ẢNH ĐỘNG VẬT SẮP TUYỆT CHỦNG

7 624 0
ẢNH ĐỘNG VẬT SẮP TUYỆT CHỦNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chùm ảnh những động vật có nguy cơ tuyệt chủng Danh sách đỏ 2008 vừa được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công bố đã đưa ra những bằng chứng cho thấy các loài động vật trên Trái đất đang trải qua "làn sóng tuyệt chủng" đầu tiên kể từ sau sự tuyệt chủng của loài khủng long cách đây 65 triệu năm. Dưới đây là hình ảnh một số động vật có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ 2008: Hươu Pere David Được đặt theo tên của một nhà truyền giáo người Pháp, hươu Pere David sống ở Trung Quốc, nằm trong danh sách đỏ các loài thú tuyệt chủng trong hoang dã. Theo một cuộc điều tra mới đây, 78 loài thú có vú đã tuyệt chủng kể từ năm 1500. Điều tra cũng cho thấy các nỗ lực bảo tồn có thể giúp cải thiện tình trạng của các loài vật hiện nay và có thể giúp chúng hồi phục về số lượng. Linh miêu Iberia Với số lượng chỉ còn lại 84 -143 con trưởng thành sống biệt lập ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, linh miêu Iberia được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao. Thức ăn chủ yếu của linh miêu Iberia là thỏ, tuy nhiên số lượng thỏ châu Âu liên tiếp giảm do bệnh tật đã tác động khá lớn đến dân số loài động vật này. Tai nạn giao thông, săn bắt bất hợp pháp và nơi trú bị thu hẹp cũng làm số lượng linh miêu Iberia suy giảm. Thú ăn thịt có túi Tasmanian Devil (Úc) Trước đây đã có tên trong Sách đỏ, nhưng do không được bảo tồn tập trung, loài thú túi này đã giảm 60% trong 10 năm qua do bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư mặt. Hiện nay những con không bị lây nhiễm đang được cách ly để tránh bệnh tật. Cá sấu Cuba Chỉ trong ba thế hệ, dân số loài động vật này giảm hơn 80% và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Bị săn bắn, lai giống với các loài cá sấu khác và diện tích cư trú thu hẹp đã làm số lượng loài cá sấu nước ngọt nhỏ này giảm nhanh chóng và hiện chỉ còn tồn tại ở Cuba. Hải cẩu Caspian Từng được cho là loài có dân số hơn 1 triệu, số lượng hải cẩu Caspian đã giảm xuống 90% trong 100 năm qua và đang nằm trong nhóm có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ 2008. Loài vật này sống ở vùng biển Caspian giáp ranh giữa Đông Âu, châu Á và Trung Đông. Chúng bị suy giảm số lượng do ảnh hưởng của bệnh tật, dân số con người tăng nhanh và do vướng phải lưới đánh cá. Mèo bắt cá Mèo bắt cá vùng Đông Nam Á bơi khá tốt và thức ăn chính của nó là cá. Do bị suy giảm số lượng nhanh chóng, chúng đã được chuyển từ nhóm "có thể tuyệt chủng" thành "có nguy cơ tuyệt chủng" trong Sách đỏ 2008. Sengi mặt xám Sengi mặt xám - một sinh vật giống chuột chù - được giới khoa học công bố lần đầu tiên vào đầu năm nay. Loài động vật này ngay lập tức nằm trong danh sách có thể tuyệt chủng. Nó chỉ sống trong hai khu rừng ở núi Udzungwa ở Tanzania, nơi dễ xảy ra cháy rừng do khô hạn và do bị con người xâm lấn để làm nơi cư trú. Cua đầm lầy tía Chỉ được tìm thấy ở vùng đất ẩm ướt phía trên Guinea vùng Tây Phi, cua đầm lầy tía sống trong những hang dưới bùn luôn đảm bảo ẩm ướt vào mùa khô. Chúng được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 2005. Theo điều tra hiện nay, loài cua mới này cần được bảo vệ và được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ 2008. Nhện dù Rameshwaram Chỉ sống ở vùng đất trên đảo Rameshwaram và vùng đất liền gần đó thuộc Ấn Độ, loài nhện dù Rameshwaram hiện có nguy cơ tuyệt chủng cao, với dân số chưa đầy 500 do vùng cư trú của chúng bị con người tàn phá để khai thác du lịch. Cóc Holdridge Cóc Holdridge ở Costa Rica nằm trong danh sách những loài vật bị đe dọa tuyệt chủng của IUCN 2008. Mặc dù đã điều tra khá kỹ lưỡng, các nhà khoa học vẫn không tìm thấy loài lưỡng cư này ở các khu vực được coi là nơi cư trú của chúng (vùng rừng nhiệt đới) kể từ năm 1986. Theo các nhà nghiên cứu, cóc Holdridge có thể là nạn nhân của một loại bệnh nấm đang hoành hành khiến số lượng loài cóc trên thế giới giảm đáng kể. TRƯỜNG THỊNH (Theo National Geographic . bằng chứng cho thấy các loài động vật trên Trái đất đang trải qua "làn sóng tuyệt chủng& quot; đầu tiên kể từ sau sự tuyệt chủng của loài khủng long cách. Chùm ảnh những động vật có nguy cơ tuyệt chủng Danh sách đỏ 2008 vừa được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên

Ngày đăng: 28/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan