+ Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế chân trước chân sau hai chân rộng bằng vai. + Hình tay: Hai bàn tay xòe đều, lòng bàn tay hơi khum lại tạo thành hình túi, hai ngón cái chếch xuống trán và cách nhau từ 4 6cm, khoảng cách hai đầu ngón trỏ gần tương đương.+ Điểm tiếp xúc bóng: Vào 10 đốt đầu tiên trên các ngón tiếp xúc bóng, 2 ngón cái và ngón trỏ tiếp xúc 1.5 đốt đầu trên (ngón tay cái ngón tay trỏ, và ngón giữa chịu lực chính). Bóng được chuyền đi trên trán hoặc đỉnh đầu 15 20 cm.
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
LÝ THUYẾT MÔN BÓNG
CHUYỀN
Trang 3HÀ NỘI – 2008
Trang 4I DỤNG CV SÂN BÃI
1 Sân dài: 18m rộng 9m Chia đôi bởi vạch giữa sân và vạch
3m
2 Lưới : Có chiều dài là 10m rộng 1 m…
+ Lưới của nam cao 2m43 + Lưới của nữ cao 2m24
3 Cột ăng ten: Dài 1,80 có hình tròn cao trên mép trên của lưới là
80 cm
II KỸ THUẬT
1 Chuyền bóng 2 tay cơ bản
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế chân trước chân sau hai
chân rộng bằng vai
+ Hình tay: Hai bàn tay xòe đều, lòng bàn tay hơi khum lại tạo
thành hình túi, hai ngón cái chếch xuống trán và cách nhau từ 4 -6cm, khoảng cách hai đầu ngón trỏ gần tương đương
+ Điểm tiếp xúc bóng: Vào 10 đốt đầu tiên trên các ngón tiếp
xúc bóng, 2 ngón cái và ngón trỏ tiếp xúc 1.5 đốt đầu trên (ngón tay cái ngón tay trỏ, và ngón giữa chịu lực chính) Bóng được chuyền đi trên trán hoặc đỉnh đầu 15 - 20 cm
Trang 5+ Cách dùng lực: Duỗi mạnh khớp gối nâng trọng tâm cơ thể
lên, kết hợp với nâng vai, duỗi khớp khuỷu, hơi vẩy khớp cổ tay kết
hợp với bật đẩy các ngón tay đẩy bóng đi.
+ Kết thúc động tác: Hai tay gần với nhau ở phía trên đầu.
2 Kỹ thuật đệm bóng 2 tay cơ bản
+ Tư tế chuẩn bị: Đứng ở tư thế chân trước chân sau, khớp
gối hơi chùng xuống, người hơi đố về phía trước
+ Hình tay: Hai bàn tay dặt lên nhau, nắm lại, 2 ngón tay cái
song song với nhau, 2 tay tạo thành một mặt phẳng từ cổ tay cho đến vai
+ Điếm tiếp xúc bóng: Vào 1/3 cẳng tay kế từ cổ tay.
+ Cách dùng lực: Hạ thấp trọng tâm, duỗi mạnh khớp gối,
nâng trọng tâm cơ thể lên, kết hợp nâng tay có điều chỉnh, bàn tay
bẻ xuống làm căng nhóm cơ ngoài cẳng tay khi tiếp xúc đánh bóng
+ Kết thúc động tác tay thả lỏng tự nhiên.
3 Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện
+ Tư thế chuẩn bị: Hai chân rộng bằng vai, chân trước chân
sau, bàn chân trước vuông góc với vạch biên ngang, bàn chân sau sang ngang Trọng tâm dồn đều vào 2 chân Ngực và mặt hướng lưới, người hơi ngả về phía trước
+ Động tác tung bóng trong kỹ thuật phát bóng thấp tay, hạ
thấp trọng tâm, sau đó duỗi chớp gối nâng trọng tâm cơ thể lên, kết
Trang 6hợp nhịp nhàng nâng đều tay đến tâm ngực thì rời bóng Khi tay trái chuyển động tung bóng từ dưới lên thì tay phải chuyển động xuống dưới, ra sau, bóng được tung lên ngang tầm mắt Lúc này trọng tâm dồn vào phía sau
+ Động tác đánh bóng: Kết hợp với động tác di chuyến trọng
tâm từ chân sau sang chân trước, tay phải vung mạnh từ sau xuống dưới, ép nách ra trước Đánh bằng vào dưới, sau của trái bóng sao cho bóng di chuyến ra trước lên cao
+ Tầm tiếp xúc bóng: Ngang tầm thắt lưng hơi chếch sang
phải, phía trước (tay trái ngược lại)
+ Kết thúc động tác: Thẳng tay.
III LUẬT
1 Lỗi chạm lưới mỗi sang sân - Bóng trong sân - Bóng ngoài sân.
+ Lỗi chạm lưới: Khi đánh bóng một bộ phận thân thể chạm
lưới coi như phạm luật
+ Sang sân: Là một bộ phận cơ thể vượt quá đường giới hạn
giữa sân (một bàn chân hoặc một bàn tay), các bộ phận khác sang sân coi như phạm luật
+ Bóng trong sân: Là bóng chạm xuống sân nằm trên vạch
hoặc trong sân đôi phương
Trang 7+ Bóng ngoài sân: Là khi bóng ngoài tất cả các đường giới
hạn của sân đối phương
2 Lỗi sai vị trí khi đỡ phát bóng
+ Cùng hàng: có 2 hàng bao gồm hàng tấn công và hàng
phòng thủ
- Hàng tấn công: 2 - 3 - 4 (hàng trước)
- Hàng phòng thủ: 1 - 6 - 5 (hàng sau)
Đấu thủ số 3 phải đứng giữa đấu thủ số 2 và số 4, đấu thủ số 6 phải đứng giữa đấu thủ số 1 và số 5, sao cho mép bàn chân đấu thủ
số 3 phải xa đường biên bên trái hơn mép bàn chân gần nhất của đấu thủ số 4 Tương tự như vậy đối với đấu thủ số 2 so với vạch biên bên phải Cũng tương tự như trên đấu thủ số 6 với đấu thủ số 5 và đấu thủ số 1
+ Khác hàng: Là lỗi sai vị trí giữa hàng tấn công và phòng thủ
nhưng theo cặp (1 - 2), (3 - 6), (4 - 5); sao cho đấu thủ hàng sau đứng xa vạch giữa sân hơn đấu thủ hàng trước cùng cặp
+ Xác định thời điểm bắt lỗi sai vị trí: Thời điểm bóng rời tay
người phát Sau khi bóng rời tay người phát, các đấu thủ có thể di chuyển khắp sân
3 Số lần chạm bóng : Mỗi đội được chạm bóng 3 lần không
kể chắn bóng, nhưng 1 người không được 2 lần liên tiếp (trừ lần
chắn bóng)
Trang 8- Bóng trên lưới (đường kính bóng trên lưới) hai bên có thể tranh chấp
- Bóng thuộc không phận đối phương (phần đường kính bóng thuộc sân đối phương): Không được vươn tay đánh bóng thuộc không phận đối phương
- Bóng ra ngoài cột ăng ten sang khu vực tự do sân đối phương, đấu thủ thứ 2 có thể chạy ra ngoài khoảng không gian để
đánh - bóng ngược lại về phía sân mình nhưng ngoài khoáng cột ăng
ten, sau đó đấu thủ thứ 3 đánh bóng qua lưới sang sân đối phương
- Đỡ quả phát bóng, quả đập bóng, có hành động không cố ý
mà chạm bóng vào người nhiều lần, bóng không dính
- Bóng đánh qua lưới hợp lệ là bóng qua khoảng không gian trên lưới trong phạm vi 2 cột ăng ten
4 Chắn bóng: Là hoạt động phòng thủ trên lưới chắn bóng
bao gồm có chắn đơn, chắn 2 và chắn 3 (chắn 2 và 3 hay còn gọi là chắn bóng tập thể)
- Người chắn bóng được phép vươn tay sang không phận sân đối phương nhưng không được chạm bóng trước người đập bóng
- Chỉ có vận động viên hàng tấn công mới có quyền nhảy chắn bóng ở khu vực tấn công
- Bóng chạm tay 1 người chắn hoặc 2, hoặc 3 người chắn đều hợp lệ
Trang 95 Đập bóng: Là hoạt động tấn công và chia ra làm 2 khu vực
đập bóng (tấn công)
- Động tác tấn công: Người đập bong phái nhảy và đánh bóng cao hơn lưới sang sân đối phương
- Đập bóng ở hàng tấn công (2 - 4)
- Đập bóng ở hàng phòng thủ (1 - 5 - 6)
Đấu thủ hàng sau muốn đập bóng được ở hàng trên thì phái bật nhảy dưới vạch 3m (chạm vạch 3m coi như phạm luật)
6 Phát bóng:
+ Phát bóng đúng luật là:
- Phát bóng trong sân
- Phát bóng bằng tay (tính từ cẳng tay xuống)
+ Phát bóng sai luật là:
- Phát bóng ngoài sân đối phương
- Phát bóng có vận động viên hàng sau của đội mình làm động tác che chắn
- Phát bóng chân dẫm lên vạch sân (không dựng khu phát bóng)
- Không phát bóng bằng tay
- Phát bóng quá 8 giây sau khi có hiệu lệnh của trọng tài
- Phát bóng chạm cột ăng ten hoặc ngoài cột ăng ten,
Trang 10- Phát bóng chạm vật cản (trừ lưới) trước khi đối phương đỡ bóng
- Phát bóng không qua lưới
- Phát bóng không tung bóng
7 Libero: Là đấu thủ chuyên làm nhiệm vụ phòng thủ ở hàng
sau
Nhiệm vụ: chuyên phòng thủ, không được phát bóng, khi di
chuyển lên hàng trên nếu chuyền bóng cao tay tố chức tấn công thì đấu thủ tấn công không được nhảy đập bóng, không được phát bóng,
được thay người nhiều lần không tính vào số lần thay người của đội
8 Thay người: Mỗi một hiệp đấu, mỗi đội được thay 6 lẫn
người (không kế libero) Có thể thay một hay nhiều người trong một lúc, vận động viên chính thức không được vào sân quá 2 lần, vận động viên dự bị được vào sân không quá một lần trong một hiệp đấu
và thay người theo cặp
9 Cách tính điểm: hiệp đấu thông thường tính điểm số 25 với
điều kiện hơn ít nhất là 2 điểm Nếu 24 đều trở lên thì phải hơn 2 mới kết thúc được hiệp đấu
+ Hiệp thi đấu quyết thắng tính điểm 15, nếu 14 đều trở đi thì
phải hơn 2 điểm mới kết thúc hiệp đấu.
Trang 11+ Hiệp quyết thắng là hiệp 3 nếu thi đấu 3 thắng 2, hiệp 5 nếu
thi đấu 5 thắng 3
10 Số lần hội ý:
Ở hiệp đấu thông thường, mỗi đội được 2 lần hội ý thường và 2 lần
hội ý kỹ thuật ở điểm 8 và 16 (theo điều lệ của giải quy định)
- Thời gian hội ý kỹ thuật là 1 phút
- Thời gian hội ý thường là 30 giây
Ở hiệp quyết thắng không có hội ý kỹ thuật, chỉ có 2 lần hội ý thường