Đánh giá thành quả hoạt động
Trang 1KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 01
Chương 1: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 02
1.1 CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 02
1.1.1 Khái niệm chi phí 02
1.1.2 Phân loại chi phí 02
1.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 02
1.1.2.2 Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định 05
1.1.2.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 05
1.2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN 10
1.3.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn 13
1.3.2.1 Thời gian hòa vốn 13
2.2 ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ 16
2.2.1 Đánh giá hiệu quả của các trung tâm đầu tư 16
Trang 3ii
2.2.1.1 Suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI) 16
2.2.1.2 Lợi nhuận thặng dư (RI- Residual Income) 18
2.2.2 Giá trị tăng thêm (EVA- Economics Value added) 19
Chương 3: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY X THÁNG 12 NĂM 2009 21
3.1 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY X THÁNG 12 NĂM 2009 21
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CỬA HÀNG 22
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phụ thuộc ngày càng nhiều vào nền kinh tế thế giới đó là kết quả của quá trình hội nhập kinh tế thế giới Song song với quá trình này là sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao Để cạnh tranh và tồn tại được các doanh nghiệp không ngừng cải tiến công nghệ, giảm chi phí, không ngừng giảm giá thành, tập trung vào những bộ phận sản xuất có hiệu quả và luôn tìm các biện pháp để tăng lợi nhuận Để thực hiện được các công việc này, nhà quản trị phải sử dụng các phương pháp khác nhau, trong đó không thể thiếu các phương pháp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán quản trị
Kế toán quản trị bao gồm nhiều nội dung và nhiều phương thức tính toán khác nhau như: xem xét mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, lập dự toán ngân sách, ra quyết định trên chi phí và cuối cùng là đánh giá thành quả hoạt động Có thể nói đánh giá thành quả hoạt động là một công việc rất quan trọng trong kế toán quản trị cũng như trong kinh doanh của nhà qianr trị Bỡi vì, nó sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra quyết định như: bỏ hay bổ sung vào một sản phẩm, bán hay tiếp tục sản xuất một xí nghiệp,…
Như vậy, “ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG” là một công việc rất quan trọng đối với bất kỳ một nhà quản trị nào Đây cũng là đề tài mà nhóm 5 - lớp Cao học Quản trị kinh doanh, khóa 17 chọn để nghiên cứu cho nội dung môn học Kế toán quản trị
NHÓM 5 - LỚP CH QT KINH DOANH K17
Trang 5Chương 1
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
1.1 CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 1.1.1 Khái niệm chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận [1, trang 23]
Đối với những người quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra Do đó, vấn đề được đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí Nhận diện, phân tích các hoạt động sinh ra chi phí điều mấu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Trên quan điểm của kế toán quản trị, chi phí được phân thành nhiều loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng Xem xét các cách phân loại chi phí để sử dụng chúng trong quyết định quản lý như sau:
1.1.2 Phân loại chi phí [4, trang 20]
1.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
a Chi phí sản xuất
Hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất gắn liền với sự chuyển biến của nguyên liệu thành thành phẩm thông qua sự nổ lực của công nhân và việc sử dụng thiết bị sản xuất, do đó chi phí của một sản phẩm được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản sau:
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu trực tiếp là những nguyên liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt thép, gỗ, sợi, vải…, ngoài ra trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị của sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản phẩm Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm
Trang 6Bên cạnh đó trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên vật liệu không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, để cấu thành nên thực thể của sản phẩm, những loại nguyên vật liệu này được gọi là nguyên vật liệu gián tiếp và chi phí nguyên vật liệu gián tiếp được tính là một phần của chi phí sản xuất chung
- Chi phí công nhân trực tiếp:
Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao động của họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm, sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho sản phẩm họ sản xuất ra Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp lương và các khoản tính theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào sản phẩm họ sản xuất ra
Ngoài lao động trực tiếp, trong quá trình sản xuất sản phẩm còn có những lao động nhằm phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của lao động trực tiếp, những lao động này gọi là lao động gián tiếp Những lao động gián tiếp này tuy không sản xuất ra sản phẩm nhưng lại không thể thiếu được trong quá trình sản xuất (thợ bảo trì máy móc, thiết bị, nhân viên giám sát, nhân viên quản lý phân xưởng…) Chi phí lao động gián tiếp không thể tính được một cách chính xác và cho từng sản phẩm cụ thể mà được tính là một phần của chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là bao gồm toàn bộ những chi phí ở phân xưởng sản xuất phát sinh để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Như vậy sẽ bao gồm các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, chi phí quản lý tại phân xưởng… Trên giác độ toàn doanh nghiệp cũng phát sinh những khoản chi phí tương tự gắn liền với quá trình quản lý và tiêu thụ, nhưng không được kể là một phần của chi phí sản xuất chung
Chỉ có những chi phí gắn liền với hoạt động tại phân xưởng sản xuất mới được xếp vào loại chi phí này
Trong ba loại chi phí ở trên thì sự kết hợp giữa:
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được gọi là chi phí ban đầu
Trang 7- Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi là chi phí chuyển đổi
b Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, chi phí ngoài sản xuất được chia thành hai loại như sau:
- Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để đảm bảo việc thực hiện các đơn đặt hàng, giao thành phẩm cho khách hàng, bao gồm các khoản chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, chi phí bao bì, chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan đến khâu dự trữ thành phẩm Loại chi phí này xuất hiện ở tất cả các loại hình doanh nghiệp như sản xuất, thương mại, dịch vụ
- Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là bao gồm toàn bộ những khoản chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp Đó là những chi phí như chi phí vật liệu, công cụ, đồ dùng quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung trong toàn doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản, các chi phí về văn phòng phẩm, tiếp tân, hội nghị, đào tạo cán bộ…Ở tất cả các doanh nghiệp đều có loại chi phí này
c Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ hạch toán lợi tức
Ngoài việc phân chia chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất như trên, toàn bộ chi phí được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
- Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là tất cả những chi phí phát sinh làm giảm lợi tức của đơn vị trong kỳ Dễ thấy rằng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí thời kỳ Những chi phí thời kỳ sẽ được tính đầy đủ trên các báo cáo thu nhập của đơn vị dù cho hoạt động của đơn vị ở mức nào đi nữa chi phí thời kỳ ngay sau phát sinh đã được coi là phí tổn trong kỳ
- Chi phí sản phẩm:
Chi phí sản phẩm là bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc mua các sản phẩm Đối với các sản phẩm sản xuất công
Trang 8nghiệp thì các chi phí này gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Các chi phí sản phẩm được xem là gắn liền với sản phẩm khi đang còn tồn kho chờ bán và đến khi chúng được đem đi tiêu thụ thì mới được xem là những phí tổn và sẽ làm giảm lợi tức bán hàng
1.1.2.2 Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
Theo cách phân loại này bao gồm các loại chi phí như sau:
a Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí được tính thẳng vào các đối tượng sử dụng như: chi phí nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, nó được tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm…
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thể tính trực tiếp cho một đối tượng nào đó mà cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù hợp như: chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lượng sản phẩm…
b Chi phí chênh lệch
Người quản lý thường phải đứng trước việc lựa chọn những phương án khác nhau, quyết định sẽ được hình thành dựa chủ yếu vào các chi phí của từng phương án Thực tế có những chi phí xuất hiện trong phương án này nhưng lại không hoặc chỉ xuất hiện một phần trong phương án khác Tất cả những sự thay đổi đó hình thành các chi phí chênh lệch và chính chúng sẽ là căn cức để người quản lý lựa chọn phương án
Ví dụ: Một công ty muốn chuyển từ dạng bán buôn sang bán lẽ
Bảng 1: SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH GIỮA BÁN BUÔN VÀ BÁN LẼ
Bán buôn Bán lẽ Chênh lệch Doanh thu 1.000.000 1.200.000 200.000 Giá vốn hàng bán 500.000 600.000 100.000 Chi phí quảng cáo 100.000 55.000 (45.000) Hoa hồng bán hàng …… 50.000 50.000 Khấu hao kho bãi 60.000 90.000 30.000
Trang 9Qua số liệu trên bảng thấy rằng tổng doanh thu tăng 200.000đ khi chuyển từ buôn bán sang bán lẽ nhưng chi phí cũng tăng 135.000đ, căn cứ vào kết quả so sánh này mà nhà quản lý quyết định về sự lựa chọn phương án của mình
c Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được
Chi phí kiểm soát được đối với một cấp là những chi phí mà cấp đó có thể định ra được, những chi phí nằm ngoài khả năng định ra được một cấp gọi là chi phí không kiểm soát được
Ví dụ: Tại một cửa hàng, người quản lý có thể định ra được chi phí
tiếp khách của cửa hàng, nhưng chi phí khấu hao những máy móc sản xuất ra hàng hóa mà anh đang bán lại là những chi phí không kiểm soát được đối với cấp của anh
d Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án này thay cho phương án khác
Ví dụ: Một công nhân hiện đang có mức lương 6.000.000 đ/năm quyết
định nghĩ làm để đi học thì ngoài tiền học phí mà anh ra phải đóng khi đi học, mỗi năm theo học anh còn phải mất một khoản chi phí cơ hội là 6.000.000 đ
e Chi phí ẩn (chìm, lặn)
Chi phí ẩn (chìm, lặn) là những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ, nó không có gì thay đổi cho dù phần tài sản đại diện cho những chi phí này được sử dụng như thế nào hoặc không sử dụng Dễ thấy rằng đó là những khoản chi phí được đầu tư để mua sắm tài sản cố định
1.1.2.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Việc phân loại chi phí như trên mới chỉ đơn thuần nhận diện theo những tiêu thức nhất định của toàn bộ chi phí Nhưng việc chỉ ra những chi phí thường gắn liền với khối lượng hoàn thành như (số sản phẩm sản xuất ra, số km đi được, số giờ máy sử dụng…) gọi chung là mức độ hoạt đông kinh doanh, đó chính là cách ứng xử của chi phí Sự hiểu biết về cách ứng xử của chi phí là chìa khóa để ra quyết định, nếu nắm được những biến đổi thì người quản lý có khả năng tốt hơn trong việc dự đoán chi phí cho các trường hợp thực hiện khác nhau
Trang 10Kinh nghiệm đã cho thấy rằng việc ra quyết định khi chưa hiểu thấu về chi phí và chưa nắm được các chi phí này sẽ thay đổi như thế nào đối với các mức độ hoạt động khác nhau có thể dẫn đến thất bại
Trên quan điểm về cách ứng xử người ra chia toàn bộ chi phí thành ba loại:
- Chi phí khả biến; - Chi phí bất biến; - Chi phí hỗn hợp;
Trong những doanh nghiệp khác nhau tỷ lệ của từng loại chi phí trong tổng số cũng không giống nhau
a Chi phí khả biến
Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp
Chi phí khả biến phát sinh khi có hoạt động
Ví dụ: Tại một công ty sản xuất xe hơi, theo tiêu chuẩn kỹ thuật mỗi
một xe cần một bình acquy, chi phí cho một bình acquy là 400.000 đ, như vậy nếu như xem xét chi phí bình acquy cho một xe hơi thì nó luôn giữ nguyên là 400.000 đ/xe Giá trị này sẽ không thay đổi cho dù sản xuất bao nhiêu xe đi nữa (loại trù sự thay đổi của nhân tố giá cả) Ngược lại, tổng chi phí về bình acquy lại phụ thuộc và tỷ lệ thuận với số lượng xe được sản xuất ra
- Chi phí khả biến tuyến tính:
Chi phí khả biến tuyến tính là những chi phí khả biến có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động Đường biểu diễn của chúng là một đường thẳng như đồ thị trên
Ví dụ: Chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng bán hàng…là chi phí khả biến tuyến tính vì chúng biến đổi cùng một tỷ lệ với mức độ hoạt động khi mức độ hoạt động thay đổi
- Chí phí khả biến cấp bậc:
Có những loại chi phí không biến động liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động Sự hoạt động phải đạt được một mức độ
Trang 11nào đó mới dẫn đến sự biến động về chi phí Chi phí về thợ bảo trì máy móc thiết bị là một ví dụ Thợ bảo trì thường nhận lương theo thời gian, do đó khi số lượng sản phẩm được sản xuất ra tăng lên thì công việc của họ cũng nhiều lên nhưng tiền lương thì vẫn giữ nguyên, đến một mức nào đó sẽ tăng lương cho họ và mức độ hoạt động vẫn tiếp tục tăng lên trong khi người thợ bảo trì máy móc thiết bị vẫn giữ nguyên mức lương cho đến lần tăng sau đó
- Chi phí khả biến phi tuyến:
Trong thực tế người ta thấy rằng có rất nhiều loại chi phí khả biến không có mối quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động, đường biểu diễn của nó có thể là những đường cong khá phức tạp Trong trường hợp này người ta phải xác định được phạm vi phù hợp trong mức độ hoạt động để xem xét Nếu phạm vi càng nhỏ thì đường cong sẽ càng tiến dần về dạng đường thẳng
Phạm vi được quy định bởi sức sản xuất tối thiểu và sức sản xuất tối đa của đơn vị được xem là phạm vi phù hợp để nghiêm cứu những chi phí khả biến loại này
b Chi phí bất biến
Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi
Ví dụ: chi phí thuê nhà hàng năm sẽ không thay đổi cho dù mức độ
hoạt động như thế nào đi nữa
Vì tổng số không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì phần chi phí bất biến tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi, và ngược lại Thông thường trên các báo cáo, chi phí bất biến thường được thể hiện dưới dạng tổng số Trong điều kiện kỹ thuật snar xuất ngày càng phát triển, tự động hóa càng cao, chi phí bất biến sẽ ngày càng gia tăng tỷ trọng Sự thay đổi này rất có ý nghĩa đối với người quản lý ở phương diện là nếu trong quá trình lập kế hoạch có nhiều phương án được đề ra thì phương án căn bản nhất sẽ là sử dụng nhiều lượng chi phí bất biến, bởi vì như vậy người quản lý sẽ ít phải lựa chọn cho các quyết định hàng ngày Chi phí bất biến có thể chia thành hai loại như sau:
Trang 12- Chi phí bất biến bắt buộc
Chi phí bất biến bắt buộc là những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, chi phí ban quản lý, chi phí lương văn phòng…Những chi phí này có hai đặc điểm:
+ Có bản chất lâu dài: giả sử một quyết định mua sắm hoặc xây dựng các loại tài sản cố định được đưa ra thì nó sẽ liên quan đến việc kinh doanh của đơn vị trong nhiều năm
+ Không thể cắt giảm đến không, cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi sản xuất bị gián đoạn
- Chi phí bất biến không bắt buộc
Chi phí bất biến không bắt buộc là những chi phí bất biến có thể thay đổi trong từng kỳ kế hoạch của nhà quản trị doanh nghiệp Do hành động của nhà quản trị quyết định số lượng định phí này trong các quyết định của từng kỳ kinh doanh: Thuộc loại này gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu…
Những chi phí này có hai đặc điểm: + Có bản chất ngắn hạn
+ Trong những trường hợp cần thiết người ta có thể giảm chúng đi - Chi phí bất biến và phạm vi phù hợp
Phạm vi phù hợp cũng được áp dụng trong các trường hợp chi phí bất biến, nhất là các chi phí bất biến có bản chất không bắt buộc Khi một công ty mở rộng mức độ hoạt động, có thể mua thêm các trang thiết bị sẽ làm cho chi phí bất biến tăng lên Tuy nhiên, chi phí bất biến được nghiên cứu trong phạm vi phù hợp và trong phạm vi này nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi
c Chi phí hỗn hợp
Ngoài khái niệm về chi phí khả biến và chi phí bất biến đã nghiên cứu ở trên còn có một khái niệm quan trọng nữa là chi phí hỗn hợp Loại chi phí này cũng chiếm một tỷ lệ cao khi quá trình sản xuất kinh doanh phát triển
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của yếu tố khả biến Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định
Trang 13Ví dụ: Chí phí về điện thoại có thể xem là một chi phí hỗn hợp trong
đó phần bất biến được xem là chi phí thuê bao, phần khả biến là chi phí tính trên số lần gọi
Như vậy:
- Phần bất biến của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ
- Phần khả biến thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng quá định mức Do đó yếu tố khả biến sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ phục vụ hoặc mức sử dụng vượt định mức
1.2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của công ty
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở để đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng v.v…
Để thực hiện phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách toàn bộ chi phí của công ty thành chi phí khả biến, chi phí bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích như:
1.2.1 Số dư đảm phí
1.2.1.1 Khái niệm
Số dư đảm phí là chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí khả biến Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm
Số dư đảm phí = Doanh số - Chi phí khả biến
Tóm lại: Thông qua số dư đảm phí ta được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận