1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Khảo sát chuyển động của viên bi trên mặt phẳng nằm ngang

5 457 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU CỦA VIÊN BI TRÊN MẶT PHẲNG NẰM NGANG I.. ĐO VẬN TỐC TỨC THỜI Ở CÁC VỊ TRÍ KHÁC NHAU TRÊN QUỸ ĐẠO A.. Mục đích : - Dựa vào dụng cụ thí nghiệm ta đo được thời gian

Trang 1

Bài 2 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU CỦA VIÊN BI TRÊN

MẶT PHẲNG NẰM NGANG

I ĐO VẬN TỐC TỨC THỜI Ở CÁC VỊ TRÍ KHÁC NHAU TRÊN QUỸ ĐẠO

A Mục đích :

- Dựa vào dụng cụ thí nghiệm ta đo được thời gian t từ đó xác định vận tốc tức thời ở các vị trí khác nhau trên quỹ đạo là như nhau để chứng minh cho học sinh thấy được chuyển động của viên bi trên mặt phẳng nằm ngang là chuyển động thẳng đều

B Yêu cầu :

- Biết lắp ráp , kết nối các dụng cụ thí nghiệm, hiểu rõ các phương án thi nghiệm, khắc phục được trở ngại trong khi thí nghiệm để cho kết quả chính xác

C Nội dung thí nghiệm :

Hoạt động của cô – trò

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1 : giới thiệu và nêu

công dụng của từng dụng cụ

GV : để tiến hành thí nghiệm ta

cần dùng những dụng cụ sau đây

1 mặt phẳng ngang p có rãnh

lăn được gắn thước

1.000mm.thước dùng để đo

chiều dài

2 cổng quang điện E , F điều

chỉnh qua lại được nhờ vít ,

họat động như sau : khi có

một vật che chắn ở giữa thì

đồng hồ sẽ chạy , còn

không che thì đồng hồ sẽ

không chạy

3 thước đo góc có dây dọi

mục đích để chỉnh cho mặt

phẳng p nằm ngang

4 chân chống C có hai vít để

điều chỉnh thăng bằng và

để đỡ giá đỡ

5 đế ba chân có ba vít điều

chỉnh thăng bằng , có một

Trang 2

khớp nối chữ thập để đỡ một đầu mặt phẳng p

6 viên bi bằng thép

7 đồng hồ đo thời gian hiện

số có cửa sổ chỉ thị giá trị

đo được

8 nam châm điện N cố định tại đỉnh của phần nghiêng mặt phẳng P để giữ vật

9 hộp công tắc kép cấp điện hoặc ngắt điện được nối với nam châm điện để giữ

và thả viên bi

Hoạt động 2 : lắp rắp,kết nối thí nghiệm

1 ta thấy mặt phẳng P đã được cố định trên giá đỡ rồi bây giờ chúng ta điều chỉnh các chân vít và dịch chuyển khớp nối chữ thập đến vị trí thích hợp để mặt phẳng P nằm ngang khi đó dây dọi song song với mặt phẳng thước đo góc và chỉ

số 0

2 tiếp theo ta lấy nam châm điện N nối với ổ cắm C của đồng hồ đo thời gian qua hộp công tắc kép

3 đặt cổng quang điện E cách phần nghiêng mặt phẳng P một khoảng hơn 15cm

4 đặt cổng E cách cổng F một đoạn 30cm và nối chúng với hai ổ cắm A,B của đồng hồ đo thời gian hiện số

Hoạt động 3 : tiến hành thí nghiệm

Phương án 1 : đo vận tốc tức thời ở các vị trí khác nhau trên quỹ đạo

Bước 1 : đồng hồ đo thời gian hiện số MODE A+B , thang

đo 9,999s ấn nút RESET để

Trang 3

số chỉ trên đồng hồ trở về

0,000

Bước 2 : ấn công tắc kép để

thả cho viên bi lăn xuống ,

chuyển động trên rãnh qua hai

cổng quang điện E, F khi viên

bi đi qua cổng E đông hồ chỉ

giá trị ∆t1 , tiếp tục chuyển

động viên bi đi qua cổng F và

đồng hồ chỉ thời gian ∆t ∆t là

tổng thời gian đi qua cổng E

và F gọi thời gian viên bi đi

qua cổng F là ∆t2 thì

∆t2 = ∆t - ∆t1

Nếu ∆t1 khác ∆t2 thì ta chỉnh

khớp nối cữ thập lên hay

xuống để mặp phăng p thật sự

nằm ngang , để viên bi tiếp

xúc với nam châm điện luôn ở

một điểm ,làm nhiều lần cho

đến lúc đo được ∆t1= ∆t2

Lần 1 cô đọc được ∆t2, ∆t ,

∆t1 bây giờ cô tiếp tục tiến

hành tương tự lần 2,3,4,5

GV : mời một em lên quan sát và

đọc giá trị hiển thị trên đồng hồ

giúp cô

HS : Dự đoán học sinh trả lời :

∆t1= ∆t2= 0,03s và ∆t = 0,06s

GV : sau 5 lần đo chúng ta đã

thấy được ∆t1= ∆t2 thì các em

có nhận xét gì ?

HS : DĐHSTL ∆t1= ∆t2 thì

chuyển động của viên bi nên

máng ngang là chuyển động

thẳng đều

GV : bây giờ ta gọi d là đường

kính viên bi , vận tốc tức thời của

viên bi tại vị trí đặt hai cổng

quang điện E,F được tính

Ve = d/∆t1 ; Vf = d/ ∆t2

Mời một em lên tính giúp cô Ve,

Vf theo công thức biết d = 20,6

mm

Lần đo

∆t1 ∆t2 ∆t Ve Vf

1 0.03 0,03 0,06 0,68 0,68

2 0,03 0,03 0,06 0,68 0,68 3

4 5 TB Kết luận : viên bi chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang tại E,F

Trang 4

HS: dđhs tính Ve = Vf = 0,68

GV : các em có nhận xét gì về kết

quả

HS : vận tốc tức thời tại hai cổng

E và F bằng nhau

GV: qua thí ngiệm cô kết luận

được chuyển động của viên bi

trên máng ngang là chuyển động

thẳng đều tại E,F

II ĐO VẬN TỐC TRUNG

BÌNH CỦA VIÊN BI TRÊN

CÁC QUẢNG ĐƯỜNG KHÁC

NHAU :

- Mục đích thí nghiệm : Dựa vào

dụng cụ thí nghiệm ta đo được

thời gian t từ đó tính toán được

vận tốc trung bình của viên bi

trên các quãng đường khác nhau

rồi so sánh kết quả rút ra kết luận

chuyển động thẳng đều là chuyển

động có vận tốc trung bình như

nhau ở mọi thời điểm

- Để tiến hành thí nghiệm ta sử

dụng những dụng cụ sau đây :

nêu dụng cụ giống dụng cụ của

phần đo vận tốc tức thời ở các vị

trí khác nhau trên quỹ đạo

- Bố trí thí nghiệm tương tự như

phần đo vận tốc tức thời ở các vị

trí khác nhau trên quỹ đạo

- Bây giờ ta tiến hành thí nghiệm:

Bước 1 : đặt hai cổng quang điện

cách nhau một khoảng 30cm sử

dụng MODE A<-> B , thang đo

9,9999s ấn nút RESET để số chỉ

trên đồng hồ trở về 0000

Bước 2 : ấn nút công tắt kép , thả

viên bi lăn xuống chuyển động

trên rãnh qua hai cổng quang điện

E,F khi viên bi đi vào cổng E

đồng hồ bắt đầu đo thời gian khi

viên bi đi đến cổng F thì đồng hồ

dừng đo Khoảng thời gian viên

bi đi qua giữa hai cổng quang

1 công thức tính vận tốc : s = v / t

2 bảng số liệu :

S(cm) t (s) v=s/t ∆v

35 0,56 0,56 0,56 0,56 0,63

40 0,64 0,64 0,64 0,64 0,63

45 0,72 0,72 0,72 0,72 0,63

50 0,83 0,83 0,83 0,83 0,63

Kl : trên các quãng đường khác nhau có vận tốc trung bình là như nhau chứng tỏ viên bi chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang

Trang 5

điện được hiển thị trên dồng hồ

ta làm tương tự ba lần như vậy sẽ tình được t trung bình Quan sát ghi lại thời gian t

Bước 3 : giữ nguyên vị trí cổng

E, dịch chuyển cổng F xa dần cổng E mỗi lần 5cm với mỗi giá trị của s ,làm tương tự để đo thời gian t tương ứng

Bây giờ mời một em lên quan sát đọc gíá trị t cho cô

GV : mời một em lên tính cho cô vận tốc trung bình từ bảng số liệu

HS : hoàn thành bảng số liệu

GV : dựa vào bảng số liệu các em

có nhận xét gì về vận tốc trung bình ?

Dự đoán hs trả lời : vận tốc trung bình có giá trị bằng nhau

GV : đúng vậy dựa vào bảng số liệu ta thấy ứng với mỗi quãng đường khác nhau đều có vận tốc trung bình như nhau

Rút ra KL : vậy chuyển động của viên bi trên mặt phẳng nằm ngang là chuyển động thẳng đều

Ngày đăng: 17/12/2017, 13:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w