài ong ký sinh S. nigroaenea và D. hymalayanus đối với ong ký sinh S. endius ...........................................................................17 3.4.2 Ảnh hưởng của hai loài ong ký sinh S. endius và D. hymalayanus đối với ong ký sinh S. nigroaenea .........................................................................18 3.4.3 Ảnh hưởng của hai loài ong ký sinh S. endius và S. nigroaenea đối với ong ký sinh D. hymalayanus ............................................................................18 3.4.4 Ảnh hưởng của 3 loài ong ký sinh S. endius; S. nigroaenea và D. hymalayanus ........................................................................................19 3.4.5 Khả năng kiểm soát ruồi nhà của bốn loài ong ký sinh S. endius; S. nigroaenea; D. Hymalayanus và ong Tachinaephagus zealandicus ......19 3.4.6 Khảo sát khả năng kiểm soát ruồi nhà của tổ hợp 4 loài ong ký sinh S. endius, S. nigroaenea, D. hymalayanus và T. zealandicus ....................20 Chương 4. Kết quả và thảo luận .....................................................................21 4.11Ảnh hưởng của hai loài ong ký sinh S. nigroaenea và D. hymalayanus lên sự ký sinh của ong S. endius……………………………………….……………….21 4.2 Ảnh hưởng của hai loài ong ký sinh S. endius và D. hymalayanus lên sự ký sinh của ong S. nigroaenea …………………………………………….....23 4.3 Ảnh hưởng của hai loài ong ký sinh S. endius và S. nigroaenea lên sự ký sinh của ong D. hymalayanus………………………………………………….……..25 4.4 Sự cạnh tranh của ba loài ong ký sinh S. endius, S. nigroaenea và D. hymalayanus ........................................................................................27 4.5 Khảo sát khả năng kiểm soát ruồi nhà của bốn loài ong ký sinh S. endius; S. nigroaenea và D. Hymalayanus và Tachinaephagus zealandicus ..............29 4.6 Khả năng kiểm soát ruồi nhà của tổ hợp 4 loài ong ký sinh S. endius, S. nigroaenea, D. hymalayanus và ong T. zealandicus. ................................30 Chương 5. Kết luận và đề nghị........................................................................31 5.1 Kết luận .......................................................................................................31 5.2 Đề nghị ........................................................................................................31 viii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Ảnh hưởng của hai loài ong S. nigroaenea và D. hymalayanus lên sự ký sinh của ong S. endius………………………………………. 21 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của hai loài ong ký sinh S. endius và D. hymalayanus lên sự ký sinh của ong S. nigroaenea..........................23 Bảng 4.3 Ảnh hưởngcủa hai loài ong ký sinh S. endius và S. nigroaenea lên sự ký sinh của ong D. hymalayanus..........................25 ix DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ ký chủ vũ hóa thành ong ký sinh ở những tổ hợp ong khác nhau .....................................................................................26 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ ký chủ vũ hóa thành từng loài ong ký sinh ở những tổ hợp ong ký sinh khác nhau và đối chứng .....................................27 Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ ký chủ vũ hóa thành ruồi và ký chủ bị hư ở những tổ hợp ong ký sinh khác nhau và đối chứng......................28 Biểu đồ 4.4: Số lượng ruồi ở mỗi nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm ......................................................................................29 Biểu đồ 4.5: Số lượng ruồi ở mỗi nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm......................................................................................30 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Ở nước ta, do khí hậu nóng ẩm quanh năm nên rất thích hợp cho quá trình sinh sản của ruồi nhà. Đặc biệt là tại khu vực các bãi rác, khu sản xuất hải sản, nước mắm, trại chăn nuôi gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Do vòng đời của ruồi nhà ngắn, khả năng sinh sản mạnh, thời gian sống của thành trùng lâu nên trong điều kiện khí hậu thích hợp như nước ta dễ dàng bùng phát dịch ruồi. Biện pháp khống chế mật số ruồi nhà hiện nay chủ yếu là dùng thuốc hóa học. Tuy nhiên biện pháp này gặp phải bất lợi là phun nhiều lần, gây ô nhiễm môi trường, chi phí cao ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe và dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Với xu thế mới của toàn thế giới hiện nay, việc kiểm soát dịch hại bằng biện pháp sinh học thay cho các loại hóa chất phun, xịt đã không còn là điều mới mẽ đối với các nước phát triển. Công trình nghiên cứu sử dụng ong ký sinh để phòng trừ ruồi nhà (Musca domestica Linnaeus) là một trong những công trình nghiên cứu đã được phát triển rộng rãi tại các nước như Mỹ, Đức, Malaysia, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng xuất hiện một số loài ong ký sinh nhộng ruồi nhà là: S. endius, S. nigroaenea, D. hymalayanus (Đỗ Nguyễn Hương Thảo, 2008). Một số tác giả đã bước đầu nghiên cứu về những tác nhân phòng trừ sinh học này như: S. endius (Đỗ Nguyễn Hương Thảo, 2008), D. hymalayanus (Nguyễn Ngọc Vi, 2009), S. nigroaenea (Phạm Thị Mỹ Hiệp, 2009). Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học cũng như khả năng ký sinh của mỗi loài ong trong điều kiện phòng thí nghiệm, chưa đánh giá khả năng kiểm soát ruồi nhà trong điều kiện tự nhiên. Điều này hết sức cần thiết vì ngay trong điều kiện tự nhiên đã xuất hiện những loài ong này nhưng dịch ruồi vẫn bùng phát. 2 Trong điều kiện tự nhiên, những loài ong này đã không thiết lập được quần thể đủ để kiểm soát ruồi nhà. Nghiên cứu sự cạnh tranh của những loài ong này cũng như xác định tổ hợp hay một loại ong nào có khả năng kiểm soát ruồi nhà một cách hiệu quả là điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp sinh học này trong kiểm soát dịch ruồi nhà. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu sự cạnh tranh và khả năng kiểm soát ruồi nhà của các tổ hợp ong ký sinh Spalangia endius, Spalangia nigroaenea và Dirhinus hymalayanus” được thực hiện nhằm cung cấp thêm các thông tin khoa học, có thể áp dụng trong việc sử dụng các thiên địch trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để kiểm soát ruồi nhà. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định loài ong có ưu thế trong kiểm soát ruồi nhà và tổ hợp ong có khả năng kiểm soát ruồi nhà trong điều kiện tự nhiên. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Ong ký sinh của ruồi nhà M. domestica. 1.4 Yêu cầu Xác định được loài ong ký sinh chiếm ưu thế. 1.5 Giới hạn của đề tài Các nghiên cứu về sự cạnh tranh được nghiên cứu trong điều kiện ổn định của phòng thí nghiệm, nghiên cứu về sự kiểm soát ruồi nhà được thực hiện trong nhà lưới Trại Thực nghiệm Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. 3 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 Một số nghiên cứu về Musca domestica 2.1.1 Đặc điểm sinh học của M. domestica Ruồi nhà M. domestica thuộc bộ Diptera, họ Muscidae, giống Musca, loài Domestica. Ruồi phát triển tốt nhất trong mùa hè, hoàn thành vòng đời trong 7 10 ngày, tùy nhiệt độ môi trường, mỗi năm vùng nhiệt đới có khoảng 30 thế hệ, vùng ôn đới khoảng 10 thế hệ. Trứng Trứng hình bầu dục, dài khoảng 1,2 mm, màu trắng, đẻ thành từng cụm nhỏ. Mỗi ruồi cái có thể đẻ 2000 trứng, trung bình khoảng 500 trứng và chia thành nhiều đợt, mỗi đợt 75 150 trứng. Khoảng 3 – 4 ngày thành trùng đẻ trứng một lần và giai đoạn đẻ trứng kéo dài khoảng 31 ngày (Stevenson và Cocke, 1997). Tổng luợng trứng trung bình một ruồi cái sinh sản được trong vòng đời là 370,5 trứng ở thức ăn là dung dịch sữa 50%, có từ 5 đến 7 lứa sinh sản và càng về những lứa sinh sản sau thì số lượng trứng càng giảm (Phạm Thị Á Châu, 2007). Ấu trùng Trứng nở thành ấu trùng trong khoảng 8 12 giờ (tùy nhiệt độ). Ấu trùng ăn những chất hữu cơ có độ ẩm cao ngay sau khi nở. Ấu trùng không chân, màu trắng kem, hình trụ, đầu thon nhỏ có một móc màu đen, phần đuôi thường lớn hơn, trải qua 3 tuổi (lột xác 3 lần), dài khoảng 3 – 9 mm, đẫy sức dài 8 – 12 mm, phát triển từ 4 6 ngày. Kích thước ấu trùng quyết định kích thước của thành trùng (Black và Krafsur, 1985). Khi ấu trùng đẫy sức, chúng di chuyển đến nơi khô ráo để hóa nhộng. 4 Nhộng Nhộng dài khoảng 8 mm, màu sắc thay đổi: vàng, đỏ, nâu, đen, giai đoạn nhộng khoảng 4 ngày. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 34 ngày. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự phát triển của ruồi nhà. Trong khoảng nhiệt độ từ 20±1oC đến nhiệt độ 28±1oC, nhiệt độ càng tăng thì thời gian sống của nhộng càng rút ngắn. Nhiệt độ 28±1oC là điều kiện thích hợp nhất cho sự phát triển của ruồi nhà (Phạm Thị Á Châu, 2007). Ruồi vũ hóa từ nhộng. Khi vũ hoá đầu thành trùng sẽ đục thủng vỏ nhộng và chui ra ngoài (Black và Krafsur, 1985). Thành trùng Thành trùng màu xám, dài khoảng 6 7 mm, có 1 cặp cánh, ruồi cái thường lớn hơn ruồi đực. Hai mắt kép to màu hơi đỏ, nhiều mắt đơn nhỏ, ngực có 4 sọc màu trắng hướng lên 4 mạch cánh, bụng màu tro hoặc hơi vàng có đường giữa tối. Miệng hút, ăn những chất lỏng có vị ngọt hay những chất bị thối rữa. Thành trùng sống 15 25 ngày và có khả năng sinh sản lớn nhưng thường có tỷ lệ chết cao. Ruồi thích ánh sáng, sợ tối, thích nơi ấm áp, sợ rét buốt (Black và Krafsur, 1985). Con cái không thể đẻ trứng ngay sau khi giao phối mà phải mất 6 8 ngày sau đó. Nước là chất thường ngày không thể thiếu của ruồi, ruồi sẽ chết nếu sau 48 giờ không hút nước. Vì vòng đời ngắn và số trứng đẻ nhiều nên ruồi có thể nhanh chóng phát sinh thành dịch ở những nơi thích hợp phát triển. 2.1.2 Tình hình dịch ruồi M. domestica ở Việt Nam Hiện nay dịch ruồi đã xuất hiện nhiều nơi như: xung quanh bãi rác Đông Thạnh, Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh; phường Thạnh Xuân, Quận 12 xung quanh xí nghiệp chăn nuôi Gò Sao; Khuê Mỹ, Đà Nẵng; xung quanh xí nghiệp chăn nuôi Phước Long, Quận 9 và tại ấp Lợi Hà, Xã Thanh Bình, Trảng Bom, Đồng Nai và Ấp 2, ấp 5 xã An Xuyên, Cà Mau cũng nằm trong tình trạng “sống chung với ruồi” (Hoài Sơn, 2007); người dân xã Tân Lập, huyện Tân Phước, Tiền Giang phải chui vào màn ăn cơm để tránh ruồi; khu vực bãi rác Khuổi Kép (Cao Bằng) nạn ruồi làm đảo lộn cuộc sống của người dân, người dân thường gọi nơi đây là “xóm rừng ruồi”; nhiều khu vực thuộc huyện Bình Chánh xung quanh bãi rác Đa Phước như xã Phong Phú, xã Đa Phước, xã Quy Đức xuất hiện ruồi dày đặc, mật độ ruồi trong nhà 5 dân 10 50 conm2, nơi chứa thức ăn, chứa rác gia đình là 100 200 conm2; ở các xã vùng Loan, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) ruồi phủ kín khắp các cánh đồng, nhà cửa, ruồi đậu đặc kín trên mọi vật dụng, người dân phải ăn cơm trong mùng. Nhiều gia đình dùng thuốc xịt để diệt ruồi với số lượng ruồi diệt được mỗi ngày lên đến một vài kg, nhưng ruồi vẫn dày đặc, khu vực ruồi nhiều nhất là các cụm dân cư quanh cánh đồng chè của Công ty trà Đà Loan do công ty này bón phân hữu cơ (bã mía, phân gà) cho vườn chè Ô Long nên ruồi tập trung về nhiều, sinh sản dày đặc. 2.1.3 Phương pháp phòng trừ ruồi Biện pháp cơ học Vệ sinh môi trường Làm mất, làm giảm nơi đẻ trứng của ruồi. Không để ruồi tiếp xúc với thức ăn, đồ dùng và con người. Theo Bs. Vũ Hướng Văn, có thể diệt ruồi bằng cách bẻ gãy các giai đoạn phát triển của chúng như sau: Diệt ruồi: dùng vỉ đập, bẫy bằng chai thủy tinh (đổ nước vào 23 chai và bôi đường mật vào bên trong miệng chai), bẫy lưới có chất dẫn dụ, bẫy dính, bẫy đèn. Diệt trứng: vệ sinh môi trường, triệt nơi sinh sản của ruồi, vệ sinh chuồng trại tốt, trong sản xuất nông nghiệp không để nguồn phân tồn đọng, trữ phân đúng cách. Diệt giòi: làm môi trường sinh sống của giòi trở nên khô ráo, chuồng trại phải có hệ thống thoát nước tốt, rác thải, chất thải hữu cơ cần xử lý đúng cách như chôn sâu ít nhất 20 cm, phủ đất lên trên rồi nện chặt để hạn chế ấu trùng nở, dùng vôi bột, đất bột khô, cát khô, than xỉ đổ vào nơi có nhiều giòi hoặc dùng lá xoan (vò nát ngâm vào nước 40 60 phút) đổ vào nơi có giòi. Diệt nhộng: nhộng ruồi chỉ phát triển được ở lớp đất xốp, bởi vậy cần đầm nén chặt đất xung quanh nhà tiêu, chuồng gia súc, láng vôi, xi măng, lát gạch. Biện pháp vật lý Sử dụng những loại bẫy ruồi như: bẫy dính (dạng khô hoặc dạng ướt, bẫy có thêm mật, đường, trái cây hoặc thịt kết hợp với chất dính để giữ ruồi và được thay mới sau khoảng 2 4 ngày sử dụng), bẫy điện (sử dụng các chất hấp dẫn ruồi đến ăn và bị dính vào các chất dính hoặc bị điện giật chết), hoặc bẫy đèn bằng tia cực tím 6 (có thể sử dụng để ước lượng mật độ quần thể ruồi, thường được sử dụng ở các nhà hàng). Bẫy ruồi dùng được cả trong nhà và ngoài trời. Biện pháp dân gian Đặt vài cây cà chua trong phòng; đặt vài cọng hành sống lên mặt thức ăn để tránh ruồi đậu lên; đặt ở cửa ra vào một số cây tỏa hương về đêm như cây bạc hà; cho nước sạch vào các túi nylon, treo trong nhà. Các biện pháp cơ học, vệ sinh môi trường, biện pháp vật lý có ưu điểm là hạn chế dùng thuốc hóa học, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, ít gây hại thiên địch nhưng nếu chỉ sử dụng một cách riêng lẻ thì hiệu quả không cao, đặc biệt là khi đã xảy ra dịch ruồi. Biện pháp hóa học Dùng bả diệt ruồi, phun hóa chất nơi ruồi đẻ trứng, phun trực tiếp diệt thành trùng. Hóa chất thường sử dụng là các hợp chất nhóm pyrethroid: alphacypermethrin, cyfluthrin, deltamethrin, permethrin, lambdacyhalothrin (Bs. Nguyễn Võ Hinh). Carlson và Beroza (1973) cho rằng các bẫy đường có thêm 0,5 mg muscalure (pheromone giới tính) thì hiệu quả diệt ruồi cao gấp 7 lần. Theo Chapman và ctv (1998) phần lớn các bả độc bẫy ruồi hiện nay đều có chứa muscalure. Cyromazine (N cyclopropyl 1, 3, 5 triazine 2, 4, 6 triamine) là chất điều hòa sinh trưởng cũng được sử dụng để phòng trừ ruồi (Crespo và ctv, 2002). Tuy biện pháp hóa học diệt ruồi nhanh, được sử dụng rộng rãi nhất là khi có dịch nhưng phải hạn chế vì những bất lợi nếu sử dụng lâu dài như: hình thành tính kháng thuốc trong quần thể ruồi làm hiệu quả phòng trừ giảm trong khi giá thuốc tăng, gây ô nhiễm nguồn nước tự nhiên, nước sinh hoạt, có khi còn để lại dư lượng thuốc trong các sản phẩm chăn nuôi như thịt, sữa gây hại cho người, động vật, thiên địch và môi trường sống (Nguồn www.fly control.co.zamuscidifurax.htm). Biện pháp đấu tranh sinh học Phòng trừ sinh học là sử dụng côn trùng ký sinh, động vật ăn thịt, nấm hoặc quần thể cạnh tranh với dịch hại (thiên địch) để duy trì quần thể dịch hại ở mức thấp hơn trung bình, làm giảm thiệt hại (De Bach, 1964). Phòng trừ ruồi bằng cách sử 7 dụng ong ký sinh có nhiều thuận lợi hơn sử dụng thuốc trừ sâu, chi phí ít hơn (tính cả chi phí cho sức khỏe và môi trường) (Andress và Campbell, 1994). Các thiên địch thường được dùng trong đấu tranh sinh học ruồi nhà còn có: nấm Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana, nấm ký sinh Entomophthora muscae. Chúng gây chết phổ biến trên quần thể ruồi trưởng thành. Tuyến trùng Paraiotonchium musca domesticae cũng là một tác nhân phòng trừ sinh học đầy hứa hẹn trên nhộng ruồi nhà xung quanh các trang trại chăn nuôi gà (Geden và ctv, 1992). 2.2 Những nghiên cứu về ong ký sinh trong phòng trừ ruồi nhà 2.2.1 Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Ong ký sinh thuộc bộ cánh màng, thường tấn công ruồi vào giai đoạn nhộng và thường là loài đơn ký sinh (Axtell và Rutz, 1986). Ong ký sinh nhộng ruồi nhà ngoài tự nhiên gồm họ Chalcididae (Hymenoptera: Pteromalidae) và nhiều loài khác trên khắp thế giới. Trong số đó có một số loài quan trọng như Muscidifurax spp., Spalangia spp., Ichneumonids spp. (Geden và ctv, 1992). Thường trên mỗi nhộng bị ký sinh chỉ vũ hóa 1 cá thể ong nhưng có một số loài vũ hóa nhiều hơn như N. vitripenis vũ hóa 7 10 cá thể (Axtell, 1986). S. cameroni cũng đẻ nhiều trứng, loài này có thể phân biệt giữa ký chủ đã bị ký sinh và chưa bị ký sinh. Thường ong ký sinh chọn những ký chủ chưa bị ký sinh để đẻ trứng. Mỗi ong ký sinh có thể đẻ 25 trứng trong suốt đời sống. Điểm hạn chế của loài này là chỉ tìm thấy nhộng nằm trên bề mặt khoảng 5 cm, nó phân bố khắp nước Mỹ và hoạt động chủ yếu vào mùa hè cho đến mùa thu ở Bắc California. Ở Bắc California nhiều thí nghiệm cho thấy những nhộng xuất hiện trên gần bề mặt và trên các vật liệu tương đối khô thường bị ký sinh bởi M. raptor, nhộng nằm ở độ sâu tương đối sâu thì thích hợp hơn cho loài S. cameroni. Ở Bắc Florida quản lý việc phóng thích S. endius cho thấy loài này ký sinh thành công cả những nhộng nằm trên lẫn dưới mặt đất. Theo Clifford và ctv thì loài S. nigroaenea ký sinh nhộng ruồi nhà và ruồi Haematobia irritans ở Mississippi có tuổi thọ đực cao hơn cái, tỷ lệ giới tính là 1:1. Khi nhộng chuyển sang màu đen và cứng thì ong cái không ký sinh. Ấu trùng vừa nở đã tấn công ký chủ để dinh dưỡng. Thời gian vũ hóa từ 25 – 37 ngày (ở 23,3 – 8 26,1oC). Ong cái hơi lớn hơn ong đực một chút, bụng thon dài và hẹp hơn, ong đực nhỏ hơn, bụng ngắn và tròn hơn. Kích thước của thành trùng thường cân xứng với nhộng ký chủ. Khi ký sinh nhộng ruồi nhà thì vũ hóa ra cá thể ong có kích thước to gấp 2 lần so với ký sinh nhộng ruồi H. irritans. Ong trưởng thành bò nhanh nhưng ít bay khi vừa vũ hóa, sau vũ hóa 2 ngày chúng bay rất nhanh, ong có tính hướng sáng, đặc tính này giúp cho việc thu thập ong thành trùng trong nhân sinh khối với số lượng lớn. Kỹ thuật nuôi riêng từng cá thể được sử dụng để sản xuất ong cái trinh khiết. Tiềm năng sinh học của S. nigroaenea cao, 1 ong cái có thể ký sinh 8 20 nhộng. M. raptor được bán phổ biến để phòng trừ ruồi nhà, nó phân bố khắp nước Mỹ, xuất hiện suốt năm và đẻ khoảng 100 trứng trong suốt đời sống. Loài S. endius cũng phân bố khắp nước Mỹ, con cái đẻ trung bình 34 trứng trong suốt đời sống và có khả năng tìm kiếm nhộng ở độ sâu khoảng 2 13 cm, loài này cũng hoạt động suốt mùa hè và mùa thu ở Bắc Carolina (Mann và ctv, 1990). M. raptor, S. nigroaenea, S. endius, N. vitripennis đã được dùng rộng rãi. Spalangia spp. có thể tìm thấy nhộng nằm sâu khoảng 5 cm, có khi đến 10 cm. Điều kiện quá ẩm hoặc khô sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của S. cameroni và S. endius. S. endius hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn và tuổi thọ cũng dài hơn so với các loài khác trong cùng một giống (Morgan và Patterson, 1989). Loài S. cameroni ký sinh cao đối với nhộng được vùi dưới sâu, nó xuất hiện ở bất kỳ ẩm độ nào. Còn S. nigroaenea thích hợp với nguồn nhộng nơi ẩm ướt (King 1997; Geden, 2002). Trong phòng trừ ruồi nhà loài S. cameroni ký sinh hiệu quả hơn M. raptor vì tấn công được nhộng ở bất kỳ độ sâu và độ tuổi nào (King, 1997). Muscidifurax sp. tấn công nhộng ở độ sâu khoảng 13cm hoặc thấp hơn, ở nguồn phân khô và ẩm. Loài M. raptor và M. zaraptor ký sinh kém vào mùa nóng, khô. M. raptor được tìm thấy từ nguồn nhộng ở các hầm phân heo ở tỉnh Postdam, Đức, nó là một loại ong ký sinh nhỏ, kích thước từ 1,5 2,3 mm. Ong cái đẻ trứng vào nhộng và mỗi nhộng chỉ vũ hóa thành 1 ong sau khoảng 17 ngày. M. raptor ký sinh chủ yếu trên nhộng ruồi nhà (Coch, 1981). Theo Lê Tuấn Khả (2006) M. raptor thuộc kiểu biến thái hoàn toàn, quá trình phát dục trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Ấu trùng 9 sống trong cơ thể ký chủ, lấy thức ăn trực tiếp từ ký chủ, chỉ có 1 cá thể ong vũ hóa từ 1 ký chủ. Trong 24 giờ 1 ong cái có thể tấn công tối đa 20 nhộng 1 ngày tuổi, 25 nhộng 4 ngày tuổi, tỷ lệ đực cái khi cho ong cái tiếp xúc với nhộng 1 ngày tuổi là cao nhất. Khả năng sinh sản tập trung vào những ngày đầu tiên sau vũ hóa, đặc biệt là ngày thứ nhất và thứ hai. Tỷ lệ vũ hóa rất cao 97,71%, tỷ lệ đực: cái là 1,04:1. Thời gian phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong khoảng nhiệt độ khảo sát thì nhiệt độ càng cao, thời gian phát triển của ong càng ngắn lại, thấp nhất là 15 ngày (ở 28oC) và cao nhất là 44 ngày (ở 23oC). Ở 28oC tuổi thọ ong cái có và không có hoạt động ký sinh tương đương nhau. Thức ăn thích hợp là mật 30%. Tuổi thọ ong cái cao hơn ong đực. Ong vũ hóa trong 4 5 ngày, nhiều nhất là ở ngày 15, 16, 17 sau khi tiếp xúc nhộng, ong tập trung vũ hóa vào buổi sáng, chỉ có một số ít vũ hóa vào buổi trưa và chiều. Theo Đỗ Nguyễn Hương Thảo (2008): S. endius chiếm ưu thế hơn so với S. nigroaenea và D. hymalayanus trong các mẫu điều tra tại Tam Hà, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Ong S. endius là côn trùng biến thái hoàn toàn. Thời gian đẻ trứng khoảng 20 phút. Trứng phát triển trong ký chủ 1 ngày, ấu trùng từ 8 10 ngày, nhộng từ 5 7 ngày, sau vũ hóa thành trùng sống 19 34 ngày. Khi nhân nuôi nên sử dụng nhộng 1 2 ngày tuổi, và tỷ lệ ong: nhộng là 1ong: 30 nhộng. Khi tiến hành phóng thích nên sử dụng tỷ lệ ong: nhộng là 1:10, 1:20 hay 1:30. Loài S. endius có khả năng ký sinh ngay sau khi vũ hóa, khả năng ký sinh giảm khi tuổi thọ tăng và 48 giờ sau vũ hóa khả năng ký sinh của ong cao nhất (59 60%). Ong S. endius cái sinh sản theo kiểu đơn tính Arrenotokia, ong cái không giao phối ký sinh chỉ vũ hóa ra giới tính đực. Theo Nguyễn Ngọc Vi (2009): ong D. hymalayanus có đặc tính nội ký sinh và đơn ký sinh, ký sinh cao khi sử dụng nhộng 1 ngày tuổi với tỷ lệ 1 ong: 30 nhộng. Trung bình trong 38 ngày sau vũ hóa 1 ong cái ký sinh và vũ hóa thành công khoảng 187 cá thể, trong đó có khoảng 150 ong cái. Tuổi thọ ong cái có hoạt động giao phối cao hơn không hoạt động giao phối, thức ăn thích hợp là mật 30%. Tuổi thọ ong đực có hay không giao phối đều tương đương nhau, tuổi thọ ong cái cao hơn ong đực. Khả năng ký sinh của D. hymalayanus giảm dần theo độ sâu, ký sinh cao ở độ sâu 0 3 cm. 10 Theo Phạm Thị Mỹ Hiệp (2009): ong S. nigroaenea là loài ong có đặc tính nội ký sinh và đơn ký sinh, mỗi nhộng bị ký sinh chỉ vũ hóa ra một cá thể ong. S. nigroaenea cái sinh sản kiểu đơn tính Arrenotokia, khi không được giao phối thì ký sinh chỉ vũ hóa ra giới tính đực. Tỷ lệ ký sinh của ong cái không giao phối cao hơn ong cái có giao phối. Hiệu quả ký sinh cao khi cho ong đã vũ hóa 2 ngày tiếp xúc với nhộng 1 ngày tuổi và tỷ lệ ong ký sinhnhộng là 130. Trong suốt thời gian sống, một ong ký sinh cái có thể ký sinh thành công cho ra từ 40 đến 126 ong ở thế hệ sau, trung bình là 73 con, trong đó có 55 con cái và kiểm soát khoảng 360 nhộng ruồi. Tuổi thọ của ong S. nigroaenea trung bình khoảng 11 ngày. 2.2.2 Thành phần loài và tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh trên nhộng ruồi nhà Có 8 loài ong ký sinh được tìm thấy tại Úc bao gồm: S. cameroni, S. endius, S. nigroaenea, S. nigra, M. raptor, Pachycrepoideus vindemmiae, D. himalayanus, N. vitripennis. Trong đó Spalangia sp. chiếm ưu thế hơn cả, giết 27% nhộng. Nhộng ruồi nhà thu từ bên ngoài thường có khoảng 46% đã bị kí sinh. Các loại ong chiếm ưu thế là S. cameroni (58%), Muscidifurax sp. (36%). Và một số ong khác như S. endius và S. nigroaenea (Green và ctv, 1989). Petersen và Meyer (1983) tìm thấy 31% nhộng ruồi nhà và ruồi S. calcitrans bị ký sinh bởi S. nigroaenea Đông Nebraska. Người ta còn phát hiện ra loài ong ký sinh S. nigroaenea tại Cachoeira Dourada và Itumbiara (Brazil). S. nigroaenea thích nghi ở điều kiện nhiệt độ trung bình. Theo Klunker (1994) khi điều tra nhộng ruồi nhà bị ký sinh tại Land Brandenburg, trong những năm 1987 1990. Kết quả là tỷ lệ ký sinh có thay đổi nhiều giữa các mùa trong năm, cao nhất là 47%, tỷ lệ ruồi vũ hóa thấp nhất là 7%. Loài ong chiếm ưu thế là M. raptor, S. cameroni và S. nigroaenea. Ngoài ra còn có loài S. nigra, S. subpunctata, N. vitripennis và cả ấu trùng của Aleochara spp. nhưng rất hiếm. Xuất hiện hiện tượng ký sinh bậc hai (8,1% tổng số ký sinh) và nhiều nhất là trên M. raptor. Xuất hiện hiện tượng đa ký sinh (trên 12,8%) tổng số ký sinh. Meyer và ctv (1990) ghi nhận nhộng thu được từ hai vùng sản xuất sữa ở miền Nam California thì Spalangia spp. chiếm 74,3% và Muscidifurax spp. chiếm 19,6%. Mann và ctv (1990) tìm thấy trên nhộng ruồi có 4 loại ong ký sinh là M. raptor, M. zaraptor, S. cameroni và S. endius. Theo Rueda và ctv (1997) 5 loài 11 thuộc bộ cánh màng ký sinh trên nhộng ruồi nhà là: S. nigroaenea, S. nigra, M. raptor, P. vindemiae và N. vitripennis (loài phổ biến nhất là S. nigroaenea và M. zaraptor). Trong đó 4 loài S. nigroaenea, S. nigra, M. raptor, P. vindemiae được tìm thấy trên nhộng ruồi Stomoxys calcitrans L. và ruồi Chrysomya megacephala, còn 2 loài S. nigroaenea và P. vindemiae được tìm thấy trên nhộng ruồi Phaenicia sericata (Meigen). S. nigroaenea là loài phổ biến nhất ở xung quanh chuồng trại chăn nuôi gia súc, xung quanh bãi rác thải. Sulaiman và ctv (1990) tìm thấy 9 loài ký sinh nhộng ruồi nhà. Trong đó Spalangia sp. là giống phổ biến nhất bao gồm: S. endius, S. cameroni, S. gemina, S. nigroaenea và 2 loài chưa định danh được. Hai loài khác là P. vindemmiae, D. himalayanus và 1 loài chưa định danh được thuộc bộ Hymenoptera. Chúng ký sinh trên ký chủ là nhộng của các loài ruồi sau: M. domestica, Chrysomya megacephala, Fannia sp. và Ophyra sp. Trong đó S. endius là loài phổ biến nhất tấn công M. domestica và C. magacephala tại các bãi rác. Tại Florida loài ong xuất hiện phổ biến là S. cameroni, sau đó là S. endius và M. raptor. Ngoài ra còn một số loài khác như N. vitripenis và S. nigroaenea (Geden và Hogsette, 2006). D. hymalayanus và S. nigroaenea là côn trùng nội ký sinh nhộng ruồi nhà, được ghi nhận đầu tiên ở Saudi Arabia. Trong đó S. nigroaenea là loài phổ biến nhất đạt 93% trong tổng số ong ký sinh. Một loài ký sinh khác nữa là N. vitripennis, đẻ nhiều trứng trên nhộng ruồi nhưng hiếm gặp ngoài tự nhiên (Dabbour, 1983). Simmonds (1973) cho rằng Dirhinus sp. tấn công được cả nhộng ruồi đục trái. Greene và ctv (1998) cho rằng S. nigroaenea là tác nhân phòng trừ sinh học ruồi nhà ở Western Kansas cần được nhân sinh khối và phóng thích. Tỷ lệ ký sinh khoảng 23 58%, tùy thuộc vào tỷ lệ ký sinh và ký chủ. Loài ong này giết chết nhộng không chỉ bằng cách đẻ trứng vào mà còn bằng cách dinh dưỡng trực tiếp. Người ta đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả phòng trừ khi sử dụng các tỷ lệ ong: nhộng khác nhau. Kết quả là S. nigroaenea hình thành tốt khi mật độ ong thay đổi còn mật độ ký chủ được giữ cố định, nếu tỷ lệ ký sinh: ký chủ thay đổi trong khoảng 1:5 đến 1:50 thì tỷ lệ 1:20 cho hiệu quả ký sinh cao nhất. 12 2.2.3 Hiệu quả của việc sử dụng ong ký sinh trong phòng trừ ruồi nhà Muscidifurax sp. là tác nhân sinh học đáng chú ý để phòng trừ ruồi nhà vì dễ nhân nuôi, khả năng sinh sản cao, thời gian phát triển ngắn (Geden và Hogsette, 2006). Ong ký sinh đã được phóng thích với số lượng lớn và làm giảm quần thể ruồi đáng kể, cũng có vài trường hợp thất bại nhưng nguyên nhân thành công và thất bại vẫn chưa làm rõ (Geden và ctv, 1992). S. cameroni có tiềm năng phòng trừ ruồi nhà và ruồi S. calcitrans. Loài này thường chọn nhộng còn sống để ký sinh, và phòng trừ ruồi khá thành công ở các trang trại chăn nuôi tại Đan Mạch (Skovgard và Jespersen, 2000). S. nigroaenea được quan tâm, đưa ra khuyến cáo sử dụng để ngăn chặn quần thể ruồi nhà tại các trang trại sản xuất sữa ở Saudi Arabia (Alahmed, 1999). Có nhiều nghiên cứu về kiểm soát sinh học trên ruồi nhà và ruồi S. calcitrans bằng cách phóng thích ong S. cameroni (Skovgard và Nachman, 2004). M. raptor và S. nigroaenea đã được dùng để phòng trừ ruồi S. calcitrans ở Nebraska (Andress và Campbell, 1994) và đã được thương mại với số lượng lớn (Andress và Campbell, 1994). N. vitripennis cũng có hiệu quả phòng trừ ruồi nhà và ruồi S. calcitrans ở các trang trại chăn nuôi ở Nebraska (Peterson và ctv, 1983). Việc phóng thích ong M. raptorellus và S. cameroni tại Kogan và Legner đã làm quần thể ruồi nhà đáng kể (Geden và Hogsette, 2006). Phương pháp đấu tranh sinh học đã có nhiều ứng dụng như sử dụng S. endius ở Florida, M. raptor ở NewYork và S. nigroaenea ở Illinois (Geden và ctv, 1992). Morgan và ctv (1989) đã phân tích khả năng thành công khi phóng thích ong ký sinh ra tự nhiên. Sau đó Andress và Campbell (1994) phóng thích ong M. raptor và S. cameroni để phòng trừ ruồi rác S. calcitrans tại các trang trại chăn nuôi gia súc và trại sữa trong năm 1990 và 1991 và đạt hiệu quả ký sinh cao. Lần đầu tiên ở Úc, loài ong ký sinh trên nhộng ruồi thuộc giống Spalangia được nhân sinh khối và đem ra thương mại. Nhà côn trùng học Dan Papacek đã nuôi chúng trong suốt 4 năm qua tại phòng thí nghiệm với số lượng lớn để phóng thích ra các trang trại chăn nuôi công nghiệp. 13 Nhiều công ty cung cấp côn trùng ký sinh để phòng trừ ruồi ở các trại chăn nuôi. Ví dụ loài ong ký sinh S. nigroaenea được dùng để phòng trừ ruồi nhà và ruồi S. calcitrans. Giống Muscidifurax (M. zaraptor và M. raptor) thường tấn công nhộng ruồi nhà trong khi giống Spalangia (S. nigra, S. cameroni, S. endius) thường tấn công nhộng ruồi S. calcitrans (Lee Townsend, 2007). S. endius và N. vitripennis được bán để phóng thích và phòng trừ ruồi ở các trang trại tại Kansas nhưng khả năng thiết lập quần thể của chúng kém có thể là do điều kiện tự nhiên không thích hợp. Có 2 nhóm ký sinh nhộng xuất hiện trong tự nhiên ở Kansas là Spalangia sp. và Muscidifurax sp. Đối với giống Spalangia thì S. nigroaenea trội hơn so với S. cameroni. Đối với giống Muscidifurax thì loài M. zaraptor và M. raptor có cùng tỷ lệ. Loài S. nigroaenea thích nghi tốt trong điều kiện tự nhiên ở Kansas, được tìm thấy trên nhộng ruồi nhà và ruồi S. calcitrans (Greene và ctv, 1998). Khi phóng thích ong ký sinh tại các trang trại ở Texas thì có dưới 15% nhộng ruồi bị ký sinh, Spalangia sp. và Muscidifurax sp. chiếm tỷ lệ cao nhất và loài ký sinh hiệu quả nhất là S. cameroni (41%), S. nigroaenea (17 %), S. endius (14%), M. raptor và M. zaraptor (5%). Loài có khả năng thiết lập quần thể tốt tại các trang trại chăn nuôi ở Texas là: M. zaraptor, M. raptor, S. nigroaenea, S. endius, S. cameroni. Loài có khả năng thiết lập quần thể kém là N. vitripennis, Urolepis rufipes, S. nigra, P. vindemiae. 2.3 Sự cạnh tranh của ong ký sinh Sự cạnh tranh cùng loài Nếu nhiều loài cùng phát triển đến khả năng chịu đựng K của môi trường thì sự thiếu thức ăn sẽ trở thành yếu tố giới hạn. Lúc đó, cá thể nào có đặc điểm khác biệt nhất trong quần thể sẽ ít bị cạnh tranh hơn. Do đó, sự cạnh tranh trong cùng một loài sẽ làm tăng tính đa dạng của quần thể, nhằm giảm thiểu sự cạnh tranh giữa các cá thể. Thí dụ sự tạo nên biotype của rầy nâu Nilaparvata lugens để khai thác một giống lúa kháng rầu nào đó vừa mới được đưa vào canh tác trong khu vực. Thí dụ điển hình nhứt có lẽ là sự đa dạng hóa ở các loài côn trùng có biến thái hoàn toàn. Trong khi ấu trùng sống trong nước và ăn chất hữu cơ thì thành trùng của một số loài muổi thuộc họ (Culicidae, Diptera) bay trong không khí và chích hút máu con người và động vật. Nhờ đó chúng có thể sống và duy trì được mật số cao trong 14 cùng một môi trường. Để được như thế thành trùng phải tìm nguồn thức ăn dồi dào để đẻ trứng và ấu trùng thích nghi để biến thành cái máy ăn và chuyển hóa năng lượng thật nhanh và hiệu quả trước khi nguồn thức ăn đó bị phân hủy. Người ta chia ra hai hình thức cạnh tranh trong cùng loài: Cạnh tranh độc chiếm Cá thể nào chiếm được ưu thế sẽ chiếm lấy tất cả những gì mà chúng cần và cá thể kia phải chấp nhận những gì còn lại. Quần thể có ưu thế sẽ phát triển cho đến khi đạt khả năng chịu đựng K và duy trì ở đó qua thời gian vì có đủ thức ăn. Thí dụ như ở loài côn trùng có xã hội và có lãnh thổ, mỗi cá thể thành trùng thường đánh dấu lãnh thổ (thức ăn, ký chủ) của mình bằng kairomone để cho các loài đến sau phải tránh xa. Các loài ong ký sinh sau khi đẻ trứng trên ký chủ thường để lại kairomone cho các cá thể hoặc loài đến sau biết mà không tiếp tục đẻ trứng trên ký chủ đó nữa, bảo vệ sự phát triển của ấu trùng bên trong. Cạnh tranh ôn hòa Trong đó mỗi thành viên của quần thể cùng khai thác nguồn tài nguyên giới hạn, và mật số của quần thể sẽ tăng và giảm theo chu kỳ. Sự cạnh tranh khác loài Hai loài cùng có điều kiện sinh thái rất giống nhau thì không thể cùng sống chung lâu dài, bởi vì sớm hay muộn sự cạnh tranh về thức ăn sẽ đưa đến tuyệt chủng hay di chuyển đến nơi khác của loài có khả năng cạnh tranh kém hơn. Thí dụ, hai loài rệp cam Toxoptera aurantii và T. citricidus (Aphididae, Homoptera) không thể cùng hiện diện như nhau trên một cây ký chủ. Rầy nâu Nilaparvata lugens và rầy lưng trắng Sogatella furcifera cùng họ Delphacidae, cùng chích hút trên thân cây lúa nên ít khi xuất hiện cả hai loài cùng lúc trên cùng một giống. Trái lại rầy nâu và rầy xanh Nephotettis spp họ Cicadellidae cùng chích hút nhưng khác nơi trên cây lúa nên vẫn thường thấy cả hai cùng lúc trên thân cây và lá của cây lúa. Một thí dụ điển hình về sự cạnh tranh loại trừ của 3 loài ong ký sinh trên rệp sáp Aonidiella aurantti (Diaspedidae, Homoptera) của cam quýt ở miền nam California, Mỹ. Khi loài Aphytis lingnanensis (Encyrtidae, Hymenoptera) được du nhaaph vào từ Địa Trung Hải thì nó loại trừ loài địa phương A. chrysomphali ký sinh kém hiệu quả hơn. Sau đó, một loài khác du nhập từ Ấn Độ (A. Melinus) lại 15 loại trừ loài A. lingnanensis trong vòng một năm sau, và rồi chiếm ưu thế cả vùng nhờ tính ít kén chọn ký chủ của nó (có thể đẻ trúng ngay trên những con rệp dính còn nhỏ). Nếu không bị loại trừ thì các loài phải cùng tiến hóa để sống chung bằng cách thay đổi về đặc tính, chổ ở, thời gian, cách bắt mồi, ví dụ: Hai loài kiến Lasius flavus và L. nearcticus cùng sống chung trong rừng, có ít nhất 7 đặc điểm khác nhau về chiều dài râu, số đơn vị mắt kép, dạng đầu...Chúng cùng có một loại thức ăn nhưng loài L. flavus thì sống trong rừng thưa và khô, còn L. nearcticus thì sống trong rừng dày và ẩm có lớp lá mục dày. Ba loài ong Mastrus aciculatus, Pleolophus basizonus và Pleolophus indistinctus cùng sống chung vì mỗi loài chiếm một chỗ lá mục có ẩm độ khác nhau. Rất phổ biến ở các loài ong, cùng hút mật và lấy phấn trên cùng loài hoa nhưng ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Sự cạnh tranh của các loài ong ký sinh Ong Diadegma semiclausum và Oomyzus sokolowskii có thể đẻ trứng vào sâu non đã bị ký sinh của các loài khác. Khi ấu trùng lưu trữ được tiếp xúc đầu tiên với D. semiclausum và sau đó đến O. sokolowskii , và khoảng thời gian giữa hai tiếp xúc được ngắn hơn một ngày, ong ký sinh vũ hóa từ ký chủ siêu ký sinh này gần như luôn luôn là D. semiclausum. Khi ấu trùng lưu trữ mà lần đầu tiên được tiếp xúc với D. semiclausum và sau đó tiếp xúc với O. sokolowskii ngay lập tức hoặc 3 4 ngày sau đó, giai đoạn non của cả hai loài ong kí sinh đã được tìm thấy bên trong ký chủ của ấu trùng khi được giải phẩu. Tuy nhiên, trong 67 ngày sau khi D. semiclausum ký sinh, chỉ có một ấu trùng của D. semiclausum sống trong ký chủ. Điều này cho thấy rằng D. semiclausum có thể loại bỏ ấu trùng của ong O. sokolowskii trong quá trình dinh dưỡng. Khi ấu trùng của ký chủ lần đầu tiên được tiếp xúc với O. sokolowskii và sau đó tiếp xúc với D. semiclausum, tỷ lệ phần trăm của O. sokolowskii thành trùng tăng lên cùng với sự tăng lên của khoảng thời gian giữa hai lần tiếp xúc. Cho O. sokolowskii tiếp xúc với ký chủ, sau ba ngày cho D. semiclausum tiếp xúc thì, không có D. semiclausum có thể sống sót đến tuổi trưởng thành. 16 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian Đề tài được tiến hành từ tháng 04 năm 2009 và kết thúc tháng 12 năm 2009. 3.2 Địa điểm Thí nghiệm được tiến hành trong phòng Nghiên cứu và Kiểm dịch Côn trùng và Trại Thực nghiệm Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 3.3 Vật liệu thí nghiệm Ruồi nhà (M. domestica). Ong ký sinh (S. endius, S. nigroaenea, D. hymalayanus). Thức ăn: cám gà (sản xuất tại Công ty TNHH Nguyên Phong TP. Hồ Chí Minh). Mật ong nguyên chất (sản xuất tại Công ty Cổ phần Ong mật TP. Hồ Chí Minh). Kính lúp soi nổi OLYMPUS SZ61. Máy chụp hình kỹ thuật số Samsung 12.1. Lồng nhân nuôi ruồi (35 x 35 x 50 cm). Ống nghiệm thuỷ tinh (dài x đường kính): (15cm x 3cm), (5 cm x 1cm). Đĩa petri, bông gòn không thấm nước, vải, cọ, nhíp chuyên dùng, thước. Điều kiện nhiệt độ phòng: 2530 0C. 3.3.1 Nhân nuôi ruồi nhà làm vật liệu thí nghiệm 17 Ruồi nhà thu thập ngoài đồng, đem về nuôi trong phòng thí nghiệm. Lồng nuôi ruồi có kích thước dài 50cm, rộng 30cm, cao 30cm. Khung làm bằng gỗ và được dán lưới xung quanh để ngăn ruồi bay ra ngoài. Mỗi một lồng thả 100 thành trùng ruồi. Thức ăn cho ruồi gồm mật ong, đường, sữa. Cám gà được sử dụng làm môi trường cho ruồi đẻ và cũng là nguồn thức ăn trong suốt giai đoạn ấu trùng. Cám được cho vào hộp với một ít nước tạo độ ẩm làm cho trứng nở và quá trình phát triển của ấu trùng dễ dàng. Thay môi trường nuôi mỗi ngày, kết hợp với kiểm tra làm vệ sinh loại bỏ các nấm bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng. Khi số lượng ruồi trong lồng nhân nuôi ≤ 50 con thì tiến hành bổ sung thêm ruồi. Nguồn ruồi bổ sung có thể từ thành trùng hoặc nhộng thu thập ngoài tự nhiên hoặc thu được trong quá trình nhân nuôi. 3.3.2 Nhân nuôi ong ký sinh làm vật liệu thí nghiệm Quá trình nhân nuôi ong ký sinh tiến hành trong phòng thí nghiệm. Cho 50 nhộng 1 ngày tuổi vào ống nghiệm có dán giấy tissue tẩm dung dịch mật ong 30% vào bên trong. Cho vào mỗi ống nghiệm 10 ong ký sinh cái đã bắt cặp, dùng vải và thun buộc kín. Sau 24 giờ tiếp xúc, ong ký sinh được tách ra và cho tiếp xúc với nhộng mới cho đến khi ong chết. Nhộng sau khi tiếp xúc 1518 ngày đối với ong S. endius, S. nigroaenea, và 2526 ngày đối với ong D. hymalayanus sẽ vũ hoá. Quy trình nhân nuôi được lặp lại để cung cấp nguồn ong liên tục cho các thí nghiệm. 3.3.3 Xử lý bảo quản mẫu vật và định danh Dùng ong ký sinh trưởng thành mới vũ hóa để làm mẫu vật. Mẫu được bảo quản trong cồn 70o tại phòng Nghiên cứu và Kiểm dịch Côn trùng Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu ong ký sinh được định danh bởi Tiến sĩ Kazuaki Kamijo, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia của vùng Hokkaido, Sapporo, Nhật Bản. 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Ảnh hưởng của hai loài ong ký sinh S. nigroaenea và D. hymalayanus đối với ong ký sinh S. endius Thí nghiệm nhằm xác định khả năng phân biệt ký chủ đã bị ký sinh của các loài ong ký sinh S. nigroaenea, D. hymalayanus và S. endius. 18 Cho ong ký sinh S. endius vũ hóa đã bắt cặp tiếp xúc với một ký chủ là nhộng ruồi 1 ngày tuổi. Sau khi ong thực hiện hành vi ký sinh xong, tách ong ra khỏi ký chủ và cho ký chủ đó tiếp xúc tiếp với ong S. nigroaenea. Sau khi ong S. nigroaenea kết thúc hành vi ký sinh, lấy nhộng ra nuôi ở 25 oC và quan sát cho đến khi ong vũ hóa. Ghi nhận loài ong vũ hóa. Thí nghiệm lặp lại 30 lần. Thực hiện như trên đối với cặp ong ký sinh như sau: S. nigroaenea S. endius S. endius D. hymalayanus D. hymalayanus S. endius Ký chủ chỉ có ong S.endius ký sinh được xem như là đối chứng 3.4.2 Ảnh hưởng của hai loài ong ký sinh S. endius và D. hymalayanus đối với ong ký sinh S. nigroaenea Thí nghiệm nhằm xác định khả năng phân biệt ký chủ đã bị ký sinh của các loài ong ký sinh S. endius, D. hymalayanus và S. nigroaenea. Cho ong ký sinh S. endius vũ hóa đã bắt cặp tiếp xúc với một ký chủ là nhộng ruồi 1 ngày tuổi. Sau khi ong thực hiện hành vi ký sinh xong, tách ong ra khỏi ký chủ và cho ký chủ đó tiếp xúc tiếp với ong S. nigroaenea. Sau khi ong S. nigroaenea kết thúc hành vi ký sinh, lấy nhộng ra nuôi ở 25 0C và quan sát cho đến khi ong vũ hóa. Ghi nhận loài ong vũ hóa. Thí nghiệm lặp lại 30 lần. Thực hiện như trên đối với các cặp ong ký sinh sau: S. nigroaenea S. endius S. nigroaenea D. hymalayanus D. hymalayanus S. nigroaenea Ký chủ chỉ có ong S. nigroaenea ký sinh được xem như là đối chứng 3.4.3 Ảnh hưởng của hai loài ong ký sinh S. endius và S. nigroaenea đối với ong ký sinh D. hymalayanus Thí nghiệm nhằm xác định khả năng phân biệt ký chủ đã bị ký sinh của các loài ong ký sinh S. nigroaenea, S. endius và D. hymalayanus Cho ong ký sinh S. endius vũ hóa đã bắt cặp tiếp xúc với một ký chủ là nhộng ruồi 1 ngày tuổi. Sau khi ong thực hiện hành vi ký sinh xong, tách ong ra khỏi ký chủ và cho ký chủ đó tiếp xúc tiếp với ong D. hymalayanus. Sau khi ong D. 19 hymalayanus kết thúc hành vi ký sinh, lấy nhộng ra nuôi ở 250C và quan sát cho đến khi ong vũ hóa. Ghi nhận loài ong vũ hóa. Thí nghiệm lặp lại 3 lần. Thực hiện như trên đối với các cặp ong ký sinh như sau: D. hymalayanus S. endius S. nigroaenea D. hymalayanus D. hymalayanus S. nigroaenea Ký chủ chỉ có ong D. hymalayanus ký sinh được xem như là đối chứng 3.4.4 Ảnh hưởng của ba loài ong ký sinh S. endius; S. nigroaenea và D. hymalayanus Cho ong ký sinh S. endius mới vũ hóa đã bắt cặp tiếp xúc với 1 ký chủ. Sau khi thực hiện hành vi ký sinh, tách ong ký sinh ra khỏi ký chủ và cho ký chủ tiếp xúc với ong S. nigroaenea, sau đó lại tiếp tục tách ong ký sinh ra khỏi ký chủ và cho ký chủ đó tiếp tục tiếp xúc với ong D. hymalayanus. Thứ tự tiếp xúc của ba loài ong được hoán đổi như sau: Tổ hợp Ong tiếp xúc với ký chủ chưa bị ký sinh Ong tiếp xúc với ký chủ đã ký sinh trước đó Ong tiếp xúc với ký chủ đã bị ký sinh hai lần 1 S. endius S. nigroaenea D. hymalayanus 2 S. endius D. hymalayanus S. nigroaenea 3 S. nigroaenea S. endius D. hymalayanus 4 S. nigroaenea D. hymalayanus S. endius 5 D. hymalayanus S. endius S. nigroaenea 6 D. hymalayanus S. nigroaenea S. endius Thí nghiệm được lặp lại 30 lần Chỉ tiêu theo dõi: số lượng từng loài ong vũ hóa, tỷ lệ đựccái của từng loài. 3.4.5 Khả năng kiểm soát ruồi nhà của bốn loài ong ký sinh S. Endius, S. Nigroaenea, D. Hymalayanus và ong Tachinaephagus zealandicus . Cho100 nhộng ruồi sắp vũ hóa vào trong lồng (50 x 40 x 40 cm), đặt lồng trong nhà lưới có mái che mưa, trong lồng đặt một hộp cám gà đã cho nước với một độ ẩm thích hợp làm môi trường cho ruồi đẻ trứng sau khi vũ hóa. Cám gà được sử dụng làm môi trường cho ruồi đẻ và cũng là nguồn thức ăn trong suốt giai đoạn ấu trùng. Cám được cho vào hộp với một ít nước tạo độ ẩm làm 20 cho trứng nở và quá trình phát triển của ấu trùng dễ dàng. Thay môi trường nuôi mỗi ngày, kết hợp với kiểm tra làm vệ sinh loại bỏ các nấm bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng. Cho lần lược cho 100 nhộng ruồi đã bị ong S. endius, S. nigroaenea, D. hymalayanus hoặc ong T. zealandicus ký sinh vào lồng nuôi riêng biệt. Một lồng khác được sử dụng như đối chứng (không thả ong). Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Sau khi kết thúc một lứa ruồi ghi nhận lại số lượng ruồi trong từng lồng Số liệu được xử lý ANOVA 2 bằng phần mềm MSTATC, đồ thị được vẽ bằng phần mềm Excel 2003. 3.4.6 Khả năng kiểm soát ruồi nhà của tổ hợp 4 loài ong ký sinh S. endius, S. nigroaenea, D. hymalayanus và T. zealandicus Thí nghiệm được chuẩn bị như trên (3.4.5). Cho lần lượt 25 nhộng ruồi đã bị ong S. endius ký sinh, 25 nhộng ruồi đã bị ong S. nigroaenea ký sinh, 25 nhộng ruồi đã bị ong D. hymalayanus ký sinh và 25 nhộng ruồi đã bị ong T. zealandicus ký sinh vào 1 lồng nuôi tương ứng với NT1. Một lồng khác được sử dụng như đối chứng (không thả ong). Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Sau khi kết thúc một lứa ruồi ghi nhận lại số lượng ruồi trong từng lồng. Số liệu được xử lý Ttest, đồ thị được vẽ bằng phần mềm Excel 2003. 21 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Sự cạnh tranh của ba loài ong ký sinh S. endius, S. nigroaenea và D. hymalayanus Thí nghiệm nhằm xác định sự cạnh tranh của ba loài ong ký sinh, tìm hiểu sự tác động qua lại giữa ba loài ong ký sinh trên nhộng ruồi nhà. Khảo sát khả năng nhận biết ký chủ đã bị ký sinh hay chưa, phản ứng của ong ký sinh khi khảo sát ký chủ chưa bị ký sinh và ký chủ đã ký sinh cũng như có tạo ra đa ký sinh khác loài hay không. Thí nghiệm cũng xác định tổ hợp nào cho tỷ lệ ký sinh cao nhất cũng như loài ong chiếm ưu thế nhằm có những khuyến cáo phù hợp khi áp dụng kiểm soát ruồi nhà trong điều kiện tự nhiên. 4.1Ảnh hưởng của hai loài ong ký sinh S. nigroaenea và D. hymalayanus lên sự ký sinh của ong S. endius Bảng 4.1 Ảnh hưởng của hai loài ong S. nigroaenea và D. hymalayanus lên sự ký sinh của ong S. endius Thứ tự ký sinh ½ Tỷ lệ % S. endius Ký chủ hư Ký chủ bị ký sinh S.eS.n 63,3 a 20,0 ns 76,7 a S.nS.e 45,5 ab 18,2 75,8 a S.eD.h 33,3 b 36,7 50,0 b D.hS.e 53,3 ab 26,7 66,7 ab S.e (đc) 26,7 b 33,3 40,0 ab Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột theo sau bởi các mẫu tự giống nhau khác biệt không có ý nghĩa Ong ký sinh có xu hướng lựa chọn những ký chủ thích hợp cho sự ký sinh của mình. Những ký chủ được chọn phải thích hợp về tuổi, kích thước. Ong cũng có 22 hành vi né tránh những ký chủ đã bị ký sinh trước đó nhằm giảm sự cạnh tranh trong cùng loài hoặc khác loài. Tuy nhiên trong trường hợp không có cơ hội lựa chọn thì chúng cũng có thể ký sinh vào những ký chủ đã bị ký sinh trước đó, phá hủy những trứng đã bị ký sinh trước đó hay cạnh tranh dinh dưỡng. Ong S. nigroaenea khi ký sinh sau ong S. endius, tỷ lệ ký chủ vũ hóa thành ong S. nigroaenea thấp (12,4%) nên ong S. nigroaenea có thể đã phân biệt được ký chủ trên đã bị ký sinh hoặc là ký chủ không được ưa thích. Tuy nhiên trong không gian hẹp và không có sự lựa chọn, ong S. nigroaenea vẫn ký sinh vào ký chủ đã ký sinh trước đó. Khi đó sẽ có sự cạnh tranh dinh dưỡng để loại trừ giữa hai ong. Trong sự cạnh tranh này, ong S. endius tỏ ra chiếm ưu t

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH ******************* NGUYỄN LÊ ĐỨC TRỌNG NGHIÊN CỨU SỰ CẠNH TRANH KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT RUỒI NHÀ CỦA CÁC TỔ HỢP ONG SINH Spalangia endius, Spalangia nigroaenea Dirhinus hymalayanus LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 04/2010 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH ******************* NGUYỄN LÊ ĐỨC TRỌNG NGHIÊN CỨU SỰ CẠNH TRANH KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT RUỒI NHÀ CỦA CÁC TỔ HỢP ONG SINH Spalangia endius, Spalangia nigroaenea Dirhinus hymalayanus LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 04/2010 LÍ LỊCH CÁ NHÂN Tơi tên Nguyễn Lê Đức Trọng, sinh ngày 10 tháng 04 năm 1983, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi Con Ông Nguyễn Đức Nhuận Bà Lê Thị Mai Tốt nghiệp Tú tài Trường Phổ thông Trung học Trần Quốc Tuấn, Thị Xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi năm 2001 Tốt nghiệp Đại học ngành Nơng học hệ quy Đại học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 Tháng 09 năm 2007 theo học cao học ngành Bảo vệ Thực vật Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Tình trạng gia đình: Độc thân Địa liên lạc: Thị Trấn Sông Vệ, Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi Điện thoại: 0903035671 Email: trongnld@yahoo.com i LỜI CAM ĐOAN Tơi cam đoan cơng trình nghiên cứu Các số liệu, kết nêu luận văn trung thực chưa cơng bố cơng trình khác NGUYỄN LÊ ĐỨC TRỌNG ii CẢM TẠ Xin dành lời cảm ơn đến Ba Mẹ, Gia đình ln bên cạnh ủng hộ, động viên điểm tựa vững Cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Nông học cho kiến thức tảng quý báu thời gian học Đại học Cảm ơn Q Thầy Cơ giảng dạy chương trình Cao học Bảo vệ Thực vật giúp tơi có kiến thức chuyên sâu Cảm ơn Quý Thầy Cô phòng Sau Đại học xếp bố trí để chúng tơi hồn thành khóa học Lời tri ân sâu sắc xin gởi đến TS Trần Tấn Việt, hướng dẫn Khoa học, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong thời gian qua Cảm ơn quý Thầy Cô Hội đồng Bảo vệ Đề cương, Hội đồng Seminar Kết quả, Hội đồng Bảo vệ Luận văn góp ý, chỉnh sửa để Đề tài hồn thiện Cám ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Nơng học tồn thể Q Thầy Cơ Khoa Nơng học động viên tạo điều kiện thời gian suốt trình học tập Cám ơn anh chị em làm việc thực đề tài phòng Nghiên cứu Kiểm dịch Cơn trùng ĐH Nông Lâm Cám ơn anh chị bạn lớp Cao học Bảo vệ Thực vật 2007, lớp Nông học 28 bạn bè gần xa bên canh, chia sẻ, giúp đỡ Cám ơn thân ln cố gắng để có kết ngày hơm NGUYỄN LÊ ĐỨC TRỌNG iii TĨM TẮT Đề tài “Nghiên cứu cạnh tranh khả kiểm soát ruồi nhà tổ hợp ong sinh: Spalangia endius, Spalangia nigroaenea Dirhinus hymalayanus” thực phòng Nghiên cứu Kiểm dịch Cơn trùng, Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh từ tháng 04 năm 2009 đến tháng 11 năm 2009 Đề tài nhằm xác định khả phân biệt chủ bị sinh loài ong sinh nhộng ruồi nhà, xác định loài ong chiếm ưu kiểm soát ruồi nhà tổ hợp ongkhả kiểm sốt ruồi nhà điều kiện tự nhiên Trong nghiên cứu cạnh tranh tổ hợp hai loài ong, tỷ lệ chủ bị sinh S endius/S nigroaenea (76,6%), S.nigroaenea/S endius (75,7%) D hymalayanus /S endius (66,7%) Khi ong S endius sinh trước lên chủ làm cho hội sinh ong S nigroaenea giảm xuống Ong S nigroaenea vượt trội tổ hợp hai ba loài ong kết hợp Ong S nigroaeneakhả phân biệt chủ bị công ong S endius ong D hymalayanus Ong D hymalayanus khơng có khả phân biệt chủ bị công hay chưa khả cạnh tranh với lồi ong khác Khả kiểm soát ruồi nhà lồng lưới ong S endius tốt nhất, S.nigroaenea, T zealandicus, ong D hymalayanus khơng kiểm sốt ruồi nhà điều kiện thí nghiệm iv SUMMARY Thesis “ Researching of conflicting and controlling capacity of house flies by some complex of three wasp species S endius, S nigroaenea, D hymalayanus” were carried out at the Department of Research and Quarantine of insects, Agronomy faculty, University of Agriculture and Forestry of HoChiMinh City, from april 2009 to november 2009 Aiming at determining upper hand waps species for controlling house flies as well as the wasp complex which was able to against house flies in natural condition In two species complex, result showed that S nigroaenea and D hymalayanus complex was not able to conflict with S endius D hymalayanus had not capacity for competing against S nigroaenea When the host was parasited firstly by S endius, the opportunity of parasiting of S nigroaenea was the less succeeded However S nigroaenea would conflict and predominate towards D hymalayanus And in three species complex, parasited capacity would highly be a suscess when host was only parasited by S endius S endius parasited host, but after two species S nigroaenea D hymalayanus The more high rate S nigroaenea parasited the less late S nigroaenea parasites towards S endius D hymalayanus S endius S nigroaenea were the upper hand between these research complex S endius was number one in the natural condition for controlling house flies But D hymalayanus was not v MỤC LỤC Trang Lý lịch cá nhân i Lời cam đoan ii Lời cảm tạ iii Tóm tắt iv Summary v Mục lục vi Danh sách biểu đồ ix Chương Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1.4 Yêu cầu 1.5 Giới hạn đề tài Chương Tổng quan 2.1 Một số nghiên cứu Musca domestica .3 2.1.1 Đặc điểm sinh học M domestica 2.1.2 Tình hình dịch ruồiM domestica Việt Nam .4 2.1.3 Phương pháp phòng trừ ruồi 2.2 Những nghiên cứu ong sinh phòng trừ ruồi nhà 2.2.1 Đặc điểm sinh học ong sinh…………….… ……………………… 2.2.2 Thành phần loài tỷ lệ sinh ong sinh nhộng ruồi nhà……10 2.2.3 Hiệu việc sử dụng ong sinh phòng trừ ruồi nhà 12 2.3 Sự cạnh tranh ong sinh 13 Chương Nội dung phương pháp nghiên cứu 16 3.1 Thời gian 16 3.2 Địa điểm 16 3.3 Vật liệu thí nghiệm 16 3.3.1 Nhân nuôi ruồi nhà làm vật liệu thí nghiệm .16 3.3.2 Nhân - ni ong sinh làm vật liệu thí nghiệm .17 3.3.3 Xử lý - bảo quản mẫu vật định danh .17 vi 3.4 Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1 Ảnh hưởng hai loài ong sinh S nigroaenea D hymalayanus ong sinh S endius 17 3.4.2 Ảnh hưởng hai loài ong sinh S endius D hymalayanus ong sinh S nigroaenea 18 3.4.3 Ảnh hưởng hai loài ong sinh S endius S nigroaenea ong sinh D hymalayanus 18 3.4.4 Ảnh hưởng loài ong sinh S endius; S nigroaenea D hymalayanus 19 3.4.5 Khả kiểm sốt ruồi nhà bốn lồi ong sinh S endius; S nigroaenea; D Hymalayanus ong Tachinaephagus zealandicus 19 3.4.6 Khảo sát khả kiểm sốt ruồi nhà tổ hợp lồi ong sinh S endius, S nigroaenea, D hymalayanus T zealandicus 20 Chương Kết thảo luận .21 4.11Ảnh hưởng hai loài ong sinh S nigroaenea D hymalayanus lên sinh ong S endius……………………………………….……………….21 4.2 Ảnh hưởng hai loài ong sinh S endius D hymalayanus lên sinh ong S nigroaenea …………………………………………… 23 4.3 Ảnh hưởng hai loài ong sinh S endius S nigroaenea lên sinh ong D hymalayanus………………………………………………….…… 25 4.4 Sự cạnh tranh ba loài ong sinh S endius, S nigroaenea D hymalayanus 27 4.5 Khảo sát khả kiểm sốt ruồi nhà bốn lồi ong sinh S endius; S nigroaenea D Hymalayanus Tachinaephagus zealandicus 29 4.6 Khả kiểm soát ruồi nhà tổ hợp loài ong sinh S endius, S nigroaenea, D hymalayanus ong T zealandicus 30 Chương Kết luận đề nghị 31 5.1 Kết luận .31 5.2 Đề nghị 31 vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Ảnh hưởng hai loài ong S nigroaenea D hymalayanus lên sinh ong S endius……………………………………… 21 Bảng 4.2: Ảnh hưởng hai loài ong sinh S endius D hymalayanus lên sinh ong S nigroaenea 23 Bảng 4.3 Ảnh hưởngcủa hai loài ong sinh S endius S nigroaenea lên sinh ong D hymalayanus 25 viii central Nebraska Environment Entomology 22: 212-219 36 Simmonds H W., 1973 Fruit fly, R A E A 24: 58 37 Skovgard H., Jespersen J B., 2000 Seasonal and spatial activity of Hymenopterous pupal parasitoids (Pteromalidae and Ichneumonidae) of the house fly (Diptera: Muscidae) on Danish pig and cattle farms Environment Entomology 29 (3): 630 - 637 38 Skovgard H., Nachman G., 2004 Biological control of house flies Musca domestica and stable flies Stomoxys calcitrans (Diptera: Muscidae) by means of inundative releases of Spalangia cameroni (Hymenoptera: Pteromalidae) Environmental entomology, 94 (6): 555 - 67 39 Srinivasan R., Amalraj D.D., 2003 Efficacy of insect parasitoid Dirhinus himalayanus (Hymenoptera: Chalcididae) & insect growth regulator, triflumuron against house fly, Musca domestica (Diptera: Muscidae) Indian Journal of Medical Research, India, 118:158-66 40 Stevenson D E Cocke J., 1997 Integrate pest managerment of flies in Texas dairies The Texas A& M University System 41 Sulaiman S., Omar S., Jeffery J., Ghauth I., Busparani V., 1990 Survey of microhymenoptera (Hymenoptera: Chalcidoidea) parasitizing filth flies (Diptera: Muscidae, Calliphoridae) breeding in refuse and poultry farms in peninsular Malaysia Journal of medical entomology, 27 (5): 851 - 42 Sun C - X., and Fan J –L., 1993 Comparison of the toxins for beta – cypermethrin and cypermethrin to house fly Musca domestica L and mosquito Culex pipiens pallens Chin J Vector Biol Contr 4: 52: 54 43 Zu-hua Shi et al, 2000 Interspecific competition between Diadegma semiclausum and Oomyzus sokolowskii, parasitoids of diamondback moth, Plutella xylostella - 36 - PHỤ LỤC 4.1.1.1 Xác định tác động hai loài ong sinh S nigroaenea (ong B) D hymalayanus (ong C) lên sinh ong S endius (ong A) Phụ lục 1: So sánh tác động ong S nigroaenea D hymalayanus đến tỷ lệ vũ hóa ong S endius C-A A-B tổng Lý Thuyết Х2 C-A A-B P A-C A-B tổng Lý Thuyết Х A-C A-B P C-A A-C tổng Lý Thuyết Х2 C-A A-C P A 16 19 35 Không phải A 14 11 25 Tổng 30 30 60 B-A A-B tổng A 15 19 34 Không phải A 18 11 29 Tổng 33 30 63 Lý Thuyết 0.617143 17.5 17.5 0.432111 A 10 19 29 Х2 12.5 12.5 Không phải A 20 11 31 B-A A-B P Tổng 30 30 60 A A-B tổng 2.021971 17.80952 16.19048 0.155038 A 12 19 31 15.19047619 13.80952381 Không phải A 18 11 29 Lý Thuyết 5.406007 14.5 14.5 0.020068 A 16 10 26 2.443439 13 13 0.118017 Х2 15.5 15.5 Không phải A 14 20 34 A A-B P Tổng 30 30 60 17 17 - 37 - 3.2703 15.5 15.5 0.070545 14.5 14.5 Tổng 30 30 60 Phụ lục 2:So sánh tác động ong S nigroaenea D hymalayanus đến tỷ lệ vũ hóa ruồi A A-B tổng Lý Thuyết Х2 A A-B P A A-C tổng Lý Thuyết Х2 A A-C P B-A A-B tổng Lý Thuyết Х2 B-A A-B P A-C A-B tổng Lý Thuyết Х2 A-C A-B P Ruồi 6.405229 4.5 4.5 0.011378 Ruồi 12 k- ruồi 0.257727 1.571429 1.428571 0.611686 Ruồi 1.963636 2.5 2.5 0.161125 Tổng 30 30 60 k- ruồi 22 26 48 A B-A P Tổng 30 30 60 31 29 60 A C-A P Tổng 33 30 63 26 29 55 A-C A-B tổng Lý Thuyết Х2 31.42857 28.57143 k- ruồi A C-A tổng Lý Thuyết Х2 24 24 k- ruồi A B-A tổng Lý Thuyết Х2 25.5 25.5 1.666667 6 0.196706 Ruồi 22 29 51 A-C A-B P Tổng Ruồi 10 4.996775 4.761905 5.238095 0.025395 Ruồi 10 4.32 5 0.037667 Ruồi 1.963636 2.5 2.5 0.161125 k- ruồi 22 31 53 Tổng 30 33 63 25.2381 27.7619 k- ruồi 22 28 50 Tổng 30 30 60 25 25 k- ruồi 26 29 55 Tổng 30 30 60 27.5 27.5 30 30 60 27.5 27.5 Phụ lục 3:So sánh tác động ong S nigroaenea D hymalayanus đến tỷ lệ nhộng bị hư - 38 - A A-B tổng Lý Thuyết Х2 A A-B P A A-C tổng Lý Thuyết Х2 A A-B P Hư 10 16 k- hư 1.36363636 8 0.2429084 Hư 10 11 21 20 24 44 Tổng 30 30 60 0.07326007 10.5 10.5 0.78664794 20 19 39 Hư Х2 22 22 k- hư A B-A tổng Lý Thuyết 1.90401354 7.619047619 8.380952381 0.16762982 A A-B P Tổng 30 30 60 A C-A tổng Lý Thuyết Hư Х2 19.5 19.5 10 16 A A-B P 10 18 0.317460317 9 0.573137916 k- hư 20 27 47 Tổng 30 33 63 22.38095238 24.61904762 k- hư 20 22 42 Tổng 30 30 60 21 21 15 Phụ lục 4:So sánh tác động ong S nigroaenea D hymalayanus đến tỷ lệ nhộng bị sinh B-A A-B tổng Lý Thuyết Х B-A A-B P C-A A-B tổng Lý Thuyết Х C-A A-B P KI SINH 25 23 48 K-KI SINH 15 Tổng 33 30 63 KI SINH 15 20 35 K-KI SINH 15 10 25 A-C C-A P 1.714286 17.5 17.5 0.19043 12.5 12.5 A C-A tổng KI SINH 12 20 32 K-KI SINH 18 10 28 4.285714 16 16 0.038434 14 14 A-C C-A tổng Tổng 30 30 60 Lý Thuyết 0.007159 25.14286 22.85714 0.93257 KI SINH 20 23 43 Х2 7.857143 7.142857 K-KI SINH 10 17 Tổng 30 30 60 Lý Thuyết 0.738714 21.5 21.5 0.390073 Х2 8.5 8.5 A C-A P - 39 - Tổng 30 30 60 KI SINH 15 23 38 A-C A-B tổng Lý Thuyết Х K-KI SINH 15 22 Tổng 30 30 60 A A-C tổng KI SINH 12 15 27 K-KI SINH 18 15 33 0.606061 13.5 13.5 0.436275 16.5 16.5 Tổng 30 30 60 Lý Thuyết 4.593301 19 19 0.032097 A-C A-B P KI SINH 15 25 40 A-C B-A tổng Lý Thuyết Х2 11 11 K-KI SINH 4.497777 19.04762 20.95238 0.033939 A-C B-A P Х2 15 23 A A-C P Tổng 30 33 63 10.95238 12.04762 Tóm tắc phân tích mục 4.1.1.1 A-B B-A A-C C-A A 0ng A 19 15 10 16 12 ty le ong A 63.33 a 45.45 ab 33.33 b 53.33 ab 40 ab ruoi ty le ruoi 3.333 a 6.061 a 13.33 ab 6.667 a 26.67 b hư 20 18.182 36.667 26.667 33.333 Ks 76.6667 75.7576 50 66.6667 40 ns ns ns ns ns a a b ab b 4.1.1.2 Xác định tác động hai loài ong sinh S endius (ong A) D hymalayanus (ong C) lên sinh ong S nigroaenea (ong B) Phụ lục 5: So sánh tác động ong S endius D hymalayanus đến tỷ lệ vũ hóa ong S nigroaenea B B-C tổng Lý Thuyết Х2 B B-C P B 11 12 23 0.013041 10.78125 12.21875 0.90908 Không phải B 19 22 41 Tổng 30 34 64 B C-B tổng Lý Thuyết Х2 19.21875 21.78125 B C-B P - 40 - B 11 12 23 0.027092 11.31148 11.68852 0.869261 Không phải B 19 19 38 18.68852459 19.31147541 Tổng 30 31 61 A-B B-A tổng Lý Thuyết B 10 14 Х2 2.618182 A-B 6.666667 B-A P 7.333333 0.105645 A-B B-C tổng Lý Thuyết Х2 B 12 16 Không phải B 26 23 49 Tổng 30 33 63 C-B B-A tổng Lý Thuyết 23.3333333 25.6666666 Không phải B 26 22 48 Tổng 30 34 64 B Х2 0.50076 C-B 10.65625 20.34375 B-A P 11.34375 0.479167 21.65625 C-B B-C tổng Lý Thuyết 4.099346 Không phải B 19 23 42 12 10 22 B 12 12 24 Х2 0.081224 A-B 7.5 22.5 C-B 11.44615 B-C P 8.5 0.0429 25.5 B-C P 12.55385 0.775646 Không phải B 19 22 41 Tổng 31 33 64 Tổng 31 34 65 19.5538461 21.4461538 Phụ lục 6: So sánh tác động ong S endius D hymalayanus đến tỷ lệ nhộng vũ hóa thành ruồi B-A A-B tổng Lý Thuyết Х2 B-A A-B P C-B A-B tổng Lý Thuyết Х2 C-B A-B P C-B B-A ruồi 0.257727 1.571429 1.428571 0.611686 ruồi 3.852367 3.557377 3.442623 0.049676 ruồi Không ruồi 31 29 60 Tổng 33 30 63 Х2 31.42857143 28.57142857 Không ruồi 25 29 54 B B-A P Tổng 31 30 61 25 31 B C-B tổng Lý Thuyết Х2 27.44262295 26.55737705 Không ruồi B B-A tổng Lý Thuyết B C-B P Tổng 31 33 - 41 - B B-C ruồi 11 13 8.988294 6.190476 6.809524 0.002717 ruồi 11 17 2.272987 8.360656 8.639344 0.131646 ruồi 11 Không ruồi 19 31 50 Tổng 30 33 63 23.80952 26.19048 Không ruồi 19 25 44 Tổng 30 31 61 21.63934 22.36066 Không ruồi 19 27 Tổng 30 34 tổng Lý Thuyết Х2 C-B B-A P B-C B-A tổng Lý Thuyết Х2 B-C B-A P 56 2.582879 3.875 4.125 0.108025 ruồi 64 Х2 27.125 28.875 Không ruồi 3.039392 4.567164 4.432836 0.081266 tổng Lý Thuyết B B-C P Tổng 27 31 58 18 46 2.038155 8.4375 9.5625 0.153396 21.5625 24.4375 64 34 33 67 29.43283582 28.56716418 Phụ lục 7:So sánh tác động ong S endius D hymalayanus đến tỷ lệ nhộng hư C-B B-A tổng Lý Thuyết Х2 C-B B-A P hư 10 16 1.68915 7.75 8.25 0.193713 không hư 21 27 48 Tổng 31 33 64 23.25 24.75 Phụ lục 8: So sánh tác động ong S endius D hymalayanus đến tỷ lệ chủ bị sinh B B-C tổng Lý Thuyết Х2 B B-C P B-C kí sinh 11 18 29 3.2703 14.5 14.5 0.070545 kí sinh 18 khơng sinh 19 12 31 Tổng 30 30 60 Х2 15.5 15.5 không sinh 12 C-B B-A tổng Lý Thuyết C-B B-A P Tổng 30 C-B - 42 - kí sinh 15 25 40 5.109156 19.375 20.625 0.0238 kí sinh 15 khơng sinh 16 24 Tổng 31 33 64 11.625 12.375 không sinh 16 Tổng 31 A-B tổng Lý Thuyết 23 41 Х2 B-C 1.925546 20.5 A-B P 20.5 0.165247 C-B A-B tổng Lý Thuyết kí sinh 19 C-B A-B 5.190951 19.31148 18.68852 P 0.022705 B-C tổng Lý Thuyết 9.5 9.5 không sinh 16 23 15 23 38 Х2 30 60 Tổng 31 30 61 18 33 12 28 Х2 C-B 0.827985 16.77049 14.22951 B-C P 16.22951 0.362856 kí sinh B-A A-B tổng Lý Thuyết Х2 11.68852 11.31148 25 23 48 0.007159 25.14286 22.85714 B-A A-B P 30 61 13.77049 không sinh 15 Tổng 33 30 63 7.857143 7.142857 0.93257 Tóm tắc phân tích mục 4.1.1.2 B A-B B-A B-C C-B B 4/30 10/33 12/34 12/31 11/30 ty le B 13,33 30,30 35,29 38,70 36,67 b ab a a a Ruồi 1/30 2/33 7/34 6/31 11/30 Ty lệ 3.33 6.06 20.59 19.35 36.67 a ab bc bc c hư 6/30 6/33 9/34 10/31 8/30 Ks ns ns ns ns ns 23/30 25/33 18/30 15/31 11/30 a a ab b b 4.1.1.3: Xác định tác động hai loài ong sinh S endius (ong A) ong S nigroaenea (ong B) lên sinh D hymalayanus (ong C) Phụ lục 9: So sánh tác động ong S endius S nigroaenea đến tỷ lệ vũ hóa ong D hymalayanus C A-C tổng Lý Thuyết Х2 C A-C P C B-C C 14 1.490683 7 0.222111 C Không phải C 21 25 46 Tổng 30 30 60 Х2 23 23 Không phải C 21 28 C C-A tổng Lý Thuyết C C-A P Tổng 30 34 - 43 - C C-B C 13 2.454992 6.5 6.5 0.117152 C Không phải C 21 26 47 Tổng 30 30 60 23.5 23.5 Không phải C 21 28 Tổng 30 31 tổng Lý Thuyết Х2 C B-C P A-C C-B tổng Lý Thuyết Х2 A-C C-B P 15 1.355294 7.03125 7.96875 0.244355 C 0.653594 3.934426 4.065574 0.418831 49 64 Х2 22.96875 26.03125 Không phải C 25 28 53 tổng Lý Thuyết C C-B P Tổng 30 31 61 B-C C-B tổng Lý Thuyết Х2 26.06557377 26.93442623 B-C C-B P 12 49 3.984677 5.901639 6.098361 0.045916 24.09836066 24.90163934 C 0.863378 4.707692 4.292308 0.352795 Không phải C 28 28 56 61 Tổng 34 31 65 29.29230769 26.70769231 Phụ lục 10: So sánh tác động ong S endius S nigroaenea đến tỷ lệ nhộng vũ hóa thành ruồi C A-C tổng Ruồi 12 16 K ruồi 18 26 44 Tổng 30 30 60 Lý Thuyết Х C A-C P C-A A-C tổng Х C-A A-C P C C-A Ruồi 12 18 K ruồi 18 25 43 Tổng 30 31 61 Lý Thuyết 5.454545 8 0.019517 Ruồi Х2 22 22 K ruồi 28 26 54 C C-B P Tổng 30 30 60 Lý Thuyết C C-B tổng C-A C-B tổng 3.123981 8.852459 9.147541 0.077148 Ruồi 21.14754 21.85246 K ruồi 28 25 53 Tổng 30 31 61 Lý Thuyết 0.740741 3 0.389424 Ruồi 12 Х2 27 27 K ruồi 18 28 C-A C-B P Tổng 30 30 - 44 - C-A B-C 2.153997 3.934426 4.065574 0.142199 Ruồi 26.06557 26.93443 K ruồi 28 27 Tổng 30 34 tổng Lý Thuyết Х2 C C-A P 14 46 9.31677 7 0.002271 60 tổng Lý Thuyết Х2 23 23 C-A B-C P 55 2.555944 4.21875 4.78125 0.10988 25.78125 29.21875 64 Phụ lục 11:So sánh tác động ong S endius S nigroaenea đến tỷ lệ nhộng hư B-C A-C tổng hư 11 20 K hư Tổng 25 19 44 34 30 64 Lý Thuyết Х2 B-C A-C P 0.771194 10.625 9.375 0.379848 23.375 20.625 Phụ lục 12: So sánh tác động ong S endius S nigroaenea đến tỷ lệ chủ bị sinh C-B C-A tổng Lý Thuyết Х2 C-B C-A P C B-C tổng Lý Thuyết Х2 C B-C P Kí sinh 15 20 35 2.083067 17.78689 17.21311 0.148941 Kí sinh 18 27 3.43911 12.6563 14.3438 0.06367 K sinh 16 10 26 Tổng 31 30 61 Х2 13.21311 12.78689 K sinh 21 16 37 C C-A tổng Lý Thuyết C C-A P Tổng 30 34 64 C-B C-A tổng Lý Thuyết Х2 17.34375 19.65625 C-B C-A P Tóm tắc phân tích mục 4.1.1.3 - 45 - Kí sinh 20 29 8.07564 14.5 14.5 0.00449 Kí sinh 15 20 35 2.083067 17.78689 17.21311 0.148941 K sinh 21 10 31 Tổng 30 30 60 15.5 15.5 K sinh 16 10 26 13.21311 12.78689 Tổng 31 30 61 A-C C-A B-C C-B C C 5/30 4/30 6/34 3/31 9/30 ty le B 16,67 13,33 17,64 9,67 30 ab ab ab b a Ruồi 4/30 2/30 7/34 6/31 12/30 Ty lệ 13,33 6,67 20,59 19,36 40 a a ab ab b hư 11/30 8/30 9/34 10/31 9/30 Ks ns 15/30 20/30 18/34 15/31 9/30 ab a ab ab b Phụ lục 13 Sự cạnh tranh ba loài ong sinh Vũ hóa ong S endius (ong A) A B-C-A tổng Lý Thuyết Х2 A B-C-A P A C-A-B tổng Lý Thuyết Х2 A C-A-B P A B-A-C tổng Lý Thuyết Х2 A B-A-C P A C-B-A tổng A 12 11 23 0.070505 11.5 11.5 0.790602 A 12 21 0.659341 10.5 10.5 0.416793 A 12 19 1.925546 9.5 9.5 0.165247 A 12 20 Không phải A 18 19 37 Tổng 30 30 60 Х2 18.5 18.5 Không phải A 18 21 39 A A-B-C P Tổng 30 30 60 18 23 41 A-B-C B-C-A P Tổng 30 30 60 18 29 47 A-B-C C-A-B tổng Lý Thuyết Х2 20.5 20.5 Không phải A A-B-C B-C-A tổng Lý Thuyết Х2 19.5 19.5 Không phải A A A-B-C tổng Lý Thuyết A-B-C C-A-B P Tổng 30 37 67 A-C-B C-A-B tổng - 46 - A 12 16 6.446228 7.619048 8.380952 0.011119 A 11 15 5.218977 7.857143 7.142857 0.022342 A 13 3.067175 6.809524 6.190476 0.079888 A 12 Không phải A 18 29 47 Tổng 30 33 63 22.38095 24.61905 Không phải A 29 19 48 Tổng 33 30 63 25.14286 22.85714 Không phải A 29 21 50 Tổng 33 30 63 26.19048 23.80952 Không phải A 27 21 48 Tổng 30 30 60 Lý Thuyết Х A C-B-A P Lý Thuyết 2.672294 8.955224 11.04478 0.102109 Х2 21.04478 25.95522 A_C_B C-A-B P 3.75 6 0.052808 24 24 Phụ lục 14: Sự cạnh tranh ba loài ong sinh Vũ hóa ong S nigroaenea (ong B) B A-B-C tổng Lý Thuyết Х2 B A-B-C P C-B-A A-B-C tổng Lý Thuyết B 11 15 26 0.50069 12.38095 13.61905 0.479197 B 12 15 27 Х2 C-B-A 1.248373 14.27143 A-B-C P 12.72857 0.263864 A-B-C C-A-B tổng Lý Thuyết B 15 22 Х2 A-B-C C-A-B 3.383663 11.52381 10.47619 P 0.065846 A-B-C A-C-B tổng Lý Thuyết B 15 21 Không phải B 19 18 37 Tổng 30 33 63 Х2 17.61904762 19.38095238 Không phải B 25 18 43 B A-C-B P Tổng 37 33 70 22.72857143 20.27142857 Không phải B 18 23 41 Tổng 33 30 63 21.47619048 19.52380952 Không phải B 18 24 42 B A-C-B tổng Lý Thuyết Tổng 33 30 63 - 47 - B 11 17 2.051984 8.5 8.5 0.152008 Không phải B 19 24 43 21.5 21.5 11 17 Không phải B 19 24 43 Х2 B 2.051984 8.5 21.5 B-A-C P 8.5 0.152008 B B-A-C tổng Lý Thuyết B 11 16 Х2 B B-C-A 3.068182 8 22 22 P 0.079839 B B-C-A tổng Lý Thuyết Tổng 30 30 60 21.5 Không phải B 19 25 44 B Tổng 30 30 60 Tổng 30 30 60 Х2 A-B-C A-C-B P 4.581818 11 10 0.032313 22 20 Phụ lục 15: Sự cạnh tranh ba lồi ong sinh Vũ hóa ong D hymalaianus (ong C) C C-B-A tổng Lý Thuyết Х2 C C-B-A A-C C A-C-B tổng C 15 1.811507 6.716418 8.283582 0.178328 C 11 Không phải C 21 31 52 Tổng 30 37 67 Х2 23.28358209 28.71641791 Không phải C 21 28 49 C-B-A A-B-C A-C Tổng 30 30 60 Lý Thuyết Х C A-C-B A-C A-C-B C-B-A tổng Lý Thuyết C-B-A A-B-C tổng Lý Thuyết C-A-B C-B-A tổng C 1.777232 4.228571 3.771429 0.18249 C Không phải C 31 31 62 32.77143 29.22857 Không phải C 29 31 60 Lý Thuyết 5.454545 5.5 5.5 0.019517 C Х2 1.436883 A-C-B C-B-A A-C 3.58209 4.41791 0.230644 Х2 24.5 24.5 Không phải C 28 31 59 C-A-B C-B-A A-C 2.938831 3.134328 3.865672 0.086473 Tổng 30 37 67 26.41791045 32.58208955 Phụ lục 16: Khả kiểm soát ruồi nhà loài ong riêng lẻ Data file: Title: Function: ANOVA-1 Data case no to 15 One way ANOVA grouped over variable (nt) with values from to - 48 - Tổng 37 33 70 26.86567 33.13433 Tổng 30 37 67 Variable (ks) ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Degrees of Sum of Mean Freedom Squares Square F-value Prob Between 6111874.667 1527968.667 791.256 0.0000 Within 10 19310.667 1931.067 Total 14 6131185.333 Coefficient of Variation = 5.20% Var V A R I A B L E No Number Sum Average SD SE -1 3.00 407.000 135.667 9.61 25.37 3.00 1154.000 384.667 26.39 25.37 3.00 4878.000 1626.000 34.87 25.37 3.00 1432.000 477.333 51.64 25.37 3.00 4814.000 1604.667 70.60 25.37 -Total 15.00 12685.000 845.667 661.77 170.87 Within 43.94 Bartlett's test Chi-square = 5.420 Number of Degrees of Freedom = Approximate significance = 0.247 Trắc nghiệm phân hạng khả kiểm sốt ruồi nhà lồi ong riêng lẻ Data File : Title : Case Range : 26 - 30 Variable : ks Function Error Mean Square = 1931 Error Degrees of Freedom = No of observations to calculate a mean = Least Significant Difference Test LSD value = 172.5 at alpha = 0.050 Original Order Ranked Order Mean Mean Mean Mean Mean 1= 2= 3= 4= 5= 135.7 384.7 1626 477.3 1605 C B A B A Mean = 1626 A Mean = 1605 A Mean = 477.3 B Mean = 384.7 B Mean = 135.7 C - 49 - Phụ lục 17: Trắc nghiệm T-test khả kiểm soát ruồi nhà tổ hợp loài ong t-Test: Paired Two Sample for Means Mean Variance Observations Pearson Correlation Hypothesized Mean Difference df t Stat P(T

Ngày đăng: 21/12/2017, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan