CÂU HỎI PHỤ Hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Câu 1: “ .Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Bác Hồ, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta .” Em hãy nói xuất sứ của câu này, và được thể hiện ở thời điểm nào? Đáp án: Câu này trích trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành TW Đảng đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch HCM ngày 09/09/1969 tại Hà Nội. Câu 2: Hồ Chủ Tịch dạy “Đạo đức Cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Câu nói này được Bác viết trong tác phẩm nào? Thời gian nào? Đáp án: Câu nói này được Bác viết trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng” với bút danh Trần Lực đăng trên tạp chí Học tập số 12 năm 1958. (HCM tòan tập tập 9, trang 293, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội tháng 5/2000). Câu 3: Bác viết: “ .Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc. Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: Đông, tây, nam, bắc. Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một đức thì không thành người”. Câu nói này Bác viết trong tác phẩm nào? thời gian nào? Đáp án: Bác viết trong tác phẩm “Người cán bộ cách mạng”, tháng 06 năm 1949. Câu 4: “… Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta được hòan toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần Tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì với phần danh lợi. Câu nói này Bác nói ở đâu? Vào thời gian nào? Đáp án: Câu nói này Bác nói khi trả lời các nhà báo nước ngoài vào tháng 1 năm 1946. Câu 5: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người Cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Lời dạy này Bác viết ở tác phẩm nào? Thời gian nào? Đáp án: Câu nói này trong bài viết “Sửa đổi lối làm việc”, tháng 10 năm 1947 Câu 6: Đồng chí hãy trình bày nộidungnói về đoàn viên và thanh niên trong di chúc của Bác. Đáp án: Trong di chúc của Bác có đoạn viết về đoàn viên và thanh niên như sau: Câu hỏi phụ-Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức HCM trang 1 Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng ta cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” Câu 7: Em hày trình bày một bài hát hoặc một bài thơ ca ngợi Bác mà đồng chí yêu thích. Đáp án: Các bài hát, bài thơ ca ngợi tấm gương đạo đức và tình yêu thương bao la của Bác ở các ấn phẩm do Trung ương phát hành. Câu 8: Lời dạy của Bác: “… Học để làm gì Làm người, Làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, “Giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Muốn đạt mục đích, thì phải Cần, kiệm, liêm, chính Chí công, vô tư”. Câu nói này được viết ở đâu? Vào thời gian nào? Đáp án: Lời dạy này của Bác được ghi ở trang đầu sổ vàng truyền thống Trường Nguyễn Ái Quốc TW, tháng 9/1949. Câu 9: Bác nói: “Lương y như từ mẫu” ở đâu? Vào thời gian nào? Đáp án: Bác nói “Lương y phải như từ mẫu” tại thư gửi Hội nghị cán bộ y tế, tháng 02/1955. Câu 10: Lời Bác dạy:……. “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng…” được thể hiện ở đâu? Thời gian nào? Đáp án: Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội nhà báo Việt Nam, ngày 08/09/1962 Câu 11: Sáu lời Bác hồ dạy Công an nhân dân: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính, Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ, Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành, Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép, Đối với công việc, phải tận tuỵ, Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo .” Được viết ở đâu, trong thời gian nào? Đáp án: 6 lời dạy của Bác Hồ đối với Công an nhân dân được viết trong bài tư cách người công an cách mệnh tháng 05/1948. Câu 12: Bác khuyên thanh niên: “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên” Lời khuyên của Bác vào hoàn cảnh nào? thời gian nào? Câu hỏi phụ-Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức HCM trang 2 Đáp án: Lời Bác khuyên thanh niên được thể hiện khi viết tặng một đơn vị thanh niên xung phong Láng Trại, tháng 09/1950. Câu 13: Em hãy trình bày 01 bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Đáp án: Bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, Nhật ký trong tù. Câu 14: Câu nói sau đây của Bác ra đời trong hoàn cảnh nào? Và vào thời gian nào? “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Đáp án: Trong bài gửi Thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp tếp sắp đến, vào tháng 01/1946. Câu 15: “ .Kiên trì và nhẫn nại, Không chịu lùi một phân, Vật chất tuy đau khổ Không nao núng tinh thần”. Đoạn thơ trên của Bác ở trong bài thơ nào? viết vào thời gian nào? Đáp án: Đoạn thơ trên của Bác trong bài thơ Bốn tháng rồi, đăng trong tập “Nhật ký trong tù” năm 1942-1943. Câu 16: Em hãy đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, nhi đồng Việt Nam, và cho biết lời căn dặn đó được Bác viết vào ngày tháng năm nào ? Đáp án: 5 Điều Bác Hồ dạy (học sinh tự tìm hiểu) - Nhân lễ kỷ niệm 20 ngày thành lập Đội TNTP HCM 15/05/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho thiếu niên nhi đồng, trong thư Bác đã căn dặn: Câu 17: Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành Giáo dục vào thời gian nào ? Đáp án: (học sinh tự tìm hiểu) Câu 18: Hãy cho biết sau bao nhiêu năm bôn ba ở nước ngoài để tìm đường cứu nước, Bác Hồ về lại Việt Nam vào ngày tháng năm nào ? Địa danh nơi Bác ở ? Bí danh của Bác lúc đó là gì ? Đáp án: Ngày 28/01/1941 Bác về VN ở hang Cốc Pó, Bản Pắc Pó – tỉnh Cao Bằng, với bí danh là Già Thu. Câu 19: Đọc lại bài thơ mà Bác Hồ đã gửi tặng các cháu thiếu nhi vào tết trung thu năm 1947? Đáp án: Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung Câu 20 : Đọc lại một đoạn thơ trong bài thơ mà Bác Hồ đã gửi tăng các cháu thiếu nhi vào tết trung thu năm 1952 ? Đáp án: “Ai yêu nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh Tính các cháu ngoan ngoãn Mặt các cháu xinh xinh Mong các cháu cố gắng Thi đua học và hành Câu hỏi phụ-Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức HCM trang 3 Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình” Câu 21: Cho biết xuất xứ của câu nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…” Đáp án: Trong thư gửi các cháu học sinh cả nước nhân ngày khai trường độc lập đầu tiên – 1945. Câu 22 : Bác Hồ đến Phan Thiết vào năm nào ? Bác làm nghề gì ? ở đâu ? Đáp án: Bác Hồ đến Phan Thiết năm 1910, Bác dạy học ở trường Dục Thanh. Câu 23: Hãy cho biết tên một danh nhân văn hoá thế giới quê ở Nghệ An ? Nêu rõ năm sinh – năm mất của Người ? Đáp án: (Học sinh tự tìm hiểu) Câu 24 : Em hãy nêu xuất xứ của câu nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” Đáp án: Trích từ lời kêu gọi toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược ngày 17/07/1966 của Hồ Chủ Tịch. Câu 25 : Điền từ chính xác vào chỗ trống trong câu sau đây : “Trong xã hội ta, không có nghề nào……………,chỉ những kẻ …………,……… mới đáng xấu hổ” ( Hồ Chí Minh ) Đáp án: “Trong xã hội ta, không có nghề nao thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ” Câu hỏi phụ-Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức HCM trang 4 . viết “Sửa đổi lối làm việc”, tháng 10 năm 1947 Câu 6: Đồng chí hãy trình bày nội dung nói về đoàn viên và thanh niên trong di chúc của Bác. Đáp án: Trong di. năm 1958. (HCM tòan tập tập 9, trang 293, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội tháng 5/2000). Câu 3: Bác viết: “ .Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của