1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)

49 629 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,8 MB
File đính kèm File ISO đồ án.rar (3 MB)

Nội dung

Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)Chương trình quản lý thư viện phân tích bằng biểu đồ UC (USE CASE)

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG BẰNG UML 3

1.2TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 9

Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ 23

2.1KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ TÌM HIỂU YÊU CẦU 23

2.2PHÂN TÍCH YÊU CẦU 25

2.3PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ 26

Chương 3: THIẾT KẾ GIAO DIỆN & CHƯƠNG TRÌNH 37

3.1CƠ SỞ DỮ LIỆU 37

3.2MỘT SỐ GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH 42

KẾT LUẬN 46

4.1Kết quả đạt được 46

4.2Hướng phát triển của đề tài 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong các trường cao đẳng và đại học, thư viện luôn là nơi cung cấp rất nhiều tàiliệu cho các cán bộ giảng viên, sinh viên trong trường học tập và nghiên cứu Ngoàinhưng đầu sách ra, thư viện còn cung cấp các đề tài, đồ án thực tập của các cán bộgiảng viên và sinh viên để mọi người có thể tham khảo Việc tìm kiếm sách để chosinh viên mượn sách, việc nhận trả sách hay thêm các tài liệu mới yêu cầu cần có mộtchương trình quản lý để giúp cho các công việc được thực hiện dễ dàng hơn và có thểphục vụ được tốt hơn cho nhu cầu của độc giả ngày càng tăng Với Microsoft VisualBasic 6.0, chúng ta có thể tự viết một chương trình quản lý thông tin cho một thư việncủa bất kỳ một trường đại học hoặc cao đẳng nào để giúp cho công việc quản lý thưviện được dễ dàng và chặt chẽ hơn Với một chương trình quản lý thư viện, chúng ta

có thể phát triển mở rộng thêm và thay đổi cho phù hợp với bất kỳ yêu cầu của mộtthư viện nào

Là sinh viên đang theo học tại khoa Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên,

đã được học tập về môn học cơ sở dữ liệu và phân tích thiết kế hệ thống cùng với việctìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic, em rất hi vọng được mang những kiến thứcmình đã được học áp dụng vào trong thực tế, giúp ích cho công việc quản lý thông tinthư viện được dễ dàng hơn

Đề tài thực tập chuyên ngành em thực hiện là Xây dựng chương trình quản lýthông tin thư viện cho trường Cao đẳng sư phạm Ngô Gia Tự, tỉnh Bắc Giang Ngônngữ lập trình Microsoft Visual Basic 6.0 và cơ sở dữ liệu Microsoft Access

Em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Văn Toàn đã trực tiếp hướng dẫn em thựchiện chương trình này

Trang 3

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2008

Sinh viên thực tập

Đỗ Thái HàChương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG BẰNG UML 1.1.1 Khái quát về UML

1.1.1.1 Giới thiệu UML

UML viết tắt của Unified Modeling Language, là ngôn ngữ chuẩn để viết kếhoạch chi tiết phần mềm Nó phù hợp cho việc mô hình hóa các hệ thống như hệ thốngthông tin doanh nghiệp, các ứng dụng phân tán trên nền Web, hệ thống nhúng thời gianthực…Các khung nhìn của ngông ngữ được quan sát từ góc độ phát triển và triển khai

hệ thống, nó không khó hiểu và dễ sử dụng UML là ngôn ngữ mô hình được cả conngười và máy sử dụng

UML là ngôn ngữ mô hình, có từ vựng và qui tắc tập trung vào biểu diễn về mặtvật lý và khái niệm của hệ thống UML là ngôn ngữ chuẩn công nghiệp để lập kếhoạch chi tiết phần mềm Từ vựng và qui tắc ngôn ngữ UML cho ta cách thức xâydựng mô hình và đọc mô hình, nhưng không cho biết mô hình nào cần phải được lập

và khi lập chúng Nhiệm vụ đó được xác định nhờ qui trình phát triển phần mềm Quitrình phát triển phần mềm sẽ giúp chúng ta đưa ra quyết định hình thành vật phẩm nào,hoạt động nào và nhân viên nào sẽ tạo ra, sử dụng và quản lý chúng Đồng thời chúngđược sử dụng như thế nào vào việc quản lý toàn bộ dự án

UML là ngôn ngữ để hiển thị

1.1.2 Mô hình hóa trường hợp sử dụng (USE CASE)

1.1.2.1 USE CASE là gì?

USE CASE là những gì bên trong hệ thống, nó mô tả ai đó sử dụng hệ thống nhưthế nào, mô tả tương tác giữa người sử dụng với hệ thống phần mềm để thực hiện cácthao tác giải quyết công việc cụ thể nào đó USE CASE là một phần của vấn đề cần

Trang 4

giải quyết Tiến trình của hệ thống được chia nhỏ thành các USE CASE để có thể nhận

ra từng bộ phận của nó một cách rõ ràng và để nhiều người có thể cùng xử lý

1.1.2.2 Mục đích của USE CASE

USE CASE để hình thành quyết định và mô tả chức năng của hệ thống, là kết quảcủa sự thỏa thuận giữa khách hàng và những người phát triển hệ thống phần mềm.Cho phép mô tả một cách rõ ràng và nhất quán cái mà hệ thống sẽ làm, sao cho

mô hình có khả năng được sử dụng xuyên suốt quá trình phát triển

Cung cấp cơ sở để tiến hành kiểm tra thử nghiệm hệ thống

Cho phép hệ thống đó có thể dễ dàng mở rộng yêu cầu, dễ dàng thay đổi

1.1.2.3 Biểu đồ USE CASE

Mô tả mô hình USE CASE, là một công cụ mạnh để thu thập yêu cầu của hệthống Chúng hiển thị các USE CASE, làm dễ dàng giao tiếp giữa các phân tích viên

hệ thống người sử dụng, giữa phân tích viên hệ thống với khách hàng Biểu đồ USECASE chỉ ra quan hệ giữa các USE CASE và tác nhân Mục đích của biểu đồ USECASE là làm tài liệu tác nhân

1.1.3 Mô hình hóa tương tác đối tượng

1.1.3.1 Đối tượng và tìm kiếm đối tượng

Đối tượng: Là cái để gói thông tin và hành vi

Tìm kiếm đối tượng: Cách tốt nhất để tìm kiếm đối tượng là khảo sát danh từtrong luồng sự kiện, hay tìm trong tài liệu kịch bản, kịch bản là phiên bản cụ thể củaluồng sự kiện Ngoài ra có thể dựa vào mô tả bài toán, dựa vào việc tìm kiếm thôngtin, dựa vào yêu cầu của hệ thống

1.1.3.2 Biểu đồ tương tác

Biểu đồ tương tác để mô tả khía cạnh động của hệ thống, nó chỉ ra một tương tác,bao gồm tập đối tượng, quan hệ và các thông điệp trao đổi giữa chúng khi hệ thốngvận hành Biểu đồ chỉ ra từng bước của một luồng điều khiển cụ thể trong USE CASE

Trang 5

Biểu đồ cộng tác chỉ ra luồng sự kiện xuyên qua kịch bản của USE CASE Biểu

đồ cộng tác tập trung nhiều hơn vào quan hệ giữa các đối tượng tập trung vào tổ chứccấu trúc của các đối tượng gửi hay nhận thông điệp

1.1.4.1.2 Tìm kiếm lớp

Để tìm kiếm lớp ta có thể tìm kiếm trên luồng sự kiện của USE CASE Tìm radanh từ trong luồng sự kiện sẽ cho ta biết về lớp Động từ trong đó là phương pháp.Dựa vào tài liệu mô tả hệ thống, tài liệu mô tả những yêu cầu của hệ thống

Lớp có thể tìm thấy trong biểu đồ tương tác Tìm những cái chung của đối tượng

Trang 6

Thông thường mỗi hệ thống có vài biểu đồ lớp Một số biểu đồ lớp trong số đóhiển thị lớp và quan hệ giữa các lớp, một vài biểu đồ lớp khác chỉ hiển thị gói lớp vàquan hệ giữa các gói.

Có thể tạo ra rất nhiều biểu đồ lớp để mô tả toàn bộ bức tranh hệ thống

Các biểu đồ lớp giúp người phát triển phần mềm quan sát và lập kế hoạch cấutrúc hệ thống trước khi viết mã trình Nó đảm bảo hệ thống được thiết kế tốt ngay từban đầu

1.1.4.2 Các loại lớp trong biểu đồ

Lớp tham số (parameterized class): Lớp tham số là lớp được sử dụng để tạo ra họcác lớp khác Nó còn có tên là lớp mẫu

Lớp hiện thực (instantiated class): Lớp hiện thực là lớp tham số mà đối số của nó

có giá trị

Lớp tiện ích (utility class): Lớp tiện ích là tập hợp các thao tác sẽ được sử dụngnhiều nơi trong hệ thống, chúng có thể được gói để lớp khác trong hệ thống cùng sửdụng

Lớp tiện ích tham số (parameterized utility class): Lớp tiện ích tham số là lớptham số chứa tập các thao tác Đó là mẫu để tạo ra lớp tiện ích

Lớp tiện ích hiện thực (instantiated utility class): Lớp tiện ích hiện thực là lớptiện ích tham số mà đối số của chúng có giá trị

Metaclass: Metaclass là lớp mà hiện thực của nó chứ không phải đối tượng Lớptham số và lớp tiện ích tham số là những thí dụ của metaclass

Trang 7

Gói giao diện (UI): bao gồm các lớp giao diện người dùng, cho khả năng quansát dữ liệu và nhập dữ liệu mới.

Gói đối tượng tác nghiệp: bao gồm các lĩnh vực từ mô hình phân tích Chúng sẽđược chi tiết khi thiết kế để bổ xung các thao tác và hỗ trợ lưu trữ Gói các đối tượngtác nghiệp hợp tác với cơ sở dữ liệu để các lớp đối tượng tác nghiệp kế thừa từ lớp lưutrữ trong gói cơ sở dữ liệu

Gói cơ sở dữ liệu: gói này cung cấp dịch vụ cho các lớp khác trong gói tácnghiệp để nó có thể lưu trữ

Gói tiện ích: gói này chứa các dịch vụ để các gói khác trong hệ thống sử dụng

1.1.5 Biểu đồ chuyển trạng thái và biểu đồ hoạt động

1.1.5.1 Biểu đồ chuyển trạng thái

Biểu đồ chuyển trạng thái bao gồm các thông tin về các trạng thái khác nhau củađối tượng, thể hiện các đối tượng chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác nhưthế nào, hành vi của đối tượng trong mỗi trạng thái ra sao

Biểu đồ chuyển trạng thái chỉ ra chu kỳ sống của đối tượng, từ khi nó được tạo rađến khi bị phá hủy

Biểu đồ chuyển trạng thái cho biết các sự kiện tác động trên các trạng thái nhưthế nào

Biểu đồ chuyển trạng thái là giải pháp tốt nhất để mô hình hóa hành vi động củalớp

Trạng thái: Là một trong các điều kiện có thể để đối tượng tồn tại Trạng tháiđược xác định từ hai vùng: thuộc tính và quan hệ giữa các lớp

Hoạt động: Là hành vi mà đối tượng thực thi khi nó ở trong trạng thái cụ thể.Hành động vào: Là hành vi xảy ra khi đối tượng đang chuyển đổi trạng thái

Trang 8

Hành động ra: Là bộ phận của chuyển đổi ra khỏi trạng thái.

Quá độ: Là chuyển động từ trạng thái này sang trạng thái khác

1.1.5.2 Biểu đồ hoạt động

Biểu đồ hoạt động chỉ ra trình tự các bước, tiến trình, các điểm quyết định và cácnhánh

Biểu đồ hoạt động được sử dụng để mô hình hóa khía cạnh động của hệ thống,

mô hình hóa các bước trình tự hay tương tranh trong quá trình tính toán

Biểu đồ hoạt động còn được sử dụng để mô hình hóa luồng đối tượng đi từ trạngthái này sang trạng thái khác tại từng vị trí trong luồng điều khiển

Biểu đồ hoạt động bao gồm trạng thái hoạt động và trạng thái hành động, quá độ

và đối tượng

Trang 9

1.2 TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 1.2.1 Tổng quan về Visual Basic

Visual Basic là một công cụ lập trình trực quan của Microsoft, giúp ta xây dựngnhanh các ứng dụng trên Windows Khác với môi trường lập trình hướng thủ tục trướcđây Visual Basic là môi trường lập trình hướng sự kiện trên Windows

Visual Basic cung cấpmột bộ công cụ hoàn chỉnh để đơn giản hoá việc triển khailập trình ứng dụng

Có 3 ấn bản VB6.0 là: Learning, Professional và Enterprise Trong đó chủ yếu tacần qua tâm đến ấn bản Professional và Enterprise

Professional cung cấp đầy đủ những gì ta cần để triển khai một ứng dụng,nhất là các Control ActiveX, nhưng bộ phận tiền chế và rất hữu dụng cho các chươngtrình ứng dụng

Enterprise là ấn bản Professional cộng thêm các công cụ Back Office (SQLServer, Microsoft Transaction Server, Internet Information Server)

Khi viết một chương trình trong Visual Basic ta cần phải thực hiện qua 2bước là: Thiết kế giao diện và Viết lệnh

1.2.2 Khởi động chương trình Visual Basic

Nhấn nút Start -> Programs-> Microsoft Visual Studio 6.0 -> Microsoft VisualStuio 6.0

1.2.3 Tạo thư mục làm việc

Trước khi lập trình ta cần tạo một thư mục chứa các chương trình làm việc

Ví dụ: lưu chương trình trong thư mục D:\Visual Basic

Trang 10

1.2.4 Giới thiệu giao diện cửa sổ của Visual Basic

Khi khởi động Visual Basic có dạng như hình sau:

Thanh tiêu đề (Title bar):

Thanh tiêu đề thể hiện tên của chương trình là Microsoft Visual Basic

Góc phai thanh tiêu đề có 3 nút điều khiển: Minimize (thu nhỏ của sổ làm việc);Maximize/Restore down (phóng to và phục hồi kích thước của sổ làm việc); Close (nútđóng cửa sổ là việc của Visual Basic)

Thanh thực đơn (Menu bar)

Gồm các lệnh sau: File, Edit, Project, Format, Debug, Run, Query, Diagram,Tools, Add-Ins, Window, Help

Thanh lệnh đơn (Menu bar) xuất hiện ngay dưới thanh tiêu đề (Title bar) và chứamột hoặc nhiều tuỳ chộn lệnh đơn, mỗi tuỳ chọn trong thanh lệnh đơn định danh mộtphạm trù các tác vụ

Trang 11

Xuất hiện ngay dưới mỗi tuỳ chọn lệnh đơn có thể là một hoặc nhiều tuỳ chọn.Các tuỳ chọn xuất hiện trên thanh lệnh đơn được gọi là các tuỳ chọn lệnh đơn chính vànhững tuỳ chọn dưới chúng được gọi là các tuỳ chọn con.

Thanh công cụ (Toolbars)

Là các lệnh được thể hiện dưới dạng biểu tượng giúp ta thực hiện một lệnh nhanhhơn

Gồm các lệnh sau: Add Standard EXE Project, Add form, Menu editor, OpenProject, Save Project, Cut, Copy, Paste, Find, Undo, Redo, Start, Break, End, ProjectExplore, Project windows, Form layuot window, Object brownser, Toolbox, Data viewwindow, Visual component manager

Thanh công cụ chứa các nút thanh công cụ, cho phép nhanh chóng truy cập đếncác lệnh thường dùng nhất

Các nút trong thanh công cụ cũng tương tự như các mục trong thanh thực đơn.Các nút thanh công cụ cung cấp cho người dùng một nối tắt đối với các hành động mà

ta chọn qua nhiều bước bằng lệnh đơn

Các nút trong thanh công cụ có một ô nhớ Tool Tip - là những cửa sổ nhỏ bật rachứa một mô tả văn bản gắn gọn về công dụng và tên gọi của nút trong thanh công cụ.Khi người dùng đưa chuột đến một nút, cửa sổ gợi nhớ sẽ bật ra văn bản nhắc nhở.Các tính chất của thanh công cụ: là các tính chất duy nhất đối với một điều khiểnthanh công cụ gồm:

Style: Xác định hình dáng của điều khiển

TextAlignment: xác định vị trí của văn bản tương đối với nút

ToolTipText: ô gợi nhớ tên công cụ

Các phương pháp của thanh công cụ:

Trang 12

Các phương pháp thường dùng là: Move, Drag

Các Sự kiện của thanh công cụ:

Sự kiện thường dùng là ButtonClick: xảy ra khi người dùng nhấp chuột lênmột đối tượng Object trong một điều khiển ToolBar

1.2.5 Tạo/lưu Project làm việc

1.2.5.1 Tạo Project

Khởi động Visual Basic

Chọn trình đơn File -> chọn mục New Project

Trong hộp thoại New Project, chọn loại project muốn tạo, ở đây ta sẽ chọn

StandardEXE như hình sau:

Trang 13

Visual Basic sẽ hiện một cửa sổ trên màn hình Đây là Form (cửa sổ) trống vớitiêu đề (Caption) là Form1:

1.2.5.2 Lưu Project

Đây là thao tác cần thiết khi đã tạo chương trình

Có 2 tập tin khi ta lưu Project

Tập tin chứa các thông tin Visual Basic cần trong việc xây dựng project, tậptin này có phần mở rộng là vbp

Tập tin chứa các thông tin về Form, tập tin này có phần mở rộng là frm

Các bước thực hiện:

Chọn trình đơn File -> chọn mục Save Project As

Visual Basic hiện hộp thoại (Dialog Box) Save File As

Chọn thư mục C:\VB làm thư mục lưu project

Trang 14

Chú ý: Ta nên đặt tên Form gần gũi với các chức năng của Form và đặt tên

Project gần gũi với chương trình ta đang muốn xây dựng

Ví dụ: dangnhap.frm, QLTV.vbp

1.2.6 Làm việc với cửa sổ Project

Project lưu trữ nhiều tập tin Form Visual Basic cung cấp một công cụ để quản ýtất cả các tập tin Form mà Projet cần có

Chọn trình đơn View -> chọn mục Project Explore Cửa sổ Project xuất hiện nhưsau:

Tiêu đề của cửa sổ projet chính là tên Project (thuộc tính Name)

Tên tập tin đầu tiên trong cửa sổ Project là tên tập tin Form1.frm

Khi tạo Project, tiêu đề (Caption) mặc định của Project là Project1

Trang 15

Muốn đổi tên hiển thị này ta chọn vào Project trong cửa sổ Project sẽ xuất hiệnmột cửa sổ phụ là Properties của Project, tại đây ta có thể thay đổi thuộc tính Namecủa Project.

1.2.7 Tổng quan về Form

1.2.7.1 Giới thiệu về Form

Trong chương trình Visual Basic đều có ít nhất là một Form Form hay còn gọi làbiểu mẫu, là thành phần quan trọng nhất trong số tất cả các thành phần giao diện Form là

cơ sở cho việc thiết kế giao diện người dùng của ứng dụng Tất cả các thành phần tạothành giao diện người dùng đều được đặt trong Form

Khi ứng dụng chạy, nó mở ra một Form Sau khi Form được nạp vào bộ nhớ, tất cảcác thành phần hàm chứa trong nó sẽ hiện diện và có thể truy cập

1.2.7.2 Cách tạo Form:

Sau khi tạo Project mới, môi trường triển khai lập trình cho săn ta một Form Có 2cách:

Cách 1: Dùng menu: vào trình đơn Project -> chọn mục Add Form

Cách 2: Dùng công cụ: Trên thanh công cụ, ta chọn vào công cụ Add Form

1.2.7.3 MDI Form(Multiple Document Interface)

MDI Form là một Form có thể chứa nhiều Form con bên trong

Có 2 cách tạo:

Cách 1: dùng menu: vào trình đơn Project -> chọn mục Add MDI Form

Cách 2: Dùng công cụ: Trên thanh công cụ, ta chọn vào công cụ Add Form rồichọn MDI Form

Mỗi Project chỉ có thể có tối đa một MDI Form Muốn một Form trở thành mộtForm con (MDI Form) ta Set property MDI Child của nó thành True Trong một chương

Trang 16

trình dùng MDI Form khi ta click MDI Form nó không nhảy ra phía trước và che cácForm con, nó luôn chứa các Form con gói gọn trong cửa sổ của nó.

1.2.7.4 Lưu và chạy Form

Lưu form: có 2 cách

Cách 1: Dùng menu: vào trình đơn File -> chọn Save<tên Form>As

Cách 2: Vào cửa sổ Project, chuột phải lên Form chọn Save<tên Form>As Chạy form: Vào trình đơn Project -> chọn mục <tên Project>Properties xuất hiện

hộp thoại Project Properies Trong Tab General, trong mục Startup Object chon Formmuốn chạy.Sau đó thực thi Form vừa chọn bằng cách vào menu chọn trình đơn Run ->Start hoặc nhấn vào công cụ Run trên thanh công cụ(Tool Bar)

1.2.8 Đối tượng (Objects)

1.2.8.1 Đặc điểm :

Mỗi đối tượng có một tên để phân biệt

Có nhiều đặc tính, các đặc tính này có thể gọi là các thuộc tính (Property) của đốiđó

Mỗi đối tượng có nhiều hoạt động và các hoạt động này gọi là các phương thức(method) của nó

1.2.8.2 Truy xuất đối tượng

Truy xuất đối tượng tức là đặt giá trị cho các property (thuộc tính) của đối tượng,hay gọi Method(phương thức) cho các đói tượng đó hoạt động Bất cứ khi nào truy xuấtđến đối tượng đều được viết theo cú pháp :

<Object name>.<tên Property hay Method>

1.2.8.3 Viết lệnh cho đối tượng

Khi bạn đặt một đối tượng lên form thì lúc đầu nó chưa hoạt động Vì vậy cần phảiviết lệnh để cho nó làm việc bằng cách :

Trang 17

Double click cho đối tượng.

Cửa sổ lệnh hiện ra và viết lệnh cho đối tượng đó

Sử dụng cửa sổ để viết mã lệnh

Mỗi phần mã lệnh cho một sự kiện xảy ra trên một đối tương đều có hai dòng đầutiên là Sub và cuối là End sub

1.2.8.4 Thuộc tính chung các đối tượng

Thuộc tính Name : Mỗi Coltrol trong một Form đều có thuộc tính Name để phânbiệt với các Coltrol khác Đây là thuộc tính dùng để truy xuất đến đối tượng Coltrol đó.Cách đặt tên nên tuân theo quy tắc của Visual Basic.(Ví dụ: txtHoten)

Thuộc tính định dạng:

Thuộc tính Giải thích

được, đủ có thể nhìn thấy

chuột ngay trên Coltrol

Thuộc tính giá trị

Trang 18

1.2.8.5 Đối tượng Form

Cửa sổ thuộc tính Properties-Form: Cửa sổ này giúp ta xem, sửa đổi và điềukhiển các thuộc tính trong chương trình

Trang 19

1.2.8.6 Các control cơ bản trong Toolbox

Label : Hiển thị đoạn văn bản

Textbox : Được sử dụng để nhập một đoạn văn bản hay hiển thị một đoạn vănbản

CommandButton: Dùng để tạo nút sự kiện khi ta click vào đó Khi đó nó sẽ thựchiện hành động nào đó điều khiển kéo theo

OptionButton: Dùng để tạo các tuỳ chọn

Checkbox: Cũng được tạo như OptionButon và ác thuộc tính của cũng tương tựnhư OptionButon Nhưng Checkbox cho phép người dùng chọn một hay nhiều tuỳchọn cùng một lúc

Frame: Dùng để gom nhóm một số Coltrol khác như : nhóm OptionButton,Commandbutton

Listbox: Dùng để hiển thị một loạt các thông tin dưới dạng hàng Mỗi hàng đượcgọi là một Item Nó chỉ cho phép chọn nhưng không được phép nhập giá trị

Trang 20

Datagrid: Cho phép hiển thị dữ liệu dạng lưới gồm các cột dòng tương ứng vớicột dòng trong CSDL.Mỗi dòng hiển thị thông tin của một mẫu tin tuỳ thuộc vào sốtrường hiển thị.

Combobox: Dùng để kết buộc dữ liệu của một cột CSDL nào đó Nó hiển thịdanh sách thông tin của một fields nào đó

1.2.9 Truy xuất cơ sở dữ liệu trong Visual Basic

1.2.9.1 Các đối tượng ADO liên kết với cơ sở dữ liệu

ADO cung cấp cho người lập trình nhiều lựa chọn trong việc truy xuất dữ liệu.ADO không truy xuất dữ liệu một cách trực tiếp mà nó truy xuất ở tầng thấp hơn làOLEDB provider và OLEDB provider ngày có nhiệm vụ truy xuất đến nhiều loại dữliệu khác nhau rồi sau đó trình bày CSDL ngược lại đến ADO

ADO truy cập dữ iệu qua 2 phương cách sau:

DataControl(Các điều khiển dữ liệu) : Là một điều khiển chức năng giao tiếp,cập nhật CSDL ADO Datacontrol không có sẵn trong Toolboxnhư một số công cụkhác mà nó phải được truy xuất từ Project qua câu lệnh sau:

Menu - > Project -> Components hoặc right click vao Toolbox chọnComponents Trong Tab control check vào Microsoft ADO data control 6.0 (OLEDB)rồi Apply, lúc này đối tượng ADO Data control (ADODC) xuất hiện trong Toolbox

Sử dụng Object Interface: Với những yêu cầu như : Xem, Thêm, Xoá, Sửa thôngtin trong một Database nào đó ta có thể dùng các đối tượng điều khiển bình thường cósẵn trong thư viện ADO Để thực hiện được kết nối ta phải tạo nguồn CSDL, sau đóchọn ra nguồn dữ liệu càn thao tác ADO sẽ cung cấp đối tượng ‘Connection’ để kếtnối CSDL, đối tượng Recordset để chứa tập tin mà người dùng cần khai thác đồng thời

sẽ cung cấp một số phương pháp cho người dùng truy cập và cập nhật dữ liệu, ngoài racòn đối tượng Command để thực thi một cau lệnh SQL hay một thủ tục trong database

Trang 21

1.2.9.2 Đối tượng Connection

Lệnh khai báo và khởi tạo đối tượng connection:

Dim <Tên> - as connection as ADODB Connection

Set <tên> - connection= new ADODB Connection

Chỉ ra chuỗi kết nối CSDL:

Tên-biến.ConnectionString

“provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0:Data Source= Đường dẫn\* mdb”

Mở kết nối cho đối tượng Connection

Dim tên biến as new adodb.connection

Tên biến connection.provider= “microsoft.jet.OLEDB.4.0”

Tên biến connection.connetionsting= “c:\data\mydata.mdb”

Tên biến connection.open

Đóng kết nối

Tên biến connection.Close

1.2.9.3 Đối tượng Recordset

Khai báo và khởi tạo đối tượng Recordset

Dim tên - Recordset as AĐOB Recordset

Set tên - Recordset=new ADODB Recordset

Dùng phương thức Open để chọn guồn dữ liệu

Tên-Recordset.open Source, ActiveConnection, CursorrType, LockType,Options

Lấy giá trị của Field

Tên- Recordset.Fields(tên-field)

Trang 22

1.2.9.4 Các thao tác trên cơ sở dữ liệu

Thêm một bản ghi: Dùng phương thức Addnew.Sửa một bản ghi: Dùng phương thức Update.Xóa một bản ghi: Dùng phương thức Delete.Tìm kiếm bản ghi: Dùng phương thức Find

Trang 23

Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ 2.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ TÌM HIỂU YÊU CẦU.

2.1.1 Khảo sát hiện trạng

Trường Cao đẳng sư phạm Ngô Gia Tự, tỉnh Bắc Giang là nơi đào tạo cho cácsinh viên tại tỉnh Bắc Giang theo học Trường đang có dự án nâng cấp lên thànhtrường Đại học Bắc Giang Với số lượng sinh viên khá đông, nhu cầu mượn sách và tàiliệu tham khảo nhiều Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự từ ngày thànhlập tới nay còn thiếu nhiều về cơ sở vật chất cũng như con người Thư viện có khoảng

200 đầu sách với số lượng khoảng 5000 quyển Mỗi năm thư viện được bổ xung thêm

20 đầu sách với số lượng khoảng 500 quyển Các đầu sách chủ yếu là sách về chuyênngành sư phạm, sách giáo khoa, sách tham khảo Bên cạnh đó còn phục vụ bạn đọcmột số báo, tạp chí văn học nghệ thuật, các báo cáo, đề tài thực tập

Thư viện phải phục vụ cho hơn 5000 sinh viên của trường và hơn 100 giảng viên.Thư viện chỉ có 2 cán bộ quản lý và một máy vi tính để bản phục vụ công tác Chưa cóphân mềm quản lý thư viện, quản lý sách Công việc quản lý sách, quản lý việc mượntrả còn nhiều công đoạn thủ công và đôi khi gặp khó khăn

2.1.2 Tìm hiểu nhu cầu

Do được đầu tư nên số lượng, chung loại sách, tài liệu của thư viện hằng nămcàng tăng Đồng thời số lượng độc giả ngày càng nhiều Thư viện lại chưa có chươngtrình quản lý nên công việc phục vụ còn mang nặng tính thủ công Việc quản lý do vậyngày càng phức tạp Thư viện cần thay đổi phương thức quản lý, hoạt động với việcxây dựng hệ thống thông tin để có thể quản lý tốt hơn, phục vụ độc giả tốt hơn, giảmsức nặng cho cán bộ quản lý thư viện

Thư viện có nhu cầu lập hồ sơ toàn bộ sách nhập về, bao gồm các thông tin vềtên sách, ngày nhập thư viện, năm xuất bản, tác giả, nhà xuất bản

Thư viện có nhu cầu quản lý đầu sách một sinh viên đang mượn, hạn trả, nếu quáhạn thì hệ thống phải tính được số tiền mà sinh viên phải nộp

Trang 24

Cán bộ quản lý thư viện có nhu cầu được cung cấp thông tin về tình trạng mộtđầu: còn trong thư viện không, nếu còn thì là mấy quyển, và tên người mượn, hạn trảcủa các quyển đang được mượn.

Hệ thống còn phải đáp ứng được nhu cầu của cán bộ quản lý về việc thông kê cácđầu sách được mượn nhiều nhất, các chủ đề được quan tâm nhất trong tháng, trongnăm Tính năng này giúp cán bộ thư viện có thông tin để nhập thêm sách đáp ứng đúngnhu cầu của độc giả

Ngày đăng: 16/12/2017, 20:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GSTS Nguyễn Thị Ngọc Mai: “Mcrosoft Visual Basic 6.0 &amp; Lập trình cơ sở dữ liệu”, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mcrosoft Visual Basic 6.0 & Lập trình cơ sởdữ liệu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
2. Phạm Hữu Khang: “Kỹ xảo lập trình VB6”, Ấn bản dành cho sinh viên, Nhà Xuất Bản Lao Động – Xã Hội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ xảo lập trình VB6
Nhà XB: NhàXuất Bản Lao Động – Xã Hội
3. PGS.TS Lê Tiến Vương: “Cơ sở dữ liệu quan hệ”, Nhà Xuất Bản Khoa Hoc Kỹ Thuật, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở dữ liệu quan hệ
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Khoa HocKỹ Thuật
4. GS Phạm Văn Ất: “Hướng dẫn sử dụng ACCESS 97- 2000”, Nhà Xuất Bản Giao thông Vận Tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng ACCESS 97- 2000
Nhà XB: Nhà Xuất BảnGiao thông Vận Tải
5. Đặng Văn Đức: “Phân tích thiết kế hướng đối tượng bằng UML”, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thiết kế hướng đối tượng bằng UML
Nhà XB: Nhà xuấtbản Giáo Dục
6. Nguyễn Văn Ba: “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
Nhà XB: Nhà xuất bản Đạihọc Quốc gia Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w